Thế còn chụp IR + X-Ray là sao các bác, thỉnh thoảng thấy có web quảng các filter X-Ray, không hiểu sử dụng và hiệu quả thế nào
Thế còn chụp IR + X-Ray là sao các bác, thỉnh thoảng thấy có web quảng các filter X-Ray, không hiểu sử dụng và hiệu quả thế nào
Canon 30D
nhân tiện có bác lndanh và bác loc47 cũng vừa PM hỏi, em xin trả lời chung cả 2 bác nhé
bác tưởng tượng thế này nhé. dải ánh sáng nhìn thấy (visible spectrum) nằm từ khoảng 380nm (màu tím - violet) đến 750nm (màu đỏ sẫm - deep red) các tia có bước sóng ngắn hơn 380nm gọi là ultra-violet, cái này ta không quan tâm (trừ khi bác muốn thử coi chim cò ong bướm nhìn đời thế nào). ở đây ta chỉ quan tâm đến vùng bước sóng dài hơn (infrared) và tác dụng của filter như thế nào.Được gửi bởi loc47
filter Hoya RM72 (hay các filter tương tự) có tác dụng chặn tất cả các tia có bước sóng ngắn hơn 720nm. vì 720nm<750nm, vẫn có một chút xíu xíu màu sắc từ ánh sáng nhìn thấy lọt vào máy ảnh, nhưng vì không đầy đủ toàn bộ dải màu nên khi xử lý ảnh trên máy tính tạo ra hiệu ứng màu sắc kỳ lạ (false color).
khi dùng các filter có độ cắt sóng cao hơn như Hoya RM90 (cắt đến 900nm) hay B+W 099 cắt sóng đến 1000nm, sẽ không có ánh sáng ở khoảng nhìn thấy lọt được vào máy ảnh, nên kết quả chỉ có thể là ảnh đơn sắc. đơn sắc ở đây là sắc đỏ vì chỉ có các cảm biến màu đỏ mới nhận được tín hiệu. trong xử lý hậu kỳ, ta chuyển sang ảnh đen trắng. tuy không tạo ra được hiệu ứng "false color" nhưng chụp bằng filter RM90/B+W 099 lại cho ra hình ảnh có độ tương phản cao hơn hẳn, ảnh đẹp và trong hơn.
cảm biến CCD (Nikon) có độ nhạy sáng với tia hồng ngoại cao hơn nên khi chụp thường phơi sáng nhanh hơn, chủ yếu là 1 giây đổ lại.
cảm biến CMOS (Canon) thì ngược lại, phơi sáng có khi lên đến 15-20 giây ngay cả khi đã tăng lên ISO 400.
về hiện tượng X-Ray: đây là hiệu ứng phụ khi chụp ảnh IR với filter trên 900nm. cơ thể người bình thường cũng phát ra tia hồng ngoại. và do đặc tính bước sóng dài, tia hồng ngoại không bị chặn hay khúc xạ bởi hầu hết quần áo. kết quả là trong điều kiện nhất định, tia hồng ngoại "vượt" qua khỏi lớp quần áo và được ghi lại trên cảm biến, tạo ra hiệu ứng X-Ray.
quan trọng: vì cắt sóng ở mức trên 900nm nên lượng ánh sáng đi vào máy ảnh cũng bị giảm rất nhiều, hầu như là gần hết. vì vậy khi chụp với các filter này thường đòi hỏi thời gian phơi sáng lâu hơn so với dùng RM72. thậm chí đối với các loại cảm biến CMOS nhiều khi không thể chụp được.
Hình như cảm biến của các máy Sony P&S rất nhạy ở dãy này phải không bác? Thanks
Canon 30D
Thanks Teddy nhưng có lẻ filter của mình chỉ dùng cho BW thôi , vì không phải cái mà bác nói .
em nó đây
The only thing that remains is love.
My phone : 0913789477
Chắc là không phải rùi, em nghĩ là filter IR thì phải đen thui chứ bác? Vì nó không cho ánh sáng thấy được đi qua :D
Canon 30D
uầy, giờ thì em hiểu tại sao ảnh của bác bị toàn màu cam rồi.
filter này ng ta chế tạo để dùng cho chụp ... film (color). em thấy trong description ghi là nó chỉ cắt đến 500nm đủ để ngăn không cho ánh sáng xanh đi vào film.
em đoán bác dùng filter này để chụp digital bị toàn màu cam là tại vì ở mức 500nm ánh sáng nhìn thấy vẫn còn rất mạnh nên nó lấn át hết cả ánh sáng của vùng IR.
ủa sao em search cái Hoya có 2 cái filter 72 là R72 và RM72 nhỉ anh teddy lovers?
khác nhau chỗ nào huh anh, cùng để cắt dưới 720 mà ta '__'
Mấy tấm ảnh IR của bác pnphan va loc47 post vừa rồi coi thiệt đã (hình như phong trào này đang được khuấy động, Nikon sắp cháy hàng). Gửi các bác cái link xem tham khảo (video hơi dài, xem coi chừng bị nghẽn mạng), bác nào cuối tuần có tác phẩm mới cho em coi ké với
http://www.dpchallenge.com/tutorial.php?TUTORIAL_ID=56
bác teddyloves cho em hỏi filter Infra-Red 720nm hay deep red 720 có khác gì với mấy cái hoya RM72 không và mấy cái mà có chữ red đó để làm gì hả bác . em nghĩ không phải cho ảnh B&W vì nó có ghi là 720nm mà
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)