Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 32

Chủ đề: Thế giới cực lạc.

  1. #11
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa nhạc và châu báu. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh ở thế giới này sẽ thấy mình từ hoa sen sinh ra, mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.
    Cực lạc ở đây có tính chất là một tính từ, cực lạc có nghĩa là vui sướng và hạnh phúc cực độ, sự hoan hỉ đó chỉ có trong thế giới này mà mọi sự vui sướng và hạnh phúc ở trần gian không so được. Ở trần gian chúng ta có thể gặp vô số cảnh đẹp nhưng những cảnh đẹp trong cõi cực lạc thì vô cùng vô tận, biến hóa không ngừng. Nói chung là rất đẹp. Khi chiêm ngưỡng một cảnh đẹp ở trần gian thì nhiều người sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Họ chiêm ngưỡng phong cảnh trong nỗi buồn, sự tuyệt vọng, sự yêu đương... còn trong cực lạc thế giới thì ai cũng thấy hoan hỉ trong bất cứ cảnh đẹp nào, không phải lo lắng buồn phiền bất cứ điều gì mà là hạnh phúc để chiêm ngưỡng.
    Thế giới cực lạc gọi là An lạc quốc, là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Phật A-di-đà cai trị. Tịnh độ này được đức Phật A Di Đà tạo dựng lên bằng thiện nghiệp của mình và thường được nhắc đến trong các kinh Đại thừa. Song thì nhiều người vẫn gọi là thế giới Cực Lạc. Cái này giống như một địa danh nào mang tính chất nào đó thì lâu ngày có thể trở thành danh từ. Ví dụ chùa vạn phật là chùa có vạn tượng phật, lâu ngày người ta biến vạn phật thành Vạn Phật, tức là thành tên của chùa.
    Có những thứ không biết thể hiện sao trong ảnh vì có những thứ mình chưa thấy bao giờ, chẳng hạn như:
    Trên bảo địa có vô số cây Chiên-đàn hương, vô số cây Kiết Tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh, lá, thân, trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cùng xen lẫn nhau hiệp thành.

    Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng.

    Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.

    Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Ðế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.
    Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc ma ni. Mỗi hột ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.
    Được sửa bởi Bùi Nhùi lúc 11:59 PM ngày 04-06-2014

  2. #12
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Có thể nói từ trước đến giờ chưa có nhà làm phim nào đủ khả năng để làm một phim hoành tráng như thế về thế giới cực lạc vì thế giới này rộng lớn và những thứ lạ thường và lộng lẫy mà ít ai tưởng tượng hết được thế giới đó ra sao. Chỉ nghe qua kinh sách.

  3. #13
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Thế giới của phật Quan Âm với dòng thác cam lồ màu nhiệm. Phật Quan Âm có thân hình bằng vàng, ngài mặc chiếc áo là dòng thác mây đang tuôn chảy, tay thì cầm bình cam lồ có thể chứa nước của bốn bể. Những ngọn núi bay lơ lững trên những hồ sen thơm ngát, thác nước từ những ngọn núi chảy ào ạt rồi bất ngờ tan biến nhẹ nhàng khi gần chạm xuống mặt hồ. Không gian xung quanh tỏa hương sen ngào ngạt, chói lòa ánh sáng đủ sắc màu... Đó là một phần trong thế giới của phật Quan Âm. Những dòng nước tuôn chảy đầy phép màu và yên ả là biểu hiện cho lòng từ bi cứu khổ cứu ạn
    Được sửa bởi Bùi Nhùi lúc 02:34 AM ngày 13-06-2014

  4. #14
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Khi vào chùa, người ta có thể thấy hình ảnh một vị phật giống như phật Quan Âm. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy một số điểm khác biệt. Vị phật này mặc áo cầu kì hơn, tay ngài cầm một đóa sen hay ngọc như ý. Trong khi Bồ Tát Quan Âm thì cầm bình dương liễu và mặc áo trắng.
    Trong Phật Giáo, Quan Âm như một dòng nước nhẹ nhàng tượng trưng cho lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Đại Thế Chí lại tượng trưng cho trí tuệ, đại diện cho trí tuệ là ánh sáng đủ màu sắc trong thế giới của ngài. Cũng theo đạo phật thì bất kì người nào thành phật đều có 2 tính chất là từ bi và trí tuệ.
    Nếu như Quan Âm dùng lòng từ bi để độ chúng sanh thì Bồ Tát Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ giúp cho con người thông minh thoát khỏi nạn kiếp.Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
    Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.
    Trong thế giới của Phật Đại Thế Chí, ánh sáng rực rỡ đầy màu sắc. Cây vàng, bạc, lưu ly... mọc khắp nơi và to như những quả núi. Những sinh vật thần thoại hiện thân hình là những luồng ánh sáng rực rỡ tự do bay lượn. Chúng sanh trong thế giới của ngài ở bên trong những đóa sen vàng và tự do trôi nhẹ nhàng trên dòng sông thần thoại...

  5. #15
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Trong truyện "Tây Phương Cực Lạc du ký" , một vị pháp sư lúc nằm mơ đã đi du ngoạn thế giới Cực Lạc. Trong đó có đoạn:
    Ra khỏi trời Đâu Xuất, tôi lại trì chú Lăng Nghiêm, chân tôi lại thấy hiện tòa sen nâng bốc tôi lên, chỉ nghe tiếng gió ào ào cảnh tiên lướt qua và dạt về phía dưới rất nhanh, đến một nơi dưới đất óng ánh sắc vàng kim, và trải đầy cát vàng sáng chói. Ước chừng khoảng 15 phút sau, thấy bên dưới tòa sen, đường lối thênh thang trải đầy cát vàng, lóng lánh chói rạng và từng hàng, từng dẫy những cây cổ thụ to cao cả chục trượng, cành vàng, lá ngọc. Lá cây cổ thụ có hình 3 góc, 5 góc…7 góc, đều phát ra tia sáng, hoa nở đủ màu, có cả rất nhiều những loại chim đậu đầy nhánh cây dương. Các thứ chim có cánh đủ màu sắc tuyệt đẹp, thân thì có hào quang. Chim có con có 2 đầu, có con có nhiều đầu, chúng cùng hót một loại giọng thanh thót và ca ngâm Thánh hiệu Phật A Di Đà, và nhảy nhót tưng bừng. Bốn chung quanh đều có hàng rào, lan can 7 màu, Bồ Tát Quan Âm nói:

    - Cảnh giới mà kinh Phật nói; Thất Trùng La Võng Thất Trùng Hàng Thọ là chỗ này đây.

    Bên tai tôi nghe rất nhiều tiếng nói chuyện, nhưng mà nghe chẳng hiểu gì cả. Bồ Tát Quan Âm nói: “Những tiếng ấy Phật A Di Đà nghe hiểu. Trên đường đi tới còn gặp rất nhiều tháp cao đều do thất bảo kết thành, phát từng luồng ánh sáng. Không bao lâu đến trước một ngọn núi bằng vàng, chói lọi … vàng sáng hắt ra, so với núi Nga Mi bên Trung Quốc không biết ngọn núi này còn cao hơn gấp mấy chục ngàn lần. Bồ Tát Quan Âm nói với tôi:

    - Đến rồi đó, chúng ta đã đến trung tâm điểm của thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi đó! Ông có thấy không? Đức Phật A Di Đà ở trước mặt ông đó. Tôi ngạc nhiên:

    - Thưa Bồ Tát, con không thấy; ở đây là vách núi vàng ròng kia mà, nó đã che hết tầm nhìn rồi cho nên con không thấy Đức Phật ở đâu?

    Không ngờ Bồ Tát nói làm tôi hết sức chưng hửng:

    - Không có vách núi gì đâu, ông đang ở trước ngón chân cái của Đức Phật A Di Đà đấy.



  6. #16
    Tham gia
    19-07-2014
    Bài viết
    51
    thích cái thể loại này wá chời , nhìn đẹp lắm bác ạh

  7. #17
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Cảm ơn bạn đã khích lệ, mấy cái này khi làm phải có tâm sạch sẽ một chút thì mới suy nghĩ ra. Dạo này tâm hồn em đang đen tối nên bị lạc khỏi cực lạc rồi. Để bữa nào có ý tưởng em post tiếp. Ở mấy chỗ này cần có sự trong sáng chứ suy nghĩ bậy bạ mà cứ vào xin trúng số, thi đậu, cưới chồng giàu vợ đẹp... thì coi chừng bị ngược lại. Hi hi
    Được sửa bởi Bùi Nhùi lúc 11:35 PM ngày 30-07-2014

  8. #18
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Có một vị Bồ Tát vì muốn cứu giúp chúng sinh nên đã tình nguyện ở lại địa ngục để phổ độ linh hồn các chúng sanh. Đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát. Theo ghi chép thì ngài có rất nhiều tiền kiếp, có kiếp là nam và kiếp là nữ, ngài tu hành mấy ngàn kiếp rồi mới có thể thành phật được. Vì thấy chúng sinh chịu hình phạt quá khổ đau mà ngài từ ý bỏ thành phật ở cục lạc, chỉ muốn làm Bồ Tát để cứu giúp người ở địa ngục. Bùi Nhùi cũng không rõ nhiều kiếp ngài như thế nào nhưng trước khi trở thành Địa Tạng Vương, ngài đã trải qua một kiếp được rất nhiều người biết đến là Mục Kiền Liên.
    Nhân ngày Vu Lan, Bùi Nhùi xin nhắc lại kiếp này của Bồ Tát. Mục Liên là một trong những đệ tử đời thứ nhất của phật Thích Ca. Ngài là người có phép thần thông nhất trong số các đệ tử của phật. Nhờ phép thần thông mà Mục Liên có thể vào ra địa ngục, lên trời xuống hạ giới dễ dàng. Mẹ của Mục Liên là bà Thanh Đề lúc sinh thời ở ác nên đã bị đày xuống tầng địa ngục 18, chịu cực hình nặng nề. Mục Liên dùng phép thần thông xuống địa ngục thăm mẹ, khi ngài đưa cơm thì bà Thanh Đề ăn ngấu nghiến, tuy nhiên cơm đến miệng vội hóa lửa. Mục Liên dùng mọi cách vẫn không cứu được mẹ. Ngài về hỏi phật, phật mới nói phép ngài dù cao siêu đến mấy cũng không cứu được mẹ mình mà phải tập hợp những tăng ni và nhiều người để cứu thoát mẹ mình khỏi địa ngục. Ngài nghe lời phật dặn và tập hợp nhiều người lại, đốt vàng mã và nhan đèn để cầu siêu cho mẹ mình và những người đang chịu hình phạt dưới địa ngục. Kể từ đó mà có ngày lễ Vu Lan hay báo hiếu cha mẹ trong đạo phật. Vào ngày này, nhiều người đến chùa, đốt vàng mã để cầu siêu cho cha mẹ mình đang sống lẫn chết. Người có cha mẹ mất sẽ cài một hoa hồng trắng khi đến chùa. Sự tích này cũng liên quan đến bài hát : "Bông hồng cài áo" của Phạm Thế Mỹ.
    Cho nên hôm nay Nhùi tạm thời rời cực lạc mà xuống thăm địa ngục một chút. Được biết Bồ tát Địa Tạng Vương có một con đế thính rất tài phép, phép thuật của nó ngang với phép của Tề thiên Đại Thánh, nó có thể nghe biết chuyện tại mọi ngõ ngách trên trời dưới đất. Đế Thính luôn đi theo bồ tát Địa Tạng Vương và hỗ trợ cho ngài.

  9. #19
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Theo kinh sách, Quan Âm Bồ Tát và Địa tạng Vương Bồ Tát là 2 vị đệ tự tâm đắc nhất của Phật Thích Ca. Nhờ 2 vị này mà giá trị của Phật giáo càng nâng cao hơn. Cả 2 đều từ bỏ thành Phật mà chỉ trở thành Bồ Tát để cứu đời. Vì vậy mà trong chùa không thể thiếu 2 pho tượng này ngoài tượng phật Thích Ca. Tượng phật Quan Âm thường đứng ngoài trời. Tượng phật Địa Tạng Vương thì hầu như lúc nào cũng đặt cánh mồ mả, hài cốt người chết thể theo tâm nguyện của ngài là cứu độ linh hồn chúng sanh dưới địa ngục. Vào chùa, thấy một tượng mặc đồ giống Tam Tạng thì là Địa Tạng Vương Bồ Tát chứ không phải Tam Tạng. Khi thấy tượng này cũng là lúc mà bạn sắp bước vào nơi để hài cốt hay mồ mả người chết.

  10. #20
    Tham gia
    24-05-2014
    Bài viết
    137
    Mình xin bổ sung thêm chút, nói về Đế Thính thì đây là một linh thú với tài phép rất cao siêu. Đế Thính có nghĩa là vua của những loài có lỗ tai thính nhất. Trong truyện Tây Du Kí nhân nói về việc Tôn Ngộ Không giả và thật đánh nhau lên đến tận trời xanh, Tháp Lý Thiên Vương dùng kính chiếu yêu không phân biệt thật giả. Gương thần Ngoc Hoàng cũng không thể. Các thần tiên không ai phân biệt nỗi. Chỉ có con Đế Thính sau khi nghe một cái là biết liền thật giả. Tuy nhiên nó thấy Tề Thiên giả cũng quá quyền năng nên giả vờ không biết ai thật giả để âm phủ khỏi bị náo loạn. Cả hai phải đến nên phật Tổ Như Lai để giải quyết. Điều này cho thấy Điạ Tạng Vương Bồ Tát có phép thuật thần thông đến cỡ nào. Chỉ con vật cỡi của người mà cũng tài phép như thế rồi.

Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •