Trang 1 / 5 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 45

Chủ đề: Cambodia – Những Điều Chưa Biết

  1. #1
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253

    Cambodia – Những Điều Chưa Biết

    Tôi xin dành chọn 4 ngày nghỉ để làm 1 chuyến hành trình qua đất bạn Camphuchia…Với Tour du lịch của cty lữ hành Viettravel. Một lần nữa xin chân thành cám ơn Cty đã phục vụ chuyến đi thật chu đáo. Tôi xin đem lại những hiểu biết và hình ảnh để giới thiệu mọi người về đất nước và con người Camphuchia ngày hôm nay.

    Đất nước với hơn 90% người dân Campuchia theo đạo Phật


    Đi nhiều, gặp nhiều người mới thấy mình không lẻ loi, đơn độc vì có rất nhiều, rất nhiều người giống mình và họ sẵn sàng giúp đỡ khi mình gặp khó khăn...

    Hành trình chúng tôi bắt đầu lúc 5h sáng từ thành phố Hồ Chí Minh đi theo tuyến cửa khẩu Mộc Bài- Tây Ninh, với Tour du lịch Viettravel. Từ Việt Nam qua Campuchia với mọi thủ tục thật dễ dàng, chỉ có mất khoàng 45 phút chờ đóng cái dấu đỏ tại cửa khẩu Việt Nam, và 5 phút cho nhập cảnh vào Cambodia với sự chỉ dẩn nhiệt tình của hướng dẫn viên Vybon người Cam chúng tôi tất cả chỉ gói gọn trong vòng 55 phút để hoàn thành mọi thủ tục xuất nhập cảnh ở hai cửa khẩu.



    Hình ảnh đầu tiên khi bước chân qua đất Campuchia là hai bên đường san sát các sòng bài, mà sòng bài nào nhìn cũng hoành tráng với các kiến trúc khác nhau. Nghĩ mà tôi thấy lo……!!!







    Khoảng 11h trưa, chúng tôi ghé vào một quán ăn đối diện trạm xăng Sokimex với giá xăng 97 là 5000R bằng 25.000 đồng VN mắc hơn nhiều so với Việt Nam…đó cũng là lý do tại sao tại Cam chúng ta thường thấy những chiếc xe chở rất nhiều khách, ngồi cả trên mui xe là như vậy.







    Quán ăn tại đây rất bình thường có thể nói là ăn cho đỡ đói...vì còn cả một chặng đường dài nhưng đối với tôi món cá khô chiên dòn thật là ngon…đúng như lời HDV Vybon chia sẽ trước khi vào quán.



    Khoảng 13h45 xe ghé qua chợ Kampong Thom cho mọi người “Xã nước cứu Thân”. Tại đây tôi có cảm giác là mình vẫn chưa đi khỏi đất nước , bởi chẳng có gì khác biệt về cách sinh hoạt cũng như kinh doanh của những con người tại đây. Chỉ khác có 1 điều là mình nói tiếng Việt, người ta nói tiếng Khmer mà thôi.







    Dịch vụ đổi tiền ( Có thề nói rằng...Về tiêu dùng thì thật kỳ lạ, ở đất nước có đồng tiền riêng nhưng mọi mua bán từ lớn đến nhỏ đều niêm yết bằng giá USD, ngay cả bác xe ôm, tuk tuk hay quán bán bún phở của người Việt Nam cũng như vậy )


    Nhà hàng gần chợ để mọi người nghỉ ngơi 1 tý...

  2. #2
    ôi ! đã quá! em đang trông chờ phần tiếp theo của bác nè!

  3. #3
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253
    Đúng 4h chiều, chúng tôi tới khách sạn Apsara Angkor Hotel nằm ngay trục đường chính của TP Siem Riep. K/S chúng tôi ở là nơi các đó vài tháng các quan chức và thủ tướng chính phủ chúng ta lưu lại khi tham quan các khu di tích tại đây.



    Nhận phòng nghỉ ngơi khoàng 2 tiếng chúng tôi đi ăn tối tại nhà hàng Koulen

    (Ảnh chụp bằng Iphone nên chất lượng không tốt lắm)






    và thưởng thức các điệu múa đặc trưng của người Khmer gọi là điệu múa Apsara, bàn tay người vũ nữ rất quan trọng, khi múa thu tay ra thì xòe đủ 5 ngón tay, nhưng khi đưa vào chỉ đưa 3 ngón. ( Chắc nghèo do vậy quá )









    Sau đó chúng tôi được đưa về khách sạn nghỉ ngơi 1 chút, rồi đi Matsa kiểu Cam giá vé luôn tiền tip là 10USD ( cũng rẽ, nên đi thử xem sao...) Mất khoảng 1h đồng hồ thư giản..(rất đúng nghĩa vật lý trị liệu ) nhưng tôi thấy nên dành cho buổi tối hôm sau thì hay nhất vì...Sáng mai chúng tôi đi bộ tham quan rất nhiều từ các đền thờ Angkor và Biển Hồ.

    Chúng tôi được đánh thức vào lúc 6h00 sáng, ăn sáng tại khách sạn với những món ăn rất rất cơ bản là bình thường sau đó chúng tôi tập chung ra xe đúng 7h xuất phát đi tham quan đền Angkor, cách nơi ở của chúng tối khoảng 10 phút đi xe. Đúng là thật gần phải không các bác..?

  4. #4
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253
    Chúng tôi xếp hàng để chụp hình làm thẻ tham quan di tích đền Angkor.





    Tại đây còn có dịch vụ thuê xe máy, hay xe lôi trọn gói 1 ngày



    Theo như hướng dẫn viên Vybon giới thiệu là do 1 công ty tư nhân đứng ra chịu trách nhiệm bảo tồng di tích tổng thể này ( vé 1 ngày tham quan là 20 $, và thẻ được bấm vào đúng ngày mà mình sẽ tham quan tại đây. Nơi đây người ta kiểm tra rất là kỹ về thẻ này...nếu có gian lận thì sẽ bị đóng phạt gấp 10 lần tiền mua thẻ, nhưng riêng người dân Cam thì sẽ miễn phí hoàn toàn tiền tham quan và không giới hạn thời gian )

    Nhân viên kiểm soát thẻ...luôn luôn nở nụ cười với tất cả mọi người...điều này thật sự cần thiết với nền du lịch nước nhà...






    Xin giới thiệu sơ qua về tổng thể kiến trúc đền Angkor nhé:


    Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt : Ăng - kô - vat ) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

    Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

  5. #5
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253
    Sau khi chúng tôi nhận được thẻ của mình, được 1 cô bé người Cam lên tận xe kiểm tra thẻ 1 lần nữa, rồi xe đưa chúng tôi vào tham quan. Chúng tôi tạm xuống xe dừng lại chụp hình và tham quan lối vào các khu đền.



    Lối vào các khu đền






    Rồi sau đó, chúng tôi được đi chuyển bằng xe điện qua các cổng thành để tiến tới tham quan khu Đền Bayon.





    Di chuyển bằng xe điện qua các cổng thành...đi xuyên qua rừng rậm để tới đền Bayon





    Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.



    Khu đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, cách cổng thành khoảng 1 cây số rưởi. Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ.



    Được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ân Độ giáo như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang Đại thừa vì các vua đời trước nối nghiệp vua Suryavarman II theo Ấn Độ giáo, người xây dựng Angkor Wat đã để quân Chiêm Thành đánh bại. Sau khi Jayavarman VII chết, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo Nguyên thủy, đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.

    Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi.



    Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ.









    Nhiều khoảng tường công trình vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa. Có lẽ bị bỏ dở khi vua Jayavarman VII qua đời.

    Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2, 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái baroque, trong khi Angkor thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quán Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sanh và che chở cho đất nước.



    Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp bề 140 m và bề 160 m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại còn hẹp hơn với kích thước 70 m × 80 m; khác với Angkor Wat, người ta phải trầm trồ với qui mô to lớn và thoáng rộng của nó.



    Từ xa nhìn vào Bayon rải dài theo chiều ngang như một đống đá lổn chổn muốn vươn lên trời cao. Các tháp có kích cỡ cao thấp khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thắng vào mắt của du khách. Đi theo những lối đi quanh co, người ta có cảm giác như đi lạc vào một mê trận. Bất cứ rẽ vào lối nào du khách cũng trực diện với những đôi mắt đang chăm chú nhìn mình.



    Trong số hằng trăm ngôi đền nơi quần thể Angkor, Bayon khiến cho các nhà khảo cổ thắc mắc nhiều nhất. Bayon hiện vẫn bao trùm nhiều bí ẩn mà lời giải đáp vẫn đang còn được tranh cãi: nó được xây với biểu tượng gì, để thờ ai? Có lẽ thích hợp với lời giải thích nhất vẫn là khuôn mặt với nụ cười hết sức bí ẩn nằm ở tháp trung tâm.

    Có lẽ đây chính là nụ cười bí ẩn...?!?


    Nhưng theo một số người cho là đây chính là nụ cười Baloon đẹp nhất trong tất cả các bức tượng ở đây


    Một số dân Khmer cho rằng Bayon được xây dựng vào thời vương quốc này được chia thành 54 tỉnh, những đôi mắt của những bức tượng này nhìn về phía muôn dân trong các tỉnh đó để cứu độ (dưới hình ảnh Quán Âm bồ tát), để che chở (dưới hình ảnh của vua Jayavarman VII). Thoạt đầu vào năm 1929, Robert J. Casey trong cuốn sách về Angkor nhan đề In Fact cho rằng những khuôn mặt đá là những khuôn mặt của thần Siva thuộc Ấn Độ giáo. Thế rồi trong thập niên 1930, các nhà khảo cổ thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ khám phá ra rằng cái mô-típ ấy thuộc bên Phật giáo Đại thừa mà những hình ảnh bốn mặt đó là của Quán Thế Âm (Avalokitesvara). Họ lý luận rằng theo Đại thừa, bồ tát là người đã hoàn toàn giác ngộ để đạt thành Phật. Thay vì nhập Niết bàn, họ chọn ở lại trần gian để cứu độ những kẻ đang bị trầm luân trong khổ ải. Qua nụ cười bí ẩn của các khuôn mặt, vị bồ tát mà dân Campuchia gọi là Lokesvara đang tỏ lòng thương cảm trước nỗi đau của chúng sinh. Đồng thời có thuyết cho rằng vua Jayavarman VII tự cho mình hiển thị qua hình ảnh của Lokesvara, một vị Phật sống qua vai trò của một vị vua thần.

    Nhìn ngược về lịch sử, chiến thắng bất ngờ của vua Jayavarman VII dành lại độc lập cho xứ sở từ Chiêm Thành đã chiếm được trái tim của mọi con dân Khmer. Sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, ông thôn tính luôn nước Chiêm Thành và mở rộng lãnh thổ trải dài khắp vùng Đông Nam Á. Những tháp với bốn khuôn mặt nhìn ra bốn hướng có lẽ để làm e dè những kẻ đến chiêm bái ở đền Bayon.



    Nhìn đâu họ cũng thấy những đôi mắt của vị vua thần đang chằm chằm nhìn họ. Đồng thời những kẻ sùng bái thần phục lòng thương yêu của vị vua dành cho họ qua những hình ảnh trên những bức phù điêu mô tả đời sống thường nhật của dân chúng. Ngoài ra còn những bức miêu tả công lao đánh đuổi ngoại xâm Chiêm Thành nhắc nhở với thần dân rằng họ mang ơn vô vàn đối với vị vua thần đầy nhân ái, kẻ đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.

    Cố nhiên những công trình vĩ đại được xây dựng vào thời gian này đã làm cho nhân lực và vật lực trong nước bị khánh kiệt, thuế má và sưu dịch ngày càng đè nặng lên đầu nhân dân, làm cho quần chúng lao động vô cùng cơ cực và oán than. Nhiều cuộc bạo động và khởi nghĩa của quần chúng đã nổ ra, nhưng ngoài một số phong trào đấu tranh được ghi chép lại một cách vắn tắt và mơ hồ trong một số rất ít ỏi tài liệu văn bia, chúng ta không có thêm nguồn tài liệu nào khác nữa. Dẫu sao thì những công trình kiến trúc đồ sộ và vô cùng tốn kém đó cũng nói lên được sức sáng tạo của những người Khmer thời cổ.

    Dưới đời vua Jayavarman VII, sức sáng tạo đó rõ nét nhất qua việc xây dựng khu chùa Banteay Chmar, một trong những ngôi chùa đẹp nhất của Campuchia. Theo ước tính của G. Groslier trong cuốn Angkor - Người và đá "chỉ riêng việc xây dựng ngôi chùa cũng đòi hỏi bốn vạn bốn nghìn công nhân làm việc trong tám năm, mỗi ngày làm mười giờ. Còn như việc trang trí cho ngôi chủa thì cũng cần đến một nghìn thợ điêu khắc làm việc suốt trong hai mươi năm"

    Ngôi đền có thể do may mắn và do một phần chính do sự may mắn của lịch sử. Chính khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt đó mà các vị vua sau theo Ấn Độ giáo đã tưởng lầm là khuôn mặt của thần Shiva nên tiếp tục hoàn thiện nó mà không đập bỏ. Khác với những công trình khác có sự đấu tranh về tôn giáo, vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo sẽ đập bỏ toàn bộ các công trình xây dựng trước đó, và khi các vị vua sau theo Phật giáo sẽ làm việc tương tự và theo quy trình đó, toàn bộ các công trình trong quần thể Angkor Thom hoàn toàn không nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt. Một trong những ngôi đền tiêu biểu cho sự đấu tranh tôn giáo gay gắt nhất là Ta Prohm. Bayon lại may mắn hơn khi khuôn mặt Bồ Tát bốn mặt bị lầm tưởng là thần Shiva nên nó vẫn tồn tại khá nguyên vẹn đến tận ngày nay, dù bị đổ nát do chiến tranh và thời gian. Di tích này hiện nay đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nó là một trong những di tích thu hút du khách.

    Hiện nay Nhật Bản đã giúp Campuchia khôi phục di tích này.Phần phía bức tường có bức tranh sử thi được trùng tu trước vì sức phá hoại của thiên nhiên đến với các bức tranh này đang diễn ra nhanh chóng.



    Sau khi tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hết sức kỳ bí trên chúng tôi được chụp chung 1 tấm hình toàn cảnh của ngôi đền Bayon, rồi đi chuyển về khu đền Ta Prohm, trước khi tới đền Ta Prohm chúng tôi có đi qua "Sân Voi" khu được cho là nơi đấu trường Voi thời xưa



    Nơi đây đến khu “Sân voi” nơi xưa kia vua cùng quan thần xem cưỡi và đấu voi. Xưa kia ở đây là dinh thự của vua làm bằng gỗ, vì thế qua nhiều thế kỷ và thăng trầm của lịch sử đã không còn. Vào cuối thập niên 1960, nhà khảo cổ Pháp Bernard Philippe Groslier trong lúc trùng tu sân voi, đã tìm thấy chân của một cột gỗ to lớn, đây là vật duy nhất còn lại của các kiến trúc gỗ đã biến mất.



    Gần đây, nhà khảo cổ Roland Fletcher, thuộc Đại học Sydney, trong chương trình nghiên cứu về nguyên do sự sụp đổ bỏ hoang của Angkor, đã khảo sát các chất liệu do dân cư Angkor xưa sinh hoạt để lại dọc và dưới kênh đào quanh Angkor, đã nhờ cơ quan khoa học nguyên tử Úc (Australian Nuclear Science and Technology Organisation) thẩm định thời gian qua phóng xạ của bệ cột gỗ do Groslier tìm được cho thấy tuổi của cột là khoảng năm 905 đến 984.



    Điều này cho thấy khu cung điện hoàng gia và sân voi đã được xây dựng ít nhất là từ thế kỷ thứ 10. Trên khu này còn sót lại một tượng “vua cùi”, tương truyền là vua Jayavarman VII. Trên các tường, bệ chung quanh sân là những điêu khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Khmer Angkor: voi diễn hành, cưỡi voi chơi polo... Ở các góc tường bệ là các tượng điêu khắc hình chim thần garuda dùng tay nâng đỡ sân.

    Kiến trúc Sân Voi được xem là khá sắc sảo - cùng với Sân Vua Cùi làm nên một quần thể điêu khắc trên đá chia làm nhiều tầng. Ngay tại trung tâm chính của Sân Voi - nơi mà các quan đại thần cùng với vua làm lễ ra trận, hay chơi đấu voi, duyệt binh voi. Nơi trung tâm sân voi là nơi vua cùng với quan đại thần xem duyệt binh voi được xây dựng trên nền đất cao.



    Từ vị trí này vua có thể xem rõ toàn bộ quân đội voi và cảnh duyệt binh, hay những màn đấu voi phía đưới. Ngay tại sân trung tâm này có những linh sư canh gác ở mỗi vị trí góc. Cuối bậc tam cấp là điêu khắc đá với những chú voi rất sắc sảo mỗi bên 3 con. Cùng với sân voi và Sân Vua Cùi trong kinh thành Angkor Thom, điêu khắc trên đá chia làm nhiều tầng tạo nên một bức tranh kéo dài tuyệt đẹp.

  6. #6
    Tham gia
    18-01-2010
    Bài viết
    3,178
    Cám ơn chủ thớt. Một phóng sự đầy đủ hỉnh ảnh trung thực, chú thích sống động.

    Đang chở xem tiếp....
    Một ông già 67, một body 1DX, một ống 28-300
    Hõi Ngả Bất Phân

  7. #7
    Tham gia
    17-03-2011
    Bài viết
    63
    bác chủ cho hỏi 1 chuyến tham quan campuchia trọn gói bao nhiêu vậy bác?

  8. #8
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253
    "Giá tour là 4.500.000 đồng. Đem thêm 1.000.000 nữa là ok."

    Trước khi vào đền Ta Prohm, xe điện cho chúng ta dừng lại nghỉ ngơi để " Xả nước cứu thân" rồi mới vào tham quan Ta Prohm.

    Rời quảng trường Voi, chúng tôi đến đền Ta Prohm cách đền Bayon khoảng 2 cây số





    Tới nơi, chúng tôi phải đi bộ khoảng 1 cây số nữa mới tới đền Ta Prohn, nơi đây có 1 đoàn từ thiện ca hát gây quỹ giúp đỡ các nạn nhân do bom mìn từ thời chiến tranh để lại



    Từ thời chiến người ta không có dầu lửa để thắp sáng, nên khoét vỏ cây Dầu để lấy dầu thắp sáng


    Đền Ta Prohm là một ngôi đền thuộc quần thể Angkor, rất đặc biệt, nơi Angelina Jolie đóng phim “Bí mật ngôi mộ cổ”.
    Trong hình này ta chú ý kỹ... sẽ thấy được vị trí mà Angelina Joie đứng đóng trong film khi có 1 bé gái chạy qua bên dưới


    Đền được du khách viếng thăm nhiều nhất, vì cảnh đền bị tàn phá do thiên nhiên, cây cối và rể cây mọc đầy xum xê rất độc đáo.

    Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.



    Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.



    Đền do vua Jayavarman VII xây dựng năm 1189 dài 1 km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Sau khi lên ngôi vào năm 1181, Jayavarman VII lao vào một chương trình lớn lao là xây dựng các đền đài.

    Ta Prohm là một trong những ngồi đền đầu tiên được xây dựng, bia ghi là vào năm 1186. Tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VIIđã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua. Các đền ở phía Bắc và phía nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua.



    Tương tự Ta Prohm có đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20



    Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ.

    Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương.



    Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.



    Hiện nay trong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.

    Ta Prohm có ít phù điêu. Một trong các giải thích về sự thiếu hụt này là do các tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá gởi những người bài trừ thánh tượng Hindu. Công trình đồ sộ này chia làm nhiều tháp chính, tháp phụ và các khu vực trung tâm hay gian điện thờ. Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền và đền Preah Khan gần giống như nhau.



    Tuy nhiên, xét về mức độ tàn phá, Preah Khan bị các cây tung phá hoại nhiều hơn nên đền Preah Khan có cảm giác kỳ bí hơn rất nhiều. Nhưng do Ta Prohm nằm gần hơn Preah Khan nên được viếng thăm nhiều nhất. Ở trung tâm của các tháp thờ có các linga và yoni đặt ở giữa của chánh điện. Bên trong các tháp, gạch đá nằm ngổn ngang, và gần như công việc trùng tu ngôi đền vẫn còn đang tiếp diễn.

    Đền Ta Prohm bị hủy hoại bởi thời gian trong chiến tranh và bị thiên nhiên hủy hoại. Cổ thụ mọc xen lẫn bờ thành, rễ xuyên phá làm đá sụp đổ. Cảnh tượng hùng vĩ nhất chính là rễ của các cây tung và kơ nia ôm gọn cả ngôi đền như nuốt trọn.



    Cảnh đền có vẻ điêu tàn hoang phế nên đoàn phim Hollywood đã chọn nơi đây để diễn viên Angelina Jolie đi tìm kho báu trong phim Tomb Raider. Đền Ta Prohm đang được Ấn Độ tài trợ tu sửa phần nào. Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát khiến kiến trúc của ngôi đền càng thêm kỳ bí.



    Ngoài ra, đền Ta Prohm còn nổi tiếng với tên gọi Lăng mộ Hoàng hậu: nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn.

    Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.

  9. #9
    Tham gia
    29-11-2010
    Bài viết
    1,652
    Mình thì cũng mới dẫn đoàn tour đi cambodia về, 1 tháng nay đi về cũng 4 lần. Mỗi lần lên đường đi, tay cầm máy ghi lại những hình ảnh đẹp nơi đây. Trước mình cũng từng công tác 2 năm tại Siemreap, mỗi lần qua là mỗi cảm xúc khác nhau. Hình ảnh về đất nước này mình cũng ghi lại khá nhiều, mỗi góc nhìn là mỗi khoảnh khắc đẹp.
    Thanks bác chủ đã chia sẻ ảnh. Đang chờ tiếp loạt hình của bác chủ...^^

    Tuần này và trong 1 tháng tới mình lại lên đường sang đó. Và sẽ lại cầm máy lang thang theo đoàn ghi lại những hình ảnh nơi đây.

  10. #10
    Tham gia
    25-04-2006
    Bài viết
    253
    Rời đền Ta Prohm cũng là lúc đoàn phải quay trở về thành phố Siem Riep để ăn trưa,


    Chuẩn bị cho chuyến tham quan Biển Hồ cách trung tâm thành phố Siem Riep khoảng 30 phút chạy ôtô.( cái vụ này nằm ngoài tour của Viettravel ) ai đi tham quan thì 1 người đóng thêm 20 đô. Không biết có nên đi hay không....nhưng nếu các bác có qua tham quan Cam thì nên đi 1 lần cho biết để cảm nhận cái nơi người Việt Nam ăn...sinh...và sống như thế nào trên Biển Hồ

    Xin giới thiệu sơ qua về Biển Hồ tại Cam

    Được gọi là "Tonlé Sap" hay "Biển Hồ" theo cách gọi của người Việt Nam tại Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.


    "Ảnh chụp từ vệ tinh của Nasa"

    Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ.


    Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ

    Thường thì vào mùa khô từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km².



    Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng Mười thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.



    Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.



    Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu cho biết lòng hồ chỉ nhận khoảng 0,1-0,16 mm/năm từ hơn 5.000 năm nay nên nguy cơ hồ bị lấp cạn không đúng. Lượng phù sa không những không làm hại mà còn giúp ích giữ môi trường Tonle Sap luân chuyển.



    Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.

    Trường học Việt Nam ở khu vực Biển Hồ, Campuchia

    Tuy nhiên chỉ rời khỏi Phnom-Penh chừng chục cây số, ra tới khu vực Biển Hồ (còn gọi là Tonle Sap, tỉnh Kampong Chnăng) những làng người Việt ở đây phần lớn lại hết sức khó khăn cả về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần. Nhiều nơi không có điện, không có nước sạch, người dân chủ yếu chỉ sống dựa vào dòng sông Mêkông.



    Thống kê của chính quyền sở tại cho biết: Riêng tỉnh Kampong Chnăng hiện có khoảng 11.200 hộ, với khoảng 55.200 nhân khẩu là kiều bào người Việt làm ăn sinh sống. Riêng tại xã Chhok Tru có khoảng 1.000 hộ với hơn 4.500 khẩu. Ông Som Chi – Chủ tịch Hội người Việt tại Campuchia nhận xét: “Đa số người Việt sống tại khu vực Biển Hồ đều khó khăn.



    Cuộc sống của họ chủ yếu bằng nghề chài lưới và mua bán trên sông nước”. Thầy giáo Tuấn (hiện cư trú tại Chhok Tru) cho biết: “Nhiều con em người Việt ở đây không được học hành, không được hưởng những thứ cơ bản nhất mà những trẻ em nơi khác từng có.



    Do cuộc sống khó khăn, nên chúng phải theo bố mẹ lênh đênh trên những chiếc xuồng gỗ mưu sinh, xin ăn, đánh cá. Lớn thêm một chút, đám con trai thì ra tỉnh, về thủ đô làm công, làm thuê, còn con gái thì làm đủ nghề để kiếm sống, trong đó không ít em phải vào làm ở nhà hàng, quán karaoke... để gửi tiền về cho gia đình.”



    Ở khu vực Biển Hồ, ngày ngày sống trên những chiếc thuyền nhỏ lênh đênh, nhiều em nhỏ người Việt thậm chí chưa bao giờ biết tới mấy từ “trường lớp, sách vở, đi học...” là gì! Thế nhưng cộng đồng người Việt sống ở đây khá đông, đa phần đều không biết chữ, nên họ luôn tha thiết có trường, có thầy cô giáo để con cái của họ được đi học.



    Kiều bào Việt luôn quan niệm cần phải học để biết chữ mẹ đẻ, để luôn nhớ về quê hương, nguồn cội. Nắm bắt được tình hình này, trong 2 năm qua Hội người Việt tại Campuchia đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác hỗ trợ giáo dục cho con em cộng đồng, đặc biệt là việc dạy - học tiếng Việt.




    Du khách ghé thăm và tặng kẹo cho trẻ em

    Đó là hai ngôi trường mới nằm trên hai nhà bè lớn neo cặp với nhà sinh hoạt cộng đồng. Trường được cất dựng bằng cây, ván tốt, được trang bị nhiều bàn ghế, bảng đen và những vật dụng cần thiết khác. Mỗi ngôi trường có ba phòng, gồm hai phòng học và một phòng giáo viên.





    Tông-lê Sáp là một hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam-Á, mùa nước cạn diện tích 3.000km2, nhưng mùa nước lên diện tích hồ lên tới 10.000 km2. Lúc đó 5 tỉnh, thành giáp Biển Hồ, nước ngập mênh mông. Thật xứng đáng được gọi là biển trên đất liền. Đoàn chúng tôi đến thăm đúng vào mùa nước cạn nên lòng hồ có chỗ mực nước chỉ sâu khoảng một mét.



    Hướng dẫn viên Vybon cho biết nếu người không thạo luồng lạch thì thuyền, xuồng dễ bị mắc cạn. Nước trên Biển Hồ nơi bà con Việt kiều đang sinh sống đỏ ngầu màu đất. Thế mà nước dùng cho nấu ăn và sinh hoạt đều múc từ dưới hồ lên sau khi đã đánh một chút phèn.



    Việt kiều trên Biển Hồ mỗi năm chỉ được đánh bắt cá từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Bốn tháng còn lại là mùa sinh sản của thuỷ sản phải neo thuyền gác lưới. Điều đó đồng nghĩa với việc ngư dân thất nghiệp. Cuộc sống của ngư dân không có của để dành, không có tích luỹ đã khó khăn càng chồng chất khó khăn.

    [IMG][/IMG]

    Từ bến nước Chông Khơ-nia, đoàn chúng tôi ngồi thuyền máy đi khoảng 3 km thì đến lớp học. Gọi là Ấp nhưng không phải ở trên cạn mà là một cụm dân cư gồm ngư dân người Khơ-me và người Việt sống lênh đênh trên các chiếc thuyền trên hồ Tông-lê Sáp. Người Việt tại Ấp 7 có 364 hộ gồm 1944 người, có khoảng 200 cháu đang học từ lớp 1 đến lớp 4. Khoảng 20% số cháu không được đi học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Cả 5 lớp học của các cháu nằm trên một chiếc thuyền diện tích khoảng 70m2. Trị giá của chiếc thuyền này khoảng 15.000 USD.







    Một giáo viên khác là Nguyễn Văn Minh, cũng tình nguyện sang Ấp 7 dạy học được hơn một năm. Chúng tôi biết cuộc sống của hai giáo viên đều nhờ vào tiền trợ cấp của Hội Việt kiều. Tuy cuộc sống rất đạm bạc, nhiều gian nan vất vả, xa gia đình, nhưng khi gặp chúng tôi cả hai cho biết đều sẵn sàng gắn bó với sự nghiệp trồng người trên Biển hồ nơi đất khách quê người. Tấm lòng của hai nhà giáo thật đáng quí.
    Được sửa bởi sanqui lúc 09:30 AM ngày 27-07-2011

Trang 1 / 5 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •