Trang 572 / 1796 Đầu tiênĐầu tiên ... 7247252256257057157257357458262267210721572 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 5,711 đến 5,720 / 17951

Chủ đề: It's Sony - Nơi trao đổi thông tin về thiết bị Sony/Minolta

  1. #5711
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    6,403
    Ảnh thiên nhiên và ảnh động vật

    Bạn đã bao giờ muốn chụp chim chóc, động vật khi tham quan những nơi thú vị như công viên quốc gia, rừng, bờ biển, sở thú, hay thậm chí là cuộc sống hoang dã ngay tại sân sau nhà bạn chưa? Bạn cần có trang thiết bị nào và kiến thức gì để chụp ảnh về tự nhiên? Ngay đây, chúng tôi xin được cung cấp vài điểm kiến thức để giúp bạn nâng cao kỹ năng chụp ảnh thiên nhiên của mình.



    Những lời khuyên

    1. Dùng ống kính có tiêu cự dài và tốc độ phóng to nhanh

    Nhiều chủ thể động vật rất nhút nhát và dễ hoảng sợ. Chim chóc cũng rất khó chụp bởi chúng có thể đến và đi rất nhanh. Vì vậy, bạn thường phải chụp chúng từ xa. Khi đó bạn sẽ cần ống kính có độ dài tiêu cự càng lớn càng tốt. Nếu bạn không sử dụng máy DSLR có vòng phóng to thì bạn cũng sẽ cần một chiếc máy ảnh có tốc độ phóng to cao để lấy khung ảnh khi chụp nhanh lúc động vật chuyển động. Ống kính phóng to dài cũng giúp giảm DOF cho chủ thể rõ nét và nổi bật trên phông nền mờ. Để có được những bức ảnh sáng tạo, bạn có thể thử phóng to những bộ phận của động vật thay vì cố lấy hết thân mình của chúng vào đầy khung hình. Theo cách này, những bề mặt thú vị của động vật sẽ có thể nổi bật khiến bức ảnh chân dung động vật thêm hấp dẫn hơn.



    2. Dùng ống kính nhanh

    Ống kính nhanh cũng được ưa chuộng bởi nó cho phép độ mở ống kính rộng khi phóng to tối đa, vì thế cho nhiều ánh sáng qua bộ cảm biến cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn để bắt lấy hình ảnh. Sử dụng tốc độ màn trập cao rất cần thiết khi chụp những động vật chuyển động không ngừng. Mặc dù độ mở ống kính rộng cũng có thể khiến phần rìa của ảnh trông hơi “mềm” hơn nhưng sẽ tốt hơn khi chụp với tốc độ màn trập chậm hơn và độ mở ống kính nhỏ hơn gây mờ cho những chủ thể hay di chuyển bởi sự chuyển động của chúng.

    3. Dùng độ nhạy bắt sáng cao

    Để giảm thiểu độ mờ nhòe cho bức ảnh, bạn hãy dùng độ nhạy bắt sáng cao (ISO 400 hoặc cao hơn) để đạt được tốc độ màn trập nhanh hơn, đặc biệt khi bạn chụp những động vật chuyển động không ngừng hay những động vật nằm trong vùng bị che tối. Dĩ nhiên, nếu bạn đang chụp trong môi trường nhiều ánh sáng thì hãy dùng độ nhạy bắt sáng thấp hơn để giảm nhiễu cho ảnh cũng như dùng tốc độ màn trập vừa đủ nhanh thôi.

    4. Hãy có giá đỡ máy ảnh tiện dụng

    Bạn cần ổn định máy ảnh khi chụp với tiêu cự dài, bởi ngay cả một độ rung nhẹ của máy cũng sẽ bị ống kính tiêu cự dài gây nhòe ảnh. Ngay cả độ rung vài millimet cũng tạo nên độ sai lệch vài feet khi chụp một chủ thể cách xa khoảng 30 mét. Sử dụng tốc độ màn trập chậm để chụp trong môi trường ánh sáng yếu cũng gây nhòe ảnh. Để duy trì độ ổn định cho máy ảnh thì giá đỡ ba chân là một vật không thể thiếu đối với người chụp ảnh thiên nhiên nghiêm túc. Chân máy cũng hữu ích khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu bởi khi đó bạn cần chụp với tốc độ màn trập chậm. Và cũng giúp ổn định vị trí cho máy ảnh khi bạn phải tốn hàng giờ chờ đợi chủ thể xuất hiện. Máy ảnh hay ống kính có thể tháo ráp có hệ thống chống rung sẽ rất tốt cho việc chụp các chủ thể trong điều kiện ánh sáng yếu hay ở khoảng cách xa.

    5. Hãy cắm trại để chụp ảnh

    Với những động vật hoang dã, bạn thường phải chờ chúng đến với bạn thay vì tìm đến chúng. Bạn cố lén đi theo chúng đặc biệt là những con chim hay những động vật cảnh giác cao – chúng sẽ phát hiện ra bạn và bỏ trốn rất lâu trước khi bạn có thể thấy chúng lần nữa. Hãy cắm lều hay đỗ xe lại và chờ chủ thể xuất hiện. Điểm mấu chốt là bạn phải ẩn nấp đủ lâu để các động vật cảm thấy an toàn và xuất hiện. Nhiều ấn phẩm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chia sẻ rằng họ để lều trong môi trường tự nhiên nhiều ngày để động vật quen với sự hiện diện của nó trước khi họ thật sự vào lều và bắt đầu chụp ảnh.

    6. Sử dụng mồi nhử

    Một số động vật hoang dã không sợ con người nhưng cũng không có động cơ gì thúc đẩy chúng lại gần con người. Vì vậy, bạn hãy dùng một số thực phẩm làm mồi nhử có thể giúp dụ chúng lại gần. Dĩ nhiên, bạn cũng phải tham khảo các nhà chức năng xem cho động vật ăn có hợp pháp hay không – cho dù chỉ là một lượng nhỏ để chụp nhanh.

    7. Chụp các động vật nhỏ và động vật không sợ con người bằng chế độ chụp cận cảnh (macro)

    Có một số động vật hoang dã đặc biệt không sợ con người và hiếu kỳ như loài chuột túi ở Úc và vẹt lorikeet ở Mã Lai (loại vẹt cỡ nhỏ nhiều màu sắc). Và chúng không ngại tiến gần con người. Trong những trường hợp như thế, bạn không chỉ chụp chúng ở tiêu cự tiêu chuẩn hay tiêu cự dài mà còn có thể chụp chúng ở chế độ cận cảnh (macro) để có được những bức chân dung vô cùng thú vị.



    8. Quan sát hành vi của động vật và tính toán thời gian

    Động vật thường năng động nhất khi bình minh hoặc khi trời nhá nhem tối. Những thời điểm này cũng là lúc ánh mặt trời không chói như vào giữa trưa nên về mặt kỹ thuật là tốt nhất cho việc chụp ảnh. Tuy nhiên, nếu môi trường bị che tối và nếu động vật lờ đờ tuy vẫn còn thức thì buổi trưa cũng có thể để chụp tốt. Vấn đề là bạn phải biết mình muốn chụp gì để sắp xếp thời gian đến chụp sao cho tối ưu nhất.

    Tuy nhiên, một bức ảnh động vật hoang dã đẹp thường là ảnh chúng đang thực hiện các hoạt động thường ngày của mình. Để chụp được những khoảnh khắc này, người
    chụp phải rèn luyện tính kiên nhẫn và kinh nghiệm để đoán trước các sự kiện. Ví dụ, đến thăm một con cọp vào một buổi chiều nóng bức sẽ có cơ hội cao thấy được nó bơi lội hay chuẩn bị sẵn sàng để chụp một trận đấu đầy kịch tính khi thấy hai con hươu đực bắt đầu ngừng lại và nhìn vào mắt nhau.



    9. Chú ý đến việc đo sáng


    Nếu chủ thể động vật của bạn có màu rất tối (ví dụ như một con gấu đen chẳng hạn) và chiếm phần lớn trong khung hình thì bộ phận đo sáng của máy ảnh sẽ có khuynh hướng làm ảnh dư sáng. Ngược lại, nếu chủ thể của bạn có màu sáng (ví dụ như một con gấu bắc cực) thì bộ phận đo sáng của máy ảnh sẽ có khuynh hướng làm ảnh thiếu sáng. Để khắc phục điều này, bạn hãy đo sáng ở những vùng có màu trung lập để tính được độ phơi sáng thích hợp.

    Các loại ống kính được khuyên sử dụng

    Chủ thể động vật khá giống với chủ thể trong thể thao và trong chuyển động bởi sự di chuyển không ngừng và người chụp cũng phải duy trì một khoảng cách thận trọng với chủ thể. Vì vậy, loại ống kính nên dùng để chụp ảnh thiên nhiên và ảnh động vật cũng rất giống với loại ống kính được dùng để chụp ảnh thể thao và ảnh chuyển động. Một lần nữa, ống kính nhanh, chụp từ xa với độ tiêu cự dài được ưa chuộng. Tuy nhiên,
    ống kính chụp từ xa có Zoom linh hoạt được ưa chuộng hơn khi chụp chuyển động của động vật hoang dã chứ không như chủ thể trong thể thao có chuyển động không
    thể dự đoán được. Ống kính chụp cận cảnh (macro) cũng tuyệt vời khi chụp cận cảnh những chủ thể ngoan ngoãn.
    All Sony Alpha & Sony Lens
    My album

    Bạn đang sử dụng Sony Alpha / Minolta? Bạn đang có ý định dùng Sony Alpha? Vào đây tham gia với chúng tôi nhe

  2. #5712
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    6,403
    Ảnh cận cảnh (macro)

    Chụp cận cảnh đơn giản nghĩa là chụp gần chủ thể. Từ “macro” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “makros” có nghĩa là “lớn”. Lý do vì sao từ này được dùng để chỉ ảnh cận cảnh là do khi được chụp gần, kích thước của chủ thể trong ảnh sẽ được phóng to bằng hoặc lớn hơn chủ thể thật ở ngoài. Một điều thú vị ở thể loại ảnh cận cảnh này là nếu bạn có mắt nhìn tinh tường thì bất kỳ vật gì cũng có thể trở thành chủ thể thú vị của bạn.



    Những lời khuyên

    1. Hãy bắt đầu nhỏ

    Nếu bạn mới bắt đầu chụp thể loại ảnh cận cảnh thì bạn nên chụp tĩnh vật hay những chủ thể không quá sinh động trước. Những đồ vật như đồng xu, con tem, hay thậm chí những món đồ chơi yêu thích của bạn sẽ tốt cho bước khám phá ban đầu. Hãy đặt chúng lên một mặt phẳng thích hợp, sạch sẽ, không bừa bộn và bạn bắt đầu chụp. Nhưng hãy nhớ là vì bạn chụp cận cảnh nên những chi tiết nhỏ như bụi, vết bẩn hay vết cáu dơ trên chủ thể, trên bề mặt cũng sẽ hiện lên rất rõ. Hãy loại bỏ chúng trước khi chụp. Bạn hãy làm vệ sinh các vật chụp trước tiên và bảo đảm bạn chụp chúng trong phòng sạch sẽ, ít bụi và không có quạt thổi trực tiếp vào vật chụp.



    Ánh sáng sẽ là một vấn đề khi bạn chụp những vật phản chiếu ánh sáng như đồng xu, gương, đồ trang sức, v.v... Bạn hãy đặt chúng dưới nguồn ánh sáng khuếch tán và không chiếu thẳng đèn flash vào. Nếu mọi cố gắng loại sự phản xạ ánh sáng (hay bóng tối) thất bại thì bạn cần một hộp phân tán ánh sáng (light tent). Những tấm hình chóp hay hình nón sẽ bao phủ chủ thể và giúp làm mềm nguồn ánh sáng, giảm độ phản xạ. Nếu bạn muốn tự làm hộp phân tán ánh sang (light tent) thì tấm màn trắng hay cái bao gối là những vật dụng gia đinh mà bạn có thể lấy làm vật liệu.


    2. Chụp côn trùng

    Côn trùng và bướm là những chủ thể phổ biến để chụp cận cảnh. Khi chụp chúng, chỉ có hai từ cần nằm lòng là: nghiên cứu và kiên nhẫn. Cho dù định chụp loại côn trùng
    nào thì bạn cũng nên biết địa điểm và thời gian chúng hay xuất hiện hay hỏi một người chụp cùng sở thích khác về nơi chúng thích lui tới. Kiên nhẫn cũng là một yếu tố
    quan trọng. Bạn có thể phải chờ hàng giờ trước khi chủ thể thích hợp xuất hiện. Lý tưởng nhất là bạn nên chuẩn bị kỹ các thiết bị rồi chờ chủ thể đến hơn là đuổi theo chúng một cách ngốc nghếch. Nếu phải tiến lại gần chủ thể thì hãy thực hiện thật cẩn thận. Đừng tạo nên những chuyển động hay tiếng ồn không cần thiết khiến chúng hoảng sợ và bỏ chạy. Bạn cũng hãy cẩn thận, đừng phủ bóng tối lên chúng.

    3. Ánh sáng là chìa khóa

    Ánh sáng luôn là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh và dĩ nhiên kể cả ảnh cận cảnh. Ngay cả khi chụp trong một ngày đầy nắng, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash để bù sáng cho những vùng tối và tăng độ sinh động cho màu sắc. Nếu máy của bạn có chức năng đó thì bạn nên dùng đèn flash ngoài chuyên dụng. Đèn flash trong máy
    ảnh cũng tốt nhưng khi khoảng cách quá gần thì ống kính có thể cản ánh sáng gây đổ bóng lên chủ thể.

    4. Kỹ thuật lấy nét

    Mặc dù máy ảnh có thể tự động lấy nét nhanh trong tình huống thông thường nhưng khi chụp cận cảnh máy sẽ lấy nét chậm hơn do khoảng cách quá ngắn. Nếu thấy máy
    khó lấy nét tự động thì bạn hãy chuyển ngay sang chế độ lấy nét bằng tay. Thông thường, di chuyển máy về sau và đưa người ra trước sẽ dễ lấy nét hơn.

    5. Kiểm soát DOF

    Bạn còn nhớ chương viết về DO F không? Bạn càng gần chủ thể thì DOF càng mỏng. Vì vậy, để tăng tối đa DOF bạn sẽ chụp ở khẩu độ càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, điều này
    chắc chắn đoi hỏi bạn dung tốc độ màn trập chậm hơn gây rung máy nếu bạn cầm máy trên tay. Một độ rung dù rất nhẹ của máy cũng có thể khiến ảnh cận cảnh bị nhòe
    mờ. Vì vậy, bạn hãy nhớ luôn mang theo giá đỡ máy ảnh.

    6. Xác định tỉ lệ phóng to

    Khi tham khảo ống kính cận cảnh DSLR chuyên dụng, bạn có hiểu từ “tỉ lệ phóng to” nghĩa là gì không? Ví dụ, khi có người nói “1/10 kích thước thật” có nghĩa là ví dụ như chủ thể thật cao 10cm sẽ được chiếu thành 1cm trên phim hay bộ cảm biến. Trường hợp này có thể được viết thành: độ phóng to 0,1x hay thể hiện theo tỷ lệ là 1:10. Vì vậy, khi nói độ phóng to là 1x nghĩa là 1:1 cũng có nghĩa là chủ thể được ghi bằng với kích thước thật trên phim hay bộ cảm biến. Tương tự, độ phóng to 0,5x (một nửa kích thước thật) có tỉ lệ là 1:2 và độ phóng to 2x (gấp đôi kích thước thật) sẽ có tỉ lệ là 2:1.
    Ảnh dùng ống kính có độ phóng to ít nhất là 1x theo kỹ thuật gọi là ảnh cận cảnh.

    Các loại ống kính được khuyên sử dụng


    Với người mới sử dụng máy DSLR thì cách nhanh và dễ nhất để tăng độ phóng to là dùng kính lúp phóng đại - một kính gắn ngoài ống kính trông giống như kính lọc. Nhiều nhà sản xuất bán riêng loại kính này chứ không bắt buộc mua kèm theo máy ảnh. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu mua loại kính này thì bạn hãy bảo đảm kích cỡ vừa với ống kính đang sử dụng. Cái hay ở loại kính này là chúng khá rẻ, nhẹ nên dễ mang theo.

    Kính lúp có độ phóng đại linh hoạt thường từ +1 đến +10 đi ốt cho biết khả năng phóng đại của nó. Bạn có thể chồng 2 kính phóng đại lại với nhau để tăng sức mạnh phóng đại (chồng một kính +1 lên kính +3 sẽ cho bạn độ phóng đại +4).

    Nhưng bạn không nên ghép quá hai kính bởi sẽ có nguy cơ làm mờ nét ảnh. Kết hợp quá nhiều kính cũng làm giảm chất lượng của ảnh. Tiện dụng hơn, ống kính cận cảnh là một lựa chọn tốt nhất. Ống kính cận cảnh cũng có độ dài tiêu cự linh hoạt như 50/55/100mm và cho độ phóng to ít nhất là 0,5x (tỉ lệ 1:2) đến 1x (tỉ lệ 1:1). Ưu điểm của ống kính cận cảnh có tiêu cự dài hơn là nó cho phép người chụp đứng ở vị trí cách xa chủ thể hơn nên có thể giảm thiểu khả năng khiến chủ thể hoảng sợ bỏ chạy. Ngoài khả năng chụp cận cảnh, những ống kính này còn được dùng như các loại ống kính khác. Nhiều người chụp ảnh còn dùng kính chụp cận cảnh để chụp chân dung.

    Dành cho những ai đam mê chụp cận cảnh, vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash là các thiết bị ánh sáng tuyệt vời cho chủ thể được chụp cận cảnh. Vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash được lắp vào ống kính máy ảnh và có thể rọi sáng đều cho chủ thể nếu không bị người chụp, máy ảnh hay bất kỳ vật nào khác che khuất chủ thể gây đổ bóng.
    All Sony Alpha & Sony Lens
    My album

    Bạn đang sử dụng Sony Alpha / Minolta? Bạn đang có ý định dùng Sony Alpha? Vào đây tham gia với chúng tôi nhe

  3. #5713
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    6,403
    Em hoàn tất 6 Tips hướng dẫn các thể loại chụp, các Bác thắc mắc chỗ nào thì hỏi Em.

    @chuyenthang (Alpha-a350 cũ): 50 1.4 có hàng lâu rồi Anh, Anh gọi Nơ Trang Long để order nhe
    All Sony Alpha & Sony Lens
    My album

    Bạn đang sử dụng Sony Alpha / Minolta? Bạn đang có ý định dùng Sony Alpha? Vào đây tham gia với chúng tôi nhe

  4. #5714
    Tham gia
    18-08-2008
    Bài viết
    664
    Tản sáng tự chế xài cũng ok lắm các bác ui.




    Được sửa bởi chuyenthang lúc 01:38 PM ngày 03-08-2009

  5. #5715
    Tham gia
    06-04-2009
    Bài viết
    439
    Thanks Rùa nhiều nhé!

    @all: Các bác lưu ý, cái con này (hình dưới) cũng không sợ con người nhưng các bác đừng có chụp macro nó nhé! Còn nếu có chụp thì ưu tiên cho các bác nào có A900 để có gì để lại cho em. Hé hé. Dzọt lẹ!

    Chụp các động vật nhỏ và động vật không sợ con người bằng chế độ chụp cận cảnh (macro)


    A99 + CZ 16-80 + 70-300G + 50 Macro + Flash 42

  6. #5716
    Tham gia
    22-03-2007
    Location
    SG
    Bài viết
    434
    Chào cả nhà, mấy nay chụp thử này nọ với A7 mới cưới nhưng lens em toàn Minolta, chả biết lens Sony màu sắc ra sao nên em có con Minolta Maxxum 35-105 muốn đổi kit 18-70, bác nào có nhã hứng đổi với em hok hihihi

  7. #5717
    Tham gia
    04-12-2008
    Bài viết
    866
    a Rùa có file tổng hợp mí cái tips ko ah? để chép vào dt coi khi đi bắn phá....:D

  8. #5718
    Tham gia
    29-05-2008
    Bài viết
    186
    Quote Được gửi bởi ruanweixin View Post
    Chỉ bậy rùi Anh ơi, Trăng có bao giờ đứng yên cho A phơi 15-30s đâu. Chụp mặt trăng cứ xem như là chụp cảnh với ánh sáng ban ngày. Các Bác chọn M, khẩu 11, Tốc 1/125 là được. Từ đó điều chỉnh tốc tí xíu để ảnh sáng hơn nhưng đừng giảm xuống quá 1/80s nhe
    Mình có tấm chụp trăng cách đây 1 tháng! với ống small beercan (mua của bác imax) @ F8 1/250s 200mm.
    A580 30 2.8/35 1.8/50 1.7/50 1.4/CZ16-80/100-200 4.5/70-210 4.0 + F58 ...

  9. #5719
    Tham gia
    16-04-2009
    Bài viết
    2,106

    Cool

    Quote Được gửi bởi [DP] View Post
    a Rùa có file tổng hợp mí cái tips ko ah? để chép vào dt coi khi đi bắn phá....:D
    copy mí cái tips dzô WORD => chuyển thành PDF => copy dzô ĐT là xem được òi

  10. #5720
    Tham gia
    08-04-2008
    Bài viết
    486
    em úp ít hoa lá cành cho vui nhá
    #1

    #2


    #3

    tất cả đều là A7 + beercan ah
    Được sửa bởi arc_tuan lúc 04:01 PM ngày 03-08-2009
    Pentax K7 + 16-45 f4 DA + 35 f 2.4 DAL ...
    đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

Trang 572 / 1796 Đầu tiênĐầu tiên ... 7247252256257057157257357458262267210721572 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 28 users browsing this thread. (0 members and 28 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Sài Gòn - Giải tán Sony A350 + lens (Sony + Minolta) + Phụ kiện
    By lab in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 04-08-2009, 01:45 PM
  2. HCM - Giải tán Sony 18-250/3.5-6.3 và Sigma 70-200/2.8 for Sony/Minolta
    By nanomet in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 15-07-2009, 02:06 PM
  3. TQ - Bán Tokina for Canon - Minolta for Minolta/Sony
    By meo324 in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 04-04-2009, 01:17 PM
  4. HCM - Bán lens Minolta cho Sony Alpha/ Minolta
    By Rùa Hay Xỉn in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-12-2008, 11:19 AM
  5. HCM-Bán Minolta 50mm F1.7 (Dùng cho Sony Alpha và Minolta AF)tiếp đây
    By tranthuy2002 in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-10-2008, 11:43 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •