Trang 1 / 19 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 185

Chủ đề: Chụp xóa phông - những điều cần biết (hiểu rõ về DOF)

  1. #1
    Tham gia
    02-10-2009
    Bài viết
    100

    Chụp xóa phông - những điều cần biết (hiểu rõ về DOF)

    Do không thể đổi tên thread cũ "Có ai quan tâm đến việc tính DOF không?", mà cái tên đó không rõ lắm nên em tạo Thread này thay thế để tiếp tục, đầu tiên em xin copy cái đoạn mở đầu:

    DOF (Depth of field - độ sâu trường ảnh) là một yếu tố rất quan trọng khi bắn phá. Có nhiều thắc mắc xung quanh DOF, chẳng hạn như "tại sao máy P&S lại rất khó tạo được DOF mỏng mặc dù khẩu độ (f-number) mở lớn?" Và người ta vẫn bảo nhau rằng chụp Portrait thì dùng FF vì nó xóa phông tốt hơn, vậy câu hỏi đặt ra là "máy FF có thật sự xóa phông tốt hơn (so với crop) không?" "Tiêu cự có ảnh hưởng đến DOF không?", vân vân và vân vân...

    Thực tế hơn nữa là, khi bác cầm một cái ống 17-55f3.5-5.6 hay 70-200f4L hay 50f1.4,...thì bác sẽ có khả năng thay đổi DOF thế nào, xóa phông ra sao.

    Em thấy đây là một chủ đề thú vị và hay gây "mù mờ" (như em lúc mới tìm hiểu). Em định viết một bài nói về DOF và cách tính DOF, vừa là để các bác pro "chém" để còn học hỏi thêm, vừa để các bác newbie (như em) có cơ hội học hỏi.

    Nhưng không biết trên diễn đàn đã ai nói chưa và có bác nào quan tâm không không em viết ra lại bị các bác mắng hoặc "ế" ^^. Ai quan tâm vào Comment nhé, em sẽ dựa vào đó mà quyết định viết hay không.
    Thân ái,

  2. #2
    Tham gia
    02-10-2009
    Bài viết
    100
    Tiếp theo là phần đầu:
    Đầu tiên mời các bác xem qua các ảnh minh họa này:
    7mmF2.8


    7mmF2.8 với mặt phẳng lấy nét khác


    7mmF8


    Đây là 3 tấm ảnh em ngồi chụp tại chỗ khi viết bài này, bằng máy P&S Canon G7. Em có ghi thông số quan trọng kèm theo là tiêu cự và khẩu độ.
    Cả 3 tấm em đều không dịch chuyển máy, mà chỉ thay đổi thông số.
    - Tấm đầu tiên chụp ở 7mmF2.8, ta thấy chai Vrohto đầu rõ, phía sau mờ, mặc dù 2 chai đặt gần nhau nhưng chai sau mờ cho thấy DOF khá mỏng (<10cm).
    - Tấm tiếp theo vẫn 7mmF2.8, nhưng em thay đổi điểm lấy nét (dùng chế độ Flexizone của G7, máy SRL có thể chọn điểm lấy nét). Và kết quả là chai Vrohto sau nét, còn chai trước bị mờ đi.
    Như vậy sau 2 tấm ảnh trên ta có thể thấy DOF thay đổi theo KHOẢNG CÁCH TỪ MÁY ẢNH (THẤU KÍNH) ĐẾN MẶT PHẲNG LẤY NÉT (nghĩa là chủ thể ta muốn nó nét nhất)
    - Tấm cuối cùng em chụp ở 7mmF8, ta có thể thấy cả 2 chai VRohto đều nét, chai trước nét hơn, vì em lấy nét ở chai trước. Như vậy DOF trong tấm ảnh này đã sâu hơn so với 2 tấm ảnh trên.

    Rồi, đó là đoạn ví dụ để các bác hình dung ra được câu chuyện ở đây. Giờ em xin đi vào "chuyên môn"
    DOF PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ NÀO?
    Nói một cách tổng quát, có 3 yếu tố:
    1. Aperture (khẩu độ) hay còn gọi là f/stop, f-number, là độ mở của ống kính. Yếu tố này đa phần các bác đều biết. Khẩu càng lớn (f-number càng nhỏ, vd: f2.8>f4>f8>f22...) thì DOF càng mỏng, và ngược lại. Nghĩa là cùng các yếu tố khác, thì chụp ở F2.8 cho DOF mỏng hơn F8. Tấm ảnh 7mmF2.8 và 7mmF8 trên kia là ví dụ rõ ràng: F2.8 DOF mỏng hơn, F8 DOF sâu hơn.
    Ứng dụng: muốn lấy nét mỏng hơn (xóa phông) ta mở khẩu rộng ra (F2, 2.8,4). Muốn gần như tất cả đều nét ta khép khẩu lại (F11,16)
    2. Khoảng cách đến mặt phẳng lấy nét. Càng gần thì DOF càng mỏng.
    Em xin nói thêm 1 chút về cái mặt phẳng lấy nét này, nó dẫn ra khá nhiều khái niệm, nhưng cũng đơn giản thôi. Mặt phẳng lấy nét ký hiệu là POF (plain of focus), là mặt phẳng mà trên mặt phẳng đó ảnh là nét nhất. Đi xa dần về 2 phía (gần người chụp hơn và xa người chụp hơn) ảnh vẫn nét trong một tầm mà mắt ta "chấp nhận", mờ dần đến khi ta thấy nó "hết nét gồi". Gần nhất mà ta còn chấp nhận ký hiệu là Dn (near), xa nhất ký hiệu là Df (far), như vậy DOF = Df-Dn. Vậy cái từ "chấp nhận" đó nói lên điều gì? Còn tùy vào mắt người xem, nghĩa là Df và Dn còn phụ thuộc vào đánh giá của người xem ảnh, có người bảo thế là chấp nhận, có người bảo "thế mà mày kêu là nét". Nhưng tất nhiên không vì thế mà không có "chuẩn". Em sẽ bàn thêm về vụ này sau, nó hơi rối tí, nói luôn 1 lần sợ các bác "tẩu hỏa", hihihi.
    Kết luận ta ứng dụng cho yếu tố chứ 2 này là: Muốn DOF mỏng hơn, mời tiến lại gần mặt phẳng lấy nét hơn (hoặc lấy nét ở mặt phẳng khác gần mình hơn nhé, không phải lúc nào cũng buộc phải là "zoom chân" đâu ạ, giống ở trên 2 tấm ảnh cùng 7mmF2.8 em lấy nét ở 2 chai Vrohto khác nhau đó, em có dịch máy ảnh đi đâu, vẫn thay đổi DOF), và tất nhiên, ngược lại.

    Nói đến đây bác em nhờ em chở đi sát gạo mai làm bánh, để lát về em viết tiếp nhé. Cái này còn dài, không viết luôn một lúc được đâu ạ ^^

  3. #3
    Tham gia
    02-10-2009
    Bài viết
    100
    sau đó là tiếp theo:

    Em đã về, xin phép các bác được trình bày tiếp:
    Bây giờ em nói đến cái yếu tố thứ 3, yếu tố gây nhiều tranh cãi cũng như "băn khoăn" nhất. Đó là:
    3. Tiêu cự ống kính
    Ống tiêu cự càng dài, cho DOF càng mỏng.
    Nghĩa là với cùng các yếu tố khác, ống 80mm sẽ cho DOF mỏng hơn ống 50mm. Có người cho rằng tiêu cự không ảnh hưởng đến DOF , chỉ thay đổi góc nhìn, và cho rằng yếu tố thứ 3 là Format size, tức là kích thước phim/sensor: FF cho DOF mỏng hơn Crop 1.3, Four Third, v.v...
    Nhưng thực ra, Format Size chỉ ảnh hưởng đến COC (hay COF: Circle of Confusion), em tạm dịch là vòng tròn mất nét (dạ, mất nét chứ không phải mất nết đâu ạ ). Nói đến đây em đề cập tiếp đến cái vụ Dn Df ở trên:
    1 điểm ảnh trên POF (mặt phẳng lấy nét) sẽ tạo 1 điểm ảnh trên phim/sensor, đi xa dần mặt phẳng lấy nét thì ta trông vẫn nét nhưng thực ra lúc đó 1 điểm ảnh tại vùng đó không tạo 1 điểm trên film/sensor, mà tạo thành 1 vòng tròn, vòng tròn này đủ nhỏ để mắt ta không phân biệt rõ nét lắm, và vẫn thấy nét, cho đến khi đến chỗ "không chấp nhận" thì gọi là Dn, Df. Tại Dn, Df vòng tròn đó có đường kính bằng với vòng tròn mất nết, nhầm, mất nét (COC, COF), ra ngoài vùng Df-Dn thì thôi khỏi bàn, mất nết trầm trọng :D.
    Vậy COC chấp nhận được có đường kính là bao nhiêu? Câu trả lời là nó thay đổi theo từng Format Size, in ảnh to bao nhiêu, đứng cách bao xa để ngắm tấm ảnh đó, "mắt ông tốt hông?". Bây giờ em chỉ xét đến Format size, với kích thước ảnh và điểm đặt mắt được lấy chuẩn là 8x10in, đặt mắt cách 25cm, mắt tốt (không bị tật nhé):
    FF 35mm: COC = 0.03mm
    Crop 1.6: COC = 0.019mm (các bác chú ý 0.03/1.6=0.019)
    G7 crop 4.8 (Four Third): COC = 0.006mm (tương tự: 0.03/4.8=0.006)

    Tại sao COC của Format size lớn hơn lại lớn hơn? Nguyên nhân là khi xem ảnh người ta phóng ảnh lên một mức độ nào đó vd như lấy chuẩn 8x10in như ở trên, thì cái vòng tròn mất nét trên sensor nó lớn lên theo, format size càng nhỏ càng phải phóng tỷ lệ lớn hơn, nhỏ hơn 1.6 lần thì phóng to lên 1.6 lần, nhỏ hơn 4.8 lần thì phóng to hơn 4.8 lần, cho nên mới có cái tỷ lệ COC như trên.
    Nói đến đây các bác sẽ thấy là trên FF COC=0.03, to hơn trên Crop, đồng nghĩa với Dn, Df lấy dài ra hơn, DOF theo đó mà cũng dày hơn. Vậy nếu em gắn cái ống 50mm lên FF và lên Crop, các điều kiện khác như nhau, thì DOF của Crop sẽ mỏng hơn. Thể nào cũng có bác bắn em vì câu phát biểu này. Nhưng xin khoan cho em nói nốt, cái ống 50mm trên FF nó là 50mm, còn trên Crop 1.6 nó tương đương 80mm. Thế nên không so kiểu đó được, em phải lắp cái 80mm lên FF và 50mm lên Crop 1.6 và so, kết quả là thằng FF nó cho DOF mỏng hơn (hehe, nhưng mà nếu em lắp cái 80mm đó qua cái Crop 1.6 thì em lại xóa phông tốt hơn trên FF đó nhen ^^). Vậy điều gì khiến máy FF vẫn thích hợp hơn cho chụp Portrait, hehe, em nghĩ không phải do FF xóa phông tốt hơn, em chỉ có ý kiến là với cái ống 80mm trên FF em đứng cách 8m để lấy toàn thân chẳng hạn, thì lắp trên Crop 1.6 em phải đứng cách 12.8m em mới lấy được toàn thân, lúc đó em hét toáng lên mẫu mới nghe, bất tiện phết. Còn lại em xin để các pro portrait phán xét.
    Trước khi tiếp tục ta kết luận cái ứng dụng ở yếu tố này cái đã: Bất luận là trên FF hay Crop hay Format Size nào đi nữa, tiêu cự thực tế (không phải tương đương) lớn hơn sẽ cho DOF mỏng hơn, và ngược lại. Còn tính bằng tiêu cự tương đương thì với cùng tiêu cự (tương đương), Format Size lớn hơn cho DOF mỏng hơn (80mm trên FF cho DOF mỏng hơn 50mm (~80mm) trên Crop 1.6).

    Rồi, đến đây ta có thể giải thích được khá nhiều câu hỏi, chẳng hạn như:
    Tại sao trên máy P&S rất khó xóa phông, mặc dù để khẩu lớn F2.8 chẳng hạn?"
    - Đơn giản vì tiêu cự thực ống P&S thường rất ngắn (như cái G7 của em là 7.4-44.4mm), tiêu cự ngắn tất cho ra DOF dày. Muốn xóa phông trên G7 em phải kết hợp: để khẩu lớn nhất có thể, lấy nét gần (giảm khoảng cách từ ống kính đến mặt phẳng lấy nét bằng cách đưa máy đến gần điểm lấy nét hơn, hoặc chọn điểm lấy nét khác gần ống kính hơn), kéo tiêu cự ra càng xa càng tốt (tiếc là nó lại làm em giảm từ F2.8 lên F5.6, huề tiền ^^). Thế cho nên thường cầm P&S chụp Macro thì xóa phông được, chứ chụp chân dung thì mission impossible ^^, chẳng lẽ em lại dí sát cái máy vào mặt mẫu mà chụp...quái vật à, hihihi

    (còn tiếp)

  4. #4
    Tham gia
    02-10-2009
    Bài viết
    100
    Phần tiếp theo nữa thì em đợi phản hồi của bà con cô bác xem có hưởng ứng không đã, mong là bài viết hữu ích ^^

  5. #5
    Tham gia
    28-09-2008
    Location
    San-francisco Bay.
    Bài viết
    452
    Thầy ơi lên lớp đi, lớp học đang chờ mà thầy cứ rinh tới rinh lui hoài.
    Thân!

  6. #6
    Tham gia
    11-09-2006
    Location
    Tao Đàn, HCMC
    Bài viết
    1,294
    Hí hí, DOF em không biết chứ "CHỤP XÓA PHÔNG" hình như có liên quan đến tốc độ nữa đó bác.

  7. #7
    Tham gia
    29-07-2008
    Bài viết
    451
    Bài viết hay lắm, rất rõ ràng rành mạch. Cứ thế mà viết tiếp nhé bác.
    Ảnh là sự sáng tạo của cảm xúc mà máy móc chỉ là một trong những phương tiện .

  8. #8
    Tham gia
    24-03-2009
    Bài viết
    91
    Tôi đang sử dụng canon sx10 nhưng không thể xóa phong được, mong các bạn hướng dẫn thêm. thanks

  9. #9
    Tham gia
    10-07-2007
    Bài viết
    909
    Bác cứ làm một lèo đi nhé!
    Nhấp nhấp nhá nhá dời tới dời lui e theo mệt quá ;)
    Hidden Dragon Group

  10. #10
    Tham gia
    02-10-2009
    Bài viết
    100
    Quote Được gửi bởi viendu_hcm View Post
    Hí hí, DOF em không biết chứ "CHỤP XÓA PHÔNG" hình như có liên quan đến tốc độ nữa đó bác.
    Thưa bác, chụp xóa phông chỉ là một ứng dụng của việc điều khiển DOF - độ sâu trường ảnh, khi ta muốn chụp xóa phông ta điều khiển DOF sao cho phần "phông" phía sau nằm ngoài DOF, thì nó mờ đi, gọi là xóa phông ^^.
    Theo em biết thì DOF, cũng như "chụp xóa phông" hoàn toàn không liên quan đến tốc độ bác ạ, có lẽ bác nhầm xóa phông qua "blur" - ảnh mờ do tốc độ chụp không đủ nhanh để "đóng băng" chuyển động (của vật thể chuyển động hoặc do máy chuyển động (run tay)). Hay trong kỹ thuật panning - rà máy theo chuyển động của vật thể, khiến vật thể nét, còn phông thì mờ sọc sọc cho thấy vật đang chuyển động.
    Thân ái,

Trang 1 / 19 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •