Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 39

Chủ đề: Triễn Lãm .

  1. #1
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009

    Triễn Lãm .

    Triển lảm tại Đại Hoc SAC Santa Ana , Dec 2010.

    [/URL]



    Triển lãm "Nguơc Dòng Thời Gian" tại Nhật báo Người Việt 01, 2011.

    Jim Fitzgerald và tôi rất hân hạnh công bố buổi triển lãm “ Ngựơc Dòng Thởi Gian “ do Nhật Báo Người Việt được mời tổ chức tại phòng sinh họat NV Lúc 11 am – 5pm , ngày Chủ Nhật 30/01/2011 ngay tại Thủ Đô Little Saigon , Orange County . Ngày triển lãm đặc biệt duy nhất ,để thảo luận về Bạch Kim in bản ( Platinum/ Palladium) , và Thạch Ảnh in bản ( Carbon pigment Transfer), quy tụ với các máy ảnh gổ và càc ống kiếng của dòng lịch sử từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 .Ngay cả những máy được đặt làm trong năm 2010 dùng để tạo ảnh bao gồm 8x10, 11x14, 8x20,14x17, 12x20, 16x20 và 20x24 inches.
    Tôi sẽ trình bày một số ống kính hiếm quý trên thế giới , xử dụng để tạo ảnh chân dung có một không hai, như ống kính chân dung Cooke với tiêu cực trên 700mm và cân nặng trên 20 kg được sản xuất tại Anh Quốc năm 1931. Đi kèm với các lọai Petzval 16", 18 "và 25" và nhiều ống kính khác, dùng để tạo ảnh vào thời tiền sử ,mà tôi vẫn còn dùng để lấy ảnh chân dung cho ngày nay ở vào thời điểm
    Digital World.

    Jim và tôi sẽ trả lời các câu hỏi và quá trình tạo ảnh, xử dụng máy ảnh gổ ( Field /View/Camera),tráng film và in ấn, giải đáp thắc mắc và sẽ gở rối tơ lòng của các bạn yêu mến nhiếp ảnh trắng đen, hầu giới thiệu tới các bạn một đỉnh cao của một Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật .Để cùng so vai với Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Quốc Tế, nới rộng và truyền sự cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia nói riêng và cho người dân một cơ hội để nhìn thấy các quá trình lịch sử của Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật. Tôi hy vọng sẽ tìm thấy những tác phẩm của Người Việt chúng ta xuất hiện trong các Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật khắp nơi trên thế giới một ngày rất gần.

    50 tác phẩm của chúng tôi và các âm bản khổ lớn sẽ được trưng bày cho mọi người xem, tất cả ảnh sẽ không để kính , vì làm giảm đi vẻ đẹp của hình ảnh. Đây là một dip hiếm có cho các bạn nào say mê nhiếp ảnh hoặc muốn tìm đến với một nhiếp ảnh thuần túy Nghệ Thuật. Xin mời đến tham dự và chia xẽ với chúng tôi.

    Thân Chào,
    Trí Trần



    Xin tổng hợp bài phỏng vấn của Báo Văn Nghệ Úc Châu phát hành và quá trình tạo ảnh qua cuộc Triển Lãm Ngược Dòng Thời Gian”.

    (VNUSPA)Ngày Chủ Nhật 30-1-2011, nhiếp-ảnh-gia Trần-Phấn-Trí (Trần-Trí) cùng một thân-hữu là nhiếp-ảnh-gia Jim Fitzgerald tổ-chức cuộc triển-lãm ảnh "Fine Art Photography - Old Processes" với chủ đề “ Ngược Dòng Thời Gian” tại Phòng Triển-lãm nhật-báo Người Việt, thành phố Westminster, California( Lê Ngọc Minh/USA).

    Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỷ phát triển thành công rực rỡ của nhiếp ảnh Digital , không còn có bao nhiêu những nhiếp ảnh gia ytên thế giớ theo đuổi cách chụp và làm ảnh đen trắng theo phương pháp cổ xưa ( thời gian được ước tính là khoảng giữa tới cuối thế kỷ 19 - khi mà những phát minh kỹ thuật nhiếp ảnh bắt đầu cho phép thực hiện được những bức ảnh rõ ràng). Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới quí vị: Anh Trần Phấn Trí một Nhiếp Ảnh GiaViệt Nam tại Hoa Kỳ - có lẽ là nhiếp ảnh gia Việt Nam đặc biệt, duy nhất lội ngược dòng thời gian xa như thế để tìm cảm hứng sáng tác ảnh nghệ thuật đen trắng bằng phương pháp trên. Điều đáng nói là anh đã sáng tạo rất công phu trên mặt phẳng của giấy ảnh khi in ra, nếu được nhìn ở một góc độ nào đó sẽ thấy được ảnh nổi lên 3 chiều. Ảnh nghệ thuật đen trắng là loại ảnh từ xưa tới nay vẫn đem nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhiếp ảnh gia mọi thời đại.

    Trần Phấn Trí sinh tại Sàigon năm 1963 và theo gia đình định cư tại Montreal / Canada vào cuối thập niên 70 . Lập gia đình và có 2 cháu hiện đang cư ngụ tại California. Khởi đầu nhiếp ảnh của Trần Phấn Trí anh đã đam mê từ thuả còn học trò trung học bằng thể loại ảnh chân dung - phong cảnh, sau này trưởng thành, sau đó anh quyết định dấn thân chọn lựa cho mình toàn thời gian về ảnh nghệ thuật đen trắng bằng phương tiện thu hình cổ xưa…
    Để độc giả biết thêm về cuộc triển lãm hi hữu ảnh 3D, chúng tôi Nguyễn Đạo Huân – Trang Nhiếp Ảnh Văn Nghệ Tuần Báo Úc Châu có cuộc trò chuyện với Nhiếp Ảnh Gia Trần Phấn Trí để tìm hiểu thêm về công việc anh, xin được cám ơn Nhiếp Ảnh Gia Lê Ngọc Minh - một tên tuổi rất quen thuộc cuả VNUSPA vàVNTB Úc Châu đã giúp chúng tôi có cơ hội biết về cuộc triển lãm ảnh 3 chiều đặc biệt này - cùng nữ nghệ sĩ Tâm Đan đã ghi lại những hình ảnh phóng sự cuộc triển lãm.
    Sau đây là cuộc trò chuyện giữa VNTB và Trần Phấn Trí cùng những tác phẩm ảnh nghệ thuật của anh.
    Kính chào anh Trần Trí / Xin có lời chúc mừng về cuộc triển lãm ảnh của anh mới đây tại Phòng Triển-lãm nhật-báo Người Việt, thành phố Westminster, California - anh vui lòng cho biết vài nét về tiểu sử cũng như những hoạt động nhiếp ảnh của anh.
    Theo bài của NAG Lê Ngọc Minh viết về cuộc triển lãm mới đây của Nhiếp Ảnh Gia Trần Trí và Jim Fitzgerald Ngày Chủ Nhật 30-1-2011, có cho biết cách thu hình của anh là cho lộ sáng bằng cách mở nắp đậy ống kính ( mũ hoặc vải đen), ống kính của máy ảnh chưa có màng chập, như vậy xem ra nếu đối chiếu với cách thực hiện ảnh của anh thì :
    Phương pháp làm ra ảnh của thờì kỳ mới bắt đầu nhiếp ảnh, theo như trong sách lịch sử nhiếp ảnh thế giới có liệt kê ra 3 phương pháp chính để thực hiện:
    -Phương Daguèrre, Calo và colodion. Anh đã làm theo phương pháp nào ?
    Xin kính chào anh và quí vị độc giả. Tôi sinh tại Sai gòn năm 1963 và theo gia đình định cư tại Montreal , Canada vào cuối thập niên 70. Lập gia đình và có 2 cháu hiện đang cư ngụ tại California.Tôi đeo đuổi Nhiếp Ảnh từ lúc Trung học, thuở đầu làm về Portrait và Wedding rồi từ đó chỉ chú tâm vào B&W Fine Art.
    Dagueree, Colodion, Carbon, Platinum, Ambrotype... tất cả là những lối tạo ảnh ở đầu thế kỹ 19th . Daguerre và Colodion ảnh được tạo bằng film Thủy Tinh, là âm bản và sẽ trở thành dương bản khi có sự hổ trợ của fond màu đen.
    Với những máy ảnh và ống kính thời đó mà tôi đang xử dụng, tôi tạo ảnh bằng phương pháp được gọi là Carbon và Bạch Kim ấn và thay vì dùng film thủy tinh thì tôi lại dùng film Xray để tạo ra những âm bản thật lớn cho việc in ấn trực tiếp mà trong giới Large Format được gọi là Contact Print. Điều này có nghĩa rằng với các máy ảnh mà tôi sử dụng (8x10, 11x14, 12x20 , 14x17 va 20x24) để thực hiện Carbon và Bạch Kim in trong các kích cỡ để đưa ra một hình ảnh cuối cùng .
    Carbon bản in đã được áp dụng rộng rãi ở châu Âu và ở Mỹ trong suốt thế kỷ 19, đã được giới thiệu vào năm 1864 bởi người Anh Sir Joseph Wilson Swan. Nhiều người coi nó là quý tộc của tất cả các quá trình in ấn Nghệ Thuật lẫn thương mại. Carbon bản in thường chi phí và tốn nhiều thời gian hơn so với những quá trình khác, bao gồm Palladium và bạch kim.
    2/ Những phần cấu tạo (ống kính , hộp tối…) thành máy ảnh cỡ lớn như những hình chụp trong triển lãm là do anh và Jim Fitzgerald tự sáng chế hay mua sẵn từng phần rồi về lắp ráp theo ý của mình ? chơi những máy chụp ảnh cổ công phu như thế này chắc là mất thời giờ và tốn tiền lắm ?
    Phần lớn thiết bị đươc các bậc trên đồng nghiệp nhường lại khi họ về hưu. Phần thì tôi phải tự săn lùng và sưu tầm và đôi khi phải biết chút nghề Mộc để tự làm máy lấy hoặc sửa đổi cho tiện với viêc mình dùng. Các ống kính xưa, cho ta những nét đặc biệt vì tất cả đều làm bằng tay, mài bằng tay từng miếng thủy tinh của các Nghệ Nhân thời đó nên không có chiếc nào giống chiếc nào. Nói về Hội Họa thì Ống Kính cũng như cọ vậy, tôi thường săn lùng và mua chúng từ khắp nơi về để thử từng cái một. Có cái thì vài lbs và có cái cũng 20-30 lbs, sau khi thử và cho ra hình ảnh đúng ý tôi thì coi như là gặt hái được thêm 1 "Bảo Kiếm”. Như anh cũng biết làm Nghệ Thuật thì công tốn nhiều hơn bạc. Các dụng cụ mình xài chỉ sắm 1 lần, “ nồi đồng cối sắt” nếu tính ra cũng không mắc so với Digital Equipment.
    3/Loại giấy ảnh mà anh xử dụng để in ảnh mà không qua máy phóng là loại có phải thực hiện bằng cách in trực tiếp từ phim những hình đã chụp, sau đem phơi sáng rồi đưa vào hãm hình ? anh có thể cho biết thêm vài chi tiết trong quy trình chế tạo loại giấy ảnh này. anh có kỷ niệm nào đáng nhớ trong khi chụp và làm anh theo phương pháp thời xa xưa.
    Tất cả là Contact print cho việc in ấn nếu anh là Ultra Large Format Shooter và dỉ nhiên việc nầy không đơn giản cho những ai chưa có kinh nghiệm qua Large Format va phòng tối.Theo phương pháp carbon thì quá trình đổ mô thạch là quan trong sau đó chuyển tiếp thạch ra ảnh thi ta có thể dùng bất cứ giấy gì , riêng tôi thì thích dùng giấy watercolor có tông màu hơi ấm để chuyển Ảnh Thạch hoặc in ấn cho ảnh Bạch Kim.Cái vui ở đây là ta không phải lệ thuộc vào Kodak hay Ilford hay thậm chí Photographic Industry.
    Kỷ niệm khi vác máy đi chụp thì nhiều lắm anh, it nhiều gì nói chung các anh em nhiếp ảnh ai cũng có những niềm vui nhất là khi ta tạo ra được 1 bức ảnh Nghệ Thuật sau bao công lao vất vả như sanh được 1 đứa con đầu lòng.
    4/Thế kỷ 21 là phát minh rực rỡ của nhiếp ảnh Digital. Khi tìm về cách thực hiện chụp ảnh bằng những kỹ thuật của những thời kỳ đầu phát minh ra nhiếp ảnh của nhân loại , anh có cảm tưởng như thế nào để anh bỏ ra nhiều thời gian công phu để lội ngược dòng thời gian xa như vậy ?
    Thế kỷ 21 là phát minh rực rỡ nhất của nhiếp ảnh Digital và cũng đừng quên là phát minh cao nhất của Traditional film ảnh . Mặc dù tôi bị bao quanh với các máy Digital Hi Tech và Vi Tính nhưng tôi chưa hề làm chủ một cái máy ảnh Digital nào cả ngọai trừ Camera Phone đủ để đáp ứng cho sinh hoat hằng ngày và thật ra ta đã có sự hỗ trợ của Photoshop rồi.
    Đối với người làm nghệ thuật, hai chữ nghệ thuật thì rất bao la, nhưng riêng tôi thì Nghệ Thuật đòi hỏi Thủ Công tự hai bàn tay ta làm ra, Type nguời làm nghệ thuật của tôi là “tự làm ruộng mà ăn và tự đào giếng mà uống”. Tôi vào chợ thay vì vào Camera store mua vật liệu về làm ảnh. Tốn công nhiều nhưng rất vui vì minh biết đuợc ảnh của mình làm ta A den Z là 100% handmade.
    Tôi tìm trở về thời kỳ Nhiếp Ảnh cổ điển vì yêu thich cách ảnh tạo ảnh rất đơn giản và mộc mạc. Một phuơng pháp cổ điển được thể hiện qua những bức ảnh có sức hút mãnh liệt cho giới thuởng ngọan , cơ duyên khi ta đuợc nhìn thấy được những bức ảnh Carbon hay Bạch Kim tận mắt bằng xuơng bằng thịt thì mới thấy được hết vẻ đẹp của nó ( Như bác Lê Ngọc Minh có nêu lên trong bài viết của hội VNUSPA) và dĩ nhiên những lọai hình nầy rất hiếm và ít khi triển lãm truớc công chúng vì hiện nay trên thế giới chỉ độ vài trăm Artists đang theo đuổi và họat động trong lãnh vực nầy.
    Có rất nhiều nguời hỏi tôi có tháng hay lãnh đuợc huy chuơng của giải nào chưa ? Thật sự mà nói ảnh của tôi chưa bao giờ có duyên đạt đuợc giải hoặc huy chương nào của bất cứ hội đòan nào, họăc giả chắc cũng không có bao nhiêu nguời có thẩm định để chấm điểm về bộ môn nầy.
    Chúng tôi ULF Artists hằng năm thuờng tụ tập tại Santa Fe, New Mexico để trao đổi Porfolio với nhau để xem và bình ảnh. Hàng tháng chúng tôi thuờng tổ chức những buổi Shootout , Workshop hay Triển Lãm tại các truờng Đai Học có bộ môn Art hầu giới thiệu tới các bạn trẻ Nghệ Thuật Nhiếp Ành Trắng Đen mà ta đây thuờng nói chơi Trắng Đen mới là Nghệ Thuật.
    5/ Ngoài nhiếp ảnh anh có những đam mê nào khác như thể thao, du lịch, ca nhạc, văn học nghệ thuật… và một vài dự định nhiếp ảnh trong tương lai.
    Đam mê thì chắc là có nhiều thưa anh nhưng đam mê đầu tiên thì phài dành cho nguời vợ hiền Wendy. Cám ơn cô đã support và chia xẻ nỗi đam mê nhiếp ảnh của tôi. Là ngừơi làm Nghê Thuật , tôi cần có 1 không gian để làm việc và sáng tác. Đam mê của tôi là trồng và nuôi Lan, ngòai việc Nhiếp Ảnh tôi mổi ngày phải săn sóc trên duới khỏang 100 cây lan trong vuờn và giống lan tôi yêu thích nhất lả Dendrobium của Úc Châu.
    Ước vọng và dự định của tôi là có thời gian và luôn có sức khỏe để vác máy sáng tác . Triển Lãm khắp nơi trên thế giới để mọi người yêu thích Nhiếp Ảnh có cơ hội thưởng lãm và biết đến bộ môn Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật nầy .
    6/ anh Trần Trí vui lòng cho biết đã mấy lần triển lãm ảnh 3D, ( cá nhân hay bày ảnh chung với những tác giả khác ?) - thời gian và điạ điểm ở đâu?
    Như anh đã biết 2 show tôi mới triễn lãm " Ngược Dòng Thời Gian" cho
    cộng đồng do Nhật Báo Người Việt bảo trợ hôm tháng 30 tháng giêng vừa
    qua cùng với NAG Jim Fitzgerald .
    Trước đó cũng không lâu vào tháng 12 cuối năm 2012 có lời mời của
    trường Đại Học Santa Ana và cuộc triển lãm được kéo dải suốt 1 tháng
    tại galley SAC Art Artist District thuộc thành phố Santa Ana .
    Triển lãm dự định trong tương lai của năm nay có lẽ phải trở lại
    Montreal vào năm nay nếu thời gian cho phép.Dự định lần nầy củng sẻ có
    tất cả Camera, Negatives và Prints cho giới thưởng lãm.Thời gian và
    địa điểm tôi sẽ cập nhật trên trang nhà ( http://tritranphotography.com)

    7/ Xin anh vui lòng cho biết làm thế nào để tạo ra được hiệu ứng ảnh 3 chiều ( 3 dimention) và tạo ra được Tone ảnh xưa cũ ? nếu không có gì bí mật anh có thể “bật mí” cho biết môt vài chi tiết và kinh nghiệm đã trải qua công việc này.

    Cám ơn Thượng Đế đã ban cho chúng ta , người Việt nam 1 đôi tay rất khéo và 1 bộ óc đầy sáng tạo , khắc phục mọi khó khăn để hoan chỉnh những gì mình muốn thực hiện. Tôi vẫn luôn mở các lớp, khuyến khích và dẫn dắt những anh chị em nào muốn vào lãnh vực này, nên chuyện giấu nghề thì chắc không có đâu . Để giải thích phương pháp của phần này thì tôi xin chia làm 2 phần

    1/Quy trình in ấn Bạch Kim ảnh ( Platinum/Palladium)
    Đối với những người thu thập và sưu tầm hình ảnh, đam mê thuần túy ảnh Trắng Đen . Bạch Kim ấn chỉ được biết đến với vẻ đẹp riêng của nó, cộng thêm sự ổn định và lưu trữ duy nhất từ một bản kẻm in. Được biết đến bởi tên của "platinotype" hay "Platinum /Palladium" và chỉ đơn giản là "Bạch Kim" in, từng được làm từ các muối của Bạch Kim và Palladium. Được biết Bạch kim và Palladium rất quí giá, là một phần của gia đình kim loại quý tộc trên Bảng tuần hoàn. Vì do nó không chịu suy thoái khí quyển. Các muối Bạch Kim nhũ tương được thấm sâu vào các sợi giấy ,điều này có nghĩa rằng, miễn là sự hỗ trợ của giấy vẫn còn tồn tại, bản in sẽ giữ được sự bền bỉ màu sắc không phai của nó trong vài trăm năm .
    Như với hầu hết các quá trình lịch sử nhiếp ảnh, một bản in Platinum được thực hiện bằng cách đặt âm bản và giấy được tráng bằng bạch Kim trực tiếp tiếp xúc. Do đó, kích cỡ của bản in bằng kích thước của âm bản . Có nghĩa rằng với các máy ảnh mà tôi sử dụng (8x10, 11x14, 12x20 , 14x17 va 20x24) để thực hiện bản Bạch Kim in trong các kích cỡ.
    Xin bạn lưu ý , một bản in Bạch Kim có một "cái nhìn" khác nhau so với một Gelatin bạc hoặc trắng đen in theo kỹ thuật số. Bạch Kim bản in có một kết cấu mờ, không hào nhoáng bề mặt, vì nhũ tương được hấp thu vào giấy hơn là ngồi trên bề mặt. Quá trình sản xuất bạch kim thay đổi dần dần từ màu đen sang màu trắng, dọc theo phạm vi âm của nó. Để mắt quen với các cú “đấm” từ một bản in Gelatin bạc, Bạch Kim bản in thường sẽ cảm thấy "nhẹ nhàng" hay độ tương phản thấp. Mặc dù so với một bản in Gelatin bạc.
    Ví dụ khi in ảnh của người da đen sẽ không được như màu đen và người da trắng sẽ xuất hiện không có trắng hơn màu sắc của giấy cơ bản. Trong thực tế có những bước sắc độ ,thực sự nhiều hơn giữa màu đen và màu trắng tinh khiết của một in bản Bạch Kim. Điều này góp phần vào cảm giác sâu hơn, phong phú hơn .Bạn sẽ có kinh nghiệm khi nhìn vào một bản in Bạch Kim so với bản Gelatin bạc.
    Giá Bạch Kim trên thị trường hiện nay khỏang $900 cho 100ml. Ảnh khổ 20x24 in cần khỏang 20-25ml tùy theo độ ẩm của không khí khi giấy tiếp xúc với Bạch Kim. Bạch Kim của tôi được tự trộn lấy hỗn hợp và phủ bọc trên giấy. Các nhũ tương được hỗn hợp ngay trước khi sử dụng, tráng trên giấy bằng cọ và phơi khô. Sau khi khô. Bạch Kim bản được đặt tiếp xúc trực tiếp âm bản, và sau đó tiếp xúc với "actinic" ánh sáng tia cực tím. Tiếp xúc với nguồn ánh sáng tím phải mất một vài phút đến một giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào mật độ và sắc độ tương phản của những âm bản.
    Những giai điệu hình ảnh của một in Bạch Kim có thể rất khác nhau về màu sắc. Bạch Kim bản in có thể từ màu tim đen lạnh , và trải dài tới màu nâu rất ấm áp. Tỷ lệ Bạch kim và Palladium được lựa chọn tương xứng của người nghệ sĩ, sự lựa chọn cũng ảnh hưỡng tới sự phát triển nhiệt độ của việc kiểm soát màu sắc cuối cùng.
    Bởi vì các nhũ tương được pha trộn và tráng bằng tay không có hai bản in được chính xác như nhau. Tôi thích nghĩ về chúng như là "Monotype" mặc dầu in từ cùng một âm bản. Một số Nghệ sĩ Nhiếp Ảnh qua các quá trình lịch sử để lại nét cọ rõ ràng nhìn thấy được. Mục tiêu của tôi là làm cho các bản in một cách mượt mà nhất , nhưng đôi khi nét cọ có thể được nhìn thấy trong một số các bản in. Thôi thì tạm được xem như là các dấu hiệu của nghệ sĩ vậy.

    2/Quá trình Chuyển Ảnh Thạch ( Carbon Print)
    Mô Thạch được cấu trúc bằng rau câu của ta thường ăn. Tôi thường dùng Knox Gelatin bán ở chợ , ngâm cho Thach nở và nấu long ra . Pha lỏng với mực tàu hay mực vẽ tranh Thủy mạc. Màu sắc pha theo “ Gôut” của Nghệ Sĩ nhiếp Ảnh. Thạch sau khi nấu thành chất lỏng sẽ được lọc kỹ càng và đổ trên một mặt bằng trên lót 1 miếng giấy để bảo trợ thạch cho đến khi thạch
    đọng lại. Mô Thạch được đem phơi độ vài ba ngày đến khi thật khô thì việc chuyển tiếp in ảnh mới tiếp tục.
    Để thực hiện việc in và chuyển tiếp mô thạch,một âm bản được đặt trực tiếp liên hệ với một tấm Thach (carbon) . Sau khi mô thạch được tẩm thuốc nhạy cảm ánh sáng . Âm bản và mô thạch trực tiếp , tiếp xúc với một nguồn ánh sáng cực tím. Những ghi nhận trực tiếp của mô thạch từ âm bản qua luồng ánh sáng cực tím sẽ thành ấn ảnh . Sau khi tiếp xúc dưới tia sáng cực tím , mô Thạch được ngâm trong nước lạnh một thời gian ngắn, sau đó được ép, tiếp xúc giữa hai miếng kính dầy . Sau khoảng 30-60 phút các mô thach hỗ trợ của nó được chuyển giao cho một khay nước ở khoảng nóng ấm 105 ° F để phát triển. Một khi mô thach đã bắt đầu tan chảy các tế bào Thach được chuyển qua giấy hổ trợ vĩnh viễn . Các tế bào Thach từ từ tan và rửa sạch để lại một hình ảnh cứu trợ.
    Carbon bản in có thể có nhiều tone màu và giữ lại độ ấm phong phú của ảnh, cộng thêm sự nổi bật, tạo ra ảnh có chiều sâu và cao thấp . Người thưởng lãm thấy được không gian 3 chiều khi bị ảnh hưởng tác dụng của các luồng sáng từ mọi góc độ . Ảnh Carbon cung cấp một hình ảnh không có hạt , vĩnh viễn không phai màu.

    8/ ngoài thưởng thức nghệ thuật thuần túy, những kết quả lợi ích của loại ảnh 3D này đã và sẽ được ứng dụng cụ thể cho những trừơng hợp nào ?, chẳng hạn có thể áp dụng vào ảnh quảng cáo cho các sản phẩm thương mại… (anh cho biết một vài dẫn chứng).

    Với lối tạo ảnh của Carbon và Platinum thì thường là cho Nghệ Thuật thuần túy. nếu làm cho thương mại thì tốn kém rất nhiều cho người tiêu thụ vì mỗi một ấn bản là 1 kỳ công. Hơn nữa với thương mại quảng cáo thì chắc không có nhiều - vì có làm thì cũng chắc không có nhiều hiệu quả so với các ảnh màu.

    Riêng về các ảnh carbon và platinum cho giới thưởng ngọan hoặc các nhà sưu tầm ảnh thì giá trung bình của 1 ấn bản Platinum cho 8x10 khỏang $350 và cho carbon bản khỏang $650. Bạn nện nhớ rằng những giá nầy có thể thay đổi tùy theo số lượng ấn bản làm ra của người Artist.

    9/ Những nhiếp ảnh gia thời kỳ của nhiếp ảnh thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ20 anh thích ai? Anh có nhận xét gì về nhiếp ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước và sau 1975. Có lời nhắn nhủ cho các bạn trẻ Việt Nam thích nhiếp ảnh không ?

    Nếu nói tới ảnh trắng đen Large Format thì không ai có thể phũ nhận được Chú Ansel Adams là 1 sư phụ của Zone system lừng danh thế giới qua những bức ảnh Lanscape của ông. Riêng tôi Master Edward Weston là người mà tôi ngưỡng mộ và đặt lên cương vị hàng đầu cùa Nhiếp Ành thuần túy Nghệ Thuật, cũng là 1 sư tổ của các NAG LF va ULF . Master Edward Weston ít khi được nhắc nhiều đến trước công chúng , nhưng các hình ảnh của ông thật sự đã từ lâu đã đi rất sâu vào lòng người , đối với các nghệ sĩ cũa LF nói chung và giới sưu tầm ảnh nói riêng. Ông nghiêng về chân dung nhiều hơn là ngọai cảnh và hầu hết những bức ảnh của ông được đấu giá thường lên tới hàng triệu dollards.

    Nhiếp ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước và sau 75 thì thật ra chẳng có gì khác đâu anh. Có chăng là khi mình ở hải ngọai thì có nhiều phương tiện để cho phép ta đeo đuổi hơn là ở quê nhà. Nghệ thuật thì bao la, bao quanh chúng ta hằng ngày với bao vẻ đẹp. Đôi mắt và bàn tay là món quà quý nhất của thuợng đế đã ban cho anh em chúng ta để làm Nghệ thuật. Sư đam mê chắc
    chắn sẽ dẫn dắt và cho sẽ cho ta gặt hái được những thành quả xứng đáng và cũng đừng quên rằng phải cân bằng cuộc sống cho những anh em nào có gia đình.
    Cố gắng tìm hiểu sâu về Lịch Sử Nhiếp Ảnh và tạo cho minh 1 lối đi riêng. Sự thành tựu sẽ từ từ đến với bạn khi bạn thấy không cần phải lui tới camera store thường xuyên như trước nữa. Thân chào và chúc các bạn thành công. Tôi sẻ trả lời và thảo luận thêm nếu có câu hỏi gì thì vui lòng email qua trang nhà http://tritranphotography.com

    Thay mặt ban Biên Tập Văn Nghệ Tuần Báo Úc Châu cám ơn anh Trần Phấn Trí đã tham dự cuôc trò chuyện này. Xin kính chúc anh và gia đình luôn An Mạnh và gặp nhiều may mắn, thành công trong tương lai.
    Lưu ý: Mời Các quí vị độc giả vào xem phim phóng sự cuộc triển lãm ảnh 3 chiều ( 3 dimention ) do Nhật báo Người Việt Online Hoa Kỳ thực hiện: Dear Friends
    Please click on this link to view the video from the my exhibittion "
    Journey Through Time" or go to www.youtube.com and type in Tri Tran .
    Thanks and enjoy the show. http://www.youtube.com/watch?v=y80I4I1jBRE
    Muốn thưởng thức thêm ảnh Nghệ Thuật cổ xưa của Trần Phấn Trí? mời quí vị qua trang nhà: http://tritranphotography.com
    Sydney tháng 3 năm 2011
    Nguyễn Đạo Huân

    TT
    Được sửa bởi tri tran lúc 12:28 AM ngày 30-05-2011

  2. #2
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Thư ngỏ

    Ban tổ chức triển lãm ảnh GẶP GỠ 2 trân trọng thông báo đến các nhiếp ảnh gia thân hữu trên khắp thế giới.
    Theo thông lệ hàng năm, cuộc triển lãm Nhiếp Ảnh GẶP GỠ 2 năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 1&2 tháng 10 năm 2011. Năm nay đặc biệt được sự tài trợ của công ty du lịch ATNT Travel ( in ảnh, sách ảnh, khung và địa điểm triển lãm ) Với chương trình triển lãm trong 02 ngày thật phong phú như sau: Địa điểm Hội trường báo Người Việt trên đường Moran, khu Bolsa. Trung tâm Little Saigon. Miền Nam Cali.
    Số ảnh triển lãm năm nay là 100 ảnh và số tác giả được mời : 20 tác giả ( ưu tiên cho những tác giả ở các tiểu bang xa, đăng ký trước và đến tham dự được.)
    Tất cả mọi chi phí in ảnh và khung Ban tổ chức sẽ lo, các tác giả chỉ cần gửi file ảnh đến trước ngày 15 tháng 8. Mỗi tác giả gửi đúng 05 file ảnh kèm theo tên tác phẩm và một ảnh chân dung cộng với porfolio của mình.
    Mỗi tác giả sẽ được tặng 10 quyển sách ảnh trong ngày khai mạc triển lãm.
    Chủ đề tham dự triển lãm năm nay. Ảnh phong cảnh và đời sống trên khắp thế giới mang đậm nét du lịch ( không chấp nhận thể loại ảnh xử lý và can thiệp photoshop).
    Tác giả tham dự đều được bằng chứng nhận triển lãm và huy tượng ( Đặc biệt năm nay có giải thưởng chấm ảnh cho 3 tác phẩm được bình chọn đẹp nhất trong triển lãm)
    Những tác giả ở xa đến tham dự, ban tổ chức sẽ cố gắng sắp xếp chỗ ở và đưa đón sinh hoạt, sau triển lãm ban tổ chức sẽ tổ chức một chuyến đi săn ảnh vào mùa thu ( chi phí sẽ cùng nhau đóng góp). Xin các tác giả ở xa thông báo cho ban tổ chức biết trước ngày đến Nam Cali để tiện việc đón tiếp và sắp xếp chỗ ở.
    Khai mạc triển lãm vào lúc 09g sáng ngày 1 tháng 10 tại Hột trường báo Người Việt. Ban tổ chức sẽ mời báo chí truyền thông, các hội ảnh, đại diện thành phố, các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người yêu thích nhiếp ảnh. Có tiệc rượu và ăn nhẹ trang trọng, và phần biểu diễn nhạc thính phòng. Sau lễ khai mạc là phần ra mắt của nhóm Photo Tour BEP trực thuộc Cty du lịch ATNT Travel.
    Chương trình buổi chiều là Seminar của Cty du lịch ATNT Travel về những chương trình du lịch cho những nhà nhiếp ảnh trong tương lai.
    Ngày thứ hai (2/10) Buổi sáng với chương trình hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh, nghệ thuật tráng và in ảnh 3D qua các máy Ultra large format view 8x10-12x20-14x17 và 20x24..vv.. do Nhiếp ảnh gia Trí Trần phụ trách.
    Buổi chiều chương trình Fine Art và kỹ thuật Photoshop cho Nhiếp ảnh đương đại do Nhiếp ảnh gia – Designer Paul Trinh hướng dẫn.
    Buổi tối tiệc liên hoan họp mặt thân hữu và chương trình văn nghệ Gặp Gỡ 2 sẽ được tổ chức suốt đêm như lần Gặp Gỡ 1.
    Ban tổ chức GẶP GỠ 2: Tri Tran- Thach- Dan Huynh-Benjamin Vu
    Rất mong được sự tham gia của các thân hữu.
    Mọi thư từ và chi tiết xin gửi về:

    Phóng viên Dan Huynh : 14771 Moran St. Westminster, CA. 92683
    Nguoi Viet Daily news
    Email: danhuynhfoto@yahoo.com
    danhuynhphoto@gmail.com

  3. #3
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Thay mặt BTC , thân mời các bạn ảnh xa gần tới thưỡng lãm Gặp Gỡ 2 do công ty ATNT & Travel bảo trợ được tổ chức tại Hội Trường Báo Ngưởi Việt vào ngày 1&2 -10-2011.
    Buổi Triễn Lãm quy tụ trên 20 NAG tên tuổi như:
    Nguyển Ngọc Hạnh
    Nick Út,
    Lê Ngọc Minh,
    Dương Xuân Phuong
    Phi Bằng
    Vương Niên,
    Hồ Đăng
    Dân Huỳnh
    Lưu Thanh Vương
    Ngọc Thái
    Benjamin Vu
    Tiến Phạm
    Xuân Vũ
    Văn Lan.....
    Một chương trình Triễn lãm rất phong phú và 1 đêm nhạc thính phòng váo tối Thứ 7 mà các bạn không thể bỏ qua. Mong sẽ gặp đông đủ các bạn say mê Nhiếp Ảnh gần xa .





    Nguoi Viêt Daily News
    Phòng tranh
    14771-14772 Moran Street
    Westminster, CA 92683-USA
    Liên Lạc:
    Tel: 714-892-9414

  4. #4
    Chúc triển lãm của các anh thành công, em rất tiếc là không sang được lần này.
    www.xichlo.com My Gallery @ vnphoto.net

    One goal, One focus, One Red dot, One photography community, One VNPhoto.net

  5. #5
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Quote Được gửi bởi xichlo View Post
    Chúc triển lãm của các anh thành công, em rất tiếc là không sang được lần này.
    Cám ơn XL, rất tiếc là em không dự được, hy vọng mình sẽ gặp nhau vào lần Gặp Gỡ 3 vậy.

  6. #6
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Nhật báo Ngưởi Việt giới thiệu Gặp Gỡ 2 do Phóng Viên Hà Giang thực hiện .

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm.../?a=137682&z=3

  7. #7
    Tham gia
    15-10-2005
    Bài viết
    2,511
    Chúc triển lãm của anh Trí và các anh thành công
    Tuấn Nờ Mờ

  8. #8
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Em lỡ chuyến tham quan triển lãm đầu năm, giờ vẫn còn tiếc.

    Chúc triển lãm của anh Trí và các anh thành công tốt đẹp.
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  9. #9
    Tham gia
    28-07-2009
    Bài viết
    61
    Không biết khi nào tại Việt Nam mới có những buổi triễn lãm chất như thế này. Em mới xem xong một cái documentary What Remains về Sally Mann và rất thích cái phong cách của bà tuy series ảnh Family Pictures của bà có mang nhiều tranh cãi. Đó mới là truely artist. Hi vọng trong tương lai gần những buổi triển lãm về fine art photography sẽ được tổ chức.

  10. #10
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Vài hình ảnh của buổi TL Gặp Gỡ 2.



    NAG Nick Út









    Được sửa bởi tri tran lúc 11:25 AM ngày 07-10-2011

Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •