Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3

Chủ đề: Tư liệu cho việc ném đá, dìm hàng topics EU Contest / Chào mừng Giáng Sinh 2009

  1. #1
    Tham gia
    10-06-2006
    Bài viết
    2,383

    Tư liệu cho việc ném đá, dìm hàng topics EU Contest / Chào mừng Giáng Sinh 2009

    Em để tít hơi dài được dịch từ trang web fototipp.hu/node/464, trang này cũng dịch lại từ bản tiếng Anh: Aesthetics & Photography của Alain Briot - http://www.beautiful-landscape.com/ hay ở http://www.luminous-landscape.com/co...thetics9.shtml - How to Establish a Personal Photographic Style.

    Alain Briot là 1 trong những nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh thành công nhất ở Mỹ. Tốt nghiệp trường Ecole des Beaus Arts về mỹ thuật, hiện đang làm bằng PhD. Bài viết dưới đây là phần thứ 9 trong loạt bài 10 phần tác giả viết tập trung về những vấn đề xung quanh mỹ học của nhiếp ảnh. Loạt bài viết với mục đích sáng tỏ cách thể hiện cái đẹp của những bức ảnh đẹp.


    Phong cách riêng hay cá tính riêng trong ảnh.

    "Phong cách thì không có công thức, nhưng cần 1 chất phụ gia không thể thiếu: cá tính của bạn" - Ernst Haas
    1. Mở đầu

    Theo thời gian, với tôi khái niệm phong cách có nhiều cách diễn đạt. Khi tôi học trường Mỹ Thuật ở Paris, khi đi thực hành trong những bảo tàng, tôi cảm thấy có điều gì đó không thể hiểu được. Điều mà những người "đi trước", những người mà người ta gọi là bậc thầy, đang sở hữu nó. Tôi cảm giác rằng nếu với trường hợp của 1 sinh viên chỉ có học hành rồi loay hoay thử nghiệm, sẽ không thể nói đến từ "phong cách".

    Không chỉ có tôi đã nghĩ vậy, nhiều bạn học cũng có đồng quan điểm với tôi. Chúng tôi đã không vật lộn nổi với khái niệm phong cách, dù rằng tất cả đều cảm thấy vấn đề là bắt buộc bằng cách nào đó hình thành cái riêng của bản thân. Ở trường Mỹ thuật, nơi tôi học về hội họa và nghệ thuật vẽ, cũng như ở American Center, nơi tôi học nhiếp ảnh, nó đã thường luôn là đề tài để nói chuyện. Chúng tôi đã cân nhắc làm sao vươn tới cái đích để có 1 phong cách cá nhân, làm sao để việc đó xảy ra được. Dù chẳng ai có 1 khái niệm cụ thể, phong cách là như thế nào, và thực sự nó có tồn tại hay không. Thường thì tất cả những cuộc nói chuyện kết thúc khi mọi người đồng ý rằng phong cách riêng theo thời gian thế nào cũng sẽ hình thành, cần phải có thời gian, nhẫn nại lao động rồi lúc nào đó trong tác phẩm của chúng tôi sẽ hiện ra cái gì đó là của riêng mình.

    Thời của chúng tôi khái niệm về phong cách là điều bí ẩn. Nó là 1 đặc trưng của những bậc thầy, nhưng làm sao họ có được, không được sáng tỏ. Chúng tôi đã chấp nhận là cần thời gian và khổ luyện, rằng sự hình thành của nó là điều quan trọng. Để trở nên riêng biệt tách ra khỏi đám đông, để có được sự tồn tại riêng về thị giác . Thế nhưng điều chúng tôi đã không thể biết, là lúc nào đó có chăng nó sẽ trở thành sự thật.

    2. Chúng ta là ai?

    Suốt những cuộc nói chuyện thời sinh viên, chúng tôi đã bỏ qua 1 yếu tố quan trọng: bản thân chúng tôi. Chúng tôi đã luôn luôn quan tâm đến những người khác: những bậc thầy, những người có tên tuổi, những nghệ sĩ thành danh. Những người mà thành quả của họ đang được lưu giữ trong bảo tàng. Thay vào đó, lẽ ra nên quan tâm nhiều hơn về bản thân chúng tôi: rằng điều gì đã đưa chúng tôi đến con đường học hỏi nghệ thuật, dù là về hội họa hay nhiếp ảnh, con đường chúng ta đã và sẽ muốn đi qua, quá khứ, nền tảng gia đình đã ảnh hưởng thế nào với tương lai, với những dự định của chúng tôi. Có lẽ chúng tôi đã nên quan tâm phân tích chi tiết rằng điều gì đã hay không làm chúng tôi thích thú. Thậm chí đã có thể làm tỉ mỉ hơn với 1 bản danh sách những đề tài chúng tôi vẽ hay chụp ảnh 1 cách sẵn lòng nhất, dù cho có mất nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm với nó.


    Tôi thường quay lại nơi đã từng qua để chụp những bức ảnh mới cũng cùng đề tài đấy, nhưng với cách hoàn toàn khác. Bức ảnh này thực hiện vào cuối mùa xuân năm 2004. Trước đó tôi chưa từng gặp hiệu quả ánh sáng như thế này, và bố cục cũng hoàn toàn mới.

    Những đề tài đó phần lớn không bao hết những gì mà ở trường chúng tôi đã phải học như là những bài tập. Ở trường Mỹ thuật tất cả đề tài phục vụ mục đích là chúng tôi hãy rèn luyện khả năng "trời cho" của mình, hay tìm hiểu 1 khái niệm đã có. Cả hai mục đích thường được trộn lẫn với 1 kết quả đặc trưng với sinh viên chúng tôi : những bài tập chứ không phải bản thân cá tính của chúng tôi đã gây ảnh hưởng lên chúng tôi. Chúng tôi hướng sự quan sát, khả năng tập trung ra ngoài chứ không phải hướng vào bên trong.
    Dĩ nhiên tôi cho rằng nghiên cứu tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng là điều quan trọng, nhưng sự hình thành phong cách là câu hỏi thực sự cần phải trả lời: chúng ta là ai, chúng ta thích gì, chúng ta bắt đầu như thế nào trong lĩnh vực nghệ thuật đã chọn.
    ...
    Được sửa bởi iha.eut lúc 12:51 AM ngày 07-12-2009
    Chụp ảnh buồn cười.

  2. #2
    Tham gia
    10-06-2006
    Bài viết
    2,383
    3. Tôi là ai? Tôi đã nghĩ rằng loạt bài này nói về chụp ảnh?

    Không đơn giản để trả lời những câu hỏi trên. Có thể 1 vài người đọc cho rằng như thế này tôi sẽ không giúp họ trở thành người chụp tốt, vì những câu hỏi trên chẳng liên quan gì đến những ngón nghề, những dụng cụ hay phương pháp.

    Liên quan đến vấn đề trên, tôi xin nhắc lại là bài viết này là bài thứ 9. của loạt bài. Trong những bài viết trước đã cung cấp rất nhiều thông tin về những mánh lới, phương pháp, thiết bị, những nền móng để bạn có thể là người chụp tốt. Trong trường hợp bạn đọc bài này đầu tiên, bạn nên đọc qua 8 phần trước nữa. Khi bạn đã nắm được mấu chốt, là đã sẵn sàng để đọc những gì tôi viết về sự hình thành phong cách.

    Vậy chúng ta quay lại điểm xác định rằng khá khó để trả lời những câu hỏi trên vì nó không tỏ ra là liên quan gì đến việc phát triển khả năng chụp ảnh. Dù đã được học ở những nơi nổi tiếng toàn thế giới, nhưng chưa ai hỏi tôi về những điều này. Liên quan đến phong cách chỉ là việc phải nghiên cứu học hỏi những bậc thầy, lịch sử nghê thuật, và chỉ có thế. Có thể là may mắn vì thành phố nơi tôi lớn lên nghệ thuật là 1 phần của cuộc sống, rất nhiều viện bảo tàng và hàng năm có thể tham dự nhiều cuộc triển lãm tầm cỡ thế giới. Những nghiên cứu của tôi về lịch sử nghệ thuật, và rất nhiều thời gian bỏ ra lân la trong những viện bảo tàng, phòng triển lãm đã mở rộng tầm tư tưởng nghệ thuật trong tôi, với con mắt hiểu biết tôi đã có thể phân biệt những phong cách sáng tạo. Kiến thức này đã được khẳng định là vô giá trong quá trình tôi xác định phong cách riêng của mình.

    Những năm tháng ở Paris chưa khi nào tôi phải nghĩ: mình thích vẽ gì, chụp gì hay tại sao tôi muốn trở thành họa sĩ, nhiếp ảnh gia, rằng "tôi là ai?". Tại sao chưa khi nào tôi phải đối mặt với nó? Không có giải thích. Chắc hẳn bởi cái đặc điểm mang tính hệ thống trong nghệ thuật, người ta đã thường dậy rằng: với người mới hãy tự khám phá ra bản thân sau chuỗi dài thời gian, và bằng cái gì họ có thể hoàn thiện, sau những thử nghiệm và học hỏi từ sai sót. Chẳng có gì sai cả, nếu thời gian không là vấn đề, và nếu bạn không phải quan tâm gì khác ngoài nghệ thuật. Nhưng nếu bạn không tự cho mình cái khả năng sống chỉ bằng nghệ thuật, nếu thời gian của bạn là giới hạn, bạn đang già đi, và nếu bạn muốn hình thành phong cách riêng thì phương cách trên chắc chắn là không hợp lý.

    Bài viết này giúp xác định phong cách riêng của bạn. Tôi sẽ chỉ ra những cái bẫy của quá trình này. Tôi sẽ viết để bạn hiểu: phong cách là gì, và cái gì không phải là nó.

    4. Phong cách = Cách nhìn cá nhân, duy nhất.

    "Con người ta suy nghĩ nhiều, và quan sát ít. Hai điều này không giống nhau" (Henri Cartier - Bresson)

    Khi dạo qua 1 lễ hội nghệ thuật diễn ra trên đường phố tôi ngạc nhiên nhận ra rằng sao mà lắm người chụp ảnh theo phong cách của những nghệ sĩ nổi tiếng. Có thể giả sử rằng họ muốn biến tác phẩm của họ thành "duy nhất", như thế họ có thể tách ra từ đám đông những người chụp ảnh cùng tham gia triển lãm. Rất nhiều "Ansel Adams", rồi "David Muench" đập vào mắt tôi, hay ít nhất tôi đã gặp 1 "Jerry Uelsmann". Lễ hội tổ chức ở phía Tây Nam nên cũng có nhiều tác phẩm ảnh phong cảnh. Nhưng ngay cả là với những tấm ảnh về thế giới động vật hoang dã, là ảnh portré hay ảnh du ngoạn tôi đều bắt gặp những trường hợp tương tự. Tôi biết rõ nhìn về luật lệ chẳng có vấn đề gì, vì những người chụp đó trưng bày ảnh của họ, không phải họ bán những bản sao của bậc thày. Những bức ảnh đó không để dấu ấn sâu đậm, tất cả tôi chỉ nhớ mang máng là những bản sao nhợt nhạt.

    Vậy phong cách riêng là gì? Câu chuyện ở trên đã nêu lên 1 thông điệp quan trọng, điều mà tôi sẽ tiếp tục khai thác thêm trong bài viết này:

    Hình thành phong cách không có nghĩ là bắt trước người nào đó khác. Phong cách là 1 sự mở rộng của cá tính. Hãy khám phá thực sự bạn là ai.

    Tránh cho những hiểu nhầm tôi muốn nhấn mạnh: Không là vấn đề gì nếu nghệ thuật của những người khác có dấu ấn lên bạn, hay như là 1 phần trong quá trình học hỏi, bạn thử bắt trước ai đó. Thực tế tất cả những người mới, họa sĩ học việc đều từng phải vẽ lại những tác phầm nổi tiếng trong quá trình học tập. Trong các bảo tàng thì đầy những sinh viên bám trụ trước những tác phẩm trưng bày để vẽ lại chúng, (không cần nhầm lẫn họ với những người gọi là faussaire, họ sống bằng việc sao chép những tác phẩm nổi tiếng). Những sinh viên đó đang làm việc là hiểu cách mà những bậc thầy kia tạo ra những tác phẩm đó, cách chọn màu sắc, cách điều khiển cây cọ. Với việc lập lại như vậy, họ đang học từ những người biết làm sao tạo được những tác phẩm lớn.


    Linhof Technikardan 4x5, Schneider Super Angulon 75mm f.56, Fuji Provia 100F
    Mục tiêu của tôi là sáng tạo những bố cục duy nhất, không đi theo những người khác. Tôi đã xem những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia khác cũng từ nơi này, nhưng bố cục như thế này thì chưa khi nào có. Ít nhất là đến tháng 1 năm 2004 khi bức ảnh này được thực hiện.


    Không có sự giống nhau giữa việc sao chép với mục tiêu học tập, hay bắt chiếc thành quả người khác để đạt 1 thành công nào đó. Tôi tin ra phong cách và cá tính là một. Trong trường hợp của nhiếp ảnh, phong cách là sự đẩy bật cá tính qua những bức ảnh. Khi người chụp ảnh sao chép phong cách người khác, cũng nghĩa là anh ta như không có cá tính riêng.

    .
    Được sửa bởi iha.eut lúc 12:38 AM ngày 07-12-2009
    Chụp ảnh buồn cười.

  3. #3
    Tham gia
    10-06-2006
    Bài viết
    2,383
    5. Chỉ lựa chọn đối tượng thôi cũng chưa đủ!

    "Tất cả tác phẩm là bức họa bản thân" - Ansel Adams, Carmel, Kalifornia, 1979

    Tiếp theo đây, chúng ta sẽ thấy rằng việc lựa chọn những đề tài, đối tượng mà chúng ta sẵn lòng chụp nhất là 1 phần của sự hình thành phong cách. Với nhiều người đây là bước đầu tiên của cả quá trình.

    Nhưng cũng phải nhận ra rằng lực chọn đề tài, đối tượng ưa thích không cũng nghĩa với việc xác định phong cách riêng. Điều này được chứng minh bằng những thành quả của những nghệ sĩ, những người tuy chụp những đề tài, đối tượng khác nhau, nhưng phong cách của họ trước sau như một, ngay cả với những đề tài, đối tượng đòi hỏi những yêu cầu, tình huống đặc biệt.

    Không đủ nếu chỉ quyết buộc theo kiểu đề tài sẽ chỉ chụp ảnh phong cảnh, hay ảnh Forma-1, hay ảnh thế giới hoang dã vùng Alaska. Điều đó không làm nên phong cách riêng. Đề tài, đối tượng đã chọn nên được chụp theo cách mà chưa ai khác đã làm, theo cách mà nhờ đó mọi người sẽ nhận ra chúng ta.

    Chúng ta đã đến điểm giao giữa quan hệ của phong cách và đối tượng.

    Đối tượng: cái bạn chụp
    Phong cách: cách bạn chụp
    Bạn có thể chụp nhiều đối tượng cũng với 1 phong cách.

    Lựa chọn đối tượng là quyết định bạn muốn chụp gì. Lựa chọn phong cách, hay tốt hơn nên nói hình thành phong cách là sự quyết định bạn muốn chụp như thế nào.

    Hai điều này không giống nhau. Chọn đề tài, đối tượng chụp dễ dàng hơn nhiều, và thường nên làm trước việc chọn phong cách. Dĩ nhiên không nhất thiết phải đi theo thứ tự. Phong cách có thể hình thành trong khi chụp không thiên vị về những đề tài, đối tượng khác nhau, nhưng nếu bạn dự tính phát triển theo kế hoạch có ý thức, việc chọn trước đề tài, đối tượng sẽ làm đơn giản đi nhiều công việc của bạn.

    Ở trên tôi nói bạn có thể chụp cùng với 1 phong cách những đề tài, đối tượng khác nhau. Phong cách cũng có thể hình thành khi chụp 1 lúc nhiều đề tài, đối tượng đa dạng. Cách này có thể đem đến thành công nhưng cũng sẽ không phải dễ dàng: Bạn cần suy nghĩ kỹ khi chụp với sự liên kết nhiều đề tài, đối tượng . Bởi vậy tôi sẽ khuyên bạn nên tập trung vào 1 đề tài, đối tượng trong quá trình hình thành phong cách.
    .
    Chụp ảnh buồn cười.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Hà Nội - Giáng Sinh 2009
    By windking in forum Ảnh phượt, ảnh du lịch, ảnh phố
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-12-2009, 01:35 PM
  2. Không khí Giáng Sinh 2009
    By longBV in forum Ảnh phượt, ảnh du lịch, ảnh phố
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 24-12-2009, 04:29 PM
  3. Teen vui Giáng Sinh 2009
    By Hieu-Photods in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 09-12-2009, 08:47 AM
  4. Nikon Photo Contest International 2008-2009 winners
    By sonnt_vnu in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 09-08-2009, 04:33 PM
  5. Topics chia sẻ Tạp chí hàng tháng ^^
    By CaoHungVN in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 08-10-2007, 08:13 AM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •