Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Hiển thị kết quả từ 21 đến 29 / 29

Chủ đề: Các nhà thờ lớn ở Huế

  1. #21
    Tham gia
    14-12-2007
    Bài viết
    287
    Các nhà thờ ở đâu không biết chứ em ở Huế thì em đã từng vào nhiều nhà thờ rồi, ngày lễ thì người ta tới làm lễ và cầu nguyện, còn ngày thường các nhà thờ thường đóng cửa. Việc đóng cửa cũng là vì nhà thờ quá rộng, khó lòng quản lý nổi, cũng bởi có nhiều đối tượng quậy phá, và trong nhà thờ có nhiều đồ có giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Không thể phủ nhận nhà thờ là những nơi có kiến trúc và là thắng cảnh có giá trị, cho nên nếu đi du lịch ngang qua thì ghé vào thăm 1 tý cũng là điều nên làm. Em thấy cứ vào và xin phép đàng hoàng, nói chuyện vui vẻ thì người ta cũng vui vẻ lại với mình thôi ạ. Lần trước em đi Phú Cam chụp, chú quản lý còn hăng hái chỉ cho chỗ chụp đẹp nữa, chỉ cả đường để vào trong nhà thờ mặc dù đang khóa nữa kia :D.

    Còn việc distortion hay không thì tùy vào mục đích chụp ạ, cũng tùy vào người ta có thích hay không, mong được xem nhiều ảnh nữa của bác cafe ạ, em cũng mê ống 10-22 lắm^^
    50D + 55-250mm IS + 11-16mm + 30mm 1.4
    http://www.flickr.com/photos/sonic_photos

  2. #22
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    506
    @juicy : thanks .

    Nhà thờ Gia Hội . Có lẽ là một nhà thờ mới được thành lập bởi cộng đồng theo công giáo vì lúc bé tôi chưa từng thấy nhà thờ này .

    Cổng nhà thờ Gia Hội :



    Trước sân :



    Chuông nhà thờ :



    Chính điện thờ:



    4 vị thánh trước điện thờ:







    Được sửa bởi cafe lúc 09:28 PM ngày 03-04-2010

  3. #23
    Tham gia
    23-09-2009
    Bài viết
    110
    Cảm ơn bác cafe đã chia sẻ,tôi đã từng sống ở Huế 16 năm,ở ngay sau lưng nhà thờ Phủ cam vậy mà bây giờ mới biết lịch sử nhà thờ ,bác chụp đẹp và đủ góc.
    Đi xa Huế mới thấy Huế đẹp hơn mình đã thấy.

  4. #24
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    506
    Nhà thờ Kim Long trong lễ Phục Sinh (Chúa sống lại)



    Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.



    Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch mặt trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.



    Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julian, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.



    Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.



    Kitô giáo Tây phương
    Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.



    Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.



    Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch mặt trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julian, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.[2]



    Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến giã ngoại cho cả gia đình.



    Kitô giáo Đông phương

    Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.



    Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.



    Nha sau


  5. #25
    Tham gia
    07-03-2010
    Bài viết
    42
    Anh Giáp chụp ảnh nhà thờ đẹp ghê a :D .... Hôm đi đó, ống của em ko chụp đc nhà thờ nên em đành đi tìm người mà chụp .. hix

  6. #26
    Tham gia
    04-06-2009
    Location
    Some where in the earth
    Bài viết
    736
    bác có kiến thức nhà thờ thật sâu và đầy đủ, em cũng dự tính chụp một bộ như bác nhưng thời gian còn lại ở HUẾ mỗi lần ra không nhiều, rất thú vị bác ạh. Em rất ngưỡng mộ bác..chắc bác có làm gì liên quan đến giáo hội ạ?
    Mà kiến trúc nhà thờ mỗi cái mỗi khác, em quan tâm đến ktrúc những cũng chưa tìm được lý do cho sự khác biệt đó..Nhà thờ phủ cam và nhà thờ chính toà (An cựu)..cũng khác hẳn nhau, bác có thể giải thích sơ cho em về sự khác biệt đó không ạ..Cám ơn bác trước ạh.

    Mong xem thêm hình bác.
    Được sửa bởi QIDES lúc 05:46 AM ngày 07-04-2010

  7. #27
    Tham gia
    30-11-2007
    Location
    HUế
    Bài viết
    1,310
    Hoan hô anh Giap , em thấy bộ ảnh của bác rất thú vị, Khi nào anh em mình về Vinh Thanh chụp cái nhà thờ mà em đã nói với anh đi, thời gian vừa rồi em bận quá nên không đi chụp choẹt gì được. Rất cám ơn bác

  8. #28
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    506
    @Heo_con, Qides: Thanks . Thời sinh viên tôi có đi nhà thờ Tin Lành khá đều đặn được 3 năm tuy rằng không theo đạo Tin Lành hay Công Giáo gì . Nghĩ lại lí do đi nhà thờ đều đặn lúc đấy chắc vì có cô gái Tin Lành rất xinh :-) .

    @Longkonica: Okie , Long .

  9. #29
    Tham gia
    07-08-2008
    Bài viết
    39
    bác giỏi quá em ở huế gần 30 năm mà bây giờ mới đọc được 1 bài viết về nhà thờ đầy đủ thông tin như vậy.Thanks bác nhiều.
    NIKONCANON

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •