Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 76

Chủ đề: Kỷ thuật phòng tối, film và in ấn.

  1. #1
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009

    Kỷ thuật phòng tối, film và in ấn.

    ....Ở LF và ULF chúng ta có rất nhiều lối chơi. Phố thông ta thường thấy là Silver Print. Rọi và in trên giấy in hình làm sẵn để in của các hảng nhu Kodak,Ilford....Hính hấu như dược phóng lớn từ âm bản và nếu như contact print ở Silver Print thì các NSNA sẽ dùng Alternative process để làm.điển hình là nhửng tác phẩm của Uncle Ansel Adams.

    Contact print lá gì?
    Contact là dính với nhau như Film và giấy được kẹp sát với nhau , không có khoảng cách nào ở giửa và đươc in ra giống như ta in bản kẻm. Ở đây các bạn thấy rằng lối in contact print nầy rất lợi hại vì nó cho ta bức ảnh rỏ và trung thật nhất nhử " nước mắm nhỉ, chứ không pha". Khổ hình bằng film hay khổ film bằng với hình.Nếu ta muốn ảnh lớn thì ta phải dùng film lớn, còn nếu copy film làm lớn ra thì khi đó ảnh của ta sẻ bị mất sắc độ và contrast củng bị giảm đi phần nào.

    Vì sao các NSNA thích làm contact print qua lối Alternative?
    Alternative print là do ta tự làm giấy in và chế thuốc để tạo hình theo lối ngày xưa lúc tạo thiên lập địa, lúc đó chưa có Doctor Kodak nên ông bà ta phải tự chế ra giầy in, thuốc và thuốc tráng và in ra theo lối Contact Print
    Alternative process có rất nhiều thể loại như Azo,Abumen, Carbon , Daguerre, Cyanotype,Platinum, Gum, Salt, Collodion, Wet plate, dry plate ...tôi khuyên các bác nên Google tìm hiểu thêm về Alternative prints và những tác phẩm của Uncle Edward Weston.
    Tôi nghĩ mọi người trong nầy ít hay nhiều cũng biết quá trình tráng film. Sau đây tôi sẽ lượt sơ qua lối tráng film cho silver print phổ thông và cho Alternative print.
    Trángcho Silver print thì tương đối khá dễ vì khi in ta có thể chọn giấy từng grade khác nhau đễ gia giảm contrast theo ý muốn.Nhưng cho Alternative thì film phải có độ contrast cao gần gấp đôi cùa silver print thì mới in được, vì đây là contact print qua quá trình tự coat giấy và expose dưới đèn UV là ánh sáng tím, nhưng không phải tím nào cũng được.
    Density cho silver print thường thì khoảng 0.8 tới 1.0 là ta có thể in được dễ dàng qua lối silver print và Pt/PD phài cần từ 1.6-1.8 density thì film mới xài được. Các bạn nào muốn qua Alternative print thì phải đấu tư vào 1 cái densitometer
    http://www.zzmedical.com/zencart/xri...70607502d600f3.
    Riêng tôi thì dùng model T360 discontinued và giá hiện nay khoảng $200-500 tùy theo bạn hên hay xui.
    Tại sao tôi thích xài Pyro do Sandy King chế ra công thức nầy. Sandy King củng là 1 nhà ULF à chuyên về Carbon Print .
    Pyro HD có thuốc nhuộm trong quá chất làm cho film contrast hơn khi ta cần in Alternative và không bị ảnh hưởng khi ta làm Silver Print. Best for both world!
    Quá trình rửa qua drum, 250ml cho mối film 8x10. theo công thức sau cho PT/PD 2/2/100
    1 Film bỏ vào drum , lưng film đụng drum
    2 Tráng film 5 phút cho thuốc nở đều. Chổ nầy rất quan trọng nếu không để ý thì film tráng ra sẻ có nhiều vấn đề làm cho ta nhức đầu.
    3 Đổ bỏ nước tráng và chế thuốc vào. Đừng pha Pyro để sẳn vì Pyro HD dể bị hư nếu 2 dung dịch hòa với nhau.
    4 Thời gian tráng phải test theo hảng film ấn định, gia giảm tùy theo thuốc pha mạnh hay nhẹ
    5 Đổ bỏ thuốc tráng và rinse với nước lạnh 5 phút
    6 Đổ nước đi và đổ Fix vào chạy 5 phút
    7 Lấy ra và giử Fix lại nếu còn trắng
    8 Đổ nước lạnh vào chạy 5 min
    9 Từ Từ nhẹ nhẹ lấy film ra, tôi biết tới đây AE mình lúc nào củng nóng lòng nhưng cẩn thận vì Emulsion cùa film còn mềm và dể trầy , ngâm film vào tray xả nước chạy 5-10min phút cho sạch quá chất. Treo Khô.
    (Process trên đây theo theo nhiệt độ là 75 Độ F, nước và nhiệt độ tùy theo nơi bạn cư ngụ và cần phải test. Film contrast ít hay nhiều củng bị ảnh hưởng bởi Rotary base quay nhanh hay chậm)

    Tôi biết AE củng ngại mua film vì giá cả củng hơi cao. AE cùng có thể xài film Litho chụp nhưng film nầy tương đương chỉ có 3 ISO và cấn phải pha thuốc để tráng hầu hãm contrast để lấy Mid tone vì film nầy xài cho copy thôi. Giá cả thì là nhẹ nhàng và có thể order ở đây http://www.ultrafineonline.com/ulhicoorlifi.html
    Base film dầy hơn so với các loại Litho film khác dể cho ta handling nhưng rất dễ bị trầy.
    Epose film nấy cùng không phài dễ và cần thời gian thì mới nắm chủ tình hình quá trình Expose và tráng. Thí dụ meter cho ta 2 sec thì ta phải expose tới 10 sec và film cùng chẳng có quy luật gì cho ta ngoại trừ kinh nghiệm...
    Được sửa bởi tri tran lúc 12:14 PM ngày 27-05-2011

  2. #2
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    1/Quy trình in ấn Bạch Kim ảnh ( Platinum/Palladium)
    Đối với những người thu thập và sưu tầm hình ảnh, đam mê thuần túy ảnh Trắng Đen . Bạch Kim ấn chỉ được biết đến với vẻ đẹp riêng của nó, cộng thêm sự ổn định và lưu trữ duy nhất từ một bản kẻm in. Được biết đến bởi tên của "platinotype" hay "Platinum /Palladium" và chỉ đơn giản là "Bạch Kim" in, từng được làm từ các muối của Bạch Kim và Palladium. Được biết Bạch kim và Palladium rất quí giá, là một phần của gia đình kim loại quý tộc trên Bảng tuần hoàn. Vì do nó không chịu suy thoái khí quyển. Các muối Bạch Kim nhũ tương được thấm sâu vào các sợi giấy ,điều này có nghĩa rằng, miễn là sự hỗ trợ của giấy vẫn còn tồn tại, bản in sẽ giữ được sự bền bỉ màu sắc không phai của nó trong vài trăm năm .
    Như với hầu hết các quá trình lịch sử nhiếp ảnh, một bản in Platinum được thực hiện bằng cách đặt âm bản và giấy được tráng bằng bạch Kim trực tiếp tiếp xúc. Do đó, kích cỡ của bản in bằng kích thước của âm bản . Có nghĩa rằng với các máy ảnh mà tôi sử dụng (8x10, 11x14, 12x20 , 14x17 va 20x24) để thực hiện bản Bạch Kim in trong các kích cỡ.
    Xin bạn lưu ý , một bản in Bạch Kim có một "cái nhìn" khác nhau so với một Gelatin bạc hoặc trắng đen in theo kỹ thuật số. Bạch Kim bản in có một kết cấu mờ, không hào nhoáng bề mặt, vì nhũ tương được hấp thu vào giấy hơn là ngồi trên bề mặt. Quá trình sản xuất bạch kim thay đổi dần dần từ màu đen sang màu trắng, dọc theo phạm vi âm của nó. Để mắt quen với các cú “đấm” từ một bản in Gelatin bạc, Bạch Kim bản in thường sẽ cảm thấy "nhẹ nhàng" hay độ tương phản thấp. Mặc dù so với một bản in Gelatin bạc.
    Ví dụ khi in ảnh của người da đen sẽ không được như màu đen và người da trắng sẽ xuất hiện không có trắng hơn màu sắc của giấy cơ bản. Trong thực tế có những bước sắc độ ,thực sự nhiều hơn giữa màu đen và màu trắng tinh khiết của một in bản Bạch Kim. Điều này góp phần vào cảm giác sâu hơn, phong phú hơn .Bạn sẽ có kinh nghiệm khi nhìn vào một bản in Bạch Kim so với bản Gelatin bạc.
    Giá Bạch Kim trên thị trường hiện nay khỏang $900 cho 100ml. Ảnh khổ 20x24 in cần khỏang 20-25ml tùy theo độ ẩm của không khí khi giấy tiếp xúc với Bạch Kim. Bạch Kim của tôi được tự trộn lấy hỗn hợp và phủ bọc trên giấy. Các nhũ tương được hỗn hợp ngay trước khi sử dụng, tráng trên giấy bằng cọ và phơi khô. Sau khi khô. Bạch Kim bản được đặt tiếp xúc trực tiếp âm bản, và sau đó tiếp xúc với "actinic" ánh sáng tia cực tím. Tiếp xúc với nguồn ánh sáng tím phải mất một vài phút đến một giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào mật độ và sắc độ tương phản của những âm bản.
    Những giai điệu hình ảnh của một in Bạch Kim có thể rất khác nhau về màu sắc. Bạch Kim bản in có thể từ màu tim đen lạnh , và trải dài tới màu nâu rất ấm áp. Tỷ lệ Bạch kim và Palladium được lựa chọn tương xứng của người nghệ sĩ, sự lựa chọn cũng ảnh hưỡng tới sự phát triển nhiệt độ của việc kiểm soát màu sắc cuối cùng.
    Bởi vì các nhũ tương được pha trộn và tráng bằng tay không có hai bản in được chính xác như nhau. Tôi thích nghĩ về chúng như là "Monotype" mặc dầu in từ cùng một âm bản. Một số Nghệ sĩ Nhiếp Ảnh qua các quá trình lịch sử để lại nét cọ rõ ràng nhìn thấy được. Mục tiêu của tôi là làm cho các bản in một cách mượt mà nhất , nhưng đôi khi nét cọ có thể được nhìn thấy trong một số các bản in. Thôi thì tạm được xem như là các dấu hiệu của nghệ sĩ vậy.

    2/Quá trình Chuyển Ảnh Thạch ( Carbon Print)
    Mô Thạch được cấu trúc bằng rau câu của ta thường ăn. Tôi thường dùng Knox Gelatin bán ở chợ , ngâm cho Thach nở và nấu long ra . Pha lỏng với mực tàu hay mực vẽ tranh Thủy mạc. Màu sắc pha theo “ Gôut” của Nghệ Sĩ nhiếp Ảnh. Thạch sau khi nấu thành chất lỏng sẽ được lọc kỹ càng và đổ trên một mặt bằng trên lót 1 miếng giấy để bảo trợ thạch cho đến khi thạch
    đọng lại. Mô Thạch được đem phơi độ vài ba ngày đến khi thật khô thì việc chuyển tiếp in ảnh mới tiếp tục.
    Để thực hiện việc in và chuyển tiếp mô thạch,một âm bản được đặt trực tiếp liên hệ với một tấm Thach (carbon) . Sau khi mô thạch được tẩm thuốc nhạy cảm ánh sáng . Âm bản và mô thạch trực tiếp , tiếp xúc với một nguồn ánh sáng cực tím. Những ghi nhận trực tiếp của mô thạch từ âm bản qua luồng ánh sáng cực tím sẽ thành ấn ảnh . Sau khi tiếp xúc dưới tia sáng cực tím , mô Thạch được ngâm trong nước lạnh một thời gian ngắn, sau đó được ép, tiếp xúc giữa hai miếng kính dầy . Sau khoảng 30-60 phút các mô thach hỗ trợ của nó được chuyển giao cho một khay nước ở khoảng nóng ấm 105 ° F để phát triển. Một khi mô thach đã bắt đầu tan chảy các tế bào Thach được chuyển qua giấy hổ trợ vĩnh viễn . Các tế bào Thach từ từ tan và rửa sạch để lại một hình ảnh cứu trợ.
    Carbon bản in có thể có nhiều tone màu và giữ lại độ ấm phong phú của ảnh, cộng thêm sự nổi bật, tạo ra ảnh có chiều sâu và cao thấp . Người thưởng lãm thấy được không gian 3 chiều khi bị ảnh hưởng tác dụng của các luồng sáng từ mọi góc độ . Ảnh Carbon cung cấp một hình ảnh không có hạt , vĩnh viễn không phai màu.

  3. #3
    Tham gia
    19-12-2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    60
    Đây là tấm Bạch Kim(Platinum) 8x10 đầu tiên của em, không có máy digital nên em chup lại bằng iphone.


    Lúc đầu em có cắt nhỏ vài tấm để test trước với tỷ lệ 12 drops Ferric Oxalate+12 Ferric Oxalate with Chlorate +24 Platinum sau em bỏ hết Chlorate và phơi UV 12 phút thì nó ra thế này. Vùng highlights thì mất hết chi tiết, shadow thì cũng thế. Làm thế nào để để được như ảnh của a.Trí được. Xin A.Trí cho em vài nhời

    Negative của em scan đây ạ.
    Ilford FP4 ,2secs f32, Pyro HD 2/2/100 10mins
    Được sửa bởi MyTam lúc 08:56 PM ngày 27-05-2011
    Ước gì.....

  4. #4
    Tham gia
    25-05-2005
    Location
    Trang Tien Str, Hoan Kiem, Ha noi
    Bài viết
    187
    @MyTam: Sau khi in được ảnh đẹp, bạn tặng mình bản in bạch kim chưa đạt nhé :d
    Em cũng đang mong câu trả lời của anh Trí.
    Được sửa bởi donlimpio35 lúc 10:01 PM ngày 27-05-2011

  5. #5
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Không biết MyTam process theo methode gì và density của âm bản thế nào. Em control contrast bằng Na2 hay Dichromate? Developer với Potassium Oxalate hay Ammonium Citrate? Dung dịch Ferric Oxalate bao nhiêu %? Lốí process nầy em học ở đâu và mua thuốc ờ supplier nảo?
    Platinum print process có nhiều cách. Method của anh là Ferric 27% , 50/50 Platinum/ Palladium và Potassium Developer control với Dichromate .
    Nhìn qua ảnh thấy quá contrast và in chưa tới. Film củng có thể bị over exposed hay over developed và cũng bị lọt sáng. Highlight quá cao nên thời gian phơi sáng hơi lâu. Thậm chí ảnh nầy có thể phơi tới cả tiếng và vẩn chưa được như ý vì film đả bị lọt sáng.

    Quote Được gửi bởi
    Lúc đầu em có cắt nhỏ vài tấm để test trước với tỷ lệ 12 drops Ferric Oxalate+12 Ferric Oxalate with Chlorate +24 Platinum sau em bỏ hết Chlorate và phơi UV 12 phút thì nó ra thế này. Vùng highlights thì mất hết chi tiết, shadow thì cũng thế. Làm thế nào để để được như ảnh của a.Trí được. Xin A.Trí cho em vài nhời

    Negative của em scan đây ạ.
    Ilford FP4 ,2secs f32, Pyro HD 2/2/100 10mins
    [IMG
    http://farm4.static.flickr.com/3145/5764377217_7cdc5f44a2_b.jpg[/IMG]

  6. #6
    Tham gia
    19-12-2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    60
    Quote Được gửi bởi tri tran View Post
    Không biết MyTam process theo methode gì và density của âm bản thế nào. Em control contrast bằng Na2 hay Dichromate? Developer với Potassium Oxalate hay Ammonium Citrate? Dung dịch Ferric Oxalate bao nhiêu %? Lốí process nầy em học ở đâu và mua thuốc ờ supplier nảo?
    Platinum print process có nhiều cách. Method của anh là Ferric 27% , 50/50 Platinum/ Palladium và Potassium Developer control với Dichromate .
    Nhìn qua ảnh thấy quá contrast và in chưa tới. Film củng có thể bị over exposed hay over developed và cũng bị lọt sáng. Highlight quá cao nên thời gian phơi sáng hơi lâu. Thậm chí ảnh nầy có thể phơi tới cả tiếng và vẩn chưa được như ý vì film đả bị lọt sáng.
    Cám ơn anh Trí.
    Method của em là Ferric 27% thêm 1,2% Potassium Chorate để control contrast và Platinum không có Paladium . Potassium Developer .Fix bằng EDTA Tetra-Sodium + Sodium Sulfite
    Em cũng tìm hiểu trên net và đọc sách rồi làm thôi.
    Film của em bị chắc là do lens flare. Để em thử test lại với tấm film khác xem sao có gì e lại hỏi lại anh.
    Ước gì.....

  7. #7
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Quote Được gửi bởi MyTam View Post
    Method của em là Ferric 27% thêm 1,2% Potassium Chorate để control contrast và Platinum không có Paladium . Potassium Developer .Fix bằng EDTA Tetra-Sodium + Sodium Sulfite
    Em cũng tìm hiểu trên net và đọc sách rồi làm thôi.

    Em coi lại phần nầy. Lối làm của em dựa theo Methode A+B ( Phương pháp tỷ lệ) với 2 loại ferric Oxalate A và B .
    1. Hóa học phải pha cho đúng và đừng xài hóa học của China.
    2. Ferric Oxalic B nắm phần contrast.
    3. Phải có Paladium , không xải một thứ được vì nó không phải là Na2.
    4. Không xài được Potassium mà phải dùng Amonium Citrate.
    5. Lảm theo lối nầy ảnh sẻ bị hạt nhiều ở vủng highlight.

    Một bản in Platinum rất dễ làm, có thể chừng vài ba ngày là ta có ảnh, nhưng nó có thể lấy từ 3-5 năm để có một in bản vừa ý nếu ta chịu khó luyên tâp thường xuyên. Ráng lên và đừng có nãn. Chúc em thành công.
    Được sửa bởi tri tran lúc 01:45 AM ngày 29-05-2011

  8. #8
    Tham gia
    21-01-2008
    Bài viết
    1,009
    Chọn cách làm ảnh Bach Kim
    Ảnh bach Kim được chia ra 3 cách làm:

    1 Phương pháp tỷ lệ
    2 Phương pháp Na2 Sodium Chloroplatinate
    3 Phương pháp Dichromate

    Phương pháp tỷ lệ:
    Được dùng với 2 loại Ferric Oxlate A và B 27% . Ferric Oxalate B chứa Oxidizer Potassium Chlorate từ 0.6- 1.2% tỷ lệ nầy cũng được gia giảm để control contrast.Thí dụ như ta dùng 12 giọt cho A& B thì Platinum/Paladium củng cùng tỳ lệ tổng cộng của A và B.
    Methode nầy đuơc phổ biến khá rộng rãi và chính xác được chọn theo contrast của Ferric A và B . Lối nầy cho ta những bản in rất tốt nếu âm bản có sắc độ dài và Density phải từ 1.8 -2.0 trở lên . Nhửng âm bản mòng hoặc density thấp sẻ bị hạt nổi nhiểu ở vùng sáng và sắc độ sẽ không đều.

    Phương Pháp Na2
    Vì Platinum hóa chất càng ngày càng lên giá và quá mắc nên các nhà bu6n hóa chất cho ra Na2 và dược gọi là Sodium Chloroplatinate
    Với phương pháp nầy ta dùng Ferric oxalate nguyên chất. Paladium là màu chính cho lối nầy và Na2 đóng vai trò control contrast .
    Lối nầy cũng rất hợp cho âm bản có sắc độ dài và mượt mà. ta có thể dùng Potassium Oxalate hay Amonium Citrate cho developer. Theo tôi đúng nghĩa của lối nầy là Paladium hơn là Platinum print vì Na2 chỉ chình contrast và làm cho các muối bạc bị oxidized nên tạo ra có màu tương tự như Platinum.

    Phương Pháp Dichromate
    Là một phương pháp có nhiều cách tính và gia giàm cho những âm bản khó in . Tốn thuốc hơn tất cả các methode trên và bắt buộc ta phải xài thuốc Paladium va Platinum cộng với Ferric oxalate theo tỳ lệ phân màu theo gôut của người nghệ sĩ.
    Thuốc tráng đươc chia thành nhiều chai và mổi chai nắm riêng phần contrast.Lối nầy ta cũng xài được 2 loại developer ( Amonium Citrate và Potassium Oxalate).

    Tới đây thì phần quyết định là của bạn đễ đi theo lối nào cho hợp với Workflow của mình. Điều tôi khuyên bạn trước tiên là nên tạo một âm bản cho thật tốt và đều tay thì mọi việc sau nầy sẽ lảm cho việc in ấn được dễ dàng hơn.Chúc bạn may mắn.
    Được sửa bởi tri tran lúc 12:06 PM ngày 02-06-2011

  9. #9
    Tham gia
    19-12-2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    60
    Quote Được gửi bởi tri tran View Post
    Em coi lại phần nầy. Lối làm của em dựa theo Methode A+B ( Phương pháp tỷ lệ) với 2 loại ferric Oxalate A và B .
    1. Hóa học phải pha cho đúng và đừng xài hóa học của China.
    2. Ferric Oxalic B nắm phần contrast.
    3. Phải có Paladium , không xải một thứ được vì nó không phải là Na2.
    4. Không xài được Potassium mà phải dùng Amonium Citrate.
    5. Lảm theo lối nầy ảnh sẻ bị hạt nhiều ở vủng highlight.

    Một bản in Platinum rất dễ làm, có thể chừng vài ba ngày là ta có ảnh, nhưng nó có thể lấy từ 3-5 năm để có một in bản vừa ý nếu ta chịu khó luyên tâp thường xuyên. Ráng lên và đừng có nãn. Chúc em thành công.
    Đúng như anh trí nói phương pháp em làm là A+B(Phương Pháp tỉ lệ)
    Vì ở Việt Nam nên em phải mua hóa chất của China do không có loại nào khác. Em sẽ thử develop với Amonium Citrate xem sao. Vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên làm được như anh chắc còn phải 1 thời gian dài.
    Cám ơn anh Trí.
    Được sửa bởi MyTam lúc 12:36 PM ngày 29-05-2011
    Ước gì.....

  10. #10
    Anh Trí cho em hỏi là density của film mình có thể xác định bằng mắt thường được không hay bắt buộc phải dùng máy?

    Trước đây em in ảnh từ film 120, em có dùng một số công thức pha dev, em nhớ có 1 công thức sau khi tráng film xong, lúc in em phải phơi sáng rất lâu thì ảnh mới ra, nhưng nhìn film thì thấy nó cũng bình thường như process với các công thức khác. Vậy trong trường hợp này có phải do density của film quá cao không anh?
    Tôi thích cái ảnh trắng đen...để lâu nó lên nước...vàng.

Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •