Trang 3 / 304 Đầu tiênĐầu tiên 123451353103 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 3034

Chủ đề: Ảnh Đời Thường

  1. #21
    Tham gia
    13-03-2005
    Bài viết
    3,397
    rất hiểu ý anh Toại....và em thích ý ấy lắm anh ạ. Theo em nghĩ thì,,,đời thừơng cũng có nhiều loại,,hehe,......

  2. #22
    Tham gia
    17-10-2005
    Bài viết
    183
    Đề tài này thiên hạ đã nói nhiều, xin gửi các bạn bài viết vừa lược dịch xong. Đây là bài viết ngắn gọn nhưng thực sự súc tích, cho người đọc một cái nhìn bao quát về ảnh đời thường.

    Kinh nghiệm thực tế của anh em vnpt chuyên đời thường như loayhoay, doanthichanmay, vndrake, kymai, huynhphuchau... sẽ rất quý để mọi người tham khảo, có thể bác 1102 nên nhắn tin riêng cho các bác ấy biết để góp bài. cảm ơn bác 1102 đã mở đề tài, cảm ơn fridaycafe đã cho links. Mời các bác xem:

    Ảnh đời thường?

    [Đây là bài lược dịch “Street Photography?” của tác giả Nick Turpin, đăng trên www.in-public.com [http://www.in-public.com/information/what_is].
    Các phân đoạn, tiêu đề phụ là của người dịch. ]

    1. Định nghĩa mở

    Trong vài thập niên qua, cụm từ “street photography” [ảnh đời thường] không còn nghĩa đơn thuần là ảnh đường phố nữa, mà đã mang ý nghĩa rộng hơn.
    Những người chụp ảnh đời thường như Robert Frank, Garry Winogrand, Lee Friedlander và Joel Meyerowitz đã khiến người ta phải đưa ra một định nghĩa mới.
    Về cơ bản, ảnh đời thường không phải là ảnh phóng sự, không phải là một loạt hình ảnh để diễn tả những mặt khác nhau của một đề tài.
    Người chụp ảnh đời thường không có một đề tài rõ rệt nào cả, mà chỉ có “cuộc đời” nói chung đang diễn ra. Họ không rời nhà xuống phố với một ý đồ cụ thể có định trước, cũng chẳng hình dung ra ảnh họ chụp hôm nay sẽ ra sao.
    Ảnh đời thường chính là nhìn và phản ứng nhanh với cái mình thấy, giống như một ý nghĩ nhanh chợt thoáng qua đầu.

    2. “Trực ngộ”

    Nhiều người chụp ảnh đời thường tin rằng không cần lý giải về chuyện ảnh đời thường là gì! Với họ nó đơn giản là một kinh nghiệm “thiền”, một kinh nghiệm trực ngộ. Họ cảm nhận, họ ngộ được rất nhanh điều gì đang diễn ra khi chụp một ảnh đẹp, giống như người bắn cung biết rằng mũi tên sẽ trúng đích ngay cả trước khi mũi tên rời xa cánh cung!
    Bản thân tôi vừa là một người bắn cung và một người chụp ảnh đời thường, nên tôi có thể khẳng định rằng trong cả hai lãnh vực nếu ta nghĩ ngợi quá nhiều về “cú bắn” [shot], cú bắn sẽ hư ngay.

    3. Đặc tính của ảnh đời thường đương đại

    Nếu phải phân thích xa hơn, có lẽ tôi sẽ nói rằng đặc tính của ảnh đời thường đương đại bao gồm các yếu tố sau:

    Thứ nhất, sự chọn lọc rất kỹ những yếu tố nên có và nên loại trừ khỏi bức ảnh, và sự chọn lọc rất kỹ khoảnh khắc để bấm máy. Hai chọn lựa này thoạt nghe thì có vẻ như thích hợp cho mọi thể loại nhiếp ảnh, nhưng với ảnh đời thường đây là hai dụng cụ duy nhất để người chụp tạo ý nghĩa cho ảnh.
    Người chụp ảnh đời thường không có đạo cụ, không có đèn đóm, cũng không có thì giờ để chọn lựa và thay ống kính hay filter. Họ chỉ có một tích tắc để nhận thấy và phản ứng nhanh với những gì đang diễn ra.

    Thứ hai, sự đồng cảm với đối tượng được chụp. Người chụp ảnh đời thường hay kể về hiện tượng “đánh mất chính mình” khi họ đắm mình quan sát hành vi của đối tượng. Họ để cảm xúc can thiệp vào ảnh chụp.

    Thứ ba, nhiều người chụp ảnh đời thường đương đại bị ám ảnh bởi những cảnh tượng có khả năng kích hoạt cảm xúc tức thời của họ, đặc biệt là những cảnh tượng khôi hài, trừu tượng hay những hình tượng, sự việc không lý giải được, nửa thực nửa hư.
    Nhiều loạt ảnh đương đại cho thấy một thế giới điên loạn quanh ta, đôi khi thế giới ấy lại nhiều mộng ảo hơn hiện thực. Với tôi, đây chính là điều hấp dẫn nhất của ảnh đời thường, vì những tấm ảnh điên rồ kia, siêu thực kia lại xuất phát từ chính cuộc sống rất thực hàng ngày, ngay trên đường phố quanh mình.

    Chính điều nghịch lý này cho tôi cảm hứng để tiếp tục chụp ảnh đời thường trên phố phường London trong khi rất nhiều bạn bè tôi lên đường đến những nước đói kém và vùng chiến sự để tìm chụp những đề tài nóng bỏng hơn.
    Bạn bè tôi gặp đi ăn trưa có thể tự hào vì vừa trở về từ vùng chiến sự Bosnia, nhưng tôi cũng có thể tự hào khoe với họ tôi mới trở về từ khu bán sale ngay đường Oxford!

    Nick Turpin 2000

  3. #23
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Rất, rất và rất cám ơn Anh Lysonx đã bỏ công sức ra biên soạn bài hướng dẫn. Tối nay sẽ nhắn tin riêng mời các bác khác viết bài.
    Mong mọi người giúp sức để topic này thành công tốt đẹp trong thời gian tới.
    Thân
    Chúc Bình An
    FaceBook

  4. #24
    Tham gia
    23-07-2005
    Bài viết
    2,421
    Cám ơn bác Lysonx nhìu nhìu

  5. #25
    Tham gia
    18-10-2005
    Location
    HCM city
    Bài viết
    1,909
    Các anh cho phép em hỏi, cái hình này có được xem là ảnh đời thuờng không? em cám ơn


  6. #26
    Tham gia
    03-09-2005
    Bài viết
    1,551
    Em rất thích phần này!
    Quote Được gửi bởi lysonx
    2. “Trực ngộ”
    ...
    Nhiều người chụp ảnh đời thường tin rằng không cần lý giải về chuyện ảnh đời thường là gì! Với họ nó đơn giản là một kinh nghiệm “thiền”, một kinh nghiệm trực ngộ. Họ cảm nhận, họ ngộ được rất nhanh điều gì đang diễn ra khi chụp một ảnh đẹp, giống như người bắn cung biết rằng mũi tên sẽ trúng đích ngay cả trước khi mũi tên rời xa cánh cung!
    Bản thân tôi vừa là một người bắn cung và một người chụp ảnh đời thường, nên tôi có thể khẳng định rằng trong cả hai lãnh vực nếu ta nghĩ ngợi quá nhiều về “cú bắn” [shot], cú bắn sẽ hư ngay.
    .....
    Bài dịch của bác có ý nghĩa rất lớn đối với em! Cám ơn bác nhiều lắm! :wub:
    Được sửa bởi huynhphuchau lúc 08:51 PM ngày 14-09-2006

  7. #27
    Tham gia
    17-06-2005
    Bài viết
    1,594
    oh ! ảnh bác duc_sniper rất đời thường , bác nắm bắt khoảng khắc khá chính xác , nhìn cuộn chỉ (đưá bé cầm ) và sợi dây (người cha kéo ) + hướng cuả đôi mắt người mẹ ( điểm nhấn ) , bất cứ ai xem ảnh cũng có thể liên tưởng ra cái gì trên sợi dây kia , em chỉ mới nói đến 1 khía cạnh tiêu biểu cuả ảnh đời thường cuả bác duc_sniper thôi ! còn những điểm khác , các bác cho thêm ý kiến ( theo em đây cũng là 1 bức ảnh đời thường )
    ĐT :0974337712
    số TK : NH SACOMBANK ( chi nhánh gò vấp ) _nguyễn văn Bá _ STK : 060008666469

  8. #28
    Tham gia
    17-10-2005
    Bài viết
    183

    Post

    Má xấp nhỏ ơi! duc_sniper ơi! ảnh của bác là siêu đời thường chớ gì nữa!Hehehe, quá đẹp luôn. Nhưng mà, cho tớ nói chuyện dông dài chút về ảnh đời thường, rồi sẽ trở lại với bác nha.

    Đây là định nghĩa của tớ [nghe oai hông?] về ảnh đời thường, dựa trên một số tài liệu đọc được và suy luận riêng [có gì không phải các bác cứ chỉ giáo, đa tạ]:

    Ảnh đời thường là ảnh thực [không giàn dựng] về đời sống bình thường [không phải chuyện lớn], được chụp vào một khoảnh khắc cô đặc, và truyền tải được một cảm xúc đắt giá.

    Xin nói thêm về 4 yếu tố trên:
    1. Thực: từ nhỏ tới lớn ta chụp theo kiểu ngẩng mặt lên, cười nào, ẹo một bên nào, kéo vạt áo xuống, hở rốn kìa…, tất cả sự dàn dựng là để làm đẹp cho một cái gì vốn có khả năng ...không "đẹp". Trong khi đó, cái đẹp của ảnh đời thường là cái đẹp tự nhiên, không son phấn, như tấm gương phản chiếu, nó trung thực đến độ người đã quen với cái đẹp son phấn ước lệ có thể sẽ phải ... khóc thét lên.
    Trong các loại hình nghệ thuật mới [văn học, sân khấu, âm nhạc, phim ảnh, hội họa... .] nếu không lầm thì hiện có trào lưu trở về với cái thật, phim thật, văn thật, âm thanh thật, người thật, việc thật...

    2. Đời sống bình thường: xưa giờ ta lớn lên, quen với những "chuyện lớn", vấn đề lớn, tư tưởng lớn, khung cảnh lớn... Ta hay đứng trước những toà nhà lớn để chụp ảnh kỷ niệm, chụp phong cảnh cũng thường là những cảnh rộng lớn. Trong khi đó ảnh đời thường lại xoáy vào những "chuyện nhỏ". Không phải cả nhà thờ, mà là góc khuất ở nhà thờ, không phải núi lớn, mà là cái nhăn mặt của người đứng trươc núi lớn, không phải sự kiện trong đại trên khán đài, trên sân khấu, trên bàn thờ, trong lễ hội, mà là thằng bé nhíu mày, đứng bên ba mẹ nó...
    Cuộc sống anh em ta cũng vậy, thường ta vin vào những cột mốc lớn trong đời, xem như đó là đời mình: sinh ra, đầy năm, đi học, yêu lần đầu, hôn lầu đầu, tốt nghiệp, ra trường, đi làm, lấy vợ, có con , thành danh, mua nhà, lên chức, về hưu, chết [sau đó lên thiên đàng, xuống địa ngục hay lang thang ở cõi giữa.] Nhưng, những cột mốc lớn ấy chỉ chiếm 1/100.000 thời gian sống.

    Cuộc sống thật lại là tất cả những khoảnh khắc còn lại giữa những cột mốc ấy. Nó không tên, không "đặc biệt", không phải sự kiện, nhưng nếu nhìn kỹ ta vẫn thấy nó đẹp.. Các nhà phê bình văn học nói đến ý niệm "đại tự sự" để chỉ cái lớn[mối quan tâm của chính khách, nhà xã hội, quân sự, kinh tế, giáo dục, tôn giáo...], trong khi đó chuyện của người làm nghệ thuật [văn học, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, sân khấu ...] lại là những "tiểu tự sự", nôm na là chuyện nhỏ, của những người bình thường nhất quanh ta, nhìn ở cự ly gần nhất, với rung cảm từ trái tim toát ra [chứ không phải từ lý trí... chỉ đạo xuống!].

    3. Khoảnh khắc: Henry Cartier Bresson, đại cao thủ ảnh đời thường, người sáng lập ra magnumphoto, [người từng lấy khăn mùi xoa lớn phủ lên máy 35mm, giả vớ đưa lên mũi hắt xì hơi để chụp lén], đã đặt ra cụm từ "decisive moment" khoảnh khắc quyết định. Đó là khoảnh khắc mà theo ông toàn bộ con mắt, cái đầu, và trái tim của người cầm máy nằm trên cùng một truc!!! Quá hay phải không các bác.
    Đó là khoảnh khắc mà những yếu tố thị giác như những mặt cubic ngẫu nhiên xoay chuyển và nằm đúng quỹ đạo của nó, để đồng loạt nói lên một điều gì đó, chuyển tải một điều gì đó có tính chất cô đặc, mà người chụp đột nhiên cảm nhận được như một... giác ngộ. Vâng trong một tíc tắc ta có thể thấy cả thời gian, một ánh mắt gói cả đời người, "đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối" [trịnh công sơn].

    4. Cảm xúc: thất tình, lục dục, hỉ nộ ái ố, ai dục lạc, tiếu lâm, siêu thực, tiềm thức, cõi mơ ... ảnh đời thường sẽ tầm thường nếu không truyền tải một cảm xúc đắt giá [hay một câu chuyện đắt giá] nào cả. Xem ảnh đời thường nên xem bằng cảm xúc, đừng xem bằng lý trí. Đừng cố hiểu, hãy cảm. Đây chính là chỗ khó của ảnh đời thường. Khó cho người chụp lẫn người xem. Người chụp phải cảm được sâu sắc điều mình chụp mới biết nên chụp gì, loại bỏ gì, mới tạo được ý nghĩa cho ảnh [xem bài cuả Nick Turpin bên trên].

    Có người chụp ảnh đời thường tốt, có người chụp không tốt, sự khác nhau chính ở chỗ này. Loayhoay chụp khác... lysonx[ hehehe] vì Loayhoay rất nhiều cảm xúc, còn lysonx thì tư duy logic hơi bị nhiều [tớ là người thích lý sự, nên mới ...viết dài dòng thế này hahaha. Cũng chính thế mà ảnh sẽ làm người ta nghĩ nhiều hơn cảm, mà nghĩ thì mệt!hic].

    Người xem cũng thế, sẽ có những người rất khó cảm nhận được ảnh đời thường vì họ thích xem ảnh "đẹp" theo khuynh hướng khác [cái đẹp ước lệ, dàn dựng, kỳ quan, exotic, kỳ hoa dị thảo...] Nhưng tới một lúc nào đó, nếu bỗng một hôm họ thấy yêu tia nắng chiếu qua cửa sổ, thấy yêu lạ kỳ tiếng chim ngoài sân, thấy tiếng trẻ cười mà nao lòng... thì lúc đó họ sẽ cảm nhận rất dễ dàng cái hay của ảnh đời thường [tớ tin như thế đấy].


    Phew!!!! dài héng! vẫn còn muốn nói nữa nhưng xin hẹn lần sau vậy, tối rồi!

    Xin quay lại với bác duc_sniper.
    Ảnh của bác có đủ cả 4 yếu tố vừa kể để thành một ảnh đời thường tuyệt cú mèo [đó là nói lý thuyết, vất lý thuyết đi cũng sẽ thâý ngay ảnh đẹp thế nào]:

    Thực, không dàn dựng [đố đạo diễn nào dựng được cảnhnày đấy!]; Chuyện nhỏ[không thể nhỏ hơn được nữa]; Cảm xúc: 3 nhân vật cho 3 thông tin: ông bố say sưa, bay bổng với con dìu, ý quên, con diều của mình, quơ tay ngang mặt thằng con mà không biết khiến bé phải nhắm mắt lại, bố với con cũng có sôi giây liên kết, con nắm gốc,bố nắm ngọn.. Hay nhất là cô vợ, cái nhìn của mợ nói ngay rằng, ối xới đàn ông chán chưa kìa, bay với bổng đến say mê, có gì hay lắm đâu, mà thôi chiều ổng cho ổng vui! ổng cũng hiền lành, niềm vui lành mạnh! Tối nay sắm chai đế cho ổng nhậu nữa cho đủ bộ. Sự tương phản giữa khuôn mặt chồng và vợ nói lên hết mọi sự, nói lên cuộc sống thực như nó vốn có. Nếu bấm máy trước hoặc sau khoảnh khắc này, chuyện sẽ chỉ còn một nửa...

    Sao bây giờ bác mới post lên thế. POW đê!

    Vài hàng chia sẻ với các bác cho vui, [mua vui cũng được một vài... click chuột, hehe] tớ cũng đang học hỏi, rất mong được chia sẻ kinh nghiệm cùng các bác về mảng nhiếp ảnh rất thú vị này. Thân.
    Được sửa bởi lysonx lúc 11:20 PM ngày 14-09-2006

  9. #29
    Tham gia
    15-03-2005
    Location
    VNPHOTO
    Bài viết
    1,489
    Cảm ơn bản dịch của anh lysonx.

  10. #30
    Tham gia
    17-06-2005
    Bài viết
    1,594
    trong ảh cuả bác duc_sniper , em cũng cảm nhận được 3 "tốc độ" khác nhau cuả 3 người trong ảnh , người cha năng động ,người con hưởng ứng ( tốc độ trung bình , tay giữ chặt ống chỉ ) người mẹ thụ động , đó chỉ làm cảm nhận cuả em !
    ĐT :0974337712
    số TK : NH SACOMBANK ( chi nhánh gò vấp ) _nguyễn văn Bá _ STK : 060008666469

Trang 3 / 304 Đầu tiênĐầu tiên 123451353103 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •