Trang 1 / 16 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 154

Chủ đề: Thông số chuẩn cho Newbie

  1. #1
    Tham gia
    07-06-2005
    Location
    Danang
    Bài viết
    1,364

    Thông số chuẩn cho Newbie

    Nói về chủ đề này thì hơi cũ, mặc dầu trong diễn đàn đã có các mục tương tự này rồi hoặc ABC về chụp ảnh, nhưng theo yêu cầu của một số anh em mới tập tọe học cách chụp hình (trong đó có tôi), xin các bác cho một vài thông số chuẩn (theo kinh nghiệm) để lập thành bảng hướng dẫn cho dễ nhớ, để có được một tấm hình tốt, cụ thể như sau (đối với dòng máy DSLR):
    1. Đối với thể loại phong cảnh:
    -Thời gian đẹp nhất để chụp ảnh phong cảnh ngoài trời: ….?
    -Có nắng: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Không có nắng: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    2. Đối với thể loại chân dung:
    -Chụp ngoài trời: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Chụp trong nhà (không flash): Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Chụp trong nhà (có flash): Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    Ngoài ra còn các thông số khác ngắn gọn càng tốt.
    Xin các bác vui lòng chỉ giúp để em chuyển cho các newbie khác. Cám ơn!
    D700s + Nikkor 12-300 f/2.8 VR Nano

  2. #2
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    6,403
    Bác, Em ko có ý chọc Bác nhưng thông số chuẩn để chụp hình đẹp là chế độ Auto (hình body màu xanh) trên máy, Bác để chế độ đó là bắn thoải mái...Em nói thật đấy...còn mấy chế độ còn lại như S/A/M/P thì tự mỗi ng tạo ra 1 chuẩn riêng -> điều này làm cho nhiếp ảnh thành nghệ thuật đấy Bác.
    All Sony Alpha & Sony Lens
    My album

    Bạn đang sử dụng Sony Alpha / Minolta? Bạn đang có ý định dùng Sony Alpha? Vào đây tham gia với chúng tôi nhe

  3. #3
    Tham gia
    02-02-2006
    Location
    Nam Định
    Bài viết
    1,735
    Em trình độ cũng còi thôi nhưng em nghĩ các máy DSLR có hệ thống đo sáng tương đối chuẩn, các bác có thể sử dụng cộng với kinh nghiệm sau mỗi bức ảnh là sẽ chuẩn thôi, còn các thông số "cứng" thì thường hay được dùng cho các máy cơ hoàn toàn, tức là không có hệ thống đo sáng. Hiện tại em đang dùng máy RF không có đo sáng nên cũng hay sử dụng biểu đồ sau để chụp. Các bác click vào đây để xem biểu đồ. Để sử dụng biểu đồ, các bác dịch chuyển lên xuống cột ngoài cùng bên trái để chọn thời điểm chụp, sau đó chọn 3 thông số còn lại (tùy theo từng thể loại ảnh, vd: phong cảnh thì nên khép chặt khẩu để DOF sâu, chân dung nên mở khẩu lớn để xóa phông...) sao cho bên dưới biểu đồ hiện chữ Good Exposure là được. Hy vọng biểu đồ thông số của em sẽ giúp các bác chụp được nhiều ảnh đẹp hơn nữa.
    Hãy xách ba lô lên và đi du lịch

  4. #4
    Tham gia
    15-04-2006
    Location
    Saigon
    Bài viết
    2,071
    Em xin có ý kiến là không có thông số chuẩn cho các trường hợp đâu, điều này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh bác tourane ạ, tuy nhiên em cũng xin góp một vài ý, hy vọng nó có ích . Các kỹ thuật cơ bản đã được các bác khác trình bày rất đầy đủ, em chỉ cụ thể hóa và kết hợp 1 chút kinh nghiệm để bác dễ vận dụng hơn.

    1/. Các yếu tố tạo nên 1 bức ảnh đúng sáng: "ISO", "Khẩu độ", "Tốc độ", trong 3 yếu tố này, đầu tiên bác phải cố định 1 hoặc 2 yếu tố, sau đó lấy yếu tố kia theo cho phù hợp (còn vấn đề phù hợp thế nào thì do phần đo sáng quyết định, em sẽ trình bày phần này sau), sau đây là 3 yếu tố lần lượt theo thứ tự ưu tiên:

    1.1/ ISO: nên để ISO ở 100, hoặc 200 (đối với Nikon), chỉ tăng trong những trường hợp cần thiết.

    1.2/ Tốc độ: thông thường nên để ở 1/60, 1/125
    - Tuy nhiên tốc độ đóng vai trò chủ chốt trong trường hợp chụp khung cảnh có sự chuyển động, tốc độ >1/125 khi muốn bắt dính chuyển động, tốc độ <1/60 khi muốn đối tượng nhòe để cảm nhận sự chuyển động.
    - Trong trường hợp chụp flash thì tốc độ phải < or = tốc độ ăn đèn của body.
    - Ngoài ra khi sử dụng tele thì tốc độ nên để ở > or = 1/tiêu cự (vd: tele 135mm thì chụp ở tốc độ 1/125) để tránh rung.

    1.3/ Khẩu độ: khi ISO và tốc độ cố định thì khẩu độ sẽ quyết định vấn đề đủ sáng cho ảnh bằng cách điều chỉnh khẩu độ theo đo sáng. Tuy nhiên có 1 điều cần lưu ý là: khẩu độ càng nhỏ (số lớn, vd: 8, 11, 16, 22) độ nét càng sâu, khẩu độ càng lớn (số nhỏ, vd: 1.2, 1.4, 1.8, 2, 2.8....) độ nét càng mỏng (tất nhiên là so sánh trên cùng 1 tiêu cự ống kính).

    Tóm lại: sau khi cố định ISO rồi thì việc quyết định "Tốc độ" hay "Khẩu độ" là yếu tố chủ đạo tùy thuộc vào mục đích chụp tấm ảnh đó của bác, sau khi quyết định được yếu tố chủ đạo rồi (1 vài kinh nghiệm quyết định yếu tố chủ đạo em sẽ trình bày trong phần sau) thì yếu tố kia sẽ được điều chỉnh cho đến khi ảnh đúng sáng (tăng yếu tố này 1 nấc thì phải giảm yếu tố kia 1 nấc)
    - Nếu quyết định xong rồi mà vẫn bị dư hay thiếu sáng 1 chút thì bác phải tăng hay giảm EV (Exposure Value) cho đúng sáng.
    - Nếu các giá trị trên đã cố định hết mà vẫn thiếu sáng, --> lúc này phải tăng ISO thôi

    Hết phần 1

    Nếu phần trên giúp ích được các bác thì em xin trình bày tiếp:
    Phần 2: Một vài vấn đề khi chọn yếu tố chủ đạo ở trên.
    Phần 3: Một vài kinh nghiệm đo sáng.
    Phần 4: Một số vấn đề kỹ thuật về ảnh phong cảnh và ảnh chân dung theo các yêu cầu trên của bác tourane.

    Nếu không cần thiết thì em xin ngưng ở đây ạ
    Được sửa bởi fantasy lúc 02:11 PM ngày 27-06-2006
    finding fantasy...

  5. #5
    Tham gia
    07-06-2005
    Location
    Danang
    Bài viết
    1,364
    Hay quá Fantasy ạ, đây chính là những điều mà các newbie cần, đúng vậy, chưa có thông số nào gọi là chuẩn, mà chỉ là tương đối để cho ra tầm hình có ánh sáng, bố cục, DOF... chấp nhận được.
    Chứ nói như bác...Rùa.. thì các newbie đâu cần học để chuyển sang manual? còn để auto trong điều kiện thiếu sáng thì chán chết, đèn cóc tự động bật lên... không có tính sáng tạo.
    Xin fantasy vui lòng cho biết thêm những kiến thức cơ bản nhé, em dám chắc là các newbie rất cần, cám ơn bác!
    D700s + Nikkor 12-300 f/2.8 VR Nano

  6. #6
    Tham gia
    23-07-2005
    Bài viết
    2,421
    Có ích quá, bác Fantasy "làm" tiếp đê

  7. #7
    Tham gia
    29-03-2005
    Bài viết
    804
    em có vấn đề muốn hỏi bác,ngừơi mẫu mặc 1 cái áo màu trắng khi chụp ngoài trời hay co hện tượng cháy cháy áo,muốn chỉng cho áo không bị cháy thì gương mặt người mẫu lại tối thui.vaậy phải làm sao ...em sử dụng nikon.

  8. #8
    Tham gia
    29-12-2005
    Bài viết
    540
    Quote Được gửi bởi manhngo
    em có vấn đề muốn hỏi bác,ngừơi mẫu mặc 1 cái áo màu trắng khi chụp ngoài trời hay co hện tượng cháy cháy áo,muốn chỉng cho áo không bị cháy thì gương mặt người mẫu lại tối thui.vaậy phải làm sao ...em sử dụng nikon.
    Thì bác vẫn đo sáng trên áo như bình thường, tương thêm quả hắt sáng vào mặt hoặc dùng đèn đánh nhẹ vô vùng mặt. Em thấy các bác hay chụp ảnh cưới vẫn làm thế.

  9. #9
    Tham gia
    15-04-2006
    Location
    Saigon
    Bài viết
    2,071
    Quote Được gửi bởi manhngo
    em có vấn đề muốn hỏi bác,ngừơi mẫu mặc 1 cái áo màu trắng khi chụp ngoài trời hay co hện tượng cháy cháy áo,muốn chỉng cho áo không bị cháy thì gương mặt người mẫu lại tối thui.vaậy phải làm sao ...em sử dụng nikon.
    Trong trường hợp này thì có vài giải pháp sau:
    - Đánh flash phụ trợ vào mặt.
    - Sử dụng tấm hắt sáng để tăng độ sáng cho mặt.
    - Tránh chụp vào thời điểm nắng gắt, buổi trưa vì độ tương phản lớn.
    Thân
    Được sửa bởi fantasy lúc 02:12 PM ngày 27-06-2006
    finding fantasy...

  10. #10
    Tham gia
    15-04-2006
    Location
    Saigon
    Bài viết
    2,071
    Được sự động viên của các bác, em lại tiếp tục sự nghiệp "pót" bài trong khi chờ xem bóng đá :pc:

    2/. Phần 2: Quyết định chọn yếu tố chủ đạo, ưu tiên "Tốc độ" hay "Khẩu độ", sau khi cố định ISO thì việc cố định được yếu tố tiếp theo sẽ quyết định thông số cho thành phần cuối cùng.

    2.1/ "Tốc độ" là chính:
    Với những đề tài di động, ta phải chọn Tốc độ là yếu tố chủ đạo, chọn tốc độ phù hợp sau đó sẽ thay đổi khẩu độ thích hợp cho đúng sáng, tốc độ phù hợp là Tốc độ > or = tốc độ tối thiểu.

    2.1.1/ Sử dụng tốc độ nhanh để bắt dính đối tượng:
    * Phân loại chuyển động theo thứ tự tăng dần sử dụng tốc độ khi chụp, > or = 1/60
    - Chuyển động dọc vuông góc với máy ảnh.
    - Chuyển động thẳng đứng từ dưới lên: VĐV chắn lưới bóng chuyền, VĐV nhảy cao,...
    - Chuyển động thẳng đứng từ trên xuống: lá rụng, đồ vật rơi,...
    - Chuyển động zích zắc, di động lộn xộn: các cầu thủ, trẻ em chơi đùa,...
    - Chuyển động ngang: người, xe,... chạy ngang qua mặt.
    - Chuyển động xoay tròn: cánh quạt, chong chóng,...

    * Khoảng cách giữa ống kính và đối tượng: trong cùng 1 tốc độ chuyển động thì đối tượng càng gần ống kính thì ta càng phải sử dụng tốc độ cao và ngược lại, vd: 1 máy bay bay với tốc độ rất nhanh nhưng ở xa thì ta chỉ thấy nó di động rất chậm (1/60 là được), nhưng 1 người chạy bộ ở ngay trước mặt thì ta thấy nhanh (tốc độ > or = 1/250 mới được).

    * Hướng chuyển động của đối tượng: lấy ví dụ 1 đối tượng chuyển động với cùng tốc độ nhưng theo các phương khác nhau thì tốc độ chụp lần lượt tăng.
    - Đối tượng di chuyển vào hoặc ra theo phương vuông góc với khung hình: 1/125
    - Đối tượng di chuyển chéo góc với khung hình: 1/250
    - Đối tượng di chuyển ngang qua khung hình: 1/500

    Một số thông số cơ bản, chỉ mang tính tương tương đối:


    2.1.2/ Sử dụng tốc độ chậm để tạo chuyển động cho ảnh: trong 1 số trường hợp ta lại cần sử dụng tốc độ chậm để thấy được sự nhòe ảnh, tạo cho ảnh mang tính động, vd:
    - Thác nước: < or = 1/60
    - Dòng suối róc rách: < or = 1/30
    - Vòi phun nước: < or = 1/30
    - Chuyển động của tay chân: 1/30

    2.1.3/ Sử dụng tốc độ B để chụp khung cảnh đường phố ban đêm (phần pháo hoa đã có topic thảo luận rồi), em chỉ có vài kinh nghiệm nhỏ:
    - Khép khẩu độ nhỏ nhất mà ống kính cho phép.
    - Tránh đặt máy dọc theo trục đường phố.
    - Luôn đặt máy ở vị trí cao hơn tầm nhìn thông thường.

    2.2/ "Khẩu độ" là chính:
    Trong trường hợp ta có những yêu cầu đặc biệt về độ nét của ảnh thì ta phải chọn Khẩu độ là yếu tố ưu tiên, chủ đạo, vd:
    - Ảnh phong cảnh, công trình kiến trúc,... cần độ nét sâu, chi tiết thì ta phải khép khẩu nhỏ: < or = f8.
    - Ảnh chân dung, tĩnh vật,... cần độ nét mỏng để nổi bật chủ đề, xóa phông thì phải để khẩu lớn: > or = f5.6
    (Tất nhiên điều này chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính, wide, normal, tele: DOF giảm dần theo thứ tự)

    Tóm lại: việc xác định yếu tố chủ đạo tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của bức ảnh, trong trường hợp đã cố định Tốc độ nhưng khẩu độ lại không cho độ nét sâu như mong muốn --> phải tăng ISO để khép thêm khẩu, 1 nấc tương ứng với 1 khẩu (các bác xài DSLR sướng thiệt :lol: )

    Em xin hết phần 2. :lol:
    Được sửa bởi fantasy lúc 02:10 PM ngày 27-06-2006
    finding fantasy...

Trang 1 / 16 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Close-up Chuồn Chuồn with Carl Zeiss 35f2.4
    By KenQ in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 02-11-2009, 10:16 PM
  2. Macro côn trùng (12): series chuồn chuồn
    By xyz in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 17-10-2009, 03:30 PM
  3. Close up Bướm-Chim-Chuồn Chuồn
    By samcotuan in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-08-2009, 09:52 PM
  4. Chuồn chuồn kim- Test Flash 580EX và diffuser tự chế
    By ChichBong in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 26-12-2006, 10:17 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •