Chẳng là em may mắn có 1 chiếc Alpha 7 nên cũng có hứng thú tìm hiểu về nó, thấy có 1 bài viết khá hay về em nó nên muốn dịch sang tiếng Việt. Mục đích chính là để thẩm du tinh thần, tự hào về chiếc máy mình có trên tay, mục đích chủ yếu là thông qua topic này thu lượm được thêm nhiều kiến thức về Alpha 7 nói riêng, và kiến thức nhiếp ảnh nói chung.
Trình độ tiếng Anh và kiến thức nhiếp ảnh của em chưa tốt lắm, có gì sai sót xin được các bác góp ý.
Đôi nét về Minolta Alpha 7:
Minolta Alpha 7 là chiếc máy phim thuộc series Minolta AF của hãng Konica Minolta được ra mắt vào năm 2000. Cũng là chiếc máy phim cuối cùng đoạt giải Máy ảnh của năm (CAMERA GRAND PRIX -2001). Alpha 7 là tên máy ở thị trường Nhật Bản (ở thị trường Châu Âu là Dynax 7 và Bắc Mỹ là Maxxum 7). Về mặt kỹ thuật, Alpha 7 được coi là chiếc máy ảnh SLR tiên tiến nhất từng được chế tạo.
Và sau đây là bản dịch của em:
(nguồn bài viết: http://photo.net/equipment/minolta/maxxum7 )
Mỗi khi có dịp mang máy Minolta đi chụp sự kiện hay một nhân vật nổi tiếng nào đó, tôi thường nhớ tới câu nói nổi tiếng của diễn viên hài Rodney Dangerfield, “ tôi nói đúng, tôi không nhận được sự tôn trọng!” (?). Và đó là sự thật; dù đã từng là một trong thương hiệu lớn nhất thế giới trong lĩnh vực máy ảnh SLR 35mm (có thời bỏ xa những đối thủ như Pentax, Konica, và Olympus trong phân khúc thị trường này), có những thiết bị quang học rất tốt sánh ngang với Nikon & Canon, và phát triển những giao diện sử dụng tốt nhất từng xuất hiện trên một máy ảnh tự động lấy nét, Minolta vẫn không nhận được sự tôn trọng xứng đáng từ giới nhiếp ảnh.
Đó quả thật là một sự hổ thẹn, bởi Minolta đã luôn có những cái tiến mới và độc đáo trong suốt 15 năm qua. Đôi khi có những cái tiến nhỏ và không đáng kể (như cải tiến Flash hot shoe, những thanh kim loại chắc chắn hơn để giữ dây đeo…), những thất bại nặng nề (như toàn bộ dòng sản phẩm Si, khi họ cố gắng gắn camera vào một chiếc máy tính Macintosh), và tất nhiên, đã từng gây chấn động toàn bộ ngành công nghiệp máy ảnh bằng việc tung ra dòng máy ảnh AF Maxxum mà rất lâu sau Canon/Nikon mới có thể bắt kịp.
Kể từ khi giới thiệu dòng máy 600si, Minolta đã luôn có những thử nghiệm với một thứ gì đó tinh tế hơn và quan trọng: giao diện sử dụng của máy. Những gì Minolta làm với chiếc Alpha 7 đã làm thỏa mãn những người trông chờ vào một chiếc máy ảnh SLR hiện đại. Minolta đã cố gắng đạt được sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và tính năng phong phú của một chiếc máy AF SLR. (Alpha 7 cũng tự hào là chiếc máy ảnh có hệ thống đèn Flash không dây tốt nhất thế giới).
Và đây là những tính năng nổi bật của Alpha 7 mà ta sẽ khó có thể tìm thấy ở một chiếc máy nào khác:
- Mọi thứ đều rất trực quan, ta có thể đeo găng hay thao tác máy trong bóng tối mà vẫn đảm bảo sự chính xác. Mỗi một chức năng chính đều được tích hợp vào một nút trên body. Alpha 7 hẳn được tạo ra bởi một nhiếp ảnh gia chứ không phải là một nhà thiết kế. Không còn phải “hold these two buttons down while rotating this wheel” (giữ hai nút xuống trong khi quay bánh xe này).
- Đèn Flash không dây tốt nhất thế giới.
- Một màn hình LCD được bố trí ở mặt sau của máy để hiển thị tất cả các thay đổi tùy chỉnh của người dùng. Đây là máy ảnh thứ hai (trước là Maxxum 9000) mà tôi có thể sử dụng mà không cần phải xem sách hướng dẫn hay thẻ tham khảo.
- Một sơ đồ đo sáng toàn cảnh chụp (cảnh chụp được chia làm 14 vùng) được hiển thị trên màn hình LCD (rất hữu dụng)
- Cho biết thông số chính xác của DOF khi bạn thay đổi Focus, khẩu độ, zoom.
- Alpha 7 có thêm 3 chế độ nhớ lên nút, hỗ trợ chế độ truy xuất nhanh đến chế độ đã lưu (cái này em copy dòng mô tả từ Sony A99 sang ;-P )
Và những tính năng đã xuất hiện ở nhiều loại máy khác như: mirror-lookup on self-timer, auto bracketing, chế độ bù sáng khi dùng Flash (từ -2EV đến +2EV), exposure data memory, spot-meter, Rear-curtain Flash synch, ghi ngày tháng lên film, đi tới một frame bất kỳ của cuộn film, và focus cực nhanh ngay cả trong những điều kiện ánh sáng và cảnh chụp khó khăn -> cái này thì em công nhận, em đã thử focus mấy tấm rèm hay cái trần nhà trắng tinh giữa đêm khuya ;)) mất khoảng nửa giây với ống AF 35-70 F4.
1. Màn hình LCD
Alpha 7 có một màn hình LCD ở sau máy, cung cấp một số chức năng rất tiện dụng:
- Bạn có thể đọc thông tin các tùy chỉnh bằng tiếng Anh, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Đức. Các tùy chỉnh được thực hiện thông qua một bánh răng ở mé bên trên góc phải của máy, chỉ cần dùng ngón cái lăn qua lăn lại (đây có lẽ là điểm nổi bật nhất so với Maxxum 9).
- Khi khóa phơi sáng AEL, màn hình có thể hiện thị cho bạn một sơ đồ độ sáng tương đối. Cảnh chụp được chia thành 14 vùng với các giá trị phơi sáng cho mỗi vùng, khi thay đổi khẩu, tốc, bù trừ sáng thì giá trị phơi sáng ở các vùng cũng thay đổi. Điều này cho phép chúng ta lựa chọn được thông số chụp phù hợp nhất. (Ansel Adam thích điều này ;> )
- Khi sử dụng nút DOF với một ống kính “D”, màn hình LCD sẽ cho biết chính xác khoảng nét phía trước và sau của điểm bạn Focus. (đơn vị là mét/feet)
- Màn hình cũng hiển thị tất cả các thông số chụp như khẩu, tốc, bù sáng, chế độ đo sáng, chế độ focus, chế độ Flash, bù sáng Flash, khóa phơi sáng… Và các thông số chụp này đều được lưu vào máy (hình như tối đa là lưu được thông tin 7 cuộn film) -> khỏi mất công ghi ra sổ tay như 1 số bác hay làm.
2. The Wireless Flash
Minolta đã phát triển một chức năng rất hay, đó là cho phép Flash trên thân máy gửi một loại mã morse tới các đèn Flash rời xung quanh, có khả năng điểu khiển sự hoạt động của các Flash này mà không cần tới dây cáp (Đây là một ý tuởng tuyệt vời khi liên tuởng tới những rắc rối mà chúng ta gặp phải khi sử dụng cáp nối). Bằng cách tạo ra các xung dài ngắn khác nhau của ánh sáng ở cuờng độ tuơng đối nhỏ, Flash trên thân máy sẽ điều khiển thời điểm bắt đầu đánh sáng và kết thúc của các Flash rời (dựa trên luợng ánh sáng vào film).
Quá trình này diễn ra như sau:
1. Màn trập thứ nhất mở
2. Flash cóc gửi lệnh bắt đầu đánh sáng tới các Flash rời bằng một mã Morse
3. Một sensor gắn trong thân máy sẽ nhận ánh sáng phản xạ từ film
4. Ngay sau khi sensor này nhận đủ ánh sáng, Flash cóc sẽ gửi lệnh cho Flash rời kết thúc quá trình đánh sáng
5. Các Flash dừng đánh sáng
6. Màn trập thứ hai đóng
-> em không hiểu nhiều về Flash nhưng đọc cái mô tả này thì đây chắc là cơ chế đo sáng E-TTL. Chắc các bác đều biết cả rồi.
Nhưng điểm hay nhất của cơ chế Wireless Flash này là ở chỗ: khi chụp chân dung, 2 Flash ở hai bên chủ thể có thể đuợc điều khiển riêng biệt. Nó hoạt động như sau:
1. Màn trập thứ nhất mở
2. Flash cóc gửi mã morse ra lệnh cho các Flash rời bắt đầu đánh sáng
3. Sensor trên thân máy nhận ánh sáng phản xạ từ tấm film. Ngay khi sensor nhận đủ ánh sáng tuơng ứng với 1/3 giá trị phơi sáng, Flash cóc sẽ gửi tín hiệu để tắt một trong hai Flash rời.
4. Flash còn lại tiếp tục đánh sáng. Mã Morse cuối cũng sẽ đuợc gửi khi sensor nhận đủ ánh sáng ứng với giá trị phơi sáng thích hợp
5. Màn trập thứ hai đóng lại.
Và khi sử dụng Alpha 7 với một Flash 5600HS, tất cả quá trình trên diễn ra trong vòng 1/60s! (Với Alpha 9, quá trình đánh sáng với 2 đèn Flash rời như mô tả ở trên mất 1/30s. Cũng vì có cơ chế này mà Minolta vẫn tích hợp đèn Flash trên một phiên bản Pro như Alpha 9. Điều này gây ra không ít những chỉ trích từ những nguời không hiểu công dụng thực sự từ hệ thống Flash không dây vào thời điểm ra mắt Alpha 9)
Mặt khác, chức năng này cũng rất hữu ích khi chụp ngoài trời. Kết hợp sử dụng chế độ đồng bộ Flash ở tốc độ cao, bạn có thể chụp chân dung ngoài trời với F2.8 và tốc 1/1000s hoặc cao hơn với Flash rời. Không cần phải khép khẩu nữa nhóe ;->
--> Thực sự đoạn này em cũng không hiểu lắm, tại sao quá trình này diễn ra trong 1/60s mà lại có thể chụp đuợc với tốc 1/1000s =(
Bác nào rành tiếng anh và nhiếp ảnh thì giải thích giúp em với!
Hệ thống đèn Flash không dây này hoàn toàn không làm tổn hại tới Flash rời, giống như sự ra đời của TTL Flash sử dụng trên Flash cóc vậy. Bạn có thể set 3-4 Flash rời trong phòng, không cần lăn tăn về khoảng cách của máy tới chủ thể nữa, và thoải mái đặt Flash ở bất kỳ vị trí nào mà bạn nghĩ ra...rồi thì bắn nhiệt tình thôi ;))
Tại sao hệ thống Flash không dây này lại như một bí mật? Không có chút mô tả nào xuất hiện trong các quảng cáo của Minolta. Các sách huớng dẫn đi kèm máy "bị" viết bởi một nguời không hiểu về hệ thống này, và kết quả là nó không đuợc sử dụng một cách hiệu quả, nguời ta vẫn đi kiếm một bộ IR Flash để dùng. Tôi đành phải chấp nhận răng, chỉ có 2 nguời thực sự hiểu về hệ thống này: nguời phát minh ra nó, và Phil Brandon - làm việc tại New Jersey trụ sở của Minolta ở Hoa Kỳ. Chắc hẳn họ luôn luôn cảm thấy rất thất vọng về việc này!
3. Customization mode
Tôi đã từng nghĩ sẽ không bao giờ sử dụng chức năng này. Nhưng dần dần tôi nhận ra sự tiện dụng của nó. Tôi từng mất rất nhiều thời gian để thiết lập các chế độ phơi sáng, với mỗi một hoàn cảnh chụp khác nhau tôi lại phải một 1-2 phút để thiết lập tất cả các thông số:
- Chế độ ưu tiên khẩu độ
- Lấy nét bằng tay
- Khép khẩu xuống F22
- Hẹn giờ (2 giây với mirror-lookup)
- Chế độ đo sáng trung bình (không phải đo sáng ma trận)
- Đặt thừa sáng 3 stops (cho những lúc cảnh chụp quá thiếu sáng)
- Chế độ chụp Autobracketing với chênh lệch 2/3 stops mỗi frame
Thay vì lặp đi lặp lại quá trình thiết lập này, Anlpha 7 cho phép tôi chỉ phải set up 1 lần duy nhất và lưu vào máy. Khi chụp chỉ cần xoay núm về số 1,2 hoặc 3 trên ASPM dial.
Như vậy là trong bất kỳ hoàn cảnh chụp nào tôi cũng có thể ngay lập tức có được 1 hệ thống các thông số phù hợp và không sợ thiếu sót 1 thông số nào gây những ảnh hưởng không mong muốn tới bức hình. Một tính năng rất tiện dụng!
4. Go anywhere mode
Một tính năng khác đó là "Select-Frame Film Transport (Mid Reload)". Với tính năng này bạn có thể di chuyển tới bất kỳ khung hình nào trong cuộn film (nhảy cóc hoặc quay lại khung hình đã chụp). Tôi không biết chức năng này có phải là duy nhất trên Alpha 7 hay không, tôi nhớ là Pentax LX cũng có chức năng này. Nó quả rất có ích nếu như bạn là người thích chụp chồng hình, như một số ảnh ở link dưới:
http://www.danheller.com/images/FAQ/Tech/Moon/img3.html
So với những tính năng khá trực quan và dễ thao tác thì chức năng này mất thời gian hơn 1 tẹo. Bạn phải giữ nút "ADJ" trong 3s, sau đó quay bánh xe ở góc trên của máy tới khung hình bạn muốn, cuối cùng nhấn nút "ADJ" lần nữa để xác nhận.
--> em dùng chức năng này khá nhiều vì tính em nó hiếu động ;-> Đang chụp dở cuộn iso200 lại muốn đổi sang cuộn iso400. Thế nên em sẽ tua hết cuộn iso 200 rồi lắp cuộn iso400 vào chụp, khi nào muốn quay lại cuộn iso200 thì lại làm tương tự, rồi chọn chế độ này để tua tới frame mình đang chụp dở =)
(còn tiếp...)