Chào cả nhà, số là có dịp được theo chân một đoàn làm việc sang Armenia từ 25-27/5/2013 vừa qua, mình đã tranh thủ ít thời gian để khám phá đất nước này. Mình xin chia sẻ những cảm xúc cùng những tâm tư của chuyến đi ngắn ngủi này dành cho các bạn quan tâm. Bạn nào đã từng đi đến vùng đất này, nếu có thông tin gì thêm thì cùng mình chia sẻ luôn nhé.
Trước khi đi, mình đã tìm hiểu khá nhiều về thông tin ở Armenia, đặc biệt là lịch sử của đất nước này. Armenia là một đất nước còn khá mới mẻ với nhiều người, và đây là một trong số ít quốc gia không có China town và có cả chính sách hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh để tránh tình trạng “đô hộ kiểu mới” của TQ.
Đến sân bay của thủ đô Yerevan vào lúc 23h, cả đoàn đã khá mệt mỏi do phải di chuyển khá dài từ Việt Nam. Ấy thế mà phần nhập cảnh khá nhọc nhằn với đoàn vì 1 lý do hết sức đơn giản là “lần đầu tiên có đoàn Việt Nam đông sang Armenia”. Do vậy, an ninh sân bay bối rối trong việc làm thủ tục, ngay cả hộ chiếu ngoại giao cũng không có quyền ưu tiên gì. Nói chung mọi thứ cũng ổn, ra ngoài sân bay, mình lên chuyến xe chở cả đoàn về khách sạn tại quảng trường trung tâm thủ đô.
1. Sân bay quốc tế Zvartnots, thủ đô Yerevan, Armenia.
Điều đầu tiên mà mình cảm nhận về đất nước này đó là nó hiện đại hơn mức mình nghĩ rất nhiều lần. Đường sá, nhà ở, các công trình được quy hoạch một cách thông minh và rất gọn gàng. Có lẽ, đất nước này đã bắt đầu tạo thêm cho mình nhiều động lực để tìm hiểu rồi
Ngày đầu tiên: Hồ Sevan và vùng cao nguyên tuyệt đẹp
Cả đoàn sau khi ăn sáng tại khách sạn, đã lên đường đi đến một khu khai thác mỏ kim loại ở gần biên giới Iran. Trên đường đi, cả đoàn đã đi ngang qua hồ Sevan. Đầy là hồ lớn nhất ở Armenia và vùng Caucasus. Nó là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở trên thế giới nằm ở độ cao lớn (theo Wikipedia).
Đây là 1 số hình ảnh quanh khu vực hồ Sevan:
2. Vùng đồng bằng hồ Sevan, Armenia.
3. Phía bên kia của con đường gần hồ Sevan là những ngọn núi với đỉnh được phủ tuyết quanh năm.
Thời kỳ Armenia thuộc Liên Xô, Stalin đã ra lệnh rút nước hồ Sevan xuống để tăng diện tích đất lên, nhằm phục vụ cho mục đích nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, nước rút xuống đã gây ra sự thay đổi sinh học ở khu vực này một cách nhanh chóng. Nhiều loài trong hồ đã mất đi, cây cối được trồng xung quanh khu vực mới rút nước cũng không sống được do đất là lớp đá vôi. Ngày ấy, trong hồ Sevan này có 4 loài thuộc họ cá chép. Stalin đã mang thêm 1 số loại cá ở Nga đem về đây nhân giống thử. Điều đó tưởng chừng rất tốt, ai dè những loài cá mới đã ăn thịt hết những loài cá bản địa trong hồ. Ngày nay, chỉ còn 2 loài cá bản địa còn sinh sôi đẻ nở thôi.
4. Chuyến xe bus chở cư dân bản địa về trung tâm vùng Gavar, Armenia.
5. Đường đi Martuni, Armenia.
Phải mất gần 1 tiếng đi xe, chúng tôi mới đi qua hết 68km chiều dài của hồ Sevan. Trên đường đi, tôi tiện tay chụp vài tấm hình ở khu vực ngoại ô. Hình như Armenia dồn sức dồn của để xây dựng thủ đô Yerevan, khu vực nông thôn rất thiếu thốn, nhà cửa không được khang trang. Các công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Xô Viểt được giữ lại cho đến giờ, được xem là vết tích của một thời đáng nhớ của người dân nơi đây.
6. Bồn binh ở vùng ngoại ô
7. Vết tích còn lại của Xô Viết
8. Chung cư được xây dưới thời Xô Viết bằng gạch từ dung nham núi lửa (ngọn Ararat phun trào năm 1840)
Người dân ở đây hiền hậu, rất hiếu khách. Món ăn ở đây với mình khá dễ chịu. Thành phần chính của bữa ăn ở đây gồm bánh mỳ, các loại trái cây muối mặn, ăn với thịt cừu nướng, cá nướng và khoai tây. Thường trong một bữa ăn, người ta thường uống với rượu vodka Ararat để giữ ấm cho cơ thể.
9. Bác này là đầu bếp ở quán ăn dọc đường mà đoàn mình dừng lại để thưởng thức.
10. Chắc lần đầu tiên các em nhỏ thấy nhiều khách Việt Nam nên tỏ ra rất thích thú
11. Đây là món cừu nướng ăn kèm với khoai tây nướng
![]()