Eric là một nhiếp ảnh gia đường phố sống tại Los Angeles và có khá nhiều tác phẩm được mọi người ưa thích. Mới đây, trên blog về nhiếp ảnh của mình, anh đã chia sẻ những cách thức để có thể chụp được những bức ảnh đường phố ấn tượng mà anh đã học được từ William Klein.
Đó cũng là cái cách mà kẻ ngoại đạo William Klein ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống trên hành trình theo đuổi bản năng của chính bản thân ông.
“William Klein là một trong số những nhiếp ảnh gia đường phố mà tôi yêu thích nhất. Tôi nghĩ một trong số những điều đặc biệt ấn tượng về ông chúng là cái cách ông tiếp cận và ghi lại những hình ảnh của cuộc sống đường phố theo cách riêng của bản thân ông. Ông thậm chí còn bỏ qua rất nhiều những nguyên tắc nhiếp ảnh đường phố, trong đó có cả những nguyên tắc mà Hẻni Cartier Bresson và nhiếp ảnh đường phố cổ điển theo đuổi. Bài viết này, tôi chia sẻ lại những bài học của bản thân về nhiếp ảnh đường phố thông qua những bức ảnh và tinh thần của ông trong từng tác phẩm nhiếp ảnh.” - Eric Kim
1. Hãy tiếp cận thật gần
Klein đã sử dụng các loại ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những bức ảnh ông chụp cận cảnh với ống kính góc rộng (wide-angle lens). Điều này đã được bản thân ông chia sẻ trong quyển sách “'William Klein: Close Up”
'Tôi chụp những gì tôi nhìn thấy ngay trước mặt mình. Tôi di chuyển đến gần để có thể nhìn thấy rõ hơn và sử dụng một ống kính góc rộng để có thể chụp được nhiều nhất hình ảnh có thể trong một khuôn hình”.
Khi tôi xem các tác phẩm của William Klein, tôi có cảm giác như chính bản thân mình đang ở trong khung cảnh đó, được tham gia vào các hoạt động trong đó chứ không chỉ đơn thuần là đứng và ngắm nhìn. Không chỉ dừng lại ở đó, William Klein còn thể hiện được rất nhiều nội dung chứa đựng trong mỗi bức ảnh, có nhiều chủ thể và có nhiều điều đáng phải chú ý, chứ không chỉ đơn thuần là một chủ thể chính duy nhất. Khi chụp bằng ống kính góc rộng, hẳn ông đã có một cái nhìn rất khác biệt mà một số trong đó không được nhiều nhiếp ảnh gia khác ưa thích.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ rằng ông sử dụng ống kính 21mm-28mm trong khi Henri Cartier-Bresson lại sử dụng ống fix 50mm:
“ Điều này có thực sự khiến bạn thấy phiền toái hay không? Trong bất kì tình huống nào tôi đều không cố tình chụp mọi thứ một cách méo mó Tôi chỉ đơn giản cần một ống kính có góc đủ rộng để có thể chụp được càng nhiều hình ảnh trong mỗi khuôn hình càng tốt. Tôi chụp bức ảnh này vào một ngày tháng 5 ở Matxcova. Với một ống kính 50mm khi đang bị kẹt cứng giữa đoàn diễu hành và những người đi bộ trên hè phố, tôi chỉ có thể chụp được duy nhất hình ảnh của một người phụ nữ đã luống tuổi. Nhưng điều mà tôi thực sự muốn là chụp được cả một đám đông người, người Tartarm người Mỹ, nguwofi Ukraina, người Nga….một hình ảnh của một đám đông người vây quanh một người phụ nữ luống tuổi ở trên vỉa hè khi đám đông diễu hành đi qua”
NewYork, 1955
“Trong nhiếp ảnh, tôi rất hứng thú với việc chụp ảnh không theo một quy cách nhất định. Điều này có thể gặp phải rủi ro, nhưng đồng thời cũng có thể khai thác được hết những khả năng của phim, giấy, tráng ảnh hay in ấn theo những cách khác nhau, những cách thức phơi sáng khác nhau…Tất cả những điều này tạo nên những bức ảnh với các điều kiện khác nhau có thể…tạo nên những bức ảnh tốt hay những bức ảnh không tốt…Nhưng vẫn cần được trải nghiệm. Tại sao không?”
Bài học rút ra:
Nếu bạn muốn mang lại cảm giác quen thuộc trong những bức ảnh của mình, đừng đứng chụp từ đằng xa với một ống kính tele. Thay vào đó, hãy tiếp cận lại gần với một ống kính góc rộng (35mm hoặ thậm chí rộng hơn). Trở thành một chủ thể cùng tham gia vào trong khung cảnh, chuyện trò với mọi người, lắng nghe những câu chuyện của họ và tới gần tới nỗi có thể nhìn thấy được màu mắt của họ. Ngoài ra, thay vì chỉ chăm chú vào một chủ thể duy nhất, hãy cố gắng đưa thật nhiều hình ảnh vào trong một khuôn hình. Những bức ảnh đường phố đẹp nhất của William Klein cũng được tạo ra khi ông sử dụng một ống kính góc rộng và cố gắng đưa thật nhiều hình ảnh trong một bức hình.
2. Tạo một nhật ký bằng ảnh
Atom Bomb Sky, New York, 1955
Khi Klein bắt đầu chụp ảnh những đường phố New York vào nằm 1954, ông đã làm điều đó với một tinh thần thật sự thoải mái và tự do. Ông không được đào tạo về nhiếp ảnh nhưng bằng một cách đơn giản nhất, ông luôn chụp những gì ông cảm thấy thú vị. Trong sách “Close Up” (1990), ông có chia sẻ:
“Trước khi tới New york, tôi là một họa sĩ. Khi tôi quay trở lại nơi đây vào năm 1954, sau 6 năm đi xa, tôi quyết định làm một quyển nhật ký ảnh về sự quay trở về này.Tôi không được đào tạo bài bản, vì vậy mà một cách cần thiết và cũng là lựa chọn của tôi, tôi quyết định rằng dù gì thì mình vẫn phải thực hiện ý định đó”
Đôi lúc khi chụp ảnh trên các con phố, chúng ta cảm tưởng rằng chúng ta đang cố gắng hoàn thành một công việc hoặc dự án nhiếp ảnh nào đó một cách rất nghiêm túc. Mặc dù tôi cũng đã từng nghĩ rằng khi thực hiện các dự án nhiếp ảnh cần phải có sự tập trung cao độ nhưng thực ra, quan trọng hơn là hãy đừng lúc nào cũng nghĩ về việc chụp ảnh một cách quá nghiêm túc và căng thẳng.
Bài học rút ra:
Bằng việc tạo nên nhật ký ảnh, bạn có thể chụp lại bất kì khoảnh khắc thú vị nào trong cuộc sống mỗi ngày của mình thông qua hình ảnh của những người đang dạo bước trên phố. Nếu bạn cảm thấy tâm trạng đang không được tốt, bạn cũng có thể đi ra ngoài phố và chụp ảnh. Bằng cách chụp lại những gì mình đang cảm nhận, bạn có thể tạo nên những bức ảnh độc đáo cho riêng bản thân mình. Bài học ở đây rất quan trọng, đặc biệt đối với những nhiếp ảnh gia không chuyên.
Nhiều khi bị gọi là “nhiếp ảnh gia nghiệp dư” không phải là điều gì đó hay ho lắm. Tuy nhiên, cụm từ “amateur” theo đúng nguồn gốc của nó là nói về những người làm một điều gì đó chỉ vì họ yêu thích nó thay vì các mục tiêu như kiếm tiền hoặc trở nên nổi tiếng. Chính vì vậy, cho dù bạn có được đào tạo về nhiếp ảnh nhiều cỡ nào thì bạn cũng cần phải đi ra ngoài và chụp, chụp, chụp. Đừng lo lắng quá nhiều về lý thuyết, chỉ chụp, đơn giản vì bạn yêu thích điều đó.
3. Phớt lờ các quy tắc nhiếp ảnh
Khi Klein chụp ảnh đường phố vào những năm 50, ông thậm chí đã thực hiện những điều cấm kị trong nhiếp ảnh. Trong đó có cả việc để ảnh nổi hạt (grain), tương phản cao, ảnh mờ, ảnh chụp ngẫu nhiên hoặc thậm chí ảnh hỏng. Tuy nhiên, cái cách Klein sử dụng những điều này lại chính là điểm mạnh của ông. Những bức ảnh của ông thường không “sạch sẽ” và chỉn chu nhưng lại chứa đựng đầy sự hửng khởi, mạnh mẽ và nổi loại mặc dù hình ảnh bị nổi hạt (grain).
Dance in Brooklyn, New York, 1955
Đương nhiên, ngày hôm nay nhìn lại vào những gì Klein đã làm, thì ông như một chiến lược gia có tầm nhìn và thực sự là thiên tài trong cách ông tiếp cận và sáng tạo nên các tác phẩm. Tuy nhiên, vào cái thời của ông, mọi người đều ghét bỏ những tác phẩm đó hoặc họ không hiểu được tính độc đáo và khác biệt của nó. Khi chia sẻ về quyển sách New York Book, 'Life is Good & Good For You in New York' (1956) vào năm 1990, Klein nói rằng:
“Quyển sách này là kết quả của việc tôi đã chụp ảnh và phớt lờ việc để ảnh bị nổi hạt từ 30 năm trước. Lúc đó, thì “phong cách” này thực sự không được ưa chuộng như ngày hôm nay”
Trong một lần phỏng vấn vào năm 1981, ông cũng tâm sự về việc người Mỹ ghét bỏ các tác phẩm của ông như thế nào:
“Vào những năm 1950, tôi không thể tìm thấy một nhà xuất bản nào ở Mỹ chấp nhận các bức ảnh của tôi….Bất cứ ai khi xem ảnh của tôi đều nói “ Eh..đây không phải là New York, quá xấu xí, quá tiều tụy, là chỉ là một mặt nhỏ mà thôi. Họ thậm chí còn nói “Đây không phải là tác phẩm nhiếp ảnh, đây là sh**t”
Bài học rút ra:
Tôi nghĩ, điều mà chúng ta có thể học từ Klein rằng thực tế ông đã bật mí điều đặc biệt nhất trong các tác phẩm của ông. Ông đã làm mọi việc theo cách của riêng ông và chắc chắn là không cần phải chú ý tới các quy tắc nhiếp ảnh.
Còn nữa: William Klein: 10 bí quyết nhiếp ảnh đường phố để ".. Phần 2
Theo Eric Kim's blog
Minhtam
|
|
|