Trang 8 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 71 đến 80 / 98

Chủ đề: Hành hương Lộ Đức, Pháp - 10/2023

  1. #71
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Lâu đời nhất chính là Hospitalité Notre-Dame de Lourdes (HNDL). HNDL bắt nguồn từ Hiệp hội Đức Mẹ Cứu Rỗi. Năm 1873, chỉ 15 năm sau lần Đức Mẹ hiện ra với Bernadette, thì hiệp hội Đức Mẹ Cứu Rỗi (Our Lady of Salvation) đã bắt đầu đưa các bệnh nhân hành hương đến Lộ Đức. Lần hành hương cấp quốc gia đầu tiên ấy đã đưa được 492 bệnh nhân đến hành hương nơi đây.

    histoire-hndl by Joseph luong, on Flickr

    3OC00906 by Joseph luong, on Flickr

    3OC00621 by Joseph luong, on Flickr

    Đến đây mới thấy. Để đưa bệnh nhân đến cũng cần rất nhiều sự trợ giúp từ nhân lực đến tài chính. Trong một đoàn hành hương thì ngoài cha linh hướng, còn cần đến các thiện nguyện viên giúp chuyên chở bệnh nhân, rồi còn đội ngũ y sĩ, thiết bị y tế, vv…Đó là chưa kể đến nơi nghỉ ngơi cho các bệnh nhân. Và vì vậy mà chỉ 5 năm sau, họ đã xây một bệnh viện có tên Bệnh viện Đức Mẹ Sầu Bi để giúp chăm sóc các bệnh nhân khi họ hành hương đến Lộ Đức. Vài năm sau nữa lại có thêm các cơ sở khác phục vụ bệnh nhân cùng phái đoàn hành hương. Ngày nay trong và ngoài khuôn viên linh địa Lộ Đức có những nơi nghỉ với những giường bệnh cùng với các thiết bị y tế để giúp các bệnh nhân có chỗ ở và được chăm sóc khi hành hương đến đây.



    Đến 1885 thì HNDL - Hospitalité Notre-Dame de Lourdes được thành lập. Hiệp hội này được thành lập dựa trên Order of Hospitallers of Saint John of Jerusalem - Y viện Hiệp sĩ Đoàn của Thánh Gioan của Giêrusalem, được thành lập từ thế kỷ 12 ở Đất Thánh với nhiệm vụ chăm sóc những người nghèo, bệnh tật và khách hành hương đến Đất Thánh.
    Hospitalité, hay hospitality có nghĩa là lòng hiếu khách. Với Công Giáo này thì lòng hiếu khách còn được nối tiếp với lòng yêu mến tha nhân. Như Chúa Giêsu đã dạy: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”

    Em không biết phải dịch ra sao cho đúng nghĩa từ Hospitalité này. Vì vậy nên em tạm dùng từ “Hiệp hội bác ái” để chỉ hiệp hội này. Hospitalité Notre-Dame de Lourdes/ Hiệp hội bác ái Đức Mẹ Lộ Đức tiếp nhận các thiện nguyện viên từ 18 đến 75. Và công việc thiện nguyện ở Lộ Đức không chỉ dừng ở mức độ chăm lo cho bệnh nhân nhưng bao gồm hầu hết rất nhiều công việc ở Lộ Đức này. Từ chào đón khách hành hương, đến hướng dẫn thông tin, phục vụ bếp, vv…Mỗi năm thiện nguyện viên sẽ phải dành tối thiểu 7 ngày, tối đa 15 ngày đến đây phục vụ. Các chi phí từ phương tiện đi lại đến nơi ở đều do thiện nguyện viên tự lo lấy. Vậy mà khi đi trong linh địa Lộ Đức này không bao giờ vắng bóng các thiện nguyện viên.

    3OC01075 by Joseph luong, on Flickr

    3OC01121-Pano by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  2. #72
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Ngoài HNDL ở Lộ Đức, UNITALSI của Ý thì còn rất nhiều hiệp hội khắp nơi trên thế giới được thành lập với mục đích đưa các tín hữu tật nguyền, bệnh tật đến với Lộ Đức.

    Như Hiệp hội bác ái Đức Mẹ Lộ Đức của Madrid - La Hospitalidad de Nuestra Señora de Lourdes de Madrid được thành lập ở thành phố Madrid, Tây Ban Nha vào năm 1965 bởi một số phụ nữ Madrid đã đến đây hành hương theo bước chân Thánh Nữ Bernadette và muốn đưa các bệnh nhân đến Lộ Đức này. Vào thứ 5 em hành hương thì tự nhiên có một số đông đến đây hành hương. Từng đoàn xe bus thay phiên nhau đến và ai cũng có mặc đồng phục. Lúc ấy em vẫn chưa biết họ là ai, chỉ biết có liên quan đến Tây Ban Nha vì trên áo họ có đeo huy hiệu lá cờ TBN. Sau này mới biết họ thuộc Hội bác ái Đức Mẹ Lộ Đức của Madrid. Năm 2023 là kỷ niệm 65 năm thành lập và vì vậy rất nhiều thành viên từ Tây Ban Nha đã đến đây hành hương. Ngay cả các em nhỏ đã được bố mẹ cho mặc đồng phục cùng gia đình đến hành hương.

    Đồng phục của nam thì áo xanh, còn nữ thì áo theo trang phục y tá xưa với màu trắng và xanh dương. Trên ngực có đeo huy hiệu lá cờ TBN.
    3OC01118 by Joseph luong, on Flickr

    3OC01117 by Joseph luong, on Flickr


    Ở Lộ Đức có nhiều người mặc đồng phục khác nhau, tùy theo hội bác ái họ tham gia.
    3OC01109 by Joseph luong, on Flickr

    3OC00584 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  3. #73
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Ở gần cổng Thánh Giuse, ngay trước khi bước vào quảng trường thì bên tay trái có một bức tượng cẩm thạch trắng rất đẹp.
    Bức tượng thuộc tổng giáo phận Cambrai tặng cho Lộ Đức, tạc bởi nghệ nhân Jules Déchin.
    Tượng mang tên gọi theo tiếng Latin Salus Infirmorum. Đây là một trong nhiều danh hiệu dành cho Đức Mẹ. Tiếng Anh là Health of the Sick. Người Công giáo Việt Nam dịch Đấng Cứu Kẻ Liệt Kẻ Khốn.
    Thật sự khi đến đây sẽ dễ dàng cảm nhận được tình yêu của Chúa được thể hiện qua các anh chị em xa lạ. Như Chúa Giêsu đã dạy:

    “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15:12)

    Và em cũng nhớ một câu ý nghĩa mà em đã đọc được trước đây đâu đó trên mạng: Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Rất đúng.


    3OC01122 by Joseph luong, on Flickr

    3OC01054 by Joseph luong, on Flickr


    3OC01053 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  4. #74
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Hôm nay em đưa các bác đến hai nơi nằm ở ngoài linh địa Lộ Đức. Hai nơi này nằm ở bên cổng Thánh Thiên thần Micae và chỉ cách có vài phút đi bộ.

    Screenshot 2024-01-02 at 10.02.32 AM by Joseph luong, on Flickr


    Nơi đầu tiên có tên là Moulin de Boly.
    Tiếng Anh là Boly Mill, là Nhà máy xay bột Boly.
    Boly là tên của người chủ đầu tiên xây nên nhà máy này nên người ta vẫn giữ tên gọi là Boly Mill. Đây chính là nơi Bernadette chào đời. Hiện nay, Boly Mill được duy trì bởi một dòng tu đối diện. Em không rõ là họ thuộc dòng nào. Chỉ biết nơi ở các Sơ nằm ngay bên kia đường. Nơi đây vào cửa miễn phí, nhưng có thùng quyên góp đặt ở lối vào để giúp trang trải chi phí.

    Sau khi ông Francois Soubirous kết hôn với bà Louise thì họ đã sinh đứa con đầu lòng vào ngày 7 tháng 1 năm 1844. Hai ngày sau, cũng là ngày kỷ niệm thành hôn của ông bà, cháu bé Bernadette Soubirous đã được rửa tội.
    Và trong 10 năm cô Bernadette cùng các em của mình đã sống thật hạnh phúc trong sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ và người thân.
    3OC00936 by Joseph luong, on Flickr

    Nơi đây cũng khá nhỏ, không mất nhiều thời gian để tham quan. Đây là tấm ảnh em chụp lại cho thấy cảnh Nhà máy Boly thời bấy giờ.
    3OC00951 by Joseph luong, on Flickr

    Gia đình ông bà Soubirous.
    3OC00939 by Joseph luong, on Flickr

    3OC00940 by Joseph luong, on Flickr

    Căn phòng cũng rất nhỏ, đánh dấu nơi Thánh Bernadette chào đời.
    3OC00945 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00943 by Joseph luong, on Flickr

    Và xuống tầng dưới là máy xây bột được phục chế. Nghe nói vẫn có thể bật lên để cho du khách xem máy hoạt động ra sao. Tuy nhiên lúc em đến thì không có ai nên không thể xem tận mắt được.
    3OC00947 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00948 by Joseph luong, on Flickr

    3OC00949 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  5. #75
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Sau đó thì gia đình bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp với những máy xay bột được chạy bằng động cơ hơi nước, cộng với hạn hán, và tình thương không muốn siết nợ đối với những người túng thiếu hơn mình khiến nhà máy gặp nhiều khó khăn.

    Đến mùa xuân 1854, gia đình không thể trả nổi tiền thuê nên phải dọn đến một nhà máy xay bột rẻ hơn. Nhưng vào năm sau, 1855, thì Lộ Đức gặp cơn dịch tả khiến 38 người chết chỉ trong vòng 5 tuần. Bernadette tuy khỏi nhưng cô đã mắc bệnh hen suyễn từ đây. Cơn dịch tả khiến gia đình càng rơi vào cảnh túng thiếu. Họ phải chuyển đến một vùng khác để có thể thuê một nhà máy xay bột rẻ hơn.

    Nhưng rồi năm sau đó, 1856, nơi họ ở gặp nạn mất mùa. Chính phủ đã phát cho người dân bột mì miễn phí. Điều này đã khiến nhà máy xây bột phải đóng cửa. Ông Francois mất việc. Bà Louise đã phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Bernadette là chị cả nên cũng phải đi kiếm việc phụ giúp gia đình. Đây cũng là lý do vì sao đến tuổi 13 Bernadette hầu như không biết đọc và viết.

    Năm sau, 1857, gia đình không còn tiền để thuê nên trở về Lộ Đức và thuê một căn phòng nhỏ chỉ vỏn vẹn có 16 mét vuông. Đây vốn là một nhà tù ngày xưa và đã được đổi thành nơi ở cho các hộ gia đình. Đến tháng 11, Bernadette đến sống tại một nông trại cách đó vài cây số. Ban ngày cô chăn cừu và buổi chiều thì chăm sóc các đứa trẻ nhỏ. Cô ở đó đến tháng 1, 1858 thì trở về với bố mẹ và các em. 3 tuần sau thì cô đã gặp Đức Mẹ hiện ra tại hang Massabielle trong lúc đi tìm củi đốt.

    Một bức tượng Bernadette chăn cừu.
    3OC00916 by Joseph luong, on Flickr


    Nơi mà gia đình Soubirous ở là một ngôi nhà tù. Ngày nay gọi là “Le Cachot” và cách nhà máy xay bột Boly chừng 5 phút đi bộ. Ngớ ngẩn thay, em lại lầm tưởng nơi đây với địa điểm thứ 2, cách nhà máy xay bột Boly chừng vài chục mét.
    Địa điểm thứ 2 là Maison Paternelle de Sainte Bernadette.

    Maison Paternelle de Sainte Bernadette là ngôi nhà bố mẹ Bernadette ở sau khi Đức Mẹ hiện ra với Bernadette. Đây cũng là nơi Bernadette ở cho đến khi vào tu viện. Đến nay ngôi nhà này vẫn thuộc dòng họ Soubirous và được dùng làm một viện bảo tàng nhỏ với các di vật của gia đình. Bên trên là một tiệm gift shop nhỏ.
    Hai nơi này rất nhỏ nên không mất nhiều thời gian để tham quan.
    Nơi đây có thu phí nhưng cũng khá rẻ. Chỉ €2.5 mỗi người. Vì nơi đây vẫn thuộc hậu duệ của dòng họ Soubirous nên có vài thứ trưng bày đặc biệt của Thánh nữ Bernadette cùng gia đình.

    Tầng trên, với 3 kính màu, là dùng để bán hàng lưu niệm.
    3OC00955 by Joseph luong, on Flickr

    3OC00956 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00959 by Joseph luong, on Flickr

    Hình vẽ chân dung của cha sở Payramale.
    3OC00962 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  6. #76
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Chân dung ông Francois Soubirous, bố của Bernadette.
    3OC00964 by Joseph luong, on Flickr

    Hang đá Massabielle với Đức Mẹ và Bernadette, do chính tay Bernadette làm.
    3OC00963 by Joseph luong, on Flickr


    Căn bếp của gia đình và cũng là nơi mẹ Bernadette, bà Louise Soubirous qua đời.
    Đây cũng là nơi Bernadette nói lời tạm biệt với gia đình trước khi bước vào tu viện.
    3OC00970 by Joseph luong, on Flickr

    Ở trên lầu là chiếc giường Thánh Bernadette dùng khi cô ở đây. Vì Bernadette bị hen suyễn từ nhỏ nên giường phải đặt gần cửa sổ cho thoáng khí.
    3OC00974-Pano by Joseph luong, on Flickr


    3OC00976 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00978 by Joseph luong, on Flickr

    Và cuối cùng là tiệm gift shop trên lầu. Nơi đây bán đồ lưu niệm với giá và quality khá phải chăng. Em đã mua một số tràng hạt ở vài tiệm gần hotel nên cũng biết giá cả nơi đây. Nhưng đến đây cũng mua thêm một số về làm quà nữa và em thấy chất lượng tốt hơn mấy đồ được bán ở các tiệm bên ngoài.
    3OC00979 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #77
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Em tiếp tục câu chuyện của Thánh Bernadette.
    Như các bác đã biết, sau khi câu chuyện Đức Mẹ hiện ra 18 lần ở hang Massabielle với Bernadette thì gia đình đã được dọn vào căn nhà mới, lớn hơn thay vì ở trong căn phòng 16 m2. Cô được đưa đi học để biết đọc và biết viết. Sau một thời gian, vào ngày 29 tháng 7 năm 1866, Bernadette đã chính thức khấn dòng và trở thành nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái - Sisters of Charity ở Nevers, cách Lộ Đức 700 km về hướng Bắc. Tu viện mang tên: Couvent de Saint-Gildard, tức tu viện Thánh Gildard. Cô sống một cuộc sống với tinh thần khiêm tốn, phục vụ và hy sinh cho đến cuối đời. Có một lần cô được hỏi về câu chuyện gặp Đức Mẹ thì cô đã trả lời: “Đức Trinh Nữ dùng tôi như một cây chổi để quét bụi. Khi dùng xong, thì cây chổi được cất lại phía sau cánh cửa.”

    Ảnh chân dung Sơ Bernadette sau khi vào dòng.



    Căn bệnh hen suyễn từ nhỏ đã khiến cho Bernadette mắc thêm chứng bệnh lao. Cuối đời Bernadette tuy gặp những cơn đau nhưng sẵn sàng chấp nhận những đau khổ thân xác như lời Đức Mẹ dạy bảo để cầu nguyện, ăn năn sám hối để cứu những người tội lỗi. Câu nói cuối cùng của Bernadette khi từ giã cõi đời này để bước vào đời sống vĩnh hằng là: “Lạy Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu cho con”.
    Bernadette qua đời ở tuổi 35 vào ngày 16 tháng 4 năm 1879 và được an táng trong tu viện.

    Sau một thời gian mở hồ sơ phong thánh cho Bernadette, thì vào ngày 14 tháng 6 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên phong Chân Phước (Beatified) cho Bernadette Soubirous.
    Sau đó, Bernadette Soubirous được tuyên Thánh (canonized) vào 8 tháng 12 năm 1933.

    Khi Tòa Thánh mở hồ sơ và bắt đầu điều tra về việc tuyên phong Chân Phước, và sau đó là Hiển Thánh, thì mọi điều về vị ấy đều được điều tra tỉ mỉ. Một trong những quy trình ấy bao gồm việc khai quật nơi an táng của vị Tôi Tớ Chúa này.

    Dưới sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có các Sơ dòng Nữ Tử Bác Ái, các vị bác sĩ cùng với đại diện của ủy ban tuyên phong Chân Phước, phần mộ của Bernadette tại tu viện được khai quật lên 3 lần. Hai lần trước khi tuyên phong Chân Phước vào năm 1909 và 1919. Và sau đó là năm 1925 sau khi được tuyên phong Chân Phước.

    Và cả 3 lần đều cho thấy xác của Thánh Nữ Bernadette trong tình trạng incorrupt - nhục thân bất hoại. Tình trạng này xảy ra khi thân thể không bị phân hủy. Và điều kỳ diệu là thi thể được chôn cất trong hoàn cảnh bình thường và không được ướp trước khi chôn.

    Bác sĩ Conte đã có viết bản báo cáo 3 năm sau khi khai quật lần cuối. Trong đó có ghi: “Điều ấn tượng trong cuộc kiểm tra này là tình trạng bảo quản hoàn hảo của xương, các mô sợi cơ bắp (vẫn còn dẻo dai và săn chắc), của dây chằng và da, và trên hết là trạng thái không thể ngờ của gan sau 46 năm. Có thể hiểu rằng bộ phận này, về cơ bản là mềm và có xu hướng vỡ vụn, sẽ phân huỷ rất nhanh hoặc sẽ cứng lại gần như phấn. Tuy nhiên, khi được cắt, nó lại mềm và gần như bình thường. Tôi đã chỉ ra điều này cho những người có mặt nhận xét rằng đây dường như không phải là một hiện tượng tự nhiên.”

    Cả 3 lần khai quật đều có sự chứng kiến của nhiều người và đều được ghi lại. Trang web Công giáo EWTN của Mỹ cũng đã có đăng một bài viết dựa trên các kỷ lục tìm thấy ở tu viện Thánh Gildard. Các bác có thể đọc thêm ở đây: https://www.ewtn.com/catholicism/lib...f-lourdes-5236

    Giáo hội Công Giáo có những trường hợp nhục thân bất hoại sau khi khai quật. Tuy không được xem là một Phép Lạ, nhưng Giáo hội nhận ra rằng những sự kiện hiếm hoi này là những sự kiện kỳ diệu, là một ví dụ cho những động lực khiến chúng ta tin, motives of credibility. Tiếng Latin là motive credibitatis. Giáo Lý Công Giáo đã có nhắc đến motiva credibitatis như sau:

    “Động lực khiến chúng ta tin không phải là vì các chân lý được mặc khải [biểu lộ] tỏ hiện là xác thật và có thể hiểu được đối với ánh sáng của lý trí tự nhiên của chúng ta. Chúng ta tin “vì uy quyền của chính Thiên Chúa, Đấng mạc khải, Đấng không thể sai lầm cũng như không thể lừa dối chúng ta”. “Tuy nhiên, để đức tin của chúng ta ‘quy phục phù hợp với lý trí’, Thiên Chúa đã muốn có những bằng chứng bên ngoài về mặc khải của Ngài kèm theo sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần.” Chẳng hạn, các phép lạ của Đức Kitô và của các Thánh, các lời tiên tri, sự phát triển và thánh thiện cũng như sự phong phú và vững bền của Hội Thánh, đó “là những dấu chỉ chắc chắn nhất của mặc khải của Thiên Chúa, những dấu chỉ đó phù hợp với lý trí của mọi người”, đó là những động lực khiến chúng ta tin, những động lực đó cho thấy “sự ưng thuận của đức tin hoàn toàn không phải là một hành vi mù quáng của tâm trí.” (GLCG 156)

    Đối với người Công Giáo, hiện tượng nhục thân bất hoại còn là một dấu hiệu cho thấy sự thánh thiện trong cuộc sống của cá nhân và là dấu hiệu cho thấy hài cốt phàm trần của con người đang được chuẩn bị cho sự phục sinh vinh quang của cơ thể. Như lời tuyên xưng đức Tin mà người Công Giáo đọc trong mỗi Thánh Lễ: “...tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…” - “...I believe in the resurrection of the body…”

    Tuy nói là thân xác không bị phân huỷ, nhưng không có nghĩa là thân xác lành lặn như một người sống. Vì vậy khuôn mặt và bàn tay của Thánh nữ Bernadette đã được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng, mô phỏng như thật khuôn mặt và bàn tay của Thánh nữ dựa trên các tài liệu ảnh khi ngài còn sống. Thi hài của Thánh Bernadette hiện nay được đặt trong một quan tài kiếng ở trong tu viện Thánh Gildard - Couvent de Saint-Gildard, cách Paris chừng 250km về hướng Nam. Nên thường nếu khởi hành đi Lộ Đức từ Paris thì đây cũng là một điểm dừng chân để đến kính, chiêm ngưỡng và suy niệm về Thánh Bernadette. Em thì bay thẳng từ Ái Nhĩ Lan đến Lộ Đức nên không ghé qua nơi đây vì không thuận tiện.
    Đây là thông tin của tu viện nếu bác nào muốn tìm hiểu thêm: https://www.sainte-bernadette-soubir...le-sanctuaire/

    Thi hài của Thánh nữ Bernadette được đặt tại tu viện Thánh Gildard, Nevers. Ảnh từ trang web tu viện.
    hm...

  8. #78
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,497
    Sau khi tham quan 2 trong 3 ngôi nhà xưa của Thánh Bernadette, em cuốc bộ dọc con phố ngắm cảnh và tìm quán ăn. Ở bên khu cổng Thánh Michael này có nhiều quán xá và hotel hơn bên cổng Thánh Giuse. Tìm trong google map thì có một tiệm phở Việt cũng gần nên em tìm đến để ăn chút đồ ăn có hương vị Việt. Mấy ngày qua ăn đồ Tây nên cũng thấy thèm một tô phở.
    3OC00986 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00985 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00980 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00982 by Joseph luong, on Flickr

    Quán phở đây rồi. Nhưng họ đang ngủ trưa, thế là em ngồi đợi thêm chút và gọi 2 tô phở ăn cho ấm bụng. Tuy không thể so sách với phở Canada hay Mỹ, nhưng vì đói và thèm đồ ăn Việt nên ăn ngon lành.
    3OC00981 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  9. #79
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    Sau khi tham quan 2 trong 3 ngôi nhà xưa của Thánh Bernadette, em cuốc bộ dọc con phố ngắm cảnh và tìm quán ăn. Ở bên khu cổng Thánh Michael này có nhiều quán xá và hotel hơn bên cổng Thánh Giuse. Tìm trong google map thì có một tiệm phở Việt cũng gần nên em tìm đến để ăn chút đồ ăn có hương vị Việt. Mấy ngày qua ăn đồ Tây nên cũng thấy thèm một tô phở.
    3OC00986 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00985 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00980 by Joseph luong, on Flickr


    3OC00982 by Joseph luong, on Flickr

    Quán phở đây rồi. Nhưng họ đang ngủ trưa, thế là em ngồi đợi thêm chút và gọi 2 tô phở ăn cho ấm bụng. Tuy không thể so sách với phở Canada hay Mỹ, nhưng vì đói và thèm đồ ăn Việt nên ăn ngon lành.
    3OC00981 by Joseph luong, on Flickr
    Tô nhỏ hay sao mà chơi 2 tô vây anh ? Bao nhiêu 1 tô ? 😀

  10. #80
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,303
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    Em tiếp tục câu chuyện của Thánh Bernadette.
    Như các bác đã biết, sau khi câu chuyện Đức Mẹ hiện ra 18 lần ở hang Massabielle với Bernadette thì gia đình đã được dọn vào căn nhà mới, lớn hơn thay vì ở trong căn phòng 16 m2. Cô được đưa đi học để biết đọc và biết viết. Sau một thời gian, vào ngày 29 tháng 7 năm 1866, Bernadette đã chính thức khấn dòng và trở thành nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái - Sisters of Charity ở Nevers, cách Lộ Đức 700 km về hướng Bắc. Tu viện mang tên: Couvent de Saint-Gildard, tức tu viện Thánh Gildard. Cô sống một cuộc sống với tinh thần khiêm tốn, phục vụ và hy sinh cho đến cuối đời. Có một lần cô được hỏi về câu chuyện gặp Đức Mẹ thì cô đã trả lời: “Đức Trinh Nữ dùng tôi như một cây chổi để quét bụi. Khi dùng xong, thì cây chổi được cất lại phía sau cánh cửa.”

    Ảnh chân dung Sơ Bernadette sau khi vào dòng.



    Căn bệnh hen suyễn từ nhỏ đã khiến cho Bernadette mắc thêm chứng bệnh lao. Cuối đời Bernadette tuy gặp những cơn đau nhưng sẵn sàng chấp nhận những đau khổ thân xác như lời Đức Mẹ dạy bảo để cầu nguyện, ăn năn sám hối để cứu những người tội lỗi. Câu nói cuối cùng của Bernadette khi từ giã cõi đời này để bước vào đời sống vĩnh hằng là: “Lạy Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu cho con”.
    Bernadette qua đời ở tuổi 35 vào ngày 16 tháng 4 năm 1879 và được an táng trong tu viện.

    Sau một thời gian mở hồ sơ phong thánh cho Bernadette, thì vào ngày 14 tháng 6 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên phong Chân Phước (Beatified) cho Bernadette Soubirous.
    Sau đó, Bernadette Soubirous được tuyên Thánh (canonized) vào 8 tháng 12 năm 1933.

    Khi Tòa Thánh mở hồ sơ và bắt đầu điều tra về việc tuyên phong Chân Phước, và sau đó là Hiển Thánh, thì mọi điều về vị ấy đều được điều tra tỉ mỉ. Một trong những quy trình ấy bao gồm việc khai quật nơi an táng của vị Tôi Tớ Chúa này.

    Dưới sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có các Sơ dòng Nữ Tử Bác Ái, các vị bác sĩ cùng với đại diện của ủy ban tuyên phong Chân Phước, phần mộ của Bernadette tại tu viện được khai quật lên 3 lần. Hai lần trước khi tuyên phong Chân Phước vào năm 1909 và 1919. Và sau đó là năm 1925 sau khi được tuyên phong Chân Phước.

    Và cả 3 lần đều cho thấy xác của Thánh Nữ Bernadette trong tình trạng incorrupt - nhục thân bất hoại. Tình trạng này xảy ra khi thân thể không bị phân hủy. Và điều kỳ diệu là thi thể được chôn cất trong hoàn cảnh bình thường và không được ướp trước khi chôn.

    Bác sĩ Conte đã có viết bản báo cáo 3 năm sau khi khai quật lần cuối. Trong đó có ghi: “Điều ấn tượng trong cuộc kiểm tra này là tình trạng bảo quản hoàn hảo của xương, các mô sợi cơ bắp (vẫn còn dẻo dai và săn chắc), của dây chằng và da, và trên hết là trạng thái không thể ngờ của gan sau 46 năm. Có thể hiểu rằng bộ phận này, về cơ bản là mềm và có xu hướng vỡ vụn, sẽ phân huỷ rất nhanh hoặc sẽ cứng lại gần như phấn. Tuy nhiên, khi được cắt, nó lại mềm và gần như bình thường. Tôi đã chỉ ra điều này cho những người có mặt nhận xét rằng đây dường như không phải là một hiện tượng tự nhiên.”

    Cả 3 lần khai quật đều có sự chứng kiến của nhiều người và đều được ghi lại. Trang web Công giáo EWTN của Mỹ cũng đã có đăng một bài viết dựa trên các kỷ lục tìm thấy ở tu viện Thánh Gildard. Các bác có thể đọc thêm ở đây: https://www.ewtn.com/catholicism/lib...f-lourdes-5236

    Giáo hội Công Giáo có những trường hợp nhục thân bất hoại sau khi khai quật. Tuy không được xem là một Phép Lạ, nhưng Giáo hội nhận ra rằng những sự kiện hiếm hoi này là những sự kiện kỳ diệu, là một ví dụ cho những động lực khiến chúng ta tin, motives of credibility. Tiếng Latin là motive credibitatis. Giáo Lý Công Giáo đã có nhắc đến motiva credibitatis như sau:

    “Động lực khiến chúng ta tin không phải là vì các chân lý được mặc khải [biểu lộ] tỏ hiện là xác thật và có thể hiểu được đối với ánh sáng của lý trí tự nhiên của chúng ta. Chúng ta tin “vì uy quyền của chính Thiên Chúa, Đấng mạc khải, Đấng không thể sai lầm cũng như không thể lừa dối chúng ta”. “Tuy nhiên, để đức tin của chúng ta ‘quy phục phù hợp với lý trí’, Thiên Chúa đã muốn có những bằng chứng bên ngoài về mặc khải của Ngài kèm theo sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần.” Chẳng hạn, các phép lạ của Đức Kitô và của các Thánh, các lời tiên tri, sự phát triển và thánh thiện cũng như sự phong phú và vững bền của Hội Thánh, đó “là những dấu chỉ chắc chắn nhất của mặc khải của Thiên Chúa, những dấu chỉ đó phù hợp với lý trí của mọi người”, đó là những động lực khiến chúng ta tin, những động lực đó cho thấy “sự ưng thuận của đức tin hoàn toàn không phải là một hành vi mù quáng của tâm trí.” (GLCG 156)

    Đối với người Công Giáo, hiện tượng nhục thân bất hoại còn là một dấu hiệu cho thấy sự thánh thiện trong cuộc sống của cá nhân và là dấu hiệu cho thấy hài cốt phàm trần của con người đang được chuẩn bị cho sự phục sinh vinh quang của cơ thể. Như lời tuyên xưng đức Tin mà người Công Giáo đọc trong mỗi Thánh Lễ: “...tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…” - “...I believe in the resurrection of the body…”

    Tuy nói là thân xác không bị phân huỷ, nhưng không có nghĩa là thân xác lành lặn như một người sống. Vì vậy khuôn mặt và bàn tay của Thánh nữ Bernadette đã được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng, mô phỏng như thật khuôn mặt và bàn tay của Thánh nữ dựa trên các tài liệu ảnh khi ngài còn sống. Thi hài của Thánh Bernadette hiện nay được đặt trong một quan tài kiếng ở trong tu viện Thánh Gildard - Couvent de Saint-Gildard, cách Paris chừng 250km về hướng Nam. Nên thường nếu khởi hành đi Lộ Đức từ Paris thì đây cũng là một điểm dừng chân để đến kính, chiêm ngưỡng và suy niệm về Thánh Bernadette. Em thì bay thẳng từ Ái Nhĩ Lan đến Lộ Đức nên không ghé qua nơi đây vì không thuận tiện.
    Đây là thông tin của tu viện nếu bác nào muốn tìm hiểu thêm: https://www.sainte-bernadette-soubir...le-sanctuaire/

    Thi hài của Thánh nữ Bernadette được đặt tại tu viện Thánh Gildard, Nevers. Ảnh từ trang web tu viện.
    Bài viết của bác đầy đủ và quá hay.
    Về thân xác của thánh nữ Bernadette do bị khai quật đến 3 lần theo kiểu "sự bất quá tam" theo thủ tục tiến trình phong thánh của Giáo Hội ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của môi trường không khí vi khuẩn như da bị xạm đi... nhưng xác không bị khô, rút, khớp cứng như các xác được ướp khác.
    Gương mặt thánh nữ rất thánh thiện trông như đang ngủ và như bác đã viết "hiện tượng nhục thân bất hoại còn là một dấu hiệu cho thấy sự thánh thiện trong cuộc sống của cá nhân và là dấu hiệu cho thấy hài cốt phàm trần của con người đang được chuẩn bị cho sự phục sinh vinh quang của cơ thể. Như lời tuyên xưng đức Tin mà người Công Giáo đọc trong mỗi Thánh Lễ: “...tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…” - “...I believe in the resurrection of the body…”" Amen !
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

Trang 8 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •