[b]David Bailey
[/b]
[img]http://www.beatlesarchive.net/wp-content/uploads/2013/08/john-lennon-paul-mccartney-1965-photo-david-bailey.jpg[/img]
Nhiếp ảnh gia người Anh David Bailey chuyên chụp ảnh thời trang và chân dung, trở thành tay ảnh song hành cùng các huyền thoại. Như Andy Warhol, ông hoàng của trường phái nghệ thuật đại chúng pop art. Cho đến các bức ảnh chân dung những nhân vật mang tính biểu tượng như The Beatles, Mick Jagger… đưa tên tuổi ông trở thành một trong những bậc thầy của nhiếp ảnh chân dung từ những năm 1960.
Trong lĩnh vực ảnh thời trang, David Bailey là cái tên luôn gắn liền với tạp chí Vogue Anh Quốc. Kỷ lục 800 trang ảnh cho tạp chí Vogue trong vòng 1 năm, khiến giới thời trang nước Anh, những cô đào lừng danh đều trông cậy ông như một phù thuỷ mang đến cái đẹp và sự nổi tiếng. Và dĩ nhiên, các tạp chí thời trang muốn tạo thương hiệu thì phải nhờ đế David Bailey!
[b]Magaret Bourke-White
[/b]
[img]http://dujye7n3e5wjl.cloudfront.net/photographs/640-tall/time-100-influential-photos-margaret-bourke-white-gandhi-spinning-wheel-39.jpg[/img]
Margaret Bourke-White là một trong những phóng viên ảnh nữ đầu tiên cho tạp chí Life. Bỏ qua nỗi sợ hãi và với tài năng xuất chúng, Bourke-White quăng mình vào chiến trường Thế chiến II.
Bà sinh ra tại New York và được xem là nữ phóng viên chiến trường đầu tiên của Mỹ. Sự nghiệp của bà được cô đọng lại bằng 150 bức ảnh trong quyển Margaret Bourke-White: Moments in History (Những khoảnh khắc lịch sử).
[b]Ansels Adam
[/b]
[img]http://anseladams.com/wp-content/uploads/2016/07/Jeffrey-Pine-1549x1260.jpg[/img]
Có lẽ trong các nhiếp ảnh gia huyền thoại mọi thời đại, các tác phẩm Ansel Adam mang tính đặc biệt và nổi trội hơn hẳn. Bởi biệt tài dùng ảnh trắng đen để chụp phong cách. Xúc cảm, các chi tiết và sự mô phỏng trong ảnh trắng đen của ông luôn làm người xem rung động.
Bậc thầy của trường phái nhiếp ảnh trắng đen, Adam đã trải qua phần lớn thời gian của mình ghi lại những vùng hoang dã của miền Tây nước Mỹ. Có lẽ nổi tiếng nhất Vườn quốc gia Yosemite ở California và Tetons và sông Snake ở Wyoming. Ảnh của ông đã góp phần tác động đến việc bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.
[b]Henri Cartier Bresson
[/b]
[img]https://i2.wp.com/erickimphotography.com/blog/wp-content/uploads/2011/08/henri_cartier_bresson_bicycle.jpg[/img]
Được xem là cha đẻ của báo ảnh, Henri Cartier-Bresson nắm vững nghệ thuật của nhiếp ảnh đường phố. Khi bạn nghĩ về một bức chân dung trực tính, phản ánh sự vật một cách chân thật và tự nhiên nhất, bạn nên nghĩ về Bersson.
Tên của ông gắn liền với nhiều sự kiện của thế kỷ 20. Ông có mặt tại các cuộc cách mạng thế kỷ 20 của Trung Quốc. Đến Liên Xô sau cái chết của Stalin, Joseph. Và đến Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ II để ghi lại biến động xã hội và kinh tế thời hậu chiến. Khi nói đến nhiếp ảnh báo chí, thật khó để tìm thấy một ví dụ nào tốt hơn những gì Bresson đã đóng góp.
[b]Eve Arnold
[/b]
[img]https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/23/55/21/235521abd0adb7c5164c17c90ad0b3d0.jpg[/img]
Mặc dù bức ảnh nổi tiếng nhất của Eve Arnold chụp biểu tượng Hollywood Marilyn Monroe, hay đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy nhưng sự nghiệp nhiếp ảnh của bà hoàn toàn đặc biệt. Số lượng ảnh chân dung của những người giàu có và nổi tiếng chẳng thấm tháp vào đâu có với những bức ảnh dân nghèo khắp nơi trên toàn thế giới.
Arnold rong ruổi để có những bức ảnh người chăn gia súc ở Mông Cổ, lao động nhập cư, và binh lính bị thương. Bao gồm cả những người biểu tình dân quyền. Những bức ảnh của bà nổi tiếng về cách sử dụng cách sáng tự nhiên bậc nhất.
Tổng hợp: Eddy iPrice |