Hiển thị kết quả từ 1 đến 9 / 9

Chủ đề: Đi chơi Đà Lạt

  1. #1

    Đi chơi Đà Lạt

    Hiếm lắm mới có mấy ngày nghỉ dài như năm nay, anh chị em đồng nghiệp rũ rê nhau lên Đà Lạt trốn cái nắng nóng Sài Gòn. Thế là nhào vô thiết kế ngay 1 tour du lịch Đà Lạt 2 ngày 1 đêm. 8g tối 22/4 anh em có mặt tại bến xe Thành Bưởi, 8g30 xe lăn bánh... bỏ lại sau lưng Sài Gòn nắng nóng và khói bụi cùng với những công việc hàng ngày....
    4g sáng ngày 23/4 có mặt tại Đà Lạt, Đà Lạt đón chúng tôi bằng 1 làn không khí lạnh.....vào nhà 1 người trong đoàn, nhận phòng và... ngủ.
    [CENTER]
    Phần 1: Những kiến trúc đẹp ở Đà Lạt

    Bình minh Đà Lạt



    Những chú chim câu đang chào buổi sáng


    [LEFT]Sau khi ăn sáng xong, chúng tôi đến các địa điểm kiến trúc nổi tiếng của Đà Lạt bằng xe máy. Địa điểm đầu tiên là Thiền Viện Trúc Lâm. Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết THu (người thiết kế Dinh độc lập). Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành.

    [CENTER]

    [LEFT]Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía Hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca “Niên Hoa Vi Tiếu” – tức là bức tượng miêu tả theo điển tích “Niên Hoa Vi Tiếu” . Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

    [CENTER]

    [LEFT]Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tĩnh Tâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

    [CENTER]

    [LEFT]Địa điểm tiếp theo chúng tôi đi là hồ Tuyền Lâm. Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng nam. Hồ Tuyền Lâm rộng hơn 360ha, là địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao, leo núi, chèo thuyền, câu cá.
    Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

    [CENTER][LEFT]

    [LEFT]
    Theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn sẽ đến được Hồ Tuyền Lâm.
    [CENTER]
    Phương tiện đi lại chủ yếu của chúng tôi là xe máy





    Nên có thể cơ động tấp vào làm vài tấm hình khi thấy cảnh đẹp chịu hông nổi




    Hồ Tuyền Lâm



    Kỷ niệm bên hồ Tuyền Lâm, chụp với chân máy và chế độ auto



    Địa điểm tiếp theo chúng tôi đi là Chùa Tàu. Chùa Tàu còn gọi là Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958 và được xây dựng lại vào năm 1989. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm Tông (Trung Quốc) .
    Qua cổng tam quan là đến toà Từ bi bảo điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Ðức Phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng.



    Phía sau 3 chiếc đỉnh bằng xi măng là Tòa Quang Minh bảo điện, là công trình kiến trúc chính của ngôi chùa này. Tòa Quang Minh bảo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long. Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vươn đầu ra ngoài.


    Về nội thất của chùa Tàu, từ lâu đã khá nổi tiếng với 3 pho tượng Tây phương Tam Thánh bằng gỗ trầm hương. Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1.500kg, do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông về năm 1958. Tượng ở giữa là đức Phật A Di Đà, bên tay trái là Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm hoa sen , bên tay phải là bồ tát Quán Thế Âm tay cầm tinh bình và nhành dương liễu. 3 tượng này được gọi là Tây Phương Tam Thánh, theo 48 hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà thì chỉ cần từ 1 niệm cho đến 7 niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì khi lâm chung thì 3 vị này cùng vô lượng vô số thánh chúng hiện ra tiếp dẫn về Tây Phương Tịnh Độ.




    [LEFT]Trên đỉnh đồi thông phía sau Quang Minh bảo điện là một đài cao 2 tầng. Tầng trên là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen.Còn tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương tới vãn cảnh chùa
    [CENTER]

    [LEFT]Địa điểm kiến trúc tiếp theo mà chúng tôi đi là Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt còn được gọi là NhàThờ Con Gà. Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19 tháng 7, 1931 do giám mục Colomban Dreyer đặt viên đá đầu tiên. Được xây theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ.



    Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc roman

    Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang




    Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Gie-su quở trách Phê rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".







    Cánh cửa phỏng theo kiến trúc Châu Âu cổ





    Tượng Đức mẹ tại Nhà Thờ Con Gà





    Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển

    [CENTER]
    Vnphoto.net

  2. #2
    Tham gia
    14-04-2010
    Bài viết
    112
    rất thich kiến trúc ở nhà thờ con gà
    D60 + 18-55 VR

  3. #3
    Kiến trúc tiếp theo mà chúng tôi ghé thăm là Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thành lập ngày 06/10/1976. Trường đóng ở trung tâm thành phố Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1935 để làm trường trung học (Lycée Yersin), là một trong những công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất ở Đông dương lúc bấy giờ. Ngày 28/12/2001 Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích trường CĐSP Đà Lạt là Di tích kiến trúc của Quốc gia.Nhiệm vụ của trường:Đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.Bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS.Nghiên cứu khoa học.Có quan hệ hợp tác với: Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, Học viện Lục quân Đà Lạt, Đại học Đà Lạt, Đại học Sư phạm Dundine (New Zealand), tổ chức tình nguyện Hải ngoại (VSO) của Vương quốc Anh...







    [/CENTER]
    [/LEFT]
    [/CENTER]
    [/LEFT]

    Đường cong của dãy nhà vòng cung như những cuốn sách đang mở ra[/CENTER]
    [/LEFT]


    và hình ảnh tháp chuông tượng trưng cho cây viết, cho một khát vọng trí tuệ vươn lên.



    [/LEFT]
    [/CENTER]
    [/LEFT]
    [/CENTER]
    [/LEFT]
    [/CENTER]
    [/LEFT]

    Một góc sân trường với cây phượng tím đẹp mê hồn









    Những cô giáo tương lai



    (còn tiếp...)

    [/CENTER]
    [/LEFT]

    [/CENTER]
    Vnphoto.net

  4. #4
    Rời trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt, chúng tôi đến Ga Xe Lửa Đà Lạt[/SIZE][/B] . Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.

    Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
    Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.


    [CENTER]

    [LEFT]Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.

    [CENTER]



    [LEFT]
    Với kỹ thuật cổ xưa, đầu máy kéo chạy bằng hơi nước, nấu bằng than, có công xuất từ 600 đến 820 Mã Lực

    [CENTER]



    Nồi áp suất



    Năng lượng dùng để đun nước, chạy nồi áp suất : Than đá



    Cửa sổ nhìn ra từ buồng lái



    Ga còn giữ được các kiến trúc cũ



    nếu để ý kỹ thì cách dùng từ ngữ cũng rất cổ, mang đậm tính thuần việt



    [LEFT]Địa điểm tiếp theo là Nhà thờ Domaine. Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào-đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía tây nam. do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân. Tên riêng của Bà là Suzanne Humbert , nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt, nhà thờ được xây dựng bằng một chất kết dính và vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác. Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.

    [CENTER]

    [LEFT]Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ có sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
    Bố cục kiến trúc nhà thờ này có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.





    Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất sứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
    Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc – rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.






    Nhà thờ không có tháp chuông như nhiều nhà thờ khác. Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943 và do bà phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux (Suzanne Humbert) dâng cúng.




    Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux,
    Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất người sẽ được chôn ở đây. Vào năm 1944 trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp. Bà đã bị giao thông trên đoạn đường Khe Sanh, bà đã được người dân nơi nay đưa vào bệnh viện Lâm Đồng, nhưng do nặng quá nên một tháng sau Bà đã chết lúc 16h ngày 16/1/1944. Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống.




    Vnphoto.net

  5. #5
    Tham gia
    16-01-2009
    Location
    EARTH
    Bài viết
    5,222
    Bạn cho bài nì lên wikipedia việt nam dùm mình nhé, để mọi người tren thế giới cùng bik đến DL
    CANON : way to Prajñā

    BQT cảnh cáo lần 2 và nhắc nhở bác đọc nội quy về chữ ký.

  6. #6
    Rời nhà thờ Domaine địa điểm tiếp theo là Biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là Crazy house , Ngôi nhà quái dị...




    Ngôi nhà được xây bởi ý tưởng của kiến trúc sư Đặng Việt Nga - con gái Tổng bí thư Trường Chinh. Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng có tên các loài vật như Kanguru, hổ, gấu, chim trĩ…và để lên được những căn phòng này, du khách phải qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây.





    Có lẽ đẹp nhất là phòng “quả bầu”. Phòng “quả Bầu” cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng.





    Phòng con gấu





    Cửa sổ của 1 gian phòng





    Trung tâm chính của ngôi nhà






    Nơi đây là phòng thờ gia tiên và phòng làm việc của cô Đặng Việt Nga





    Nhìn chung, ngôi nhà này xây dựng không theo bất cứ phong cách nào, giá vé vào cổng là 16.000 VND/ người. Địa chỉ số 3 Huỳnh Thúc Kháng, phường 4 , Tp Đà Lạt.

    Địa điểm tiếp theo là Langbiang và khu du lịch Thung Lũng Vàng.

    Một vài phong cảnh trên đường đi.










    Langbiang là hai ngọn núi : Núi Ông và Núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12km thuộc địa phận huyện Lạc Dương . Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển. Lang Biang còn được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

    Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.




    Thung Lũng Vàng: Nằm cạnh nhà máy nước Dankia - Suối Vàng, Thung Lũng Vàng với diện tích khoảng 20 ha gồm những đồi thông thoai thoải trước đây là vùng sâu vùng xa của Đà Lạt.




    Nơi cuối cùng trong phần 1 về các địa điểm và kiến trúc của Đà Lạt này là Chợ Đà lạt.
    Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là "con tim của thành phố Đà Lạt". Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ còn là điểm thu hút khách tham khi đến thành phố Đà Lạt.



    Chợ khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hóa.











    Xung quanh chợ có khá nhiều hàng rong



    Món bánh tráng nướng, trét trứng gà và mỡ hành


    Bán theo kiểu rất dã chiến, khi công an dẹp thì trong tít tắt, tất cả biến mất chỉ có khách đang ăn là ngơ ngác...



    ...tìm đại 1 chỗ nào đó ăn tiếp ...



    Khi công an đi thì mọi việc trở lại như cũ.



    (còn tiếp)



    Vnphoto.net

  7. #7
    Phần 2 : Đà Lạt và những điều bí ẩn

    Đà lạt được ví như một người con gái xinh đẹp nhưng cũng rất nhiều bí ẩn, chúng tôi ghé vào 1 quán nước, nơi đây mới nhìn sơ thì không khác gì so với mấy quán nước bình thường, điều đặt biệt chính là chiếc bàn xoay biết nghe tiếng người.

    Đó là chiếc bàn xoay xưa kia ở tại nhà ông Nguyễn Tại ở Bình Định, chiếc bàn được mua lại, hiện tại ở số 30A Khe Sanh, Đà Lạt. Thoạt nhìn thì chiếc bàn chẳng có gì bí ẩn hay kì lạ, Chiếc bàn được làm bằng gỗ cẩm lai, mặt trên có một trục chân, phía dưới có ba phần chân đỡ, đường kính mặt bàn khỏang 75cm (gồm 2 mảnh ghép lại), cao gần 1m. Tâm mặt lưng của bàn có một ổ tròn, xung quanh có 6 khúc gỗ tiện kiểu cách đỡ một miếng gỗ hình vuông. Giữa mặt gỗ hình vuông có một ô tròn nhỏ đứng thẳng phía tâm bàn. Mặt bàn có thể tháo ra hoặc ghép vào thân bàn rất dễ dàng. Do 1 lần tình cờ mà chủ nhân phát hiện ra chiếc bàn có thể điều khiển chiếc bàn xoay được bằng lời nói, kể từ đó khách du lịch 1 đồn 10, 10 đồn 100, nơi đây trở thành điểm du lịch khi tới Đà Lạt. Ở đây chủ nhà không thu phí, nhưng trên bàn thờ có chiếc dĩa cho du khách tùy hỉ bỏ tiền vào.

    Có rất nhiều du khách đến xem và chiêm ngưỡng cái bàn xoay này, chủ nhân chiếc bàn đang giới thiệu với du khách Nhật Bản.


    Bàn có thể tháo rời ra làm 2 phần: mặt bàn và chân bàn



    Để mặt bàn xuống đất vẫn quay như thường, đặt tay lên bàn , không dùng lực đẩy, để tay sấp hoặc ngữa đều được, dùng lời nói hoặc ý nghĩ ra lệnh cho chiếc bàn như: "Trái", "phải", "chạy", "dừng", ngôn ngữ nào cũng được, chủ yếu là dùng ý nghĩ.


    Có người xoay được, có người không, Nhannguyen đã thử nhưng ko xoay được, nhưng có thêm vài người thì chiếc bàn xoay theo lời điều khiển, điều này dám chắc không ai cố tình đẩy , tất cả cùng lật ngửa tay lên, bàn vẫn xoay.
    Chiếc bàn ở đây cũng tốn không biết bao nhiêu bút mực, thời gian nghiên cứu của các cơ quan chức năng từ trong nước cho đến ngoài nước nhưng không ai lý giải nổi.

    Tiếp theo chúng tôi đến những ngôi nhà ma ở Đà Lạt, phần lớn các ngôi nhà ma đều có câu chuyện liên quan đến oan hồn của 1 cô gái, nhiều người phải dọn đi nơi khác sống và không dám đến gần những ngôi nhà ấy. Người ta nói ban đêm, mặc dù nhà không có điện nhưng vẫn có ánh sáng le lói phát ra cùng với những tiếng khóc ai oán

    Ngôi nhà ma trên đèo Prenn



    Chuyện kể rằng ngày xưa là của một tên quan ba người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm, hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm, suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu trong khuôn viên biệt thự chết.

    Tất cả các cửa kiếng đều bị đập bể



    Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái nhập vào một người trong đoàn nói rằng: tên của cô là Hằng, cô bị chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người tài xế nọ phải một phen hú vía.

    Nữa đêm người ta vẫn nghe thấy tiếng gõ cửa, làm các chủ nhân lần lượt bỏ nhà ra đi



    Ngôi nhà nhìn xuống đèo Prenn



    Hiện nay ngôi nhà này được công ty Thành Phát mua lại



    Một ngôi nhà ma khác


    Theo cảm nhận của riêng tôi thì ngôi nhà ma này đang được lợi dụng để kinh doanh, các cửa nhôm, kính đều được thay mới và quẹt vôi lên một cách nham nhở, có thể thấy vết vôi còn khá mới trên bức tường. Ngôi nhà này hiện có 2 vợ chồng đang sống để trông coi, chủ nhân là 1 người ở Sài Gòn. Du khách vào coi đặt tiền vào thì ông này nhiệt tình hướng dẫn, kể chuyện, còn không thì vội vội vàng vàng xua đuổi.

    Nhà ma này hiện tại có lắp luôn cả anten làm mất cả vẻ nguyên thủy











    Vnphoto.net

  8. #8
    Phần 3: Đà Lạt Về Đêm

    Khi Đà Lạt lên đèn thì lại lung linh lạ thường, không có vẻ xa hoa như Sài Gòn, khi lên đèn, thành phố Đà Lạt như một cô gái được trang điểm, son phấn cho buổi dạ hội.





    một góc Đà Lạt đêm


    Phố cà phê








    Những hình ảnh trên được chụp từ tòa nhà Golf 3


    Uống cà phê trong không khí se lạnh , nhâm nhi ly cà phê và ngắm Đà Lạt về đêm thật là thú vị.



    Về đêm Chợ Đà Lạt vẫn tấp nập người mua kẻ bán



    Một thú vui khác là chạy ra khu đồi cao cùng đốt lửa...



    ....và ngắm những nhà lồng trồng hoa, rau khi lên đèn







    Tạm biệt Đà Lạt, tạm biệt cái se lạnh để về với Sài Gòn nắng nóng, tạm biệt cô nhân tình Đà Lạt duyên dáng lãng mạn để về với người vợ chung thủy Sài Gòn. Tạm biệt nhé, hẹn một ngày nào quay lại để chụp vẻ đẹp những con thác và nghe những câu chuyện truyền thuyết... Tạm biệt.
    Nhannguyen - webyeuthuong.com
    Kỉ niệm Đà Lạt ngày 23-24/4/2010

    Vnphoto.net

  9. #9
    Tham gia
    16-01-2009
    Location
    EARTH
    Bài viết
    5,222
    bác cho hỏi nhà lồng trồng rau buổi tối là đi qua đường nào vậy ạ ?
    CANON : way to Prajñā

    BQT cảnh cáo lần 2 và nhắc nhở bác đọc nội quy về chữ ký.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •