cảm ơn các bác, topic rất hay. Trước em cũng ấp ủ ý định này mà lười ko làm. Ở Sài gòn còn rất nhiều chùa, đền, nhà thờ hay mà ít thấy ảnh như nhà thờ Tân Định, nhà thờ Thông Tây Hội, lăng Lê Văn Duyệt, ..etc. Hôm nào các bác offline đi.![]()
![]() |
![]() |
cảm ơn các bác, topic rất hay. Trước em cũng ấp ủ ý định này mà lười ko làm. Ở Sài gòn còn rất nhiều chùa, đền, nhà thờ hay mà ít thấy ảnh như nhà thờ Tân Định, nhà thờ Thông Tây Hội, lăng Lê Văn Duyệt, ..etc. Hôm nào các bác offline đi.![]()
Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi, chật làm sao góc phố phường...
Quang Dũng.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,...đầu phía bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ôn Lăng Hội Quán...
31
32
33
34
35
36
37
38
39
![]()
Được sửa bởi condaohailuoi lúc 08:21 PM ngày 30-10-2010
hy vọng sớm có gạo mua 12-24 tokina để chụp chung với bác cho thoải mái , đang xài 24-70 thiếu wide mà củng ráng đu theo hihi
5D3 + 6D + 24-70 m2 + 70-200 m2
Gopro 3+
Fuji 90 mini NEO
Topic hay đó Vũ ơi. Cố sắm thêm wide để chụp ngoại thất và tổng thể cho ngon em ơi.
Mà cái vụ 5 năm hơi nghi nghi, đi làm rồi thời gian công việc vợ con... hihihi... dự án mà.
Trưa mai rảnh làm quả cà phê vỉa hè 68 nguyễn Huệ ti đi nhỉ, lâu lắm chưa gặp lại chú.
he he em cũng đang cố sắm 15mm và 21mm để chụp cảnh cho sướng, giờ tạm hài lòng với 35mm thôi....
nghe 5 -6 năm cũng khá nản nhưng 1 tuần đi 1-2 nơi cũng ko có gì mệt, rất là vui đằng khác, bận quá thì mình tạm nghỉ có thể là 1 tuần, 1 tháng, sau đó lại tiếp, "kiến tha lâu đầy tổ" cứ theo tinh thần này mà làm thôi, heheh
trưa mai em sẽ mò ra diện kiến bác![]()
Di tích Lăng Lê Văn Duyệt
Vị trí
Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, có cổng Tây tại số 126 đường Ðinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ba cổng còn lại nằm trên các con đường Phan Đăng Lưu (cổng Bắc), Vũ Tùng (cổng Nam) và Trịnh Hoài Đức (cổng Đông). Lăng có tên gọi chính thức là Thượng Công Miếu, nhưng vì nằm gần khu vực chợ Bà Chiểu nên còn được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Đây là nơi an táng và tôn thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, một danh thần thời Nguyễn. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1988.
Lịch sử
Sau khi Lê Văn Duyệt mất vào năm 1832, ông được an táng trên một gò đất hình lưng rùa, thuộc xã Bình Hoà, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Theo các nhà địa lý và phong thuỷ, đây là vị thế nằm vào "long mạch" hợp với "địa linh nhân kiệt", tài lộc đời đời vĩnh tế và sẽ có ảnh hưởng tốt cho sự an lạc của đồng bào cư trú trong khu vực.
Năm 1833, sau khi dẹp loạn Lê Văn Khôi, các triều thần dâng sớ kể tội Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng ban dụ rằng: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, không bỏ gia hình. Vậy cho Tổng Đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết cho những chữ "Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ", để chính tội danh cho kẻ đã chết, mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền gian muôn đời."
Đến năm 1841 vua Thiệu Trị xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội và xiềng xích, cho xây đắp lại mộ ông. Đến đời vua Tự Đức lại cho đắp mộ cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ. Năm 1914, "Hội Thượng Công quý tế" được thành lập để đặc trách việc tế tự và kiến thiết lăng miếu. Từ đó tới nay, lăng miếu được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời kỳ:
*
Năm 1925 trùng tu, mở rộng chánh điện và hậu cung
*
Năm 1937 trùng tu, xây dựng thêm tiền điện, Đông lang và Tây lang
*
Năm 1948 xây vòng thành bao quanh miếu
*
Năm 1949 xây khách đường và cổng Tam quan
*
Năm 1954 xây đỉnh Hòa Bình
*
Năm 1964 xây cất nhà kho (nhà hát tuồng ngày nay) và mái che đỉnh Hòa Bình
*
Năm 1973 xây thêm chánh điện mới
*
Lần sửa chữa trùng tu mới nhất là năm 1994.
Ngày 4-2-2008, đặt tượng đồng Lê Văn Duyệt tại điện thờ. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65 m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện, lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc lưu hành tại Sài Gòn năm 1966.
Kiến trúc
Lăng nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2 , bên ngoài có tường rào bao bọc cao khoảng 1,2 m, chu vi khoảng 500 m. Trước kia, khi các con đường chung quanh chưa được mở thì diện tích lăng lớn gấp hai lần hiện nay. Phía trước và hai bên lăng miếu là phần đất mà triều đình Tự Đức - năm thứ 13 (1860) ban cho xã Bình Hoà thu hoa lợi để phụng sự và trùng tu lăng miếu. Kiến trúc lăng hiện nay bao gồm: Tam quan, Nhà bia, Khu mộ và khu Linh miếu.
Tam quan lăng nằm ở phía Nam, trên đường Vũ Tùng, có kiến trúc cổ kính như một cổng thành, bên trên có dòng chữ 上 公 廟 "Thượng Công Miếu". Hai bên lối đi dẫn vào lăng có nhiều cây cổ thụ cao to rợp bóng như: si, dầu, bằng lăng...
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Khu mộ gồm hai ngôi mộ là của Lê Văn Duyệt và chánh thất phu nhân Đỗ Thị Phận, được song táng theo cổ lệ "càn khôn hiệp đức" của Nho giáo. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Trước mộ phần là một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp âm dương, phía trên vòm cửa hình vòng cung có phù điêu ghi hàng chữ "Lê Công Bí Ðình".
Cách khu mộ một khoảng sân rộng là khu "Thượng công linh miếu". Khu vực này bao gồm các hạng mục: tiền điện, trung điện và chánh điện, mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh. Đây là nơi trung tâm diễn ra các hoạt động tín ngưỡng. Hai bên là Đông lang, Tây lang, lễ khách đường.... Nhìn bề ngoài, toàn bộ mái nhà "Thượng công linh miếu" như đan vào nhau xếp thành tầng, thành lớp. Nóc sau cao hơn nóc trước với các cổ lầu rất nguy nga, bề thế. Lối kiến trúc ở đây vừa kế thừa kiến trúc cổ truyền Việt Nam, vừa có những nét hiện đại. Tường và cột đều được xây bằng gạch. Các bờ nóc được xây cao với hai đầu cong, trang trí "Lưỡng Long triều nguyệt" trông giống như những chiếc thuyền rồng đang neo lại. Trên bề mặt bờ nóc được chia thành từng ô hình vuông và chữ nhật để đắp những đề tài trang trí khác. Qua nhiều lần trùng tu, di tích Lăng Ông đã phần nào phục hồi được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng và đã trở thành di sản quý giá trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thờ cúng dân gian
Trong dân gian và sử sách truyền lại, cuộc đời và sự nghiệp của Tả quân Lê Văn Duyệt đã trở thành huyền thoại pha trộn giữa ảo và thực. Ông là người có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao, là một vị quan cai trị nghiêm khắc, thanh liêm. Dưới thời ông làm tổng trấn, đất Gia Định thái bình, dân chúng yên ổn làm ăn, kinh tế phát đạt. Đặc biệt ông có nhiều ưu đãi cho dân Hoa kiều nhập cư vào đất Gia Định và tạo điều kiện cho họ làm ăn, buôn bán. Ông ham mê võ nghệ, thích đá gà, đấu hổ, đấu voi...
Từ khi Lê Văn Duyệt mất, trong dân gian đã xem ông như một vị thần. Vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Chánh điện được bài trí gần như đình làng Nam Bộ. Bài vị, chân dung Lê Văn Duyệt được đặt chính giữa chánh điện. Tả ban đặt bài vị thờ Đức Kinh lược Phan Thanh Giản (một văn thần). Hữu ban đặt bài vị thờ Đức Thiếu phó Lê Chất (một vị quan võ đã cùng Lê Văn Duyệt "vào sinh ra tử" giúp Gia Long). Hai bên còn đặt một số bàn thờ nhỏ, thờ chư vị thánh thần, thờ tiền hiền, hậu hiền, thờ "anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân".
Xuất phát từ quan niệm "sự vong như sự tồn" (thờ người đã khuất như khi người đó sống) nên cách bài trí ngoài các đồ thờ tự, còn đầy đủ các đồ nghi tượng thể hiện uy quyền, phẩm hàm của Lê Văn Duyệt: Biển vía ghi tước hiệu, tàn lọng, quạt vả, lỗ bộ, bát bảo, bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố, kiệu, võng... Nghi lễ cúng tại lăng pha trộn giữa nghi lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Việt với nghi lễ cúng thần. Lễ hội tại lăng (tính theo âm lịch) gồm các kỳ:
*
Lễ tết Nguyên đán (Mồng 1, 2, 3 tháng Giêng)
*
Lễ Hạ nêu - Khai hạ (Mồng 7 tháng Giêng)
*
Lễ Thanh minh (tháng 3)
*
Lễ tết Đoan ngọ (Mồng 5 tháng Năm)
*
Lễ húy kỵ Tả quân (Mồng 1 tháng Tám)
*
Lễ tết Trung thu (15 tháng Tám)
*
Lễ sắp ấn (đưa thần - 25 tháng Chạp)
*
Lễ rước thần (dựng nêu - 30 tháng Chạp).
Lễ vật dâng cúng thường là mâm cỗ, gồm nhiều món giống như mâm cơm cúng giỗ ông bà. Nhưng vào dịp lễ húy kỵ, lễ dựng nêu tại lăng tổ chức cả lễ kỳ yên với tục lệ xây chầu hát bội giống như cúng thần tại đình làng. Ngoài các kỳ lễ chính, hàng ngày cửa lăng đều rộng mở để đón khách thập phương tới lễ bái.
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
![]()
Được sửa bởi condaohailuoi lúc 09:03 PM ngày 30-10-2010
hay phết bạn V nhỉ :D
mai busy rồi, bạn V đi lang thang vui nhá
Thanks bác, topic rất hữu ích để tìm hiểu thêm về chùa chiền việt nam cho các bạn
CANON : way to Prajñā
BQT cảnh cáo lần 2 và nhắc nhở bác đọc nội quy về chữ ký.
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)