Trang 2 / 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Hiển thị kết quả từ 11 đến 18 / 18

Chủ đề: Đèn SB24 của em không nổ - Cứu em với

  1. #11
    Tham gia
    20-07-2006
    Location
    Xì gòong
    Bài viết
    764
    Có thể do bóng đó bác, mình cũng bị tình trang y vầy với SB26, ra thay bóng khác thì hết
    [HTML][/HTML]

  2. #12
    Tham gia
    08-02-2011
    Bài viết
    9
    Chào các bác, em sửa được đèn rồi ạ. Các bác mừng cùng em nhé, ^^.

    @Pentax: Bác rất hiểu về đèn đấy ạ.
    Em cũng hỏi được thêm một số vấn đề kỹ thuật về đèn Nikon như sau: các bác biết thêm nhé.

    1. Đèn Nikon cực bền, nói chung là rủi ro nhỏ lắm, đặc biệt là mấy em SB22, 24, 26, 28 Made in Nhật xịn.
    2. Về bóng thì tuổi thọ như đèn tuýp, bắn nhiều, công suất lớn nhanh chết hơn và ngược lại. Hiện tượng là đen hai đầu tiếp xúc rồi rạn chân chim khí vào dẫn đến cháy.
    3. Tụ tích điện gần như không bao giờ hỏng, bác sửa đèn bảo có khi hỏng vài cái bóng chắc gì cái tụ charger này đã hỏng.
    4. Cặp tụ điều khiển gần đèn (theo bác thợ sửa nói thế) mới là cái tụ hay hỏng.

    Nói chung nguyên nhân hỏng thì chỉ có đèn già quá, hỏng tụ điều khiền như đã nói ở trên. Và giá thành thay thế sửa chữa cũng hợp lý.

    Thân ái!

  3. #13
    Tham gia
    01-07-2009
    Bài viết
    657
    @ meomup82: Chúc mừng đã sửa được đèn.Tôi chuyên về Hi-Fi, stereo và TV nhưng chơi nhiếp ảnh nên bạn bè thường nhờ sửa đèn flash vì vậy phải tìm hiểu rôi sửa dùm. Tất cả đèn tôi sửa thường chẩy pin, để lâu không xài hoặc đứt dây cắm (đèn đời xưa không có hot shoe) ,chỉ có duy nhất một cái Minolta bị cháy Transistor và cuôn dây dao động cái này chịu thua không kiếm đâu ra đồ thay. Mấy cái tụ điện hóa học dùng trong ampli hay đèn flash xài nhiều lại tốt hơn để không. Những đèn đời mới có TTL tôi chưa sửa cái nào nhưng cũng có mở ra vài cái coi thử, có nhiều cái mở ra thấy linh kiện lạ hoắc không biết nó là cái gì nên nếu có hư chưa chắc biết đường nào sửa.
    Ở topic Nhiếp ảnh căn bản có topic về flash rất hay trong đó tôi có góp 1 it ý kiến về xài đèn flash đời cũ và cách bảo trì nếu rảnh nên đọc để biết thêm về đèn.

  4. #14
    Tham gia
    16-02-2006
    Bài viết
    562
    @meomup: Chúc mừng bác đã có đèn tốt. Sau khi sửa lại cẩn thận có phản hồi tỉ mỉ, mình đọc thấy hay, bổ ích.Thân.
    @PentaxKXX: Bác đúng là đại phu giỏi. Chưa mở đèn nhưng dự báo thế cũng là " ngon" rồi.Tôi sẽtimf đọc các post của bác về sửa flash để học hỏi kinh nghiệm. TFS.
    Được sửa bởi nikonlukhu lúc 09:20 AM ngày 23-04-2011

  5. #15
    Tham gia
    05-04-2009
    Bài viết
    85
    Chúc mừng bác meomup82 lại có đèn bắn phá... Bác chi hết nhiêu xèng thế?
    Cảm ơn bác chia sẻ thêm thông tin về đèn Nikon...!
    Cảm ơn bác PentaxKXX luôn nè! Nhân tiện bác PentaxKXX cho hỏi tý: mấy cục slave đời xưa (hình khối vuông có cửa nhại sáng bằng tế bào quang điện) để lâu không xài, giờ lấy ra thử thấy rất kém nhạy. Không biết là do đèn mình yếu hay mấy tế bào quang điện đó sắp hư rồi hở bác? Thanks bác!
    Chưa giàu mà mê 4 bánh, mời bác thăm XE LÁ 4r:
    http://otoxomnhala.com/forums/index.php

  6. #16
    Tham gia
    01-07-2009
    Bài viết
    657
    Quote Được gửi bởi Hcivic View Post
    Chúc mừng bác meomup82 lại có đèn bắn phá... Bác chi hết nhiêu xèng thế?
    Cảm ơn bác chia sẻ thêm thông tin về đèn Nikon...!
    Cảm ơn bác PentaxKXX luôn nè! Nhân tiện bác PentaxKXX cho hỏi tý: mấy cục slave đời xưa (hình khối vuông có cửa nhại sáng bằng tế bào quang điện) để lâu không xài, giờ lấy ra thử thấy rất kém nhạy. Không biết là do đèn mình yếu hay mấy tế bào quang điện đó sắp hư rồi hở bác? Thanks bác!
    Sẵn có người hỏi thì tôi cũng ráng viết ra mua vui một chút, hoặc có giúp được anh em nào biết thêm chút ít cũng có lợi.
    Cái cục slave quang đời xưa tôi biết 3 loại sau đây có gì mới khác không thì tôi không biết.
    1- Loại dùng transistor: loại này thường dùng 2 transistor và 1 tế bào quang điện nhưng phải có pin nên bây giờ hầu như không ai xài nữa.
    2- Loại dùng SCR và tế bào quang điện: SCR (silicon control rectifier) hình dáng nó giống một cái transistor. SCR gồm có một cực dương, 1 cực âm và cực "gate". Điện của chân đèn flash sẽ qua 2 đầu âm dương của SCR. Gate của SCR một đường đi qua một cuộn dây nối với cực âm của SCR, một đường đi qua tế bào quang điên lên cưc dương của SCR. Khi bình thường dòng điên một chiều đi từ cực dương qua tế bào quang điện qua cuộn dây tới cực âm tạo một điện thế nhỏ ở Gate nên SCR không dẫn điện. Nếu có một nguồn sáng chiếu vào tế bào quang điện làm giảm điện trở của nó và dòng điện đi qua sẽ tăng, cuộn dây có đặc tính khí có thay đổi bất chợt dòng điện nó sẽ có hiệu ứng nghịch lại tạo ra một điện thế cao ở ngay mối nối chân Gate. lúc đó SCR dẫn điện nối mạch. Đèn flash sẽ nháy.
    3- Loại dùng Light sensitive SCR: Loại này SCR nằm chung với tế bào quang điện khỏi cần làm mạch điện riêng, chỉ cần cuộn dây ở ngoài. Toàn bộ được bọc bằng nhựa, cục nhưa này tùy hình dáng sẽ cho góc bắt sáng của slave.
    2 loại xài SCR không cần pin mà điện thế ở chân đèn flash 200V nó vẫn không bị hư. Có điều cần ghi nhận là từ khi nó nhận được ánh sáng đến lúc nó nhá đèn delay mất khoảng 1/1000 second. Đặc điểm nữa của nó từ chụp trong nhà tới ngoài trời nó vẫn chạy chỉ trừ trường hơp nắng gắt quá.
    Theo tôi nghĩ nếu để lâu bị kém độ nhậy là do lớp như đã bị đục rồi nên ánh sáng thay đổi bên ngoài không đủ tác dụng vào tế bào quang điện.
    Bác nào dân điện tử muốn nghịch chơi cũng dễ lắm. Không biết bây giờ ở VN có còn mua được mấy món đồ điện tử phế thải của quân đội không? Hồi đó tôi mua được mấy cái SCR gỡ từ máy phế thải (lâu quá quên mất số rồi) nó chịu được 50volt giữa + và -. Cái này nhỏ chỉ bằng đầu que diêm, rất nhậy chỉ cần chạm tay vào gate là tĩnh điện ở tay đủ làm nó dẫn điện rồi. Lấy cái transistor Silicon NPN loại to bằng đầu ngón tay út mài cái nắp của vỏ xài 2 chân E và C nó sẽ hoạt động giống như một tế bào quang điện. Mình có thể tự chế cục nhái rất rẻ nhưng độ nhậy rất thấp, không chơi ngoài trời nắng được. Hồi đó tôi chế cho ông bạn tôi một cái mà ông tặng cho tôi cái áo sơ mi.
    Rất tiếc tôi không vẽ được nên nếu giải thích không được rõ lắm thì cũng xin thông cảm.
    Thêm hình mấy cục nhái quang. Từ trái qua phải.
    Thứ nhất: hiệu Nissin hồi đó mua nửa chỉ vàng. Nếu hư không thể gỡ ra được vì nó đúc nhựa kín.
    Thứ nhì : không thấy hiệu gì xài đèn điện ở chân gần 100 Volt vẫn an toàn mua có 5 đô.
    Thứ 3; Hiệu Vivitar tháo ra được ,trong hình là đã tháo nắp trước rồi, có contact thay độ nhậy nhưng đã bị hư cứ gắn đèn vào là nó đánh liên tục, mở ra đo hết không tìm thấy hư cái gì nên cũng chịu thua. coi như mất toi 2 đô.
    Cái thứ 4 hiệu Chinon nó đi kèm cho máy P&S của Chinon chế lại vào cái bracket xài tốt mua 3 đô.

    Được sửa bởi PentaxKXX lúc 10:04 PM ngày 25-04-2011

  7. #17
    Tham gia
    05-04-2009
    Bài viết
    85
    Quote Được gửi bởi PentaxKXX View Post
    Sẵn có người hỏi thì tôi cũng ráng viết ra mua vui một chút, hoặc có giúp được anh em nào biết thêm chút ít cũng có lợi.
    Cái cục slave quang đời xưa tôi biết 3 loại sau đây có gì mới khác không thì tôi không biết.
    1- Loại dùng transistor: loại này thường dùng 2 transistor và 1 tế bào quang điện nhưng phải có pin nên bây giờ hầu như không ai xài nữa.
    2- Loại dùng SCR và tế bào quang điện: SCR (silicon control rectifier) hình dáng nó giống một cái transistor. SCR gồm có một cực dương, 1 cực âm và cực "gate". Điện của chân đèn flash sẽ qua 2 đầu âm dương của SCR. Gate của SCR một đường đi qua một cuộn dây nối với cực âm của SCR, một đường đi qua tế bào quang điên lên cưc dương của SCR. Khi bình thường dòng điên một chiều đi từ cực dương qua tế bào quang điện qua cuộn dây tới cực âm tạo một điện thế nhỏ ở Gate nên SCR không dẫn điện. Nếu có một nguồn sáng chiếu vào tế bào quang điện làm giảm điện trở của nó và dòng điện đi qua sẽ tăng, cuộn dây có đặc tính khí có thay đổi bất chợt dòng điện nó sẽ có hiệu ứng nghịch lại tạo ra một điện thế cao ở ngay mối nối chân Gate. lúc đó SCR dẫn điện nối mạch. Đèn flash sẽ nháy.
    3- Loại dùng Light sensitive SCR: Loại này SCR nằm chung với tế bào quang điện khỏi cần làm mạch điện riêng, chỉ cần cuộn dây ở ngoài. Toàn bộ được bọc bằng nhựa, cục nhưa này tùy hình dáng sẽ cho góc bắt sáng của slave.
    2 loại xài SCR không cần pin mà điện thế ở chân đèn flash 200V nó vẫn không bị hư. Có điều cần ghi nhận là từ khi nó nhận được ánh sáng đến lúc nó nhá đèn delay mất khoảng 1/1000 second. Đặc điểm nữa của nó từ chụp trong nhà tới ngoài trời nó vẫn chạy chỉ trừ trường hơp nắng gắt quá.
    Theo tôi nghĩ nếu để lâu bị kém độ nhậy là do lớp như đã bị đục rồi nên ánh sáng thay đổi bên ngoài không đủ tác dụng vào tế bào quang điện.
    Bác nào dân điện tử muốn nghịch chơi cũng dễ lắm. Không biết bây giờ ở VN có còn mua được mấy món đồ điện tử phế thải của quân đội không? Hồi đó tôi mua được mấy cái SCR gỡ từ máy phế thải (lâu quá quên mất số rồi) nó chịu được 50volt giữa + và -. Cái này nhỏ chỉ bằng đầu que diêm, rất nhậy chỉ cần chạm tay vào gate là tĩnh điện ở tay đủ làm nó dẫn điện rồi. Lấy cái transistor Silicon NPN loại to bằng đầu ngón tay út mài cái nắp của vỏ xài 2 chân E và C nó sẽ hoạt động giống như một tế bào quang điện. Mình có thể tự chế cục nhái rất rẻ nhưng độ nhậy rất thấp, không chơi ngoài trời nắng được. Hồi đó tôi chế cho ông bạn tôi một cái mà ông tặng cho tôi cái áo sơ mi.
    Rất tiếc tôi không vẽ được nên nếu giải thích không được rõ lắm thì cũng xin thông cảm.
    Thêm hình mấy cục nhái quang. Từ trái qua phải.
    Thứ nhất: hiệu Nissin hồi đó mua nửa chỉ vàng. Nếu hư không thể gỡ ra được vì nó đúc nhựa kín.
    Thứ nhì : không thấy hiệu gì xài đèn điện ở chân gần 100 Volt vẫn an toàn mua có 5 đô.
    Thứ 3; Hiệu Vivitar tháo ra được ,trong hình là đã tháo nắp trước rồi, có contact thay độ nhậy nhưng đã bị hư cứ gắn đèn vào là nó đánh liên tục, mở ra đo hết không tìm thấy hư cái gì nên cũng chịu thua. coi như mất toi 2 đô.
    Cái thứ 4 hiệu Chinon nó đi kèm cho máy P&S của Chinon chế lại vào cái bracket xài tốt mua 3 đô.

    Trời ui, tính ra gần đúng 1 năm tui mới trở lại topic này. Sorry bác Pentax...!
    Hôm nay tui chụp cái cục slave của tui cho các bác xem nè, giờ nó kém nhạy hẳn so với trước kia ngoài trời cũng "nhại" tốt luôn...







    Chưa giàu mà mê 4 bánh, mời bác thăm XE LÁ 4r:
    http://otoxomnhala.com/forums/index.php

  8. #18
    Tham gia
    16-09-2010
    Bài viết
    393
    Quote Được gửi bởi meomup82 View Post
    Chào các bác, em sửa được đèn rồi ạ. Các bác mừng cùng em nhé, ^^.

    @Pentax: Bác rất hiểu về đèn đấy ạ.
    Em cũng hỏi được thêm một số vấn đề kỹ thuật về đèn Nikon như sau: các bác biết thêm nhé.

    1. Đèn Nikon cực bền, nói chung là rủi ro nhỏ lắm, đặc biệt là mấy em SB22, 24, 26, 28 Made in Nhật xịn.
    2. Về bóng thì tuổi thọ như đèn tuýp, bắn nhiều, công suất lớn nhanh chết hơn và ngược lại. Hiện tượng là đen hai đầu tiếp xúc rồi rạn chân chim khí vào dẫn đến cháy.
    3. Tụ tích điện gần như không bao giờ hỏng, bác sửa đèn bảo có khi hỏng vài cái bóng chắc gì cái tụ charger này đã hỏng.
    4. Cặp tụ điều khiển gần đèn (theo bác thợ sửa nói thế) mới là cái tụ hay hỏng.

    Nói chung nguyên nhân hỏng thì chỉ có đèn già quá, hỏng tụ điều khiền như đã nói ở trên. Và giá thành thay thế sửa chữa cũng hợp lý.

    Thân ái!
    Bác sửa hết bao nhiêu vậy. Em SB-24 của em cũng bị bệnh y như bác,đang định gửi lên HN nhờ sửa đây

Trang 2 / 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •