Trang 4 / 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 40

Chủ đề: Bản quyền ảnh thuộc về ai?

  1. #31
    Tham gia
    01-05-2006
    Bài viết
    152
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006
    Trong bài viết tiếp theo đây em sẽ dẫn chứng những điều khoản của Luật Dân Sự (từ đây trở đi em gọi tắt là LDS) liên quan trực tiếp đến quyền của người được chụp ảnh và người chụp ảnh trong vấn đề mà các anh chị quan tâm. Tuy nhiên, như em đã nói trong outline của bài, vì thành viên vnphoto ở khắp mọi nơi cho nên mọi người bị chi phối bởi hai hệ thống luật khác nhau common law và civil law. Cùng một sự kiện Vĩnh Tiến nói trên, nếu một người nằm trong vùng tài phán (jurisdiction) của common law hay civil law, câu trả lời sẽ khác nhau. Khác thế nào trong bài viết em phân tích về mặt pháp lý của vụ Lau kiện Vinh Tien (Lau vs. Vinh Tien) các anh chị sẽ thấy. Đồng thời em là người mà giải thích điều gì phải giải thích nguyên lý của nó thì người xem sẽ hiểu rõ hơn vấn đề không chỉ nói trên bề mặt.

    Common law và civil law systems

    Việt Nam là quốc gia theo hệ thống civil law nghĩa là theo giải thích luật pháp của họ cái gì cũng phải ghi ra thành luật. Common law là hệ thống họ có một số ít là văn bản luật nhưng phần lớn là hệ thống các vụ kiện cases dùng làm precedent cho những case sau nghĩa là nếu case sau có cùng một facts như case trước thì phán quyết của nó phải theo case trước. Chính vì thế chúng ta sẽ hạn chế thiếu luật hướng dẫn (như mọi người đã thấy trong bài của anh toanstrong). Sự khác biệt ở đây là quan hệ của chị Hà và Vĩnh Tiến ở Việt Nam phải dựa vào LDS trong khi quan hệ đó ở common law là quan hệ hợp đồng (contract law) và được điều chỉnh bởi cases (precedent). Ở common law không có việc có luật như LDS của Việt Nam để điều chỉnh nó đâu.

    LDS liên quan đến quyền copyright

    Sau đây là những điều khoản của LDS liên quan đến vấn đề các anh chị cần biết

    (1) Quyền về ảnh cá nhân

    (chú thích - ảnh cá nhân nghĩa là hình ảnh có người đó trong ảnh)

    + Điều 31.1 của LDS quy định rằng một người hoàn toàn có quyền đối với ảnh cá nhân.

    + Điều 31.2 quy định rằng việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được phép của người đó. Nếu người đó là minor, mất tư cách pháp nhân (legal capacity), hoặc chết đi thì phải xin phép của cha mẹ, vợ (chồng) hoặc đại diện pháp lý của người đó (with exception).

    + Điều 31.3 cấm tất cả các hình thức sử dụng hình ảnh cá nhân mà việc sử dụng đó làm mất danh dự, uy tín và nhân phẩm của cá nhân đó.

    (em xin tạm dừng).

    có vẻ như còn chút mâu thuẫn ở đây:

    + Điều 31.1:

    "... hoàn toàn có quyền..." là quyền gì...???
    "... hoàn toàn có quyền..." có nghĩa là có sở hữu hay không...???

    + Điều 31.3:

    Tại sao cấm... vì điều 31.1 và 31.2 đã không cho phép người khác có quyền đối với ảnh cá nhân rồi.

  2. #32
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Em xin trả lời câu hỏi trên của anh qPicture trước khi viết tiếp về Luật Dân Sự liên quan đến bản quyền về ảnh.

    Trong điều 31, quyền là quyền nói chung và trong đó, theo em giải thích trong ngữ cảnh của điều đó, bao gồm cả quyền sở hữu. Quyền này còn có nghĩa là quyền nhận được lợi ích từ nó và quyền hủy bỏ ảnh đó. Quyền hủy hoặc bãi bỏ cũng phải là một quyền được phép vì như anh đã biết trong luật pháp không phải ai cũng được quyền hủy bỏ. Em ví dụ, ta không có quyền giết con đã sinh ra của mình. Con là một tài sản của mình nhưng chúng ta không có quyền hủy bỏ nó. Vi phạm đó là tội hình sự. Ở đây em chưa nói đến abortion (con chưa sinh ra) vì em không biết Việt Nam quy định chuyệ này thế nào chứ ở Hoa Kỳ mỗi tiểu bang mỗi khác vê vấn đề này (chúng ta không nói ở đây). Tóm lại, LDS khi dùng từ "quyền" nói chung thì bao gồm tất cả những quyền gì mà người sở hữu ảnh muốn có. Cái này cũng giống như anh nói "quyền con người" nghĩa là bao gồm nhiều quyền trong đó có quyền được sống và quyền không bị những người có quyền lực (hành pháp) áp bức.

    Anh hỏi là tại sao lại có điều 31.3 trong khi đã có điều 31.1 và 31.2? Đây là một câu hỏi khó cho em trả lời vì em không phải là người soạn thảo (legal drafter) LDS. Họ có lý do khi đưa ra điều này. Nếu anh hỏi em một điều khoản của luật Hoa Kỳ (common law) do Congress ban hành thì em đã có thể vào trong hệ thống lưu trữ để đọc lý do của nó và cho anh biết. Đó là vì luật pháp của common law là loại luật pháp mà nó phải được để cho easy public access ai muốn xem cũng được. Trong lúc họ thảo luận (gọi là readings) ở Quốc hội trước khi thông qua (luật pháp lúc đó gọi là bill sau khi thông qua sẽ được gọi là Act) các nhà lập pháp (legislators) sẽ tranh cãi với nhau tại sao có tại sao không etc và những tranh cãi đó + lý do vì sao ban hành bill này của người đề nghị sẽ được ghi lại và giữ đó cho public access. Em nghĩ rằng Việt Nam chắc là không có một hệ thống hoàn chỉnh như vậy.

    (cont)

  3. #33
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Hôm nay em nói đến hai vấn đề của LDS liên quan đến bản quyền ảnh

    (1) Thời hiệu (time limit) được phép kiện tụng khi ảnh cá nhân (xem định nghĩa thế nào là ảnh cá nhân trong trang trước khi em nói điều 31) bị vi phạm, và

    (2) Quyền dành lại sở hữu ảnh cá nhân từ người đang giữ nó.

    Thời hiệu

    Trong luật pháp thời hiệu có nghĩa là thời gian pháp luật cho phép chúng ta tiến hành kiện một người khi họ vi phạm. Sau thời gian đó, chúng ta không còn quyền (legal right) để kiện nữa.

    Điều 607 của LDS quy định rằng thời hiệu để có thể tiến hành kiện tụng đòi bồi thường thiệt hại là (2) hai năm kể từ ngày quyền (bao gồm bản quyền ảnh) của một cá nhân bị vi phạm.

    Theo ý kiến của riêng em, 2 năm là quá ít. Như em đã nói ở trên, ở Việt Nam em không xem được lý do vì sao legislators ở Việt Nam (trong khi họ tranh cãi ở Quốc hội) lại chọn hai năm cho nên em không hiểu.

    Điều thứ hai em thấy điều khoản này chưa rõ ràng (vì luật pháp là phải rõ ràng không mơ hồ không tối nghĩa) ở điểm khi nào được xem là lúc việc khởi kiện đã bắt đầu? Bắt đầu từ lúc tranh chấp nhau trước khi nộp hồ sơ kiện tòa (xem case Vĩnh Tiến) hay là bắt đầu từ lúc hồ sơ kiện được thụ lý ở tòa. Cái điểm này tưởng là dễ nhưng mà nó sẽ làm thay đổi chữ "hai năm" nhiều lắm đó các anh chị. Em thật sự không biết.

    Ở common law system trong thủ tục tố tụng dân sự (civil legal procedures), việc kiện tụng sẽ bắt đầu từ lúc plaintiff (bên nguyên) gửi thư đòi bồi thường (letter of demand) cho bên bị (defendant).

  4. #34
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Lấy lại quyền sở hữu chủ trong bản quyền ảnh

    Phần em nói đây nếu các anh chị đối chiếu sẽ thấy nó có thể liên quan đến những vụ như case Vĩnh Tiến. Tuy nhiên, điều này hơi khó hiểu một chút đòi hỏi em phải cho ví dụ. A là chủ sở hữu (legal owner) của ảnh cá nhân, B là người đang giữ ảnh cá nhân đó (possessor). C là người hợp đồng tiếp với B để có được ảnh của A.

    Điều 257 nói rằng A được luật cho quyền đòi lại quyền sở hửu của ảnh cá nhân từ C cho dù C có hợp đồng mua của B (possessor) để đang giữ ảnh của A nhưng C không trả tiền cho B. Cái từ trả tiền này nếu anh chị nào biết về luật hợp đồng của common law system nó có tiếng Anh là "consideration".

    Điều 257 cũng cho A có quyền đòi lại sở hữu chủ từ người đang giữ (possessor) ảnh của A mà

    (a) possessor đó có được từ ăn cắp, hoặc

    (b) việc giữ đó (possession) đi ngược lại với mong muốn của A là người chủ sở hữu.

    Điều (b) nói trên này là một điều rất kỳ lạ trong luật Việt Nam. Trong hệ thống common law system, một khi bạn đã có một hợp đồng hợp luật và hợp lệ bán quyền sở hữu ảnh cho người thứ hai, bất chấp là có đi ngược lại với mong muốn của bạn hay không, miễn là bạn đã ký vào và bên kia hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng, hợp đồng có hiệu lực. Không có chuyện bạn được phép lấy lại quyền sở hữu do luật pháp cho phép như vậy đâu.

    Hiểu được luật pháp là sức mạnh. Vì vậy, những điểm nhỏ như vậy các anh chị nên lưu ý nhất là ở Việt Nam làm những việc liên quan đến ảnh mà có thu nhập lớn (xem case Vĩnh Tiến).

    Các anh chị lưu ý điều 257 này không phải chỉ dành cho ảnh mà nó cho tài sản di động (bất định - movable property) trong đó có bao gồm ảnh vì ảnh là một tải sản di động.

    (em xin tạm dừng. Em chỉ kịp thời gian đọc sơ qua Quyết định của Tòa Án tối cao (em đã nói ở trang trước) quy định về bồi thường thế nào là hợp lý - nó dài 10 trang và em sẽ nói qua cho các anh chị biết liệu trong tòa giả sử các anh chị là người vi phạm về ảnh, bên nguyên đòi bồi thường thế nào là hợp lý và liệu các anh chị có thể xin tòa cho giảm tiền bồi thường được hay không).
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 09:00 AM ngày 21-11-2006

  5. #35
    Tham gia
    01-05-2006
    Bài viết
    152
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006
    Lấy lại quyền sở hữu chủ trong bản quyền ảnh

    Phần em nói đây nếu các anh chị đối chiếu sẽ thấy nó có thể liên quan đến những vụ như case Vĩnh Tiến. Tuy nhiên, điều này hơi khó hiểu một chút đòi hỏi em phải cho ví dụ. A là chủ sở hữu (legal owner) của ảnh cá nhân, B là người đang giữ ảnh cá nhân đó (possessor). C là người hợp đồng tiếp với B để có được ảnh của A.

    Điều 257 nói rằng A được luật cho quyền đòi lại quyền sở hửu của ảnh cá nhân từ C cho dù C có hợp đồng mua của B (possessor) để đang giữ ảnh của A nhưng C không trả tiền cho B. Cái từ trả tiền này nếu anh chị nào biết về luật hợp đồng của common law system nó có tiếng Anh là "consideration".

    Điều 257 cũng cho A có quyền đòi lại sở hữu chủ từ người đang giữ (possessor) ảnh của A mà

    (a) possessor đó có được từ ăn cắp, hoặc

    (b) việc giữ đó (possession) đi ngược lại với mong muốn của A là người chủ sở hữu.

    Điều (b) nói trên này là một điều rất kỳ lạ trong luật Việt Nam. Trong hệ thống common law system, một khi bạn đã có một hợp đồng hợp luật và hợp lệ bán quyền sở hữu ảnh cho người thứ hai, bất chấp là có đi ngược lại với mong muốn của bạn hay không, miễn là bạn đã ký vào và bên kia hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng, hợp đồng có hiệu lực. Không có chuyện bạn được phép lấy lại quyền sở hữu do luật pháp cho phép như vậy đâu.

    Hiểu được luật pháp là sức mạnh. Vì vậy, những điểm nhỏ như vậy các anh chị nên lưu ý nhất là ở Việt Nam làm những việc liên quan đến ảnh mà có thu nhập lớn (xem case Vĩnh Tiến).

    Các anh chị lưu ý điều 257 này không phải chỉ dành cho ảnh mà nó cho tài sản di động (bất định - movable property) trong đó có bao gồm ảnh vì ảnh là một tải sản di động.

    (em xin tạm dừng. Em chỉ kịp thời gian đọc sơ qua Quyết định của Tòa Án tối cao (em đã nói ở trang trước) quy định về bồi thường thế nào là hợp lý - nó dài 10 trang và em sẽ nói qua cho các anh chị biết liệu trong tòa giả sử các anh chị là người vi phạm về ảnh, bên nguyên đòi bồi thường thế nào là hợp lý và liệu các anh chị có thể xin tòa cho giảm tiền bồi thường được hay không).
    chà chà....hấp dẫn wá.....cảm ơn Nikonian2006...

    Người chủ sở hữu ảnh là người giữ bản quyền của ảnh, vì thế ....

    Nếu A là người chủ sở hữu,
    thì B là người vi phạm luật khi bán ảnh không phải là sở hữu của mình,
    và C càng không xử dụng được ảnh vì đây là sự mua bán không đúng pháp luật.

    Theo luật này thì mọi ảnh có hình cá nhân đều không được xử dụng trong bất kỳ hình thức nào khi không có sự đồng ý của người cá nhân đó.
    Nếu mọi người đều biết diều này thì các nhiếp ảnh gia sẽ mệt lắm hén......

    Luật này áp dụng với tranh vẽ chân dung thì sao hả..???

  6. #36
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Anh qPicture, cám ơn câu hỏi của anh. Câu hỏi liệu điều 257 có được áp dụng cho tranh vẽ chân dung không thì câu trả lời nằm ngay trong cái đoạn anh quote ở trên. Tuy nhiên, để tìm ra được câu trả lời anh cần phải có óc phân tích. Sure là em có thể trả lời ngay cho anh được nhưng em để cho anh phân tích thử. Nếu anh vẫn chưa tìm ra thì cho em biết.

    Hôm nay chúng ta sẽ xem xét đến những vấn đề sau đây của luật Việt Nam liên quan đến:

    (1) Mức đòi bồi thường của bên nguyên thế nào là hợp lý,

    (2) Khi nào bên bị xin tòa cho giảm tiền bồi thường, và

    (3) Nếu người vi phạm ở tuổi vị thành niên thì sao?

    Trong bài viết kế tiếp trong những ngày sắp đến (not today) em sẽ phân tích về sự kiện Vĩnh Tiến cho các anh chị thấy là bên nguyên không phải không có chỗ sơ hở cho bên bị (Vĩnh Tiến). Em thấy các anh chị post trong topic này đứng về phía chị Hà. Đúng là như thế nếu chúng ta nhìn vào case này mà chưa hiểu rõ hết những nguyên tắc của luật pháp và lúc đó chúng ta chỉ thấy vấn đề qua "cảm giác" của mình chứ không phải tính pháp lý của nó. Em sẽ dùng nguyên tắc privity of contract rất phổ biến trong luật hợp đồng (contract law) của hệ thống common law system để chứng minh cho thấy rằng Vĩnh Tiến cũng có thể có đường "defend" được case của mình. Nếu anh chị muốn biết rõ hơn hoặc muốn biết trước, hãy Google-search "privity of contract" các anh chị sẽ thấy đây là điểm hở mà đại diện pháp lý cho chị Hà nên nhìn thấy và tìm cách đối phó nếu thật sự case này phải ra tòa xử án.

    (cont)
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 09:16 AM ngày 22-11-2006

  7. #37
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Trong post này em sẽ dẫn chứng những điều khoản trong Nghị Quyết 01 của Tòa Án Tối Cao ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2004 (vẫn còn hiệu lực) hướng dẫn Bồi thường Thiệt hại Ngoài hợp đồng (từ đây trở đi em gọi là NQ). Dành cho các anh chị đọc bài này sống ở common law system, do Việt Nam không có Law of Torts cho nên điều mà họ gọi là "ngoài hợp đồng" chính là hệ thống Law of Torts của chúng ta.

    Tính hợp lý của mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm bản quyền ảnh

    Giả sử chúng ta những người chụp ảnh vi phạm bản quyền ảnh, bị thua kiện và bây giờ tính đến mức bồi thường thì

    + Điều I.2.1 của NQ quy định rằng khi tòa án tính đến mức bồi thường thiệt hại phải tôn trọng những điều khoản về bồi thường (nếu có) trong hợp đồng đã ký giữa hai bên. Tuy nhiên, những điều khoản đó không được ngược lại với quy định của luật Việt Nam hoặc ngược lại với "đạo đức xã hội". Cái từ sau này em không sure NQ này muốn nói cái gì đây? Thế nào là đạo đức xã hội đây? Em nghĩ chắc là ý họ muốn nói là đừng có đòi hỏi quá đáng hoặc hơn mức lương tâm cho phép.

    + Điều I.5(a) yêu cầu bên nguyên phải cung cấp chứng từ hợp lệ (như hóa đơn) và cung cấp những chi phí hợp lý phải chi ra do thiệt hại gây ra. Sau đó họ giải thích dài thế nào là hợp lý vân vân em không muốn ghi dài ở đây. Em ví dụ chi phí hợp lý bao gồm chi phí mà người bị thiệt hại sắp xếp cho người gây thiệt hại đính chính xin lỗi trên báo chí.

    + Cái này quan trọng đây. Điều II.3.3(c) quy định rằng nếu có thiệt hại tinh thần thì mức bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa là 10 lần của một tháng lương tối thiểu (do Nhà nước quy định vào thời điểm bồi thường). Như em đã nói trong những trang trước thiệt hại tinh thần bao gồm bất uy tín, mất danh dự, vv.

    Đây là một điều em thấy vô lý ở luật Việt Nam mà ở common law system họ không bao giờ đưa ra mức tối đa như vậy. Ở common law system mức bồi thường bao nhiêu cũng được tùy từng case một đôi khi hàng triệu USD. Đôi khi trong vấn đề bản quyền ảnh chúng ta bị thiệt hại tinh thần nhiều hơn cả vật chất mà bồi thường bao nhiêu đó thôi để em lấy thời gian đi hầu tòa đi kiếm tiền còn nhiều hơn (hic). Mặt khác, em ví dụ có một số anh chị sống ở Mỹ đi kiện bị cáo ở Việt Nam và giả sử họ phải dùng luật sư Mỹ đi, một giờ làm việc của luật sư Mỹ +10 năm kinh nghiệm phải là +300 USD. Tốn bao nhiêu tiền luật sư vậy mà lấy được 10 tháng lương tối thiểu thôi em không kiện nữa đâu.

    (cont)
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 10:01 AM ngày 22-11-2006

  8. #38
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Xin giảm tiền bồi thường cho bên vi phạm bản quyền ảnh

    Luật pháp Việt Nam, một lần nữa lại khác common law system, cho phép bên bị xin được giảm tiền bồi thường dựa trên "hoàn cảnh kinh tế" của bên bị.

    Điều I.2.2 quy định rằng bên vi phạm (bản quyền ảnh) được phép xin giảm tiền bồi thường trong trường hợp sau:

    + Vi phạm không chủ ý,

    + Mức đòi bồi thường quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của bên bị mà làm cho bên bị không có khả năng trả được.

    Điều I.5(b) yêu cầu bên bị lúc đó phải cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (yếu kém) của mình để xin giảm bồi thường.

    Em không đồng ý với điều khoản này. Chính vì có điều này sẽ làm cho người muốn vi phạm sẽ không phải suy nghĩ kỹ hơn về hành động của mình. Vì vậy, chúng ta mới thấy rằng ở hệ thống common law system không có việc xin giảm như vậy. Bên bị chỉ được phép dùng lập luận và chứng cứ chứng minh là mức đòi hỏi của bên nguyên là bất hợp lý và quan toà, hay jury if any, sẽ quyết định chuyện đó.

    (cont)

  9. #39
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Người vi phạm bản quyền ảnh là vị thành niên

    Nếu em dùng sai từ tiếng Việt, vị thành niên có nghĩa tiếng Anh là minor các anh chị.

    + Điều 606.1 của Luật Dân Sự (LDS) quy định nếu người vi phạm là 18 tuổi trở lên người đó mà không phải ai khác phải trả tiền bồi thường.

    + Điều 606.2 quy định nếu người vi phạm dưới 15 tuổi thì cha mẹ (ruột - biological parents) phải bồi thường. Nếu người vi phạm từ 15 đến 18 tuổi thì bồi thường theo khả năng có được phần còn lại cha mẹ chịu.

    + Điều 606.3 quy định nếu người vi phạm là minor mà có người nuôi dưỡng (guardian) (em ví dụ đây là trường hợp trẻ mồ côi mất cha mẹ) thì người nuôi dưỡng phải bồi thường.

    + Điều 621 quy định nếu người vi phạm dưới 15 tuổi mà đang được trường hoặc bệnh viện quản lý (em ví dụ như tâm thần chẳng hạn, em nghĩ điều này ý nói về cái này) thì trường hoặc bệnh viện phải bồi thường.

    (tạm dừng).

  10. #40
    Tham gia
    01-04-2005
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    1,135
    Nhân vụ này, mình nhớ lại vụ ngành Du lịch Việt nam đã sử dụng hình ảnh "Nụ cười Việt Nam" trong đó nhân vật chính – diễn viên Đoàn Nghệ thuật Quảng Bình là cô Phạm Thị Như Quỳnh - đâm đơn kiện tác giả bức ảnh (ông Vũ Quốc Khánh) vì đã sử dụng hình của cô một cách tùy tiện, vi phạm quyền nhân thân.



    Nhân đây mình chuyển cho các bạn bài viết trên báo Pháp luật Tp HCM ngày 13.11.2006 để các bạn tham khảo thêm. Kết quả xét xử của tòa thì đúng như bạn Niconian2006 đã nói là "Tùy tòa xử"

    http://www.vietnamese-law-consultanc...8&topicid=1175

    Quyền nhân thân với hình ảnh của cá nhân: Bao nhiêu là vừa?
    13-11-2006


    Muốn sử dụng phải được chủ đồng ý
    Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo...) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó (người thật có hình đó). Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

    Trường hợp người trong ảnh đã chết hoặc mất trí, không chủ động quyết định được hoặc đối với hình ảnh của trẻ dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên) hoặc người đại diện của họ đồng ý.

    Khái niệm “hình ảnh của cá nhân” nói trên đây bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh hoạ chép và suy luận rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó nữa.

    Đứng về mặt “quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác giả) và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao chép, hoạ hình...). Nhưng đứng về mặt “quyền nhân thân của con người”, ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.

    Mức bồi thường: Tuỳ toà xử
    Theo luật, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm quyền nhân thân, mà kể cả trường hợp không có thiệt hại, thậm chí còn làm lợi cho người có hình ảnh đó, cũng bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân dối với hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý của họ.

    Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” đến. Điều 31 Bộ Luật Dân sự nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt hại thì sao? Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được sử dụng để “lăng – xê” mình trước xã hội đã là... “khoái” lắm rồi, cần gì phải hỏi ý kiến! Nhưng một khi chuyện dĩ lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ! Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.

    Thử đặt câu hỏi: Người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vật trong ảnh lại ra giá tới hàng trăm triệu đồng thì có quá đáng không? Dù sao một khi không có luật định thì mạnh ai nấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là... “việc dân sự muốn xử sao cũng được”!

    Lại thử đặt câu hỏi trong tình hình hiện nay nếu áp dụng gắt việc này thì mỗi ngày toà phải xử bao nhiêu vụ người trong ảnh kiện báo chí và mỗi ngày báo chí phải tốn bao nhiêu tiền để bù cho cái thông lệ sử dụng ảnh mà chưa được sự đồng ý của người ta.

    Một số vụ xài ảnh bị kiện

    Tháng 1-2003, cô Phan Thị Như Quỳnh gửi đơn khiếu nại Tổng cục Du lịch Việt Nam và tác giả Vũ Quốc Khánh vì sử dụng bức ảnh “Nụ cười Việt Nam” có ảnh của cô mà không xin phép. Bức ảnh này được nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh chụp năm 1994, đến năm 2000 được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn làm biểu tượng “Việt Nam! Điểm đến của thiên niên kỷ mới!”

    Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9-2004, TAND quận 6 (TP.HCM) buộc Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng.

    Tháng 2-2004, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) xài không xin phép ảnh “Hai bà cháu” trên thẻ gọi điện thoại 1717. Đây là bức ảnh được nghệ sĩ Mạnh Đan chụp năm 1982. Sau đó, VDC phối hợp với đơn vị thiết kế mẫu đến, gặp gia đình thân nhân người được chụp ảnh để nhận lỗi, thoả thuận bồi thường...

    Tháng 12-2004, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Trí phát hiện bức ảnh in trên tờ vé số An Giang chính là tấm ảnh có tên “Hoa sen” mà ông chụp ở Đồng Tháp Mười. Ông Trí đã hỏi Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Công ty cổ phần In An Giang, được các nơi này cho biết lấy bông sen trên đĩa vi tính, không đề tên tác giả nên không biết và “mong tác giả thông cảm”!

    Tháng 4-2006, luật sư Phạm Thành Long khiếu nại sân bay Tân Sơn Nhất dùng bức ảnh “Áo dài” của ông làm pano ở đường vào sân bay. Bức ảnh này được ông chụp nhân ngày khai giảng tại cổng trường Trần Phú (Hà Nội), sau đó được công bố lần đầu vào ngày 6-9-2004 trên mạng. Ông đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với bức ảnh tại Cục Bản quyền (Bộ Văn hoá – Thông tin). Trước đó, bức ảnh từng bị ... “xài chùa” 14 lần khiến ông phải khiếu nại nhiều tờ báo và doanh nghiệp. Kết quả, một doanh nghiệp của Nhật đã phải bồi thường...

    Theo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh
    Được sửa bởi Scampi lúc 12:01 PM ngày 22-11-2006

Trang 4 / 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Bản quyền ảnh bị LOTTE Cinema sử dụng ko tác quyền - xin tư vấn
    By jun in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 148
    Bài viết cuối: 03-03-2010, 11:12 AM
  2. Close up ong :D [ quyết tâm trau dồi kỹ thuật :D các bác cm hộ cái]
    By As1la in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-09-2009, 05:25 AM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •