Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3

Chủ đề: Đánh giá - Trao đổi - Kiến thức nhiếp ảnh

  1. #1
    Tham gia
    29-08-2006
    Location
    Hanoi
    Bài viết
    2,412

    Đánh giá - Trao đổi - Kiến thức nhiếp ảnh

    Xin được mở topic này với mong muốn là để các Bác cùng được chia sẻ, bình luận, đóng góp những kiến thức, bài viết, sách vở về nghệ thuật nhiếp ảnh. Trong thế giới vô vàn của nghệ thuật nhiếp ảnh thì không có một chuẩn mực nào mang tính định nghĩa cho hoạt động sáng tác nghệ thuật, nhưng cũng là cần thiết để giúp cho những người đặc biệt là mới nhập cuộc định hướng chính xác được con đường sáng tác của mình.

    Mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.

    Xin được mở đầu bằng một đoạn thu lượm được từ cuốn suy nghĩ về nhiếp ảnh của tác giả Béc tôn Bai lơ, do nhà nhiếp ảnh và phê bình lý luận Lê Phức dịch. Nói về việc định hướng đúng các thể loại trong nhiếp ảnh.

    Ba thể loại chụp ảnh:

    Loại ảnh sao chép đơn giản các vật thể:

    Đứng trước ống kính máy ảnh, các đối tượng riêng lẻ có vẻ đẹp bề ngoài về cấu trúc, về hình dáng hoặc về một đặc điểm nào đó. Người ta chụp những bức ảnh đó để lưu về sau, nếu như bản thân đối tượng chẳng có gì đặc biệt, hoặc như người ta thường nói về sự cần thiết của ảnh: Nếu như các bức ảnh đó chẳng cần nhân đôi giá trị. Thuộc loại ảnh này gồm có những bức ảnh khoa học, những bức ảnh lưu niệm từ một cuộc nghỉ hè nào đó, hoặc là những bức ảnh chụp gia đình, bạn bè mang tính chất kỷ niệm…

    Loại ảnh thông tin mang tính thẩm mỹ:

    Hình dạng bề ngoài của đối tượng cần được quan tâm không fải chỉ vì sự tồn tại của nó, mà vì chúng chứa đựng một nội dung thẩm mỹ nhất định. Tác giả có đơn cử một ví dụ là: Hồi đầu năm 1965, trên báo chí thế giới xuất hiện một bức ảnh rất đơn giản chụp trong thời gian cuối cùng của cuộc chiến tranh năm 1945. trên bức ảnh là một anh lính cao xạ pháo tên là Han xơ Gê óc Hên kê hồi đó mới 16 tuổi. Đơn vị của anh ta bấy giờ đang bị kẹt ở Rôx tốc. Anh ta lẫn trong dòng người chạy chốn về fía sau và sau đó, anh ta mô tả tình cảnh này: “Tôi đơn độc giữa cuộc đời, Bố mẹ chết hết, không có tin tức gì của anh e ruột. Và tôi như đang đi đến cái chết”. Bức ảnh không hề có một sự sắp xếp, bố cục một giây phút như trăm ngàn giây phút khác, càng không fải là một tác phẩm nghệ thuật, thế nhưng bức ảnh đã được rất nhiều báo sử dụng.Tại sao? “Có hàng ngàn Han xơ Giê óc như vậy!” tờ báo Nhân dân Lai xích đã viết như vậy và họ đã viết đúng. Hàng triệu độc giả thích xem bức ảnh này, vì nó đã gợi lại giây phút nóng bỏng của hiện thực mà ở đó có một gương mặt điển hình cho nỗi buồn của hàng ngàn gương mặt khác, cho sự tàn khốc của chiến tranh nói chung.

    Do đó, về mặt nội dung sự kiện, bức ảnh hơi khác với bức ảnh chân dung lưu niệm chụp trong một kỳ nghỉ hè nào đó và cũng không fải là một tác phẩm nghệ thuật, nếu như chúng ta không quan niệm một cách quá đơn giản quá trình sáng tạo nghệ thuật hoặc là hạ thấp nhiếp ảnh như là một thứ nghệ thuật hạng xoàng. Tuy vậy bức ảnh dưới con mắt của người xem không những gợi lại ký ức của một quá khứ mà còn cho người ta biết được một sự kiện trực tiếp có tính chất thẩm mỹ, một cái nhìn bản chất vào cuộc chiến tranh, một sự hiểu biết chưa cần phân biệt khái niệm - điều mà kinh nghiệm và nhận thức về chiến tranh người ta đã quá rõ sự tàn khốc của nó.
    Như vậy, loại hình do nhiếp ảnh sáng tạo ra mang chất thông tin thẩm mỹ theo phân loại nguồn gốc vốn là một bức ảnh ghi chép, tuy nhiên về mặt nội dung nó có giá trị thẩm mỹ.

    Loại ảnh nghệ thuật:

    Chất lượng thẩm mỹ của đối tượng không những được tái tạo mà còn được nâng lên, làm đậm nét một cách có chủ định. Như vậy đặc điểm quyết định của loại hình thứ ba này là: Những bức ảnh chứa đựng một chất lượng thẩm mỹ do người chụp sáng tạo ra cao hơn là nó có trong tự nhiên. Những bức ảnh như vậy đem đến cho người xem một cái gì lớn hơn bản thân sự kiện và nội dung tư tưởng của nó. Chúng không những khẳng định sự tồn tại của sự kiện mà còn làm sáng tỏ sự kiện đang tồn tại đó.

    Sự phân chia ba loại hình này không có nghĩa là làm cho điều đơn giản trở lên phức tạp, nhưng nó là con đường duy nhất để tìm hiểu đặc thù của của phương pháp tạo hình nhiếp ảnh. Tôi hiểu rằng trong thực tế thường là rất khó hoặc không thể phân biệt nổi một bức ảnh thuộc loại hình này hay thuộc loại hình khác một cách chắc chắn. Tất nhiên điều này chỉ làm bận lòng những ai đã từng phân chia thế giới hình tượng của họ thành từng thể loại, hoặc thế nà, hoặc thế khác, theo kiểu vật lý. Với các bức tranh thì cuối cùng vấn đề cũng không thể khác được.

    Đối với bản thân nhà nhiếp ảnh, cách phân chia này giúp họ cách nhìn, cách lựa chọn và cách bố cục, nội dung, sự kiện, thế nhưng nó không fải là công thức để xét giá trị xã hội của bức ảnh. Có thể là một bức ảnh sao chép thuộc loại hình thứ nhất có giá trị sao chép sâu sắc đối với khoa học, hoặc là bức ảnh đầy hình tượng của một sự kiện điển hình thuộc loại hình thứ hai có tác dụng về mặt xã hội rộng lớn hơn là cách trình bày nghệ thuật của một đối tượng nào đó hời hợt về nội dung. Một đặc điểm nữa không fải cuối cùng nhưng cần được lưu ý là: Với nghệ thuật nhiếp ảnh, các chức năng về thông tin và truyền thống của bức ảnh cần fải được nhấn mạnh lên hàng đầu.

  2. #2
    Tham gia
    29-08-2006
    Location
    Hanoi
    Bài viết
    2,412
    Xin trao đổi tiếp vứi các bác những vấn đề về bố cục trong nhiếp ảnh:

    Bố cục ảnh ngay trong khung ngắm.

    Tất cả mọi bức ảnh đều bắt đầu bằng cái nhìn. Nói như vậy, thoạt đầu mới nghe có vẻ như một triết lý thông thái bởi vì nhận thức nào chẳng bắt đầu bằn sự quan sát cuộc sống. Nhưng bằng cách nhìn vật thể qua ống kính, nhiếp ảnh còn có một tính chất đặc biệt. Trong các loại nghệ thuật tạo hình cổ điển người ta xây dựng các tác phẩm của mình một cách tuần tự: từ phần này đến phần khác với các yếu tố cấu trúc hình thức thích hợp. Nghĩa là chúng được sáng tạo theo cách tập hợp các chi tiết lại.

    Ngược lại Nhiếp ảnh nghệ thuật – thẩm mỹ, xây dựng tác phẩm của mình một cách tổng thể bằng cách cắt ra từng mảng của hiện thực. Những nhà nhiếp ảnh thời xưa không hẳn hoàn toàn phi lý khi họ gọi việc xác định ánh sáng lúc chụp ảnh đã là một quá trình diễn đạt rồi. Ngày nay, chúng ta có thể hiểu được khái niệm “diễn đạt” ấy theo nghĩa rộng hơn. Việc cúp ảnh ngay trong cuộc sống thực tế sinh động như là một tổng thể hoàn chỉnh của bức ảnh được coi là đặc trưng thứ hai của nghệ thuật nhiếp ảnh và đồng thời đó cũng là cao điểm của quá trình sáng tác ảnh. Chỉ có ở thời điểm này, thực tại mới được thu vào hình ảnh và mới được định hướng cho các công việc tiếp theo đó. Như vậy, cách nhìn thẩm mỹ, khả năng quan sát nắm bắt thực tiễn và sắp xếp hình tượng, thực tế nằm ở vị trí trung tâm của nhiếp ảnh thẩm mỹ nghệ thuật. Nếu như khả năng này không có trong một nhà nhiếp ảnh nào đó, thì cho dù khả năng kỹ thuật có hoàn mỹ đến mấy cũng chẳng đem lại kết quả gì đáng kể trong cuộc vật lộn tìm kiếm nghệ thuật. Người ta cũng không fải tranh luận gì nhiều về việc có những bức ảnh tồi thường là do sự kém cỏi trong lúc nhìn chứ không fải do kỹ thuật không tốt.

    Bởi thế, cần có một sự thay đổi trong lý thuyết giáo khoa về nhiếp ảnh. Ngày nay, một nhà nhiếp ảnh nghiệp dư chịu khó học hỏi thì trong một số tiếng đồng hồ đã có thể nắm được các nguyên lý kỹ thuật. Những vấn đề còn lại thuộc về năng khiếu và kinh nghiệm thực tế. Học chụp ảnh trước hết là fải học cách nhìn, học cách chuyển hóa suy nghĩ từ trạng thái tự nhiên thành hình tượng nhiếp ảnh….

    (Còn tiếp)

  3. #3
    Tham gia
    01-05-2006
    Bài viết
    152

    Quan điểm cá nhân về Nhiếp Ảnh

    Góp với Bác cho thêm phần xôm tụ, ì xèo.....
    Cái này đã post ở topic nhà bên rồi...thấy bác còn chỗ nên gởi thêm nó vào đây.....ở đây đúng chỗ hơn......mời các bác...

    1. "chụp hình", có "hình"...nhưng chưa được gọi là "chụp ảnh", vì có "hình" chưa chắc có "ảnh".

    2. "hình" là những gì cái máy ảnh nhìn thấy,
    "ảnh" là những gì người chụp nhìn thấy trong máy ảnh.

    3. "hình" là ghi lại những hình ảnh để mình nhớ khi bộ não mình không đủ sức nhớ.
    "ảnh" là sáng tạo những hình ảnh để khi mình nhìn vào ảnh mình biết mình đã chụp ảnh đó như thế nào.

    4. Nhiếp ảnh là công việc để tạo ra những hình ảnh chứa đựng cả hai yếu tố "hình" và "ảnh", mặc dù không có từ "hình", vì chẳng ai gọi là "nhiếp hình" cả.

    5. Người chụp hình là người có máy ảnh và chụp có hình, hình không đen thui hoặc sáng trắng.
    Người chụp ảnh là người cầm máy ảnh(của mình hay không của mình cũng được) chụp ảnh có hình, chụp hình thấy ảnh.

    Rắc rối lắm....công phu lắm....!!!
    Nhiếp ảnh....nhiếp hình.....hình hình.....ảnh ảnh.....
    không biết hết được.......chỉ xin chia sẻ với các bác vài suy nghĩ cá nhân về Nhiếp ảnh....
    Thân mến....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Góp ý về box Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    By quoc dat in forum Đóng góp ý kiến xây dựng hay thắc mắc với ban quản trị
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 29-11-2009, 03:49 PM
  2. Họp mặt trao đổi kinh nghiệm với Nhiếp Ảnh Gia - Lần 7
    By hoa_kts in forum Thông báo của ban quản trị VNPHOTO.net
    Trả lời: 94
    Bài viết cuối: 20-08-2008, 12:00 PM
  3. Họp mặt trao đổi kinh nghiệm với Nhiếp Ảnh Gia - Lần 6
    By hoa_kts in forum Thông báo của ban quản trị VNPHOTO.net
    Trả lời: 165
    Bài viết cuối: 11-08-2008, 06:25 AM
  4. Tổng kết buổi Trao Đổi Kinh Nghiệm Nhiếp Ảnh Lần 5
    By apham in forum Thông báo của ban quản trị VNPHOTO.net
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 20-11-2006, 04:22 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •