Trang 2 / 19 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 186

Chủ đề: Lớp mầm non chụp ảnh - Khẩu độ/ Tốc độ

  1. #11
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi ducnc
    Cuti-sibachao, ở trên bác Soneros nói rồi mà.

    - Các trị số 1:1.8; 1:2.8; 1:3.5-4.5...: là khẩu độ của ống kính. Khẩu độ là độ mở của ống kính. Được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau. Khẩu độ mở lớn (trị số nhỏ) sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại.

    - 1/60; 1/125s; .... : là tốc độ của màn trập. Được xác định là khoảng thời gian ánh sáng tác động vào Film hay sensor (cái này bác AT đã nói trong phần "X-sync, H-sync, exposure time").
    Rất hay Anh Sơn va Anh Đức à.

    To Cuti: Tôi chỉ nhớ rằng khi tốc dộ tặng gấp đôi thì dộ mở của OK cũng tăng gấp đôi. Do đo các tri số về tốc độ của màng trập như Anh Đức nói ở trên. Nhưng về các con số của khẩu độ được tính bằng nguyên tắc sau:
    Tất cả các khẩu độ chuẩn đều bằng căn bậc hai của các trị số: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512....(số sau bằng số trước nhân đôi) tương đương các trị số của bán kính (loại bỏ các hằng số pi) là: 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22...
    Các máy sau này chia khẩu dộ bằng 1/2 khẩu độ chuẩn trên và hiện nay các máy kỹ thuật số chia khẩu độ 1/3 nên có các trị số chi tiết hơn:
    1.4, 1.6, 1.8, 2, 2.8, 3.2, 3.6, 4, 4.5, 5.0, 5.6, 6.3, 7.1, 8, 9, 10, 11...
    Đây chỉ là suy luận thực tế của Tôi, nếu có gì không chính xác mong các Bạn bổ sung thêm.

  2. #12
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069
    Quote Được gửi bởi Voanhdang
    Rất hay Anh Sơn va Anh Đức à.

    To Cuti: Tôi chỉ nhớ rằng khi tốc dộ tặng gấp đôi thì dộ mở của OK cũng tăng gấp đôi. Do đo các tri số về tốc độ của màng trập như Anh Đức nói ở trên. Nhưng về các con số của khẩu độ được tính bằng nguyên tắc sau:
    Tất cả các khẩu độ chuẩn đều bằng căn bậc hai của các trị số: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512....(số sau bằng số trước nhân đôi) tương đương các trị số của bán kính (loại bỏ các hằng số pi) là: 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22...
    Các máy sau này chia khẩu dộ bằng 1/2 khẩu độ chuẩn trên và hiện nay các máy kỹ thuật số chia khẩu độ 1/3 nên có các trị số chi tiết hơn:
    1.4, 1.6, 1.8, 2, 2.8, 3.2, 3.6 <=== 3.5, 4, 4.5, 5.0, 5.6, 6.3, 7.1, 8, 9, 10, 11...
    Đây chỉ là suy luận thực tế của Tôi, nếu có gì không chính xác mong các Bạn bổ sung thêm.
    Anh VDA nói đúng rồi. Chỉ lưu ý là cái GẤP ĐÔI ở đây không phải tuyệt đối về mặt số học, nó là gấp đôi về lượng ánh sáng nhận vào. Tăng 1 nấc (stop) về tốc độ là nhận ánh sáng vào gấp đôi, tương tự là nấc khẩu độ, khép 1 nấc khẩu độ là giảm lượng ánh sáng đi vào một nửa


  3. #13
    Tham gia
    16-05-2005
    Bài viết
    1,623
    Mới vào học mẫu giáo đây, mà vớ ngay phải ông thầy Dốt, ko biết nên cơm nên cháo gì ko, hí hí. Em đăng kí một ghế ngồi gần bảng

  4. #14
    Tham gia
    30-04-2005
    Bài viết
    130
    Đang học hay, ông thầy bỏ đi đâu mất tiêu ?!!!! Bộ "Cử âm chân kinh" này hay quá, thầy dậy nhanh nhanh em còn ra ngoài "hành hiệp trượng nghĩa" được chứ, mới luyện chưa xong tầng thứ nhất thầy đã bỏ đi đâu mất tiêu, học sinh luyện bừa bãi, "tẩu hỏa nhập ma" hết bây giờ !

  5. #15
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    186
    Ơ hay,ai ghép tên cuti-shibachao oan ức cho cuti quá vậy?Ý cuti muốn thầy Rốt giảng rõ hơn về các trị số khẩu độ,như bác Voanhdang trình bày bên trên thôi ấy mà.Vấn đề đó có thể là rất tầm thường với các bác ở đây,nhưng sẽ là kiến thức không thể thiếu đối với 1 số người mới chập chững cầm máy,không qua trường lớp(như cuti chẳng hạn..hé...hé...).

    Gỡ dùm cuti cái chữ shibachao nhé các bác,chết danh là bỏ xừ cuti....hic!

  6. #16
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069
    Tớ đang đi miền Tây, khất các bác lúc về sẽ viết tiếp về DOF và Metering. Mà Trường Mầm Non mới tuyển thêm được thầy rất xịn Ashahi từ Nhựt Bổn, đảm bảo học sinh sẽ nườm nượp

  7. #17
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069

    Dof



    DOF- Depth of field : Trường ảnh hay là độ nét sâu được quyết định bởi việc hiệu chỉnh (hay kiểm soát) khẩu độ. Với trị số khẩu độ càng nhỏ (khẩu độ mở càng lớn) thì trường ảnh càng cạn, trị số khẩu độ càng lớn (khẩu mở càng nhỏ) thì trường ảnh càng sâu. Như ở ví dụ trong tấm hình trên đây, trị số khẩu độ rất lớn (khẩu độ mở hẹp, chỉ cho một lượng nhỏ ánh sáng đi vào máy ảnh) cho ta trường ảnh sâu hơn.
    Được sửa bởi Guest lúc 01:09 AM ngày 20-05-2005

  8. #18
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069

    Dof



    Nhìn chung khi chụp ảnh chân dung, bạn đều muốn trường ảnh (DOF) cạn (trị số khẩu độ nhỏ), bạn muốn chủ thể nét trong khi hậu cảnh chao mờ. Khi chụp ảnh phong cảnh bạn lại muốn trường ảnh sâu (trị số khẩu độ lớn). Những khi bạn muốn kiểm soát trường ảnh, chế độ chụp "ưu tiên khẩu độ"- Apeture priority chính là sự lựa chọn đầu tiên.
    Được sửa bởi Guest lúc 01:10 AM ngày 20-05-2005

  9. #19
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069

    ISO- Độ nhạy sáng



    Độ nhạy sáng của phim và của máy ảnh số
    Với máy chụp phim, nên nhớ rằng quyết định sử dụng phim nào là quan trọng. Phim được xếp theo trị số ISO (độ nhạy sáng). Khi ISO 100 thích hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng tốt thì ISO400 thì tốt cho chụp trong nhà và một số mục đích khác khi chụp ngoài trời, và ISO800 và ISO1600 lại thích hợp trong điều kiện ánh sáng yếu (low-light).

    Nhiều máy số hiện nay có thể hiệu chỉnh trị số ISO. Các máy Nikon thường có trị số ISO thấp nhất là 200 đến cao nhất là 1600 (nhưng các bạn quên việc sử dụng trị số ISO trên 800 của Nikon đi vì bức ảnh của bạn sẽ bị rất nhiều nhiễu (noise), ngoại trừ D2X (ISO100-3200) (D2X sử dụng sensor CMOS nên ít noise, rất mịn màng ở ISO 1600. Các máy kts của Canon xử lý noise cực tốt do dùng công nghệ CMOS từ lâu.

    Nguyên lý bập bênh của khẩu độ- tốc độ vẫn y nguyên trong trường hợp hiệu chỉnh ISO, chỉ khác là ở một dải khác như trong hình minh họa ở trên.
    Được sửa bởi Guest lúc 09:41 PM ngày 26-12-2005

  10. #20
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069

    Vấn đề ISO cao



    Vấn đề nan giải của ISO cao ở phim cũng như kỹ thuật số chính là việc gia tăng các hạt, nhiễu của ảnh. Thế nên, trong điều kiện có thể, hãy chụp với ISO nhỏ nhất cho phép. Vậy khi nào chúng ta chỉnh ISO cao (hoặc dùng phim ISO cao)? Đó là những trường hợp ánh sáng quá yếu hoặc trong trường hợp bạn muốn khép chặt khẩu độ để tạo thêm độ sâu cho trường ảnh (DOF)




    Ở đây chúng ta có ISO thấp. Tuy thế quan hệ giữa khẩu độ- tốc độ vẫn giống như 2 đầu của chiếc bập bênh, chỉ có điều, máy ảnh cần thêm nhiều ánh sáng để có được sự phơi sáng đúng. Với ISO thấp thì bạn sẽ có những bức ảnh mịn màng, không noise.
    Được sửa bởi Guest lúc 12:24 AM ngày 20-05-2005

Trang 2 / 19 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •