Trang 1 / 14 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 132

Chủ đề: Ảnh Macro: những điều cơ bản (bài viết của VPT và Ravic)

  1. #1
    Tham gia
    10-03-2005
    Location
    Saigon VietNam
    Bài viết
    3,239

    Ảnh Macro: những điều cơ bản (bài viết của VPT và Ravic)

    Xin chào các bạn. Đã hứa viết bài nói về ảnh macro, close up từ lâu nhưng chưa thực hiện được, cũng vì chưa có đầy đủ kinh nghiệm, bài vở. Hôm nay cũng cố gắng viết lại sơ sơ những gì mình đã từng thực hiện và những kinh nghiệm đã có được qua những lần chụp thể loại này. Topic này là sự phối hợp giữa VPT và Ravic. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để đưa ra những lưu ý thực tiễn mà có thể giúp ích cho các bạn trong thể loại nói dễ mà không dễ, nói khó cũng không khó này: chụp cận ảnh.
    Dĩ nhiên là để có bức ảnh Macro hay Close up đẹp cũng có nhiều cách. Chúng tôi chỉ nói cái “cách” của mình. Như thế cũng sẽ không có gì là đúng tuyệt đối hay hoàn toàn sai. Ngoài ra trong quá trình soạn thảo cũng sẽ có không ít những sai sót mong các bạn thông cảm.
    Nào bây giờ chúng ta cùng bước vào đề tài hấp dẫn nhưng chứ đầy sự tìm tòi, kiên nhẫn và đầy…bất ngờ này nhé!

    Phần1: CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ ẢNH MACRO VÀ CLOSE UP.
    Ngay từ thuở nhỏ, chúng ta chắc ai cũng thích tìm tòi, săm soi các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá…qua cái kính lúp nho nhỏ và ngạc nhiên thích thú khi phát hiện ra trong cái thế giới tí hon đó là cả một thế giới màu sắc lạ lùng, hình ảnh kỳ dị…Những hạt phấn hoa li ti những cái râu kiến …nhìn cũng rất là khác lạ qua cái kính lúp đó.
    Thế giới trong ảnh Macro cũng vậy. Đầy màu sắc và đầy bất ngờ. Có những thứ rất bình thường nhưng khi được chụp phóng đại lên, nhìn thật bất ngờ và thú vị mà với mắt thường, chúng ta không thể thấy được.
    Chụp cận ảnh hay chụp phóng đại là thể loại chụp ảnh mà chủ thể được đưa đến rất gần máy ảnh. Hình ảnh của chúng được phóng to lên một hay nhiều lần. Nếu phóng rất to thì chúng ta lại bước qua một thể loại khác : vi ảnh – là ảnh chụp qua kính hiển vi của các nhà khoa học thực hiện. Ở đây chúng ta chỉ bàn về thể loại Macro (và close up) thôi nhé!
    Những chủ đề mà chúng ta áp dụng trong ảnh Macro hay nói khác đi là với thể loại ảnh Macro thì chúng ta chụp cái gì? Có một số chủ đề mà chúng tôi thường chụp như sau:
    1/.Thiên nhiên: hoa, lá, côn trùng, sâu bọ….
    2/.Chất liệu : Vải vóc, len…
    3/.Đá quí, nữ trang..
    4/.Bộ phận cơ khí, điện tử nhỏ
    5/. Các bộ phận của động vật hay người.
    6/. Và còn nhiều thứ khác quanh ta nữa…

    Ổ cứng:

    (photo by Ravic – Tamron 90mm)

    Chân IC:

    (photo by Ravic – Tamron 90mm)

    Đồng hồ đeo tay:

    (photo by Ravic – Canon A620 và Minolta 50mm 1.4 đảo)

    Hoa

    (photo by Ravic – Sigma 70-300 APO)

    Mắt cá sấu con:

    (photo by Ravic – Tamron 90mm)

    Ong

    (photo by VPT)

    Những điều cơ bản khi bắt đầu:
    Chúng ta nên lưu ý một vài điểm cơ bản khi bắt đầu bước vào thể loại này như sau:
    1/. Ánh sáng: nên chọn nơi có ánh sáng mạnh (với chủ đề thiên nhiên) vì khi chụp chúng ta thường đóng khẩu (sẽ nói rõ ở các bài sau) nên cần ánh sáng tốt. Các loại ánh sáng nhân tạo được dùng đến khi ánh sáng tự nhiên quá yếu.
    2/. Hướng của nguồn sáng, vị trí máy chụp.
    3/. Điểm tựa, tư thế.
    4/. Chọn khẩu độ và tốc độ thích hợp.
    5/. Cân chỉnh các thông số của máy.

    (còn tiếp)
    Được sửa bởi ravic lúc 12:01 AM ngày 06-07-2006
    Phó nháy.
    My Gallery

  2. #2
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    506
    Hay quá , đề nghị bác Ravic & VPT tiếp tục hoàn thiện bài viết về Macro & Close up này đi nha.

  3. #3
    Tham gia
    21-10-2005
    Bài viết
    847
    em đợi bài này lâu lắm rồi
    cảm ơn bác Rà víc

  4. #4
    Tuyệt vời, bây giờ các cao thủ mới chịu ra tay.
    Các ảnh đẹp quá, tiếp đi Khoa ơi.
    *** Đi để được cảm nhận nhiều hơn ***

  5. #5
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Quá đã mấy anh ơi. Mọi người đang chờ phần tiếp theo
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  6. #6
    Tiếp đi 2 bác , thế này mới gọi là Ni-Ca hòa thuận chứ :D :D
    www.xichlo.com My Gallery @ vnphoto.net

    One goal, One focus, One Red dot, One photography community, One VNPhoto.net

  7. #7
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Mấy Bác thấy chưa, Ai bảo chiến tranh Ca_Ni là ác liệt và .....
    Nó hoà bình và hoà hợp lắm đấy chứ?
    Tiếp đi hai sư phụ.........!
    "VNphoto nối vòng tay lớn"

    My Gallery
    - My facebook

  8. #8
    Tham gia
    15-10-2005
    Bài viết
    2,511
    Tuyệt vời, tiếp đi các bác ơi :D Hôm qua em lần mò vô pbase xem mấy gallery macro của anh Ravic. Ảnh đẹp hãi hùng :D
    Tuấn Nờ Mờ

  9. #9
    Tham gia
    14-03-2005
    Location
    Sunshine State
    Bài viết
    3,601
    Em xin khất lại 2 tuần nhe, đang thi cuối khóa nên đầu óc quay như chong chóng.
    Nikon ... Nikkor ... Nikkor ...

  10. #10
    Tham gia
    10-03-2005
    Location
    Saigon VietNam
    Bài viết
    3,239
    Cám ơn các bạn đã động viên. Ta tiếp nhé!
    Phần 2: CÁC CÁCH THỨC PHÓNG ĐẠI CHỦ THỂ - MACRO METHODS
    Mình tiếp tục ở phần các cách thức để phóng đại chủ thể nói nôm na là cách sử dụng ống kính và thiết bị khác kèm theo để chụp macro. Có nhiều cách nhưng cơ bản gồm:
    1/. Sử dụng ống kính chuyên dùng.
    2/. Đảo đầu ống kính.
    3/. Chụp ngược ống kính
    4/. Dùng ống nối – Extension Tube và Extension Bellows
    5/. Dùng teleconverter.
    6/. Close up Filter hay kính lúp.

    Chúng ta đi từng bước nhé:
    1/. Sử dụng ống kính chuyên dùng: các thương hiệu chính hay hàng FOR đều có các ống kính chuyên dùng để chụp macro.
    Canon: 100mm f/2.8, 65mm f/2.8, 60mm f/2.8, 180mm f/3.5…
    Nikon: 60mm f2.8, 105mm f/2.8, Nikon 55mm f/2.8…
    Tamron: 90mm f/2.8, 180mm f/3.5
    Sigma: 50mm f/2.8, 150mm f/2.8, 180mm f/3.5


    (ảnh từ các trang web bán OK)


    Các loại ống kính trên được thiết kế chuyên cho thể loại cận ảnh. Với loại này, khoảng cách cực gần từ chủ thể tới máy (tới mặt film hay sensor) rất gần. Điều này cho phép tối đa kích cỡ của chủ thể trên mặt film (hay sensor). Các loại OK trên cho tỉ lệ ảnh macro là 1:1.
    Một số ảnh của vài OK trên

    Sâu róm

    Photo by VPT – Nikon 55mm f/2.8

    Ngọt

    Photo by Ravic – Tamron 90mm f/2.8

    Chuồn chuồn

    Photo by Ravic – Sigma 150mm f/2.8

    Ruồi

    Photo by VPT – Tamron 180mm f/3.5

    Do được thiết kế chuyên cho ảnh Macro, chất lượng ảnh rất trong và sắc nét. Nhưng thường thì các loại này chỉ dùng cho ảnh macro, nếu dùng cho mục đích khác không được hoàn hảo lắm. Thí dụ như nhiều người cho rằng OK Canon 100mm hay Tamron 90mm có thể chụp chân dung nhưng thực tế cho thấy độ bén không cần thiết cho thể loại này sẽ gây khó chịu khi gặp người mẫu có da mặt hơi… nhám, sẽ rất tốn công khi xử lý hậu kỳ.
    Cũng có những OK khác cho phép vào gần chủ thể nhưng tỉ lệ là 1:2 hay hơn. Các loại OK này thì là tích hợp, không phải chuyên dùng nên chất lượng ảnh dĩ nhiên không bằng loại chuyên dùng.

    Hoa

    Photo by Ravic – Sigma 70-300mm APO

    (còn tiếp)
    Được sửa bởi ravic lúc 04:54 PM ngày 03-10-2006
    Phó nháy.
    My Gallery

Trang 1 / 14 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Trả bài: "Cùng chụp Macro: chụp giọt nước" của anh Ravic
    By xtriky in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 27-07-2011, 10:30 PM
  2. Chúc mừng anh Ravic
    By ducdenthui in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 07-07-2006, 03:31 PM
  3. Gởi bác Ravic: Nguồn sáng ngược cho bác
    By mailer in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 18
    Bài viết cuối: 27-12-2005, 11:13 PM
  4. Ảnh sân khấu của anh Ravic đăng báo
    By Guest in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 20-12-2005, 04:05 AM
  5. Ảnh chân dung của bác Ravic
    By Guest in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 27-04-2005, 05:43 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •