Trang 3 / 19 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 185

Chủ đề: Sự lạm dụng DoF nông và những bức ảnh nhức mắt

  1. #21
    Tham gia
    30-11-2009
    Bài viết
    21
    Xin phép buổi ngày mình chat chit tí, đợi tối về nhà yên tĩnh sẽ viết tiếp vào vấn đề kỹ thuật nhé.

    Quote Được gửi bởi 7 búa View Post
    Nói "tiền thân của nhiếp ảnh" là hội họa là rất ngoa .
    Tất nhiên 2 món này quá khác nhau, nhưng theo mình ý của bác ấy là nhiếp ảnh thừa kế rất nhiều khái niệm, kiến thức mà ngành hội họa đã để lại cho ngành mỹ thuật nói chung. Cái chính là cố hiểu ý nhau, còn chi tiết thì mỗi người mỗi ý mà.

    Quote Được gửi bởi Gin View Post
    có 1 điều em không hiểu lắm là bác chủ đang nói về DOF lại dùng bokeh làm ví dụ??
    Thời nay làm cho ảnh rõ nét không khó khăn gì, nên câu hỏi còn lại trong vấn đề này là chủ ý làm nhòe có đem lại tính nghệ thuật cao hơn làm rõ không? Nếu có thì nhòe bao nhiêu, nhòe như thế nào là tối ưu. Thực ra khi bắt đầu topic mình đặt đại 1 chủ đề như vậy, chứ cũng k0 có chủ ý rõ ràng, viết đến đâu hay đến đấy :D

    Quote Được gửi bởi Gin View Post
    à..nhân câu nói của bác LP về chuyện tiền thân của nhiếp ảnh là hội họa ..tự nhiên em thắc mắc là trước khi có nhiếp ảnh thì có tác phẩm nào thể hiện bokeh chưa nhỉ? nếu có mà ở dạng perfect bokeh nữa thì có bị coi là vô lý ko (do hạn chế của mắt con người)
    Mình không rõ bạn quan niệm thế nào là perfect bokeh. Trong đầu tôi, từ "bokeh" là nói về hình thái và chất lượng làm nhòe có chủ ý. Nếu như thế thì "hoàn hảo" là 1 khái niệm rắc rối và gây tranh cãi, tùy từng trường hợp mà nó lại khác nhau. Nếu bạn nói về việc nhòe đều thì mình nghĩ là không ai lại vẽ như thế, vì nó phi tự nhiên. Nhòe gaussian là hình thái nhòe thường gặp trong tự nhiên, bản thân trong khoa học phân bố gaussian được gọi là phân bố tự nhiên.

    Quote Được gửi bởi songbe View Post
    @Bác chủ: em chỉ hơi tí bức xúc về câu mở bài thôi. K có ý gì về cái chủ đề bác đang nêu ra, vì cũng chỉ muốn học hỏi nên vào đây thôi ah.
    Bạn mỉa mai tẹo cũng có sao đâu mà

  2. #22
    Tham gia
    15-05-2007
    Bài viết
    1,608
    em thì chưa đánh giá cao chất lượng bài viết ban đầu/ đến lúc này của bác chủ lắm (nên cảm thấy thắc mắc và ko phục..hihi) do e nghĩ bác chủ đang mở đầu bằng sự ko phân biệt rõ giữa bokeh và dof
    http://forum.vncnus.net/viewtopic.php?f=72&t=20273
    đây là 1 topic bàn về DOF và Bokeh mà em cảm thấy ổn hơn

    cảm ơn bác Phan_Vinh_Nguyen về phần trả lời của bác
    phần về các bức tranh em chưa thông lắm nên đang nghiền ngẫm thêm

    còn phần "Nhiếp ảnh đương đại đã tách ra khỏi hội họa" thì em không đồng tình vì như vậy bác đã mặc định nhiếp ảnh( đương đại_nguyên văn) đã từng là 1 phần của hội họa

    em xin trích dẫn lời bác trungthu bên vapa.org.vn mà em cảm thấy đồng tình :

    Biết rằng Nhiếp ảnh ra đời sau Hội họa, và có vẻ như có một số nhận định cho rằng nhiếp ảnh như là con đẻ của hội họa tả chân.
    Việc tranh luận đúng sai là không cần thiết, vì sau khi nhiếp ảnh ra đời, Nhiếp ảnh đã tạo cho mình một "ngôn ngữ riêng", dù ít nhiều có thông qua phần nào những cấu trúc có sẵn của Hội họa, nhưng càng ngày Nhiếp ảnh càng tỏ rõ, "mình là mình".
    nhiệt tình+ngu dốt=phá hoại
    FLICKr

  3. #23
    Tham gia
    05-07-2007
    Location
    Ho Chi Minh
    Bài viết
    1,442
    Em thấy rất rõ là trong Nhiếp ảnh sử dụng rất nhiều lý luận phương pháp lấy từ hội họa như bố cục, tỉ lệ... ngay cả trong Kiến trúc cũng vậy, hầu như KTS nào cũng phải học qua những quy luật tạo hình, bố cục, sắp sếp của hội họa. Thậm chí cũng phải vẽ như họa sĩ, nhưng đâu ai nói KT là con của hội họa đâu nè. Riêng em cảm nhận DOF trong NA như là quy luật xa gần trong hội họa. Chủ thể gần, chính sẽ đc thể hiện chi tiết rõ ràng, phần nền sẽ được thể hiện mờ dần về phía xa để tạo chiều sâu trong bức tranh. Vì vậy cũng tùy vào hoàn cảnh, nhu cầu mà mình xóa phông hợp lí, chứ không thì đúng như bác metalari nói ở trên... Và thật vô lí khi dẫn mẫu ra nơi núi rừng biển cả và rồi cứ chụp ở khẩu lớn nhất --> vô studio cho đỡ mất công đi lại.
    Được sửa bởi Hamaru lúc 08:15 PM ngày 01-12-2009
    Sony A850, A99M2: CZ 24/2, CZ 135/1.8, Tamron 180/3.5, 70-200/2.8 _ Min 17-35D, 28-70G

  4. #24
    Tham gia
    09-08-2008
    Bài viết
    129
    Mong được đọc phần tiếp theo của bác metalari.
    Được sửa bởi Jolly Joker lúc 11:35 AM ngày 02-12-2009

  5. #25
    Tham gia
    04-06-2009
    Location
    Some where in the earth
    Bài viết
    736
    mong các bác trở lại vấn đề chính là cái BOKEH và đặc tính của nó..việc lí luận nó có thuộc con đẻ..hay con rơi của hội họa cũng ko giải quyết được vấn đề của đề bài.....em chụp cũng lúng túng vấn đề này lắm..em ko phải là người lý thuyết..em chỉ mong có ví dụ logic và rõ ràng cho em mở cái "mắt cận" của em ra thôi ạh. Thanks các bác.

  6. #26
    Tham gia
    30-11-2009
    Bài viết
    21
    Thực ra tôi định viết có đầu có đuôi, nhưng nhiều ý định nói, chưa kịp nói các bác khác đã nói xong hết rồi :D Thế nên hơi bị bí không biết nói gì nữa! Giờ đành chuyển sang nghiên cứu từng trường hợp cụ thể vậy, cuối cùng sẽ tổng kết lại 1 lượt sau.

    Đầu tiên là nghiên cứu ảnh chân dung, nơi mà sự chú ý cần được đặt vào người được chụp chân dung, 1 lý do người chụp có thể dùng để thu DoF lại thật nông. Ta quan sát các bức ảnh đoạt giải Taylor Wessing Prize (Chuyên về ảnh chân dung, giải 1 trị giá 12000 Bảng Anh, khoảng 400 triệu VNĐ) mới trao cách đây khoảng 1 tháng. Đầu tiên là bức giải 1,


    tiếp theo là bức đoạt giải 2


    Bức 1 có khá nhiều vật không mong muốn ở góc trên bên trái, tuy nhiên không phải vì thế mà tác giả chọn DoF nông thêm để làm mờ nền hơn nữa, hoặc đổi góc chụp để tránh vật lạ. Theo tôi đó là lựa chọn phù hợp, vì rất ít vật lạ có khả năng cạnh tranh sự chú ý với chủ thể, ta không cần phải sợ chúng. Còn bức thứ 2 DoF sâu hết toàn cảnh.

    Với cả 2 bức, ta đều thấy tuân theo nguyên tắc 1/3 rất sát và nền của 2 bức ảnh đều khá nhàm chán, nhưng dù sao nền của bức ảnh vẫn đem lại 1 bối cảnh, không có bối cảnh đó thì chủ thể quá sức lạc lõng. Trong các bức ảnh trên, chủ thể không cười, không diễn. Đó là người thật, cảnh thật, người và cảnh phối hợp cùng lưu lại 1 khoảng khắc có ý nghĩa nào đó trong cuộc sống, vì thế chúng đoạt giải CHÂN DUNG.
    Được sửa bởi metalari lúc 10:18 PM ngày 01-12-2009

  7. #27
    Tham gia
    11-12-2008
    Bài viết
    84
    Ngắm kỹ 2 bức ảnh bác metalari post lên cho xem thấy hay quá.
    Đúng là đẳng cấp NAG chuyên nghiệp.
    Cám ơn bác metalari có ví dụ và thuyết minh rất dễ hiểu.

  8. #28
    Tham gia
    23-03-2008
    Bài viết
    2,287
    Quote Được gửi bởi metalari View Post
    Bức 1 có khá nhiều vật không mong muốn ở góc trên bên trái, tuy nhiên không phải vì thế mà tác giả chọn DoF nông thêm để làm mờ nền hơn nữa, hoặc đổi góc chụp để tránh vật lạ. Theo tôi đó là lựa chọn phù hợp, vì rất ít vật lạ có khả năng cạnh tranh sự chú ý với chủ thể, ta không cần phải sợ chúng.
    Em nói đây thuấn túy là về kỹ thuật: sở dĩ tác giả không chọn DOF nông thêm nữa là vì khó có thể làm chúng nông thêm. Với độ nét của chủ thể như vậy và với đk ánh sáng như thế thì em đoán tác giả sử dụng tiêu cự 50mm hay 85mm nên việc xóa thêm phông là khó (chứ không phải không thể)
    Việc vật lạ không tranh chấp với chủ thể là do chủ thể đã nhận được một nguồn sáng xiên tương đối mạnh, làm nổi bật chủ thể.
    Được sửa bởi Ben2003 lúc 11:00 PM ngày 01-12-2009
    Thân ái!

  9. #29
    Tham gia
    30-11-2009
    Bài viết
    21
    Quote Được gửi bởi Ben2003 View Post
    Em nói đây thuấn túy là về kỹ thuật: sở dĩ tác giả không chọn DOF nông thêm nữa là vì khó có thể làm chúng nông thêm. Với độ nét của chủ thể như vậy và với đk ánh sáng như thế thì em đoán tác giả sử dụng tiêu cự 50mm hay 85mm nên việc xóa thêm phông là khó (chứ không phải không thể)
    Việc vật lạ không tranh chấp với chủ thể là do chủ thể đã nhận được một nguồn sáng xiên tương đối mạnh, làm nổi bật chủ thể.
    Tất nhiên mọi sự bình luận của chúng ta đều chỉ là đoán mò, nhưng cứ thử ăn ốc nói mò đại xem sao:
    Bạn cũng cho rằng việc thu hẹp DoF thêm nữa là khó, nhưng vẫn có thể, mình thì thấy rằng căn phòng đó rất rộng, hoàn toàn có thể tự do chọn tiêu cự, tự do chọn DoF, nên việc thu hẹp thêm là điều dễ dàng. Với các bức ảnh có đẳng cấp, không mấy khi mình thấy nền bị nhòe quá nhiều. Vì thế quan điểm của mình là tác giả cho thế là đủ.

    Mình kiếm được 1 bức ảnh đoạt giải, mà trong trường hợp này, nếu không thu DoF lại để làm nhòe nền, thì nền sẽ thực sự cạnh tranh với chủ thể.


    Theo mình đây là ví dụ của việc chọn DoF nông một cách ngớ ngẩn, làm hỏng cả giá trị nền


    Những vật nào có khả năng cạnh tranh với chủ thể, đó là điều tự người chụp phải phán xét, khó có một công thức chung, chỉ có cách xem nhiều ảnh đẹp để học dần.
    Được sửa bởi metalari lúc 12:09 AM ngày 02-12-2009 Reason: Thêm nội dung

  10. #30
    Tham gia
    20-06-2007
    Bài viết
    524
    Các bạn hình như bị confused rồi! Vấn đề bác chủ nói mà tôi ủng hộ đó là sự lạm dụng DOF.
    1. Nhiếp ảnh hay thời trang hay ...cắm hoa nghệ thuật điều ảnh hưởng bởi hội họa bởi vì trước khi tạo ra tác phẩm, ít nhất các bạn phải vẽ nó ra trước trong tâm trí của mình.
    2.Hội họa thể hiện "cái nhìn" bằng mắt, ngoại trừ trường phái trừu tượng hay siêu thực. Sự nông, sâu chi phối bởi ánh sáng, phối cảnh và luật viễn cận...
    Phá vỡ quy luật tự nhiên là các tác phẩm của trí tưởng tượng độc đáo của các họa sĩ .
    3.Nhiếp ảnh cũng bị ảnh hưởng các yếu tố của hội họa nhưng không phải là con của hội họa vì nó thể hiện cái nhìn qua thiết bị (Hội họa là tiền thân chứ không phải là cha đẻ). Khi kỹ thuật phát triển, những ống kính khẩu to thể hiện được "hiện tượng giao thoa" của các màu sắc cảnh vật dưới spectrum quang phổ qua lăng kính . Yếu tố này khi áp dụng đúng ảnh sẽ lung linh hơn, mượt mà hơn
    4. DOF chi phối bởi luật viễn cận
    Để minh họa, tôi có 1 ví du sau đây:
    Bạn cần thực hiện 1 ảnh chụp người mẫu đứng cạnh 1 đài phun nước trong vườn hoa vào 1 ngày nắng gắt . Theo tôi, tôi "vẽ" ngay 1 kết quả trong đầu của mình với các kết quả khác nhau, tôi có 3 sự lựa chọn:
    1. Mở khẩu lớn, tốc nhanhđế bokeh mượt mà phía sau mẫu. Kết quả tấm ảnh là người mẫu không khác gì đứng trong studio, bên cạnh là cái đài phun....những viên thủy tinh .
    2. Mở khẩu nhỏ, tốc chậm để thấy sự chuyển động mượt mà của nước phun ra . Kết quả người mẫu không tách biệt với nền?
    3. Mở khẩu cho DOF vừa đủ để mẫu tách biệt mà vẫn thấy các bông hoa phía sau?

    Theo bạn thì sẽ chụp thế nào?

    Tóm lại việc thực hiện DOF nông sâu hay dùng ống kính tốt để có bokeh đẹp là tùy trường hợp và có chủ đích. Bokeh đẹp hay DOF nông thì không hẳn hình sẽ đẹp, việc áp dụng tùy tiện đôi khi làm ảnh xấu đi và bạn phải vất vả mãi mãi để chạy đua với thiết bị
    1 lần nữa cám ơn anh chủ, và xin nhường lời lại cho anh!
    Được sửa bởi LEARNER PERMIT lúc 12:45 AM ngày 02-12-2009
    No weather is ill, if the wind be still

Trang 3 / 19 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •