ĐĂNG NHẬP | ĐĂNG KÝ
THỂ LOẠI
 
Du lịch Góc ảnh hay Giới thiệu nhiếp ảnh gia Giới thiệu sản phẩm mới
Phóng sự - Photojournalism Thời trang Trao đổi kỹ thuật Xử lý hậu kỳ
Đập hộp, review thiết bị
 
Giới thiệu nhiếp ảnh gia
 
Những câu chuyện ảnh và sự thật khủng khiếp
Người gửi: Kokoro - 14/04/2011 - Chuyên mục: Giới thiệu nhiếp ảnh gia
Lần xem: 16901 | Đánh giá:
  • Bình chọn
  Bình chọn: 5.0 điểm / 7 đánh giá
In trang này
Philip Jones Griffiths - một trong những phóng viên ảnh chiến tranh vĩ đại nhất của thế hệ mình, hầu như gắn bó cả đời mình với Việt Nam. Ông là người đã có mặt ở Việt Nam cả trong chiến tranh ác liệt, những năm tháng hòa bình và cả trong cuộc chiến công lý mang lại quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam. Qua ống kính của ông, những sự thật khủng khiếp về cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ được phơi bày một cách chân thực nhất.

Philip Jones Griffiths là nhiếp ảnh gia đầu tiên đã đưa những hình ảnh của chiến tranh, hậu quả của chất độc da cam ở Việt Nam đến với thế giới. Những bức ảnh đã giúp cho thế giới hiểu về một tội ác mà người Mỹ đã cố gắng quên đi. Vietnam Inc (xuất bản năm 1971, tái bản năm 2001) là cuốn sách ảnh về chiến trường Đông Dương mà Griffiths ghi được từ năm 1966 đến 1971. Vietnam Inc đã tạo ra một cú sốc lớn đối với người Mỹ về cuộc chiến khủng khiếp nơi đây. 







Tác phẩm của ông khiến nhà ngôn ngữ học, triết gia, chính trị gia Noam Chomsky nhận xét: “Nếu bất cứ ai trong Nhà trắng đã từng đọc cuốn sách này, chắc chắn rằng sẽ không diễn ra hai cuộc chiến tranh ở Iraq hay Afghanistan nữa”.



Ông còn cho xuất bản thêm 2 cuốn sách khác về Việt Nam. Agent Orange - Colleteral Damage in Vietnam nói về những tác động khủng khiếp của chất độc da cam đối với con người mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Một cuốn sách ảnh khác dày 178 trang với gần 100 bức ảnh, phần lớn là đặc tả các nạn nhân dị tật do chất độc da cam, hình ảnh những bà mẹ với những nỗi đau chết lặng... Vietnam at peace là biên niên sử về Việt Nam sau cuộc chiến. 

Đó là một công trình nghiên cứu dài 25 năm, ghi lại những hậu quả lâu dài của cuộc chiến tại đất nước này, những khó khăn về vật chất và tinh thần mà dân tộc Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là hậu quả nặng nề do lệnh cấm vận của Mỹ. 



Sự thật khủng khiếp về tội ác của chiến tranh






Trong cuốn về chất độc da cam, ông viết lời mở đầu: “Một số bức hình vượt quá sức chịu đựng của chúng ta, nhưng ngoảnh mặt đi và từ chối nhìn cũng sẽ là một tội lỗi”. Ông thành lập website http://agentorangevietnam.net để làm cầu nối đưa những trái tim nhân hậu về với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. 


Ống kính của Philip Jones Griffiths đã phản ánh một sự thật: 6% trẻ em trong các trường học ở Việt Nam mang dị tật bẩm sinh, 4% thai nhi bị chết do bào thai tan thành nước hay sảy thai, và một số nhiều khác bị sinh ra trong hình thù quái dị. 







Tại những vùng bị nhiễm chất độc hóa học trong thời chiến, trẻ em ra đời với những bệnh như nứt đốt sống, ung thư gan, chậm phát triển cơ thể và trí tuệ. Nhiều bé em sinh ra không có mắt, không chân tay, thậm chí dính liền vào nhau, phải sống đời sống thực vật...

Đó là những bằng chứng sống cho tội ác của chiến tranh. Là những vết thương nhức nhối bao nhiêu năm vẫn không thể lành...

Ống kính của lương tri 

Griffiths là con người của nhân loại yêu chuộng hòa bình. Ông có một lý tưởng nghề nghiệp quyết đeo đuổi tới cùng: hướng ống kính về phía nhân loại lớn, những con người nghèo khổ, nạn nhân của chiến tranh, hướng ống kính về phía nhân dân. 

Ông chủ tịch hãng ảnh thông tấn Magnum nhận xét: “Griffiths làm giàu cho cuộc sống chúng ta bằng lòng dũng cảm, sự thấu hiểu, đam mê và từng trải.... Với nhiều người, ông đã đem đến cho báo chí một tâm hồn đạo đức”.





Chị Trương Thị Thuỳ và con là Trần Thị Kiều, 4 tuổi. Kiều sinh ra không có mắt và bị câm

Điều đặc biệt nhất giữa Griffiths và các phóng viên ảnh thời ấy là ông bị mắc bệnh giảm thị lực. Hai mươi năm lăn lộn nơi chiến trường đã phá hỏng đôi mắt của ông. Nhưng Philip Jones Griffiths đã có những khoảnh khắc của cuộc chiến chính bằng tâm hồn và trái tim mình.




Lê Thị Hoa và bàn tay ngón ngắn

Rất lâu trước khi máy ảnh kỹ thuật số và mạng Internet ra đời, Philip Jones Griffiths đã có những bức ảnh đẹp bằng nỗ lực của riêng mình. Ông kiểm tra độ tương phản bằng cách: mắt trái cho ông cái nhìn sắc bén, mắt phải mang lại nguồn ánh sáng dịu dàng. 



Kim Thoa, 16 tuổi, bị chứng kiến dạng da. Mặt và cơ thể em có nhiều vết vảy cá màu đen

Không có ống kính zoom, ông buộc phải đặt bốn máy ảnh, hai cái Leica, hai cái Nikon ở bốn góc, để thu được những bức hình đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. 

Có một điều kỳ lạ, là ông nhận được những sự giúp đỡ tận tâm của lính Mỹ, những người có khao khát cháy bỏng là cuộc chiến tranh vô nghĩa sớm chấm dứt. Bởi chính họ cũng căm ghét những điều họ đang phải làm.



Griffiths mang vào những bức ảnh của mình tâm hồn nghệ thuật và trái tim đạo đức. Chất nhân văn bao trùm tác phẩm của ông. 







Lê Thị Đạt phải sống bằng đời sống thực vật

Trường hợp em bé làm tôi xúc động nhất là Lê Thị Đạt ở Quảng Trị. Đây là bức ảnh tôi chụp năm 1998, lúc em 13 tuổi. Người ta nói em bé này không biết gì cả vì não đã “chết” mất rồi. Nhưng riêng tôi thì có cảm giác em còn biết. Hôm ấy em nằm trên giường, tôi chụp rất nhiều ảnh và cứ ngồi nhìn em mãi, đến khi tôi bước đi thì em hướng tới để nắm lấy tay tôi...”, Griffiths nói. 

Chất độc da cam làm cho lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, người ta không chỉ bị chết hoặc tàn tật ngay trong chiến tranh, mà sau đó tiếp tục bị tàn phế do di truyền rất khủng khiếp. Philip Jones Griffiths đã thực hiện những hành trình thật gian nan để ghi lại những hình ảnh xúc động về nạn nhân dioxin ở nhiều vùng miền Việt Nam. 

26 lần đến Việt Nam, đến bao nhiêu thôn làng và hàng chục nghìn lần bấm máy... . Philip Jones Griffiths nói rằng: “Tôi vẫn tiếp tục đi tìm hình ảnh về đề tài này, về nỗi đau trong ánh mắt... tôi cũng tiếp tục thu thập bằng chứng để giúp những nạn nhân chất độc da cam đang đâm đơn khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ. Tôi muốn chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về những điều họ làm”.

Vậy mà Philip Jones Griffiths đã qua đời ngày 18/3/2008 vì căn bệnh ung thư.... Ông mất đi khi những con người Việt Nam ông yêu mến vẫn đang phải tiếp tục cuộc hành trình đòi lại công lý. 

Tấm lòng với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tiếp nhận bộ sưu tập Chất độc da cam ở Việt Nam của nhà báo Philip Jones Griffiths, bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh phát biểu: “Những bức ảnh tư liệu của ông Philip Jones đã giúp người Việt và quốc tế hiểu rõ hơn hậu quả của chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra. Cùng với nhiều nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, Philip Jones đã tích cực góp phần lên án tội ác chiến tranh xâm lược, chất độc da cam, đồng thời kêu gọi sự đồng cảm, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.



Bà Heather Holden (giữa, vợ của nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths) và hai con gái chụp ảnh với các nạn nhân chất độc da cam VN Nguyễn Thị Thùy Linh và Nguyễn Đức.

Thực hiện tâm nguyện của cha, cô con gái Katherine - đảm nhận Chủ tịch điều hành quỹ từ thiện Philip Jones Griffiths - cho biết: “Lúc sinh thời, cha vẫn thường nói với chúng tôi về Việt Nam và các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Tôi biết ông dành cho các nạn nhân da cam Việt Nam một tình cảm đặc biệt. Ông muốn cho thế giới biết quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc da cam gây độc hại cho người dân Việt Nam như thế nào. Họ đã đền bù cho các cựu binh của họ, còn những nạn nhân như ở Việt Nam thì chưa. Vì sao?”.

Bà Heather Holden, vợ của nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths, chia sẻ thêm: “Điều quan trọng là công việc của ông ấy sẽ được ngày càng nhiều người biết đến để sự thờ ơ sẽ không còn nữa. Đây là lý do chúng tôi hy vọng những cuộc triển lãm trưng bày các công trình của Philip và những thành tựu tiếp nối của Quỹ Từ thiện Philip Jones Griffiths sẽ góp phần giúp đạt được mục đích này”.

Tổng hợp từ Internet
Bình luận
Gửi lời bình luận
Bạn chưa đăng nhập.
Chỉ có thành viên VNphoto mới có quyền Gửi bình luận.
Nếu bạn đã đăng ký, xin hãy đăng nhập ở đây hoặc đăng ký.
Các bài khác
Philip Jones Griffiths và tình thương với đất nước, con người Việt Nam
Những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất mọi thời đại (phần 1)
Giải World Press 2017: Ảnh ám sát Đại sứ Nga đoạt giải
James Nachtwey - nhiếp ảnh gia có trái tim vàng
Bậc thầy nhiếp ảnh phố màu sắc - Alex Webb
Evgenia Arbugaeva đoạt giải Leica Oskar Barnack 2013 với dự án ảnh “Tiksi”
Đen trắng bình dị
William Klein: 10 bí quyết nhiếp ảnh đường phố để...phần 2
William Klein: 10 bí quyết nhiếp ảnh đường phố để "..theo đuổi những bản năng của chính mình”
William Klein: ‘Tôi chỉ là một kẻ ngoại đạo…theo đuổi những bản năng của chính mình”
Xem thêm
 
Tác phẩm của Tuần
 
Bồ Công Anh 3
vinhkha
Xem tất cả các tác phẩm của tuần
 
Giới thiệu sản phẩm mới
 
Cuộc thi ảnh "VĂN HIẾN NGHÌN NĂM - TINH HOA HỘI TỤ''
Fujifilm X-A7 ra mắt, máy ảnh thông minh rất dễ dùng cho chụp ảnh và quay phim
Shriro Việt Nam giới thiệu 3 ống kính Sigma mới
LG 34WK95U-W UltraWide 34 inch WUHD: Siêu màn hình đô phân giải cao, phổ màu rộng !
Máy chiếu BenQ W2700, tối ưu màu sắc cho nguồn phim 4K HDR !
Màn hình Viewsonic VP3268-4K trên cả chuẩn mực [VNPS 2019 - 06/07-04-2019]
Xem tất các bài viết khác
 
Du lịch
 
Côn Đảo-hòn ngọc giữa biển Đông
[India] Hampi cố đô bị lãng quên
Đạp chụp khám phá Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà
Đạp và chụp ảnh du lịch đảo Phú Quý - Bình Thuận.
Vẻ đẹp Việt Nam tại triển lãm Vietnam Heritage Photo 2013
Lễ Hội Rước Đèn Trung Thu (Lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam)
Xem tất các bài viết khác
 
Thời trang
 
Đêm hội chân dài 7 - 20/05/2013
“Xứ sở thần tiên” của Kirsty Mitchell
 
Phóng sự - Photojournalism
 
Phóng sự ảnh: Cách mạng cần sa ở Úc
Câu chuyện về SEVT và những chiếc S8
Audio Visual Show 2014
Vietnam Motorbike Festival 2014
Thương Xá Tax - Những ngày đô hội cuối cùng
VNPhoto đồng hành cùng Digital Photo & Imaging 2014.
Xem tất các bài viết khác
 
Tin từ BQT
 
Mời tham gia Hội chợ Nhiếp ảnh quốc tế TP.HCM lần 1 năm 2022
Cuộc giải ảnh “NINH THUẬN – MIỀN DI SẢN" mời anh em tham gia
Mời các bạn tham dự Vietnam Photo Show (6-7/4 tại 272 Võ Thị Sáu, Quận 3)
Chợ Phiên VNPHOTO @ Vietnam Photo Show (6-7 tháng 4 tại 272 Võ Thị Sáu, Quận 3)
Cuộc thi ảnh Vẻ đẹp Xuân Kỷ Hợi
Kết quả cuộc thi ảnh "Ấn tượng Việt Nam" Mùa 2/ Đợt 1 và công bố tiếp cho Đợt 2
Xem tất các bài viết khác
 
Hoạt động offline
 
Hình chụp hai mẫu ở Novaland 26-01-2022
VNPhoto offline - chụp ảnh đẹp, nhận quà vui mừng Xuân mới 2022
Bộ ảnh về photo trip Bảo Lộc cùng Vespa Racing 60s
Mời tham gia photo trip Vespa Racing Sixties Bao Loc cùng với VNPhoto
Triển lãm ảnh thiện nguyện Sắc màu cuộc sống lần 3-2019 giúp mổ mắt đục thủy tinh thể
Help- Portrait Việt Nam 10 năm hy vọng trao nụ cười lan toả yêu thương
Xem tất các bài viết khác
 
Mentor Series
 
[Video] DIGITAL BLENDING - Bí kíp chồng ảnh "đỉnh kout" trong Nhiếp ảnh | WORKSHOP #2
Hướng dẫn Chụp ảnh & hậu kỳ TIME-LAPSE Bình minh & Hoàng hôn (SR+SS)
Workshop: Cân chỉnh màu sắc, phối màu hội họa vào ảnh chụp 07/09/2019
Mời các bạn tham dự workshop Cân chỉnh màu sắc, phối màu hội họa vào ảnh chụp
Mời các bạn tham dự workshop về chỉnh màu trên màn hình và hậu kỳ photoshop
[VNPhoto Mentor Series 2019] Hafoto Workshop - Daylighting for Portraiture
Xem tất các bài viết khác
 
Tin mới
 
NVIDIA tổ chức sự kiện GeForce RTX for AI & STEM tại TP.HCM
Sony ra mắt thế hệ TV BRAVIA XR 2022 mới với công nghệ đột phá
Sony Việt Nam ra mắt máy ảnh Alpha 7 IV vượt trội với cảm biến full-frame 33 MP
10 máy ảnh xuất sắc nhất tại TIPA World Awards 2021
Canon thông báo dừng nghiên cứu phát triển ống kính EF mới
Những sản phẩm tiêu biểu sẽ có mặt ở AVShow 16 tại Sài-Gòn
Xem tất các bài viết khác
 
Trao đổi kỹ thuật
 
Cách chụp phóng sự cưới chi tiết !
9 KỸ THUẬT CHUYỂN CẢNH CƠ BẢN TRONG DỰNG PHIM
Các bước để chọn mua hay ráp 1 chiếc xe touring
Canon EF 70-200mm f2.8 vs f4
[Mở Link Đăng Kí] Workshop: Studio lighting - Hafoto
WORKSHOP: Studio lighting - Hafoto
Xem tất các bài viết khác
 
Xử lý hậu kỳ
 
Chỉnh ảnh đẹp bằng Lightroom cho người mới bắt đầu
Cài đặt Sử dụng phần mềm View NX-i & Capture NX-D
[TUT] Chia sẻ cách chỉnh màu trong veo bằng Lightroom
[TUT] Hướng dẫn blend màu trong veo bằng photoshop
Diagram Lighting cho ảnh sản phẩm và món ăn
Histogram toàn tập - Chỉnh màu đúng trong 2 nốt nhạc
Xem tất các bài viết khác
 
Đập hộp, review thiết bị
 
kodak m35 , máy đồ chơi
Trải nghiệm màn hình Samsung ViewFinity S8 27 inch S80PB
Đánh giá lens macro Fuji 80mm f2.8
Giới thiệu chân máy Manfrotto National Geographic NGPH001
Olympus M.Zuiko 25mm F/1.2 PRO và Panasonic Leica 25mm F/1.4
Các đặc điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-G85
Xem tất các bài viết khác
 
Góc ảnh hay
 
Indoor vs 35 Art
Phố Cổ Québec và Montréal Nhìn Qua Leica Q3
Ảnh chân dung Halation ngược sáng đẹp
Đi thăm các thành phố cổ Maya ở Mexico và Trung Mỹ
Đi Chơi Costa Rica
Nikon Df - Chia sẻ niềm vui bất tận
Xem tất các bài viết khác