Trang 1 / 43 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 424

Chủ đề: Kiến thức căn bản

  1. #1
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509

    Kiến thức căn bản

    Topic này tôi mở ra với mục đích giúp cung cấp những kiến thức căn bản cho các bạn mới BẮT ĐẦU chụp ảnh. Vì thời gian cũng có hạn chế nên tôi chỉ post lên đây từng phần và sẽ cố gắng post song song phần Kỹ thuật chụp căn bản. Hai phần này sẽ hỗ trợ nhau để giúp các bạn nhanh chóng tự mình chụp được những bức ảnh như ý.

    P/S: Vừa định post bài thì mới biết VNphoto dùng unicode font. Bài mình soạn bằng VNI nên đành hẹn các bác ngày mai.
    Được sửa bởi asahinguyen lúc 01:45 AM ngày 19-05-2005

  2. #2
    Tham gia
    16-05-2005
    Bài viết
    1,623
    Em đăng kí đầu tiên, đóng sổ vàng + học phí rồi đó :D

  3. #3
    Tham gia
    28-01-2005
    Bài viết
    2,032
    Hoan hô bác ASAHI, chờ bác mãi. :up:
    Cựu Chủ tiệm tạp hóa CANON cuối phố

  4. #4
    Tham gia
    12-03-2005
    Bài viết
    134
    dùng vietspell convert qua đi bác.
    Yêu quá, body ơi !!

  5. #5
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Rất hoan nghênh!

  6. #6
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Exposure (sự phơi sáng)

    Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital _ từ sau đây tôi chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
    Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
    Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Exposure value) . Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.

    Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

    Apeture
    (Độ mở ống kính)

    Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.






    * Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.

    Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ)



    Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
    Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
    Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
    Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
    Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.



    Film speed (độ nhạy sáng của film)



    Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.Có nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản .loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.

    Qua phần trên các bạn đã hiểu sơ lược về ba yếu tố liên quan đến độ sáng của ảnh chụp. Phần tiếp theo Tôi sẽ nói đến sự kết hợp ba yếu tố này.
    Được sửa bởi asahinguyen lúc 08:17 PM ngày 06-06-2013

  7. #7
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Exposure Value (Ev)

    Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
    EV = Av + Tv
    Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :



    Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:



    Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

    Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

    Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
    Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:



    Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào? Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày về các yếu tố liên quan khi bạn chọn khẩu độ và tốc độ để có được bức ảnh như ý.
    Được sửa bởi asahinguyen lúc 01:15 PM ngày 17-03-2009

  8. #8
    Tham gia
    22-05-2005
    Bài viết
    121
    Bác asahinguyen ơi, khi chụp ở chế độ M, em thấy mình có thường quan tâm đến mấy thông số: Tốc độ chụp, độ mở ống kính và ISO. Bác có thể viết 1 bài kết hợp 3 thông số trên để có được một bức ảnh đúng sáng và đẹp được ko? Và nếu bác đưa ra được một số gợi ý khi chụp trong các hoàn cảnh như: Dưới trời nắng, trời có mây, chụp trong nhà, chụp trong nhà khi buổi tối ....

    Cám ơn bác.

  9. #9
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    To bạn chicken_digital: bạn hỏi một câu mà mục đích của các bài viết sắp tới cũng để giúp các bạn làm được điều đó. Xin các bạn đừng nóng vội. Tốc độ khẩu độ không chỉ đơn giản là cho ra bức ảnh đúng sáng. Và một bức ảnh đẹp không chỉ có tốc độ khẩu độ và film... Trong khả năng của mình, tôi sẽ cố gắng cung cấp một cách hệ thống và căn bản để tất cả các bạn mới chơi đều có thể tham khảo được, nên không thể đốt giai đoạn phục vụ một số bạn đã biết chút ít chỉ cần biết thêm vài chỗ.
    Mong bạn tiếp tục theo dõi.

  10. #10
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Depth Of Field ( DOF)

    Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
    Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói là độ mở ống kính.
    Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây.



    Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng mở rộng hơn.

    Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới.



    Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film và ảnh của nó in trên film sẽ là vòng tròn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi là Circle of Confusion ( CoC ).
    Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.



    .....
    Được sửa bởi asahinguyen lúc 11:15 PM ngày 02-02-2012

Trang 1 / 43 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Căn bản thực hành
    By asahinguyen in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 442
    Bài viết cuối: 23-11-2016, 11:29 PM
  2. Mở lớp căn bản và nâng cao PS
    By DTD145 in forum Nhóm VNPhoto.net tại Hà Nội và miền Bắc
    Trả lời: 125
    Bài viết cuối: 22-12-2011, 12:41 PM
  3. Sách và web căn bản và nâng cao
    By pro in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 55
    Bài viết cuối: 08-12-2011, 11:36 PM
  4. Làm sao chụp hình nét căn với Ca 40d & F1.8
    By toan in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 26
    Bài viết cuối: 28-07-2011, 03:05 PM
  5. Bông - Bên căn nhà cổ
    By phanthanh2k4 in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 18-06-2009, 01:40 PM

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •