Chào bà con, tôi là newbie.
Cũng vì công việc nhiều năm liên quan đến lĩnh vực này nên tham gia 1 chút về phần cứng và kỹ thuật. Có thể bị lạc đề vì ko dính dáng đến nghệ thuật.
Bắt ảnh hồng ngoại cần 2 thứ: 1- thiết bị bắt hình (IR capture device - máy quay, máy ảnh, ống nhòm...) và 2- kính lọc hồng ngoại (IR filter).
Máy chuyên nghiệp có thể bắt được ảnh hồng ngoại trong điều kiện hầu như ko có ánh sáng (0.001 lux), bắt được toàn dải hồng ngoại (near IR và extrem IR). Máy nghiệp dư thì bị hạn chế, chủ yếu do nguyên nhân ko cho nhìn xuyên quần áo bà con ta. Đôi khi do nhà SX sơ ý (?) tung ra những SP nhìn xuyên quần áo. VD như Sony năm 1998 đưa ra dòng máy Handycam đầu tiên có chức năng night-shot nhìn đêm, có IR filter bán optional. Người dùng tình cờ phát hiện bộ này nhìn xuyên quần áo nên Sony đã cho thu hồi. Tất nhiên ai đã mua rồi thì chẳng dại gì trả lại.
Hình như Kyocera cũng 1 lần vô ý (?) đưa ra 1 Sp có tính năng như thế rồi xin thu hồi... Một số điện thoại trên thị trường hiện nay vẫn nhìn xuyên được khi phối hợp thêm IR filter.
Những SP night-shot sau này đều được nhà SX chặn tính năng nhưng dân kỹ thuật vẫn tìm được cách bẻ khoá. Bác nào quan tâm có thể vào trang kaya-optics chấm com để đọc thêm. Lưu ý - trang này thiên về thiết bị nhìn xuyên chứ ko có tí nghệ thuật gì hết.
Tôi cũng tò mò đặt mua 1 bội, nó gửi cho 3 cái kính lọc, trong đó có 1 cái IR filter, cỡ 37mm, lắp vừa máy Sony. Cũng được 1 hãng Nhật khác tặng 1 cái bé hơn khi đi lắp máy cho họ, hình như 32mm, ko vừa ống kính. Thỉnh thoảng bỏ qua nghịch chơi chứ ko dám vác đi chơi lung tung.
@Lehoangkien:
Máy ảnh, máy quay hồng ngoại chuyên nghiệp thì đúng như bác nói, thường được các cơ quan chính phủ sử dụng vào mục đích chuyên dụng. Ứng dụng khá rộng rãi và thiết bị vì thế cũng khác nhau. Máy ảnh cho điều tra hiện trường cũng chỉ là 1 loại. Nó cho phép nhìn xuyên qua 1 số loại vỏ bọc, vải, máu, mực, chất bẩn... mà không cần động chạm vào. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác nữa.