Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 28

Chủ đề: Ricoh GXR - một cuộc cách mạng trong công nghệ?

  1. #11
    Tham gia
    17-12-2008
    Location
    Sydney
    Bài viết
    978
    cũng là đột phá đáng khen.

    dù sao, giá thành thì rõ là chưa phải cái gì đáng khen:

    body: 420 pound
    zoom lens và quay VGA: 300 pound
    macro lens: 600 pound.

    Như vậy, chỉ mới có 2 loại lens mà đã xơi cả bộ cỡ $2000. Đây thực sự không phải con số hợp lý dựa trên tính năng/giá thành.

    trong khi với Nikon hoặc Canon, $2000 thì mua được cỡ em D90/40D và một số lens ngon rồi, mà kiểu dáng lại đẹp chứ :D
    Eyes seeing, heart shooting


    http://enter-nikon.blogspot.com

  2. #12
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em ủng hộ tất cả những sáng tạo màng tính đột phá. Rất hay.
    Giờ quay lại thử thăm dò ý kiến các bác xem sao:
    - Lens chúng ta hầu như đã có sẳn cho từng thể loại và rất thuận tiện cho chúng ta thay đổi từng lens vào body DSLR. Vấn đề ở đây là chúng ta có đủ điều kiện sắm bao nhiều lens thôi, cho nên modul lens hấy như đã hoàn hảo rồi.
    - Sensor và bộ xử lý hình ảnh: Chúng ta rất cần vài sensor lớn nhỏ cho các nhu cầu khác nhau như sensor lớn cho phong cảnh, sensor nhỏ cho macro ... Vấn đề quang trong ở đây lại chính là ngân sách chúng ta có bao nhiêu để dành cho việc mua sắm vài cái sensor nói trên và việc tách modul sensor ra có thật sự kinh tế hơn việc mua vài chiếc máy ảnh có kích thước, độ phân giải sensor khác nhau
    - Nếu màn trập nắm ngay trong modul sensor thì gần như modul sensor là một body hoàn hảo rồi, nếu nó nằm ngoài thì cũng không tương thích với các kích cở sensor khác nhau cho nhu cầu thay đổi tốc độ màng trập.
    - Nếu gộp chung sensor + màn trập + bộ vi xử lý thì cái modul còn lại gồm có cái gì? và có cần thiết tách ra thánh 1 modul hay không?
    Chúc Bình An
    FaceBook

  3. #13
    Tham gia
    13-03-2006
    Bài viết
    1,453
    Em xin có vài ý kiến bàn luận theo hướng này
    -Lens - em đồng ý với bác, không có gì để nói. Có điều kết cấu cơ bản của các lens đều tương đối giống nhau, tại sao các nhà sản xuất không chịu tiêu chuẩn hóa nó, ít nhất là về phần cơ, tiến lên là cả phần điều khiển. Điều này không khó làm.
    -Về sensor, theo em được biết, một trong những khó khăn của việc chế tạo sensor chính là làm ra sensor có dải khuyếch đại (ISO) lớn. Chế tạo sensor hỗ trợ được ISO cao không khó bằng chế ra sensor hỗ trợ ISO từ thấp tới cao. Ngoài ra, có những ứng dụng yêu cầu sensor có độ phân giải cao, có ứng dụng lại cần sensor có noise thấp, lại có những ứng dụng khác yêu cầu tốc độ làm việc nhanh. Nếu người dùng chỉ lựa loại sensor phù hợp riêng với nhu cầu của mình thôi thì giá sensor sẽ rẻ hơn hiện nay (vì hiện nay sensor phải ôm hết tất cả mọi tính năng, mỗi thứ một tí)
    -Theo em biết thì với cơ cấu màn trập hiện nay, chỉ cần màn trập lớn hơn hoặc bằng sensor, thì kích thước sensor không hề ảnh hưởng đến tốc độ phơi sáng. Em có sai chỗ nào chăng?
    -Sensor có thể tách riêng, không gộp chung với bộ vi xử lý, nhiệm vụ của nó chỉ là cung cấp tín hiệu analog, có thể kết nối tới bất cứ bộ A/D converter nào. Từ A/D converter trở đi lại là một module.
    -Tất cả các bộ phận cơ khí và quang học bên trong thân máy cũng quan trọng lắm chứ bác. Độ bền của máy, sức nặng, kiểu dáng, tính năng chống chịu thời tiết, tiêu thụ năng lượng, ống ngắm, các mối nối cơ học v.v... Em nghĩ module này cũng đắt tiền không kém ống kính, và sẽ là một trong những thành phần chủ chốt tạo nên giá thành của máy.

  4. #14
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em cững thích bàn luận cho hiểu thêm về mọi vấn đề:

    A. Lens:
    - Lens sau này, cái nào cũng có độ phân giải nhất định, và các lens dành cho MF hay LF cũng có độ phân giải giới hạn, việc mang một lens MF hay LF có mật độ phân giải thấp (dù cho lens đó tổng số độ phân giải/framre cao hơn lens SF chút ít) setup với sensor có kích thước nhỏ nhưng mật độ phân giải cao sẽ không cho ảnh hiệu quả bằng việc dùng chính lens SF có mật độ phân giải tương thích. Do vậy, nếu dùng lens MF hay LF trên sensor có kích thước nhỏ cở SF hay CF là chưa hợp lý.

    B. Sensor:
    - Bác phải có bao nhiêu cái back digital (sensor) cho từng nhu cầu của mình (cho từng ISO, cho từng kích cở)? Và xét về mặt kinh tế có hợp lý, mang vác có cồng kềnh ....
    - Mổi một sensor sẽ có riêng từng bộ vi xử lý với phương pháp xử lý khác nhau, việc chuẩn hóa hình như là còn xa lắm.
    - Tốc độ màn trập cho sensor lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến tốc độ chụp liên tiếp frame/s, máy MF hay LF khhông thể cho tốc độ chụp liên tiếp nhanh bằng máy SF và các sensor càng nhỏ sẽ cho tốc độ chụp liên tiếp nhiều ảnh hơn - kể cả màn trập điện tữ thì việc tích và xã điện cũng tốt hơn.
    - Nếu màn trập dùng cho sensor có kích cở lớn thì tốc độ ăn đèn đồng bộ sẽ khác với màn trập dành cho sensor nhỏ, việc kích hoạt flash nổ đúng lúc màng trập bắt đầu mở hay đóng theo kích cở sensor không khó nhưng setup và chuẩn hóa chính xác cũng không phải nhanh chóng giải quyết ngay được và vấn đề hiệu quả kinh tế cho vấn đề này. Việc dùng 1 kích cở màn trập cho 1 kích cở sen sor là hợp lý nhất ==> màn trập gắn liền với sensor la hợp lý hơn.

    C. Cơ Khí và Quang học.
    - Sensor lại có bộ bảo vệ cơ khí và quang học riêng cho nó và việc tăng các mối ráp nối vẫn phải tăng chi phí chứ bác?
    - Module thân máy theo em không phải là vấn đề quá lớn: chỉ bao gồm mount, hộp tối, gương lật, kính ngắm và những cái đó không tiết kiệm bao nhiêu đâu.


    Do vậy, theo ý cá nhân, em dự đoán là hệ thống này trong tương lai gần sẽ phân cấp ra làm nhiều nhóm:
    - Sensor kích thước cực lớn: Từ Large Format trở lên.
    - Sensor kích thươc trung bình: Xoay quanh Medium Format
    - Sensor kích thước tiêu chuẩn: Standard Format (bo gồm FF , CF 1.3, CF 1.5, CF 1.6)
    - Sensor kich thươc nhỏ: Small Format, dành cho các dòng máy quay, máy chụp macro, máy gia đình.

    Một điều quan trọng cần lưu ý là hiện nay xu hướng chung của người dùng là thích tích hợp và nhỏ gọn tiện lợi
    Được sửa bởi 11002 lúc 04:40 PM ngày 10-11-2009
    Chúc Bình An
    FaceBook

  5. #15
    Tham gia
    03-04-2008
    Bài viết
    46
    Có mấy lời:
    1/Bác nào tán huơu tán vượn cái chuyện nguồn mở với nguồn đóng có lẽ hơi lạc đề. Về khía cạnh kĩ thuật, không cần đến Ricoh thì hệ thống body rời hiện nay đã cho phép việc cộng tác phát triển third party lenses. Cộng tác hay ko phụ thuộc vào chiến lược phát triển riêng của hãng, ko phải cứ cộng tác là thành công. 2 hãng máy ảnh có mối quan hệ cộng nghệ chặt nhất là Pana và Oly cũng làm đủ trò để tạo ra yếu tố riêng biệt. Nếu ko thì thà họ merge béng cho xong.

    2/Công nghệ như của Ricoh GXR không hề mới nhưng giờ này mới làm là vì lí do riêng của Ricoh. Không phải cứ phát minh hay là sản xuất được. Giá sản xuất lúc đầu có thể cao (nhưng ko đến 2000 usd như bác gì convert). Tính cạnh tranh thấp vì sản phẩm mới ko khai thác đc thị trường sẵn có (ko phải DSLR hay compact step-up). Rồi thì sản phẩm cũ của chính Ricoh, khách hàng sẽ nhìn nhận ra sao. GXR sẽ hạ thấp danh tiếng trong thị trường máy ảnh và làm người ta coi Ricoh là 1 hãng sản xuất linh kiện máy tính. Lí do chính khiến Canon & Nikon ko build in SI vào body mà vào ống kính vì nó hỗ trợ lượng lớn người vẫn dùng máy non-SI (ít nhất trong 5 năm launch). Những hãng mới như Sony, Olympus có lợi khi có thể tiếp cận cộng nghệ Stablizer ngay khi tham gia thị trường. Phát minh đột phá, nếu ko có bạc tỉ và tầm nhìn dài hạn, phải dựa trên nền tảng cũ để tiến bộ và tiếp cận thị trường. Về mặt này, Sony camera không thể so sánh với Apply iphone. Về khía cạnh thẩm mĩ và kinh doanh, Sony có thể tạo đc chút tiếng tăm. Về khía cạnh công nghệ, SOny camera ko xứng đáng với danh tiếng lâu đời của tập đoàn Sony. Nếu năm tới, Sony có thể cho ra 1 HD camera ra hồn thì may ra còn nói đc.

    3/Về tương lai của Rivoh module:
    a/ko tương thích với các sản phẩm cũ của chính Ricoh
    b/ko tương thích hay đc sự hỗ trợ từ các hãng máy ảnh khác (may ra hãng máy tính có thể quan tâm)
    c/có 1 vài ưu điểm nhưng khả năng thu hút được 1 lượng nhỏ khách hàng và cần lượng tiền khổng lồ cho marketing
    d/chất lượng ảnh chưa rõ ràng
    e/giá thành nhất là bán riêng lẻ sẽ khá cao
    f/nhận thức sản phẩm ko rõ ràng. 1 vd đơn giản là điện thoại di động module còn đơn giản hơn máy ảnh, nhưng ko một hãng điện thoaaij nào sản xuất.

    --->Lafis tin rằng không chỉ Ricoh GXR mà cả cái module idea này sẽ bị dập vùi trong vòng 2 năm tới. Tất nhiên điều đó ko có nghĩa là nó ko có tương lai. CHỉ có điều thiên địa nhân đều chưa hợp.

  6. #16
    Tham gia
    13-03-2006
    Bài viết
    1,453
    Việc module hóa và tiêu chuẩn hóa không thể diễn ra trong thời gian ngắn. Từ lúc IBM mở kiến trúc máy tính, cho đến nay quá trình module hóa và tiêu chuẩn hóa vẫn đang phát triển, nhưng chúng ta đã hưởng những thành quả của việc module hóa này từ lâu.

    Theo em, việc tương thích giữa lens và sensor về độ phân giải không thành vấn đề. Nó chỉ là vấn đề về tối ưu hoạt động chứ không phải vấn đề về nguyên tắc kết nối. Hai độ phân giải không phù hợp nhau dùng chung với nhau không được kinh tế lắm, nhưng không ai nói là không được. Ngay tại thời điểm hiện nay người ta vẫn dùng chung với nhau mà có vần đề gì đâu. Tuy nhiên, những thứ giống như là dùng lens LF trên sensor của DTDD thì quả là bất hợp lý. Trong quá trình tiêu chuẩn hóa, cũng có thể sẽ hình thành sự phân cấp như bác 11002 nói

    Việc mang nhiều sensor có kinh tế, có cồng kềnh hay không có thể so sanh với việc mang nhiều lens có kinh tế, có cồng kềnh hay không. Đó là vấn đề riêng của người sử dụng. Nếu muốn, người ta có thể gắn chết một sensor thôi (giống như có nhiều bác chỉ gắn một ống đa dụng lên máy vậy), nhưng cũng có những người khác muốn mang theo thật nhiều sensor, mỗi cái làm một nhiệm vụ khác nhau.

    Đúng là việc chuẩn hóa điều khiển sensor, chuẩn hóa đồng bộ flash là việc khá xa, nhưng không phải không làm được. Người ta đã chuẩn hóa các cổng máy tính, chuẩn hóa điều khiển thiết bị ngoại vi (công nghệ plug and play), đồng bộ hóa tốc độ truyền dữ liệu (Ethenet, Bluetooth). Việc chuẩn hóa điều khiển sensor cũng không đặc biệt khó hơn.

    Chi phí ráp nối là một trong những thứ phải có khi module hóa. Tuy nhiên không thể so sánh trực tiếp giữa một hệ thống module hóa và không module hóa dựa vào chi phí ráp nối. Nó cũng giống như bảo rằng máy DSLR đắt tiền hơn máy Bridge là do chi phí bỏ vào mount và hotshoe vậy.

    Theo em được biết, giá thành của các bộ phận cơ khí là khá lớn so với hệ thống điện tử. Nhưng cũng có thể em sai.
    Được sửa bởi phan_vinh_nguyen lúc 04:48 PM ngày 10-11-2009

  7. #17
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em đi vào từng vấn đề nhỏ trước:
    - Lens: Tuổi thọ của các linh kiên (mạch) vi tính chỉ chừng 3 năm hơn, trong khi tuổi thọ lens có đến hàng chục năm. Do vậy, việc chuẩn hóa các thết bị quang học như lens chắc chắn chậm hơn chuẩn hóa các linh kiện vi tính. Khó khăn đầu tiên.
    - Phải cần càc hãng thứ 3 phát triển thật mạnh (như Fuji làm body) thì mới hy vọng việc chuẩn hóa này nhanh hơn, chứ chờ các người khổng lồ Ca Ni So ... chịu ngồi lại với nhau chuẩn hóa thì còn lâu. Linh kiện vi tính chuẩn hóa nhanh là nhờ những hãng điện tử thứ 3 độc lập, nhưng cũng phải chạy theo chuẩn của từng loại, đời ... CPU với từng kiểu socket (chân) khác nhau
    Chúc Bình An
    FaceBook

  8. #18
    Tham gia
    06-02-2009
    Location
    Japan
    Bài viết
    618
    E nghĩ là sản phẩm đột phá phải đưa về với sự đơn giản, càng đơn giản và tiện dụng càng tốt, khi vác DSLR thay lens đã thấy mệt mỏi và mất thời gian rồi, Ricoh lại còn nghĩ ra được thêm cả thay sensor nữa chứ
    Tuy nhiên vào một ngày đẹp trời sau khi bác xách con GXR đi chụp ảnh, thay lens và thay sensor cho dân tình xung quanh lác mắt, các bác sẽ nhận được những lời trầm trồ như là
    "Trời thật là bước đột phá, đồ chơi trẻ em gì mà sành điệu quá..."

  9. #19
    Tham gia
    02-08-2007
    Location
    HN
    Bài viết
    2,010
    Em thì em thấy cái này không có gì mới, các ông lớn không làm chẳng qua là vì body D-SLR hiện nay đang bán rất chạy, tự nhiên lại tách riêng back sensor ra thì hóa ra doanh thu lại giảm đi một nửa sao.
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để làm gì..... để gió cuốn đi.....

  10. #20
    Wow , dpreview đã có phần preview và ảnh samples rồi, XL ấn tượng bởi ISO và mau sắc của con này.

    Em thấy con này nó có đi cạnh tranh với 1Ds hay 5D SLR gì đâu, vấn đề là nó nghĩ khác hãng khác và nó thực hiện được.
    www.xichlo.com My Gallery @ vnphoto.net

    One goal, One focus, One Red dot, One photography community, One VNPhoto.net

Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 12-11-2010, 12:03 AM
  2. Đề nghị cấm rao bán hàng trong các post tư vấn thiết bị/chữ ký
    By rong_choi in forum Đóng góp ý kiến xây dựng hay thắc mắc với ban quản trị
    Trả lời: 12
    Bài viết cuối: 26-05-2010, 06:31 AM
  3. Ricoh KR-5 III
    By Le Bere in forum Film - Nghệ thuật sắp bị đánh mất
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 26-03-2008, 09:58 PM
  4. Bệnh viện tâm thần Nghệ An trong những ngày cao điểm nóng
    By Nason in forum Ảnh các sự kiện và phóng sự ảnh
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 23-09-2007, 10:41 PM
  5. Đề nghị tăng dung lượng post ảnh trong thư viện ảnh !
    By tony in forum Đóng góp ý kiến xây dựng hay thắc mắc với ban quản trị
    Trả lời: 18
    Bài viết cuối: 29-06-2005, 01:26 AM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •