“Soratama 72” là 1 dạng kính lọc với 1 quả cầu thủy tinh ngay giữa thấu kính để khi chụp cho ra hiệu ứng giống như viên bi hoặc quả cầu pha lê ngay trung tâm bức ảnh. Kính lọc này có đường kính là 72mm và được gắn ngay trước ống kính khi chụp.
Nguyên lý để sử dụng món đồ chơi vui vẻ này hết sức đơn giản, đó là ống kính mà bạn gắn Soratama ở trước phải lấy nét được vào ngay quả cầu thủy tinh ở giữa để chụp từ chính hình ảnh được hội tụ trên quả cầu , chính vì vậy mà chỉ có các Lenses Macro (Cập nhật: chỉ có các lens có khoảng cách lấy nét trong phạm vi khoảng cách tới quả cầu) mới phù hợp cho thể loại chơi này.
Đi kèm với Filter Soratama 72 là 1 ống nối dài 20mm để kéo dài khoảng cách lấy nét và để viên bi không đụng kính trước của lens. Nhưng nhiêu đó thì bạn cũng chưa thể chụp được gì vì khoảng cách lấy nét quá ngắn nên Soratama phải bán rời (lưu ý là bán rời chứ không phải là nguyên bộ, không hiểu sao nhà sản xuất lại phải tốn thêm 1 cái hộp mà không đóng chung vào cùng 1 bộ) thêm 3 khúc “Extension Tube 72” với kính thước tương ứng 5mm, 10mm, 20mm để người dùng linh hoạt điều chỉnh khoảng cách lấy nét giữa quả cầu thủy tinh với lens để cho hiệu ứng mạnh nhẹ khác nhau.
Vậy thì những lenses nào xài được với Soratama?
Bạn cần phải đọc kỹ khúc này nhé! Nhà sản xuất khuyến cáo là để đảm bảo an toàn cho lens và để đảm bảo khoảng cách lấy nét phù hợp thì chúng ta không nên xài các lenses Tele Macro bời vì khi gắn thêm tube để có thể lấy nét được vào quả cầu thì sợ rằng sức nặng của đoạn nối có thể làm hư ống kính giống như thế này:
1 trường hợp khác là chúng ta không thể lấy nét được vào ngay quả cầu cho dù đã có nối thêm tube phía trước, khi đó thì phải gắn thêm 1 đoạn tube chụp Macro ở phía sau ống kính như thế này:
Những lenses có tiêu cự từ 24-50mm (quy đổi theo chuẩn 35mm) sẽ có khả năng tương thích tốt nhất với món đồ chơi này. Tuy nhiên, mọi người cứ yên tâm là các lenses ngoài dải tiêu cự trên cũng có thể chơi được khi ta xài thêm Macro Extension tube, dĩ nhiên là phải nối nhiều khúc hơn nếu lens có khoảng cách lấy nét quá xa, ngược lại thì quả cầu có thể đụng vào kính trước nếu khoảng cách lấy nét của lens đó quá ngắn. Khoảng cách từ Soratama tới lens khi đó tỷ lệ thuận với khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính đó. Lens có khoảng cách lấy nét càng ngắn thì bộ đồ chơi của chúng ta càng gọn nhẹ vì đỡ phải nối nhiều khúc với nhau :D
Có 1 cách đơn giản hơn đó là gắn filter close up lên ống kính zoom tiêu cự trung bình, với ống kính zoom thì ta có thể linh hoạt điều chỉnh được kích thước của quả cầu mà mình muốn xuất hiện trên frame hình. Ưu điểm rõ ràng của việc này đó là ta không phải mất nhiều thời gian và việc thay thế các tube để có kết quả như ý muốn khi xài lenses có tiêu cự cố định (prime lenses)
Nói túm lại, khi xài Soratama thì có mấy thứ quan tâm sau đây:
- Khoảng cách lấy nét gần nhất của lens là bao nhiêu để gắn tube cho phù hợp
- Đường kính của đầu ống kính là bao nhiêu để gắn Soratama vì Soratama có đường kính là 72mm
Giải quyết xong 2 vấn đề trên thì bạn có thể xách máy đi tìm con nghệ được rồi :P
Bộ ảnh này em chụp với Pentax K-S2 và ống kính Pentax Macro 35 2.8 Ltd có đường kính phi trước là 49mm, do vậy chỉ cần 1 Stepring gắn chuyển từ size 49mm - 72mm là có thể chụp vô tư ở mọi khoảng cách rồi. Rất là tiện!
CXS_8231 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8236 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8247 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8249 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8267 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8269 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8274 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8295 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8296 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8308 by sGear.vn, on Flickr
CXS_8289 by sGear.vn, on Flickr
Cảm ơn nhà phân phối Ti Xi Ai đã hỗ trợ cho mượn sản phẩm
Một số mẫu Setup trên các dòng máy và ống kính của các thương hiệu khác nhau được khuyến cáo bởi nhà sản xuất để người dùng có thể cân nhắc và lựa chọn cách chơi với Soratama 72
Xem thêm ở đây