Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3

Chủ đề: Các kí hiệu trên ống kính Nikon

  1. #1
    Tham gia
    04-11-2009
    Location
    27 Ích thiện p.Tân thành Q Tân phú
    Bài viết
    288

    Các kí hiệu trên ống kính Nikon

    Các kí hiệu trên ống kính Nikon (thông tin này từ trang forum.showbiz.vn/showthread.php)
    Các bạn thứ lỗi vì thiếu hình minh họa và đây chỉ là đưa thông tin thêm cho các bạn tham khảo
    IF (Internal Focus) Ống kính có ký hiệu này trên vỏ của nó là loại ống kính lấy nét bên trong, có nghĩa khi lấy nét, các thấu kính bên trong tự điều chỉnh (Ống kính không có sự thay đổi bên ngoài hoặc rất ít), chứ không thò thụt bên ngoài như loại không có IF.

    Không thụt thò đồng nghĩa với việc chống bụi và nước tốt hơn ống kính bình thường. Tác dụng có nó đặc biệt quan trọng đối với tele tầm xa vì nếu không có IF quá trình thò thụt ống kính đòi hỏi mất thời gian lâu hơn là ống tiêu cự ngắn, do khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ gần nhất đến vô cùng thường khá lớn và dẫn đến lấy nét chậm. Nó cũng không làm ảnh hưởng đến tay cầm ống kính của chúng ta. IF được Nikon áp dụng vào sản xuất ống kính bắt đầu từ năm 1970.

    RF (Rear Focus) Chỉnh tiêu cự sau, như chúng ta đã biết thì IF ( Internal Focus) là cách chỉnh tiêu cự trong quá trình lấy nét mà ống kính không thay đổi hoặc rất ít bề ngoài. Mà chỉ có một nhóm thấu kính trong ống kính di chuyển. Tuy nhiên nhóm ống kính này ở giữa.

    Còn RF thì giống IF nhưng chỉ khác là nhóm thấu kính di chuyển để điều chỉnh tiêu cự lại nằm sau trong ống kính


    Các ký hiệu thông dụng
    ED (Extra-low Dispersion glass): Các ống kính có ký hiệu trên có nghĩa ống kính có thấu kính ED, là loại thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn.

    Năm 1960 Nikon giới thiệu ống kính có các kính ED, và không áp dụng cho các ống kính rẻ tiền. Nhưng ngày nay thì hầu như các ống kính mới ra đều được áp dụng. Chỉ có khác là dùng nhiều hay ít thấu kính này trong ống kính và một điểm khác biệt nữa thường các ống kính đắt tiền (nhất là các thấu kính có viền vàng ở đầu ống kính) thấu kính ED được làm bằng thuỷ tinh cao cấp. Còn ống kính tầm trung thì thấu kính ED làm bằng nhựa.

    Thấu kính ED được làm từ “chất” đắt tiền có tác dụng giảm viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính có tiêu cự dài.

    Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu. Các thấu kính ED không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường. Rất may là ống Nikon hiện nay đều có ED cả.

    Canon thì lại khác, chỉ có dòng ống kính L đắt tiền mới đảm bảo 100% thấu ED xuất hiện. Dòng giá rẻ thì người dùng phải xem thông tin trên website mới biết được dòng ống kính của Canon có ED hay không.

    Chữ DX màu vàng
    DX (ký hiệu trên ống kính) Ống kính có ký hiệu này là ống kính thiết kế cho các máy số (DSLR) có cảm biến nhỏ hơn dòng FF (tương đương film 35mm), như các máy D40, D70, D100, D80, D200 hay cả D300…

    Khác với Canon EF và EF-S, ống kính DX hoàn toàn có thể gắn được trên dòng máy full-frame và chụp bình thường. Khi đó diện tích view finder trong ống ngắm sẽ hiển thị vùng ngắm khi đang sử dụng dòng máy cảm biến nhỏ hơn (APC-S – D40, D70, D100, D80, D200 hay cả D300…). Canon thì lại khác, dòng ống kính EF-S của họ có phần nhô ở mount dài ra, dẫn đến việc gương lật sẽ “quệt” vào phần nhô này có thể dẫn đến “rớt gương lật”. Nếu “cưa” phần này đi thì ống EF-S mới có thể gắn vào body Full-frame của Canon. Máy Sony cũng không bị trường hợp như ống Canon, chỉ có điều vùng ảnh ngắm trên vỉewfinder của Sony có cân chỉnh hơn nhiều so với Nikon.

    VR (Vibration Reduction) Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Nikon, ống kính có ký hiệu này sẽ giúp chúng ta chụp hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng, chụp ở tiêu cự lớn hay ở tốc độ thấp mà hình vẫn rõ nét.

    VR là ký hiệu chống rung
    Thường theo quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu thì để tránh rung khi chụp ở 500mm (chẳng hạn) tốc độ bạn chụp phải là 1/500. Tuy nhiên nếu chụp bằng ống kính VR thì có thể chụp chậm hơn khoảng 3-4 lần (3-4 stop). Trong ống kính VR, có một thấu kính luôn dịch chuyển mỗi khi chụp (khi chụp âm thanh phát ra như sóng siêu âm), bạn có thể nhìn thấy Viewfinder di chuyển (ống kính đang chống rung) khi nó hoạt động mạnh (đặc biệt là ở chế độ Active). Tôi đã chụp thử ảnh với ống Nikon 80-400mm VR cầm tay khi để ở tiêu cự 400mm ở mức 1/30 mà vẫn cảm thấy đạt yêu cầu.



    Catadioptric Nikkor (Reflex Nikkor: Ống kính gương phản xạ): Tôi cũng không biết chính xác Catadioptric là gì, nhưng các ống kính loại này thường dùng từ Reflex Nikkor hay Mirror Lenses. Chúng ta hãy tạm gọi theo đúng bản chất của nó là ống kính Gương phản xạ, trong thực tế thường gọi là ống kính gương:

    Ống kính thường ánh sáng sẽ đi thẳng qua các thấu kính, còn ống kính gương phản xạ thì ánh sáng bật đi bật lại trong ống kính trước khi đi vào mặt phẳng chứa film hoặc Sensor. Cũng chính cầu tạo này mà ống kính gương phản xạ giúp giảm chiều dài của ống kính tele. Giá thành sẽ hợp lý.

    Nhưng cũng chính quá trình phản xạ đó mà chất lượng các ống kính phản xạ thường kém hơn so với các ống kính khúc xạ mặc dù ống kính này có ít thấu kính hơn nên cũng là lợi thế khi ánh sáng không phải đi qua nhiều bước trung gian.

    Tôi đã dùng thử chú REFLEX NIKKOR 500mm f8, cảm giác đầu tiên là ống rất ngắn và nhẹ (giá thành hiện nay tầm loanh quanh gần 1triệu, có khi chỉ 500.000đ). Ống không có auto focus nên bạn phải lấy nét tay. Vậy mà Minolta (Sony sau này) lại có phiên bản Reflex lens 500mm f/8 lấy nét được tự động (AF).



    Ký hiệu trên các ống ký từ thời MF đến hiện nay


    M/A (Manuel/Auto ) Các ống kính AF-S của Nikon đều có chức năng M/A, cho phép chuyển từ chế độ lấy nét tự động sáng chế độ lấy nét bằng tay tức thời ngay cả khi bạn đang dùng chế độ lấy nét liên tục (AF-C). Đây là một sáng kiến rất tiện trong dòng ống AF-S. Một sáng kiến tương tự là nút khoá lấy nét trên ống kính tức thị mà không phụ thuộc vào máy (Ví dụ 3 nút khoá lấy nét ở ống AF-S 70-200 f2.8 VR, tay cầm ống kính bạn có thể khoá lấy nét rồi)



    AF-S (Auto Focus Silent Wave Motor (SWM)) AF-S là ký hiệu cho các ống kính sử dụng động cơ Silent Wave Motor, giúp cho việc lấy nét rất nhanh,êm và chính xác. Ống kính này được giới thiệu vào năm 1998 và bao gồm các tính năng nổi bật của các ống kính trước đó. Ngày nay, các ống kính Nikon sản xuất đa phần đều là AF-S và nó lắp được mọi máy ảnh của Nikon cả các máy cơ thủa xưa. Chỉ có loại AF-S mà có thêm chữ G như có bác đã nói là bị thiến (mất vòng khẩu độ) thì không tích hợp cho máy cơ manual hoàn toàn.
    Canon thì làm điều này năm 1987 cho hệ thống ống kính EOS của họ.


    AF-S Nikkor 50mm 1:1.4G


    G (G type): Các đây vài năm (khoảng năm 2000) Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính có ký hiệu G. Đây là dạng ống kính AF mớii không có vòng khẩu độ. Như vậy, các ống kính loại G sẽ không tích hợp vớicác thân máy cơ của Nikon.
    Ví dụ: cùng là AF-S nhưng 28-75mm f/2.8 lại có vòng chỉnh khẩu tay, trong khi 24-70mm f/2.8 G lại không có.

    AF-S Nikon 400 2.8
    SWM (Silent Wave Motor) Đây là viết tắt tên của một loại mô tơ siêu gọn của Nikon, trong các ống kính AF S thường lắp loại mô tô này giúp cho việc lấy nét rất nhanh, chính xác mà lại êm.
    AF-N (Auto Focus New) Có lẽ khi ra lò ống lấy nét tự động (Auto Focus) đầu tiên (năm 1986) vẫn chưa hoàn hảo về thiết kế là chủ yếu. Nên Nikon sau đó ra loại AF mới được đặt tên là AF-N

    Nikon AF-N Nikkor 180mm f/2.8 ED-IF

    Nikkor 300mm f2.8 AF-I
    AF-I (Auto Focus Integrated Focusing Motor): Năm 1992 Nikon giới thiệu dòng ống kính có ký hiệu này. Đây là lọai ống kính có tình năng như AF-D nhưng khác biệt là có sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.

    Chính vì vậy việc lấy nét chính xác,nhanh và êm hơn. Đặc biệt thích hợp với các ống kính tiêu cự dài (200mm đổ lên).

    Thực tế AF-I và AF-S có cùng đặc tính là motor lấy nét gắn trong ống. Chính vì thế AF-I chỉ có một số phiên bản 300mm f/2.8 và 400mm f/2.8 với giá thành cao. Sau này Nikon đã quyết định hủy tên gọi này và tập trung vào dòng AF-S hiện thơi.


    Nikkor 50mm f/1.4 AI. (1979)
    MF (Manuel Focus) Ký hiệu các ống kính không lấy nét tự động được mà chúng ta phải điều chỉnh nét bằng tay

    Nikkor AF 85mm f1.4 D IF
    AF: tiếng Anh là Auto Focus, nghĩa là ống kính có thể lấy nét tự động.
    Entry Filed under: Nhiếp ảnh. .
    Được sửa bởi tantien lúc 10:08 AM ngày 21-06-2010

  2. #2
    Tham gia
    15-04-2009
    Bài viết
    164
    Cảm ơn bác. Bài viết rất bổ ích.

  3. #3
    Tham gia
    05-05-2010
    Bài viết
    46
    bác có 2 lỗi:
    - copy ko ghi rõ nguồn gốc bài viết, cái này dễ ăn banned lắm ạ
    - copy cẩu thả, bài gốc có nhiều hình minh họa lắm cơ mà bác ơi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •