Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 20

Chủ đề: Ưu điểm của Full-Frame

  1. #1
    Tham gia
    02-07-2009
    Bài viết
    82

    Ưu điểm của Full-Frame

    Tôi vừa trải qua đợt mua sắm cấp tập. Bây giờ phần vì cạn túi, phần thì cũng thấy tạm đủ nên bắt đầu bỏ thời gian tìm hiểu nhiều vấn đề của nhiếp ảnh. Trong quá trình đọc / tìm kiếm này tôi sẽ dịch một vài bài, góp vui với diễn đàn. Tuy nhiên do còn bận và còn đang... thích đủ thứ, có thể tôi sẽ không dịch được thường xuyên hoặc dịch kiểu "dặn" - cho cáo lỗi trước nhé

    Một trong những vấn đề tôi thấy mọi người hay đề cập là máy full-frame. Tôi chưa định mua máy này, nhưng có thể sẽ mua khi máy hiện tại khấu hao phần nào, túi đầy trở lại (và quan trọng nhất là bà xã bớt nhăn ;) ) – chắc nhanh cũng phải cả năm nữa. Nhưng cũng phải tìm hiểu để lên kế hoạch lâu dài.

    Bài viết về máy full-frame có nhiều. Tôi chọn dịch bài của Ken Rockwell, một tác giả mà tôi rất thích đọc. Các bài viết của ông này thường rất thực tế, dễ hiểu và có các ví dụ sinh động.

  2. #2
    Tham gia
    02-07-2009
    Bài viết
    82
    Ưu điểm của Full-Frame



    Bài viết tháng 9/2007

    Lưu ý
    Nếu bạn chỉ muốn tạo ra những tấm ảnh đẹp, đừng quan tâm đến những điều luyên thuyên ở đây và kiếm bất cứ máy ảnh nào mà bạn cảm thấy thuận tiện. Tôi chụp bằng máy D40 và ống kính kit hoặc ống 18-200mm VR trong 90% thời gian. Trong một số trường hợp quan trọng hơn, tôi sẽ lấy máy Canon 5D hoặc máy phim khổ lớn 4x5”. Tôi đã không còn dùng máy 4x5” cả năm nay rồi, nhưng tôi vẫn dùng D40 hàng ngày, thậm chí khi tôi mua được máy D3, tôi vẫn dự định dùng D40 trong hầu hết thời gian. Máy D40 sử dụng dễ và vui thú hơn do nó khá nhẹ.

    Chỉ có mỗi một cách thấy các máy này tạo ra các điểm ảnh khác nhau là bạn phải chụp một bức ảnh không sai sót, mang ra in khổ thật lớn và săm soi nó thật sát.

    Đừng để ý các điểm ảnh cho đến khi bạn có thể tạo các điểm ảnh đúng đắn. Tôi đã là một thằng ngốc mất 15-20 đầu cầm máy chỉ để lo lắng đến những điều không đúng, như là lo nghĩ về độ phân giải chứ không phải mầu sắc. Đó là lý do vì sao tôi rất lưu ý bạn đừng lặp lại cái ngu ngốc này. Bài này cũng giống như các bài viết khác của tôi, bàn về những vấn đề kỹ thuật vặt vãnh. Những thứ bàn bạc ở đây chỉ nên tính đến sau khi bạn thông thạo những thứ quan trọng hơn rất nhiều như vị trí, góc nhìn, bố cục, ánh sáng, thời gian, mầu, sắc độ. Nếu chỉ quan tâm đến những tiểu tiết như độ nhiễu và độ phân giải trước khi bạn biết cách chụp ra những bức ảnh tốt chỉ đảm bảo là bạn sẽ không bao giờ học đủ được những vấn đề quan trọng để tạo ra ảnh đẹp. Còn nếu bạn quan tâm đến cách tạo ra những bức ảnh đẹp, đừng để ý đến những bài kỹ thuật ở đây. Thay vào đó hãy tìm đọc những sách hay về nhiếp ảnh hoặc tham dự các lớp học gần nhà bạn. Máy ảnh không đóng vai trò quan trọng nếu bạn biết bạn đang làm gì. Một khi bạn biết bạn đang làm gì thì lúc này một máy ảnh tốt hơn sẽ giúp bạn đạt được điều bạn đang muốn dễ dàng hơn.

    Nếu bạn xét nét từng điểm ảnh của một bức tường gạch chụp bằng một máy gắn chân, bạn sẽ quan tâm đến các máy số khổ lớn hoặc máy phim. Còn nếu bạn chỉ muốn có các bức ảnh tuyệt đẹp, có thể lấy bất cứ máy gì bạn muốn nhưng đừng lấy những thứ gì tạo ngăn cách giữa bạn và những bức ảnh đẹp.

    Giới thiệu
    Đa số máy của các bạn đọc ở đây có cùng kích cỡ (loại nhỏ) với hệ thống máy ảnh số Nikon. Cá nhân tôi đã từng chụp với máy phim khổ lớn vài thập kỷ, máy số Canon trong vòng một năm và tôi đều yêu chúng. Do vậy tôi rất vui được chia xẻ các kinh nghiệm mà không làm ai phải đổi hệ.

    Quay lại năm 1991 công ty tôi đã đoạt giải Emmy. Công ty đã phát hành các bức ảnh khổ nhỏ 8x10” (20x25cm) của cái cúp đó. Các bức ảnh này trong, sắc nét, trơn và no đầy mầu sắc một cách đáng ngạc nhiên.

    Cho đến lúc này tôi đã chụp được nhiều ảnh đẹp với các máy phim Nikon 35mm và từng in ra những bức ảnh sắc cạnh khổ lớn 20x30" (50x80cm) với máy tráng ảnh Velvia, thế nhưng những bức ảnh khổ nhỏ 8x10" này thế nào đó vẫn thể hiện một chất lượng rất ma thuật.

    Tôi phải hỏi ông Pa Neill giám đốc nghệ thuật của tôi. Ông ta nói: Lý do chính là nó được chụp bằng một máy ảnh khổ 4x5". Hừm, với kiến thức kỹ thuật lúc đó, tôi vẫn thể không hiểu làm sao lại có sự khác nhau đến dường ấy khi in ra những bức ảnh chỉ nhỏ như vậy. Phải hàng năm sau tôi mới hiểu được những lý do kỹ thuật làm cho những phim khổ lớn hơn sẽ tạo ra mầu và độ sắc nét tốt hơn, nhưng chúng không có nhiều ý nghĩa lắm với đa số người thường.

    Tôi bắt đầu chụp với máy phim khổ 4x5" và sững sờ khi thấy cái ống kính hạng xoàng Wollensak 1940 gắn trên cái máy cổ Crow Graphic lại tạo ra những bức ảnh mà về mặt kỹ thuật vượt xa tất cả những thứ mà cái máy Nikon tốt nhất của tôi có thể tạo ra.

    Thế là từ năm 1991 tôi bắt đầu để ý những máy ảnh tuy nhỏ nhất có thể nhưng lại dùng phim hoặc bộ cảm biến lớn nhất có thể. Tôi đã dùng từ máy rẻ tiền Tachihara 4x5, máy Mamiya 6 và Mamiya 7 dùng khổ vừa và máy ảnh số Canon 5D full-frame.

    Sau hàng năm suy nghĩ để diễn giải vì sao khổ lớn lại trông tốt hơn, tôi sẽ trình bầy các hiểu biết này dưới đây. Tất nhiên cách đơn giản hơn hẳn đọc các lý giải kỹ thuật đó là chỉ đơn giản nhìn vào các tấm ảnh. Đó là cái mà tôi cảm nhận năm 1991.

    Đối với mỗi cỡ phim, mỗi khi ta gấp đôi về chiều thì chúng lớn gấp 4 lần về diện tích. Đó là điều khác biệt lớn nhất và dễ thấy nhất. Với máy ảnh số bình thường so với loại phim hay full-frame thì chúng chỉ kém cỡ 1.5 lần về cỡ hay 2 lần về diện tích. Đó cũng đủ tạo ra sự chênh lệnh lớn khi chúng ta nhìn sâu hơn.

    Cảm biến khổ nhỏ DX hay loại 1.6 DSLR là lý tưởng cho máy ảnh số SLR từ cỡ 6 mega pixel (MP) trở xuống của thời kỳ bình minh ảnh số. Thế nhưng với cỡ 10MP trên cảm biến khổ nhỏ thì các điểm ảnh tăng thêm này đã bắt đầu đạt đến giới hạn của ống kính (hay đến giới hạn của ảnh). Chúng chỉ chia các chi tiết thành những phần nhỏ hơn cho nhau mà không giữ thêm được chi tiết nào. Có thêm điểm ảnh trên cảm biến nhỏ không làm ảnh sắc nét thêm nếu tất các điểm thêm này chỉ chia nhau độ phân giải giới hạn của ống kính.

    Đây có lẽ là một bài viết buồn cười. Rất nhiều người viết về những thứ không có và tìm cách giải thích vì sao một thứ mà họ không bao giờ thấy lại có thể xẩy ra với người khác.

    Trong trường hợp này tôi đã thực sự thấy hiệu quả trong hàng thập kỷ, và lại thấy lại khi tôi có máy full-frame Canon 5D vào năm 2006. Tôi đang viết và tìm cách giải thích với các các ví dụ thực tế. Bạn cứ tự nhiên ngừng đọc và chỉ xem các ví dụ dưới đây. Tôi đã choáng váng một năm trước đây khi tôi lần đầu thấy chúng.

    Tôi chưa bao giờ nghe thấy ông phó nháy 4x5" nào lại lo lắng về sự sắc nét của ống kính hay hạt của phim (độ nhiễu) bởi vì chúng tôi không bị những vấn đề đó. Nhiễu và sắc nét của phim và của ống kính là vấn đề bàn cãi của các phó nháy 35mm bởi vì khổ nhỏ hơn mới có chúng. Nếu bạn lo lắng về những điều này, hãy hướng tới máy số full-frame.

    Tôi không đề cập đến vấn đề này khi Nikon chỉ có máy loại DX (khổ nhỏ), nhưng bây giờ Nikon đã sản xuất D3 (full-frame), tôi không muốn nghe thêm nữa những than vãn về nhiễu và độ sắc nét từ những người dùng máy khổ nhỏ. Nếu bạn ưu tư về chúng, hãy mua full-frame và dừng càu nhàu đi.

    Độ sắc nét
    Các ảnh dưới đây được cắt (crop) 100% từ ảnh của máy Canon 5D full-frame và máy Nikon D200 (DX). Các tấm ảnh này có thể in ra ảnh rộng 43" (cỡ 1.1 m).






    Ảnh bây giờ rất sắc ở mọi chi tiết dù chúng được tạo và lưu khác nhau. Độ sắc nét là một vấn đề phức tạp hơn là độ phân giải. Bạn có thấy sự khác nhau các bức ảnh phía trên không? Phải có hơn 14% khác nhau. Vì sao lại vậy?

    Độ phân giải được đo bởi đếm các điểm, hoặc bằng cách tính các chi tiết nhỏ nhất mà máy có thể phân tách được. Khi đạt đến độ phân giải cao nhất, thường được đo bằng số đường trên một đơn vị độ dài, độ sắc nét trở thành zero.

    Là nghệ sĩ hay nhà nhiếp ảnh bạn sẽ không quan tâm khi độ sắc nét trở thành zero vì điều đó có nghĩa bạn không thể thấy nó. Ảnh của chúng ta phụ thuộc vào độ sắc nét của các chi tiết mà ta có thể thấy, mà các chi tiết đó lại thô hơn nhiều các giới hạn đã được nhà sản xuất công bố.

    Hãy xem đồ thị cuối bài viết giải thích một cách kỹ thuật vì sao ảnh của cảm biến khổ rộng lại thấy sắc nét hơn nhiều ảnh của cái nhỏ hơn mặc dù chúng có cùng độ phân giải. Bạn cũng có thể xem thêm bài review về ống Fisheye Zenitar 16mm cho thấy dù là ống kính tầm thường của Nga lắp trên máy full-frame lại vượt trội hoàn toàn ống kính mới toanh Nikon 10.5 DX lắp trên máy crop DX khi tôi khép bớt khẩu.

    Giải thích đơn giản là chúng ta thường phải không phóng lớn ảnh, điều đó làm cho giảm tầm quan trọng của hiệu năng ống kính. Nhưng cho dù là dưới nhiều mức giới hạn, hiệu năng của các ống kính cũng trở nên tốt hơn với khổ rộng hơn bởi vì các ống kính chỉ cần phân giải ảnh ở mức nhẹ hơn nữa.

    (cont.)

  3. #3
    Tham gia
    05-10-2005
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    433
    Cám ơn bác Nguyencanon đã công phu dịch bài cho AE. Ưu điểm của FF thì ai cũng biết, nhưng biết tường tận những khía cạnh kỹ thuật thì không hẳn. Riêng tôi có vài thắc mắc bác nào biết làm ơn chỉ giúp.

    1. Thứ nhất là về độ phân giải quang học của ống kính. Theo tôi hiểu, ánh sáng không phân bố trên film hay sensor theo hạt (dù là hạt photon). Vì ánh sáng có cả tính chất sóng, nhờ đó mà có thể có kính hiển vi cho ta nhìn thấy được cả vi khuẩn. Vậy khái niệm độ phân giải phải hiểu thế nào cho đúng. Nếu khả năng của film hay sensor có thể bắt được những photon yếu nhất thì độ phân giải nào là giới hạn ống kính?

    2. FF nghĩa là film hay sensor lớn, nhưng theo nguyên lý quang học thì phần rìa luôn là phần mà tia sáng vừa có cường độ yếu hơn, vữa dễ bị lệch hơn phần trung tâm. Vậy thì nếu so hai tấm hình có khung cảnh chụp giống hệt nhau (cùng góc chụp và khoảng cách) nếu cả hai cùng độ phân giải thì FF sẽ kém hơn crop vì có phần rìa bị xấu.
    Ví dụ chụp trên máy crop 2x, chẳng hạn Olympus E3, tiêu cự 10mm so với chụp trên Canon 1Ds, tiêu cự 20mm, sẽ cho cùng một kết quả chụp. Tức là cùng một khuôn hình trên thực tế, và hai máy cùng độ phân giải. Dù FF to gấp đối nhưng số điểm ảnh là như nhau. Trong khi máy crop chỉ lấy phần trung tâm, thường là đẹp hơn rìa, thì FF lại phải lấy toàn bộ, vậy có phải là nhược điểm không?
    Được sửa bởi Thienlang lúc 03:07 AM ngày 28-08-2009

  4. #4
    Tham gia
    09-02-2008
    Bài viết
    1,071
    Quote Được gửi bởi Thienlang View Post
    1. Thứ nhất là về độ phân giải quang học của ống kính. Theo tôi hiểu, ánh sáng không phân bố trên film hay sensor theo hạt (dù là hạt photon). Vì ánh sáng có cả tính chất sóng, nhờ đó mà có thể có kính hiển vi cho ta nhìn thấy được cả vi khuẩn. Vậy khái niệm độ phân giải phải hiểu thế nào cho đúng. Nếu khả năng của film hay sensor có thể bắt được những photon yếu nhất thì độ phân giải nào là giới hạn ống kính?

    2. FF nghĩa là film hay sensor lớn, nhưng theo nguyên lý quang học thì phần rìa luôn là phần mà tia sáng vừa có cường độ yếu hơn, vữa dễ bị lệch hơn phần trung tâm. Vậy thì nếu so hai tấm hình có khung cảnh chụp giống hệt nhau (cùng góc chụp và khoảng cách) nếu cả hai cùng độ phân giải thì FF sẽ kém hơn crop vì có phần rìa bị xấu.
    Ví dụ chụp trên máy crop 2x, chẳng hạn Olympus E3, khẩu 10mm so với chụp trên Canon 1Ds, khẩu 20mm, sẽ cho cùng một kết quả chụp. Tức là cùng một khuôn hình trên thực tế, và hai máy cùng độ phân dải. Dù FF to gấp đối nhưng số điểm ảnh là như nhau. Trong khi máy crop chỉ lấy phần trung tâm, thường là đẹp hơn rìa, thì FF lại phải lấy toàn bộ, vậy có phải là nhược điểm không?
    "hai tấm hình có khung cảnh chụp giống hệt nhau (cùng góc chụp và khoảng cách)" -> câu này của bác có lẽ không đúng.


    Em nghĩ:
    1. bác có đang lẫn giữa các khái niệm optical resolution và sensor resolution? Chẳng cần film hay sensor gì thì người ta vẫn tính được resolution của lens.

    2. nếu đã so sánh kích thước film thì có nên giả định là sẽ dùng chung 1 lens như nhau không? Sao bác không nghĩ lens của máy crop (vd: EF-S) cho vùng ảnh bé hơn (i.e: bác lắp vào FF sẽ chỉ được vòng ảnh trung tâm, xung quanh đen) -> nên cũng gặp giới hạn tương tự ở rìa ảnh cho dù sensor nhỏ hơn. Còn tất nhiên khi bác dùng lens cho sensor lớn trên máy sensor nhỏ thì bác đã CROP lấy phần tốt hơn. Nhưng nếu dùng FF body, em vẫn tự crop cho bác đoạn giữa cho bác được đấy thôi. Nếu xét cùng 1 mật độ pixel như nhau trên 2 máy thì rõ ràng crop sensor của bác không có lợi ích như bác nêu lên được. Chụp từ cùng khoảng cách, dùng FF em vẫn crop ảnh (cùng 1 góc chụp của crop body mang lại) cho bác được và dùng phần tâm ảnh như bác thích. Còn từ crop body bác có làm ngược lại được không?
    Được sửa bởi Srono lúc 03:24 AM ngày 28-08-2009

  5. #5
    Tham gia
    05-10-2005
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    433
    Quote Được gửi bởi Srono View Post
    "hai tấm hình có khung cảnh chụp giống hệt nhau (cùng góc chụp và khoảng cách)" -> câu này của bác có lẽ không đúng.


    Em nghĩ:
    1. bác có đang lẫn giữa các khái niệm optical resolution và sensor resolution? Chẳng cần film hay sensor gì thì người ta vẫn tính được resolution của lens.
    Em nghĩ là em không nhầm bác ạ. Em đã đọc một bài khác nói về số hạt photon rơi trên một pixel. Nhưng em vẫn thắc mắc vì đó chỉ là giả thiết tương đương chứ chia nhỏ cái hạt pixel ấy bao nhiêu đi nữa thì vẫn có hạt photon rơi vào. Cái này trong lý thuyết lượng tử đã chỉ rõ mà.

    Quote Được gửi bởi Srono View Post
    2. nếu đã so sánh kích thước film thì có nên giả định là sẽ dùng chung 1 lens như nhau không? Sao bác không nghĩ lens của máy crop (vd: EF-S) cho vùng ảnh bé hơn (i.e: bác lắp vào FF sẽ chỉ được vòng ảnh trung tâm, xung quanh đen) -> nên cũng gặp giới hạn tương tự ở rìa ảnh cho dù sensor nhỏ hơn. Còn tất nhiên khi bác dùng lens cho sensor lớn trên máy sensor nhỏ thì bác đã CROP lấy phần tốt hơn. Nhưng nếu dùng FF body, em vẫn tự crop cho bác đoạn giữa cho bác được đấy thôi. Nếu xét cùng 1 mật độ pixel như nhau trên 2 máy thì rõ ràng crop sensor của bác không có lợi ích như bác nêu lên được. Chụp từ cùng khoảng cách, dùng FF em vẫn crop ảnh (cùng 1 góc chụp của crop body mang lại) cho bác được và dùng phần tâm ảnh như bác thích. Còn từ crop body bác có làm ngược lại được không?
    Em hiểu ý của bác ở phần này. Đúng là phải làm mọi thứ giống nhau thì so sánh mới có ý nghĩa, trường hợp này thì không thể. Nếu dùng cùng một lens Fix giống nhau thì hình của crop sẽ bé hơn làm sao mà nhìn ra sự khác nhau được. Em ví dụ hai người đứng trước ngôi nhà cùng một vị trí, muốn so sánh ảnh chụp ngôi nhà của hai máy FF và Crop. Nếu bác FF dùng cái film to gấp đôi, thì bác phải cho em dùng cái Lens góc rộng gấp đôi, thì ta mới so sánh ảnh ngôi nhà từ hai máy được. Nếu không thì ra là ảnh ngôi nhà của bác FF so với ảnh cái cửa của bác Crop à

  6. #6
    Tham gia
    02-08-2007
    Location
    HN
    Bài viết
    2,010
    Nói như bác Thienlang không lẽ dòng máy Medium format có đột nét biên và độ tối biên ko thể dùng được ạ. Liệu có bao nhiêu lens wide thiết kể tối ưu cho DX cho độ nét biên và độ tối góc trênDX tốt bằng lens 14-24 trên FF?

    Quan điểm của em là film/sensor càng to càng tốt, miễn sao vẫn đảm bảo tính cơ động cũng như giá thành, vốn là thế mạnh của máy film 35.
    Được sửa bởi Zone5 lúc 09:37 AM ngày 28-08-2009
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để làm gì..... để gió cuốn đi.....

  7. #7
    Tham gia
    02-07-2009
    Bài viết
    82
    Hay nhất là bác tranh luận trực tiếp với tác giả Ken Rockwell. Hay là bác viết thử trao đổi thẳng với ông đó xem.

    Còn dưới đây là suy nghĩ của bản thân tôi với những vấn đề do bác đặt ra:

    1) Cứ cho hạt photon/điện tử hay những thứ tương tự là giới hạn thật sự của nhiếp ảnh. Nhưng giới hạn này chỉ đạt được khi bạn thiết lập được những điều kiện lý tưởng như độ chân không tuyệt đối, thấu kính lý tưởng. Theo tôi được biết kính hiển vi điện tử không dùng thấu kính thường được mà phải dùng thấu kính điện từ.

    Đối với máy ảnh thì dù là ống kính cao cấp nhất cũng còn quá xa mới trở thành thấu kính lý tưởng: thủy tinh không thật tinh khiết, không đồng đều; bề mặt thấu kính không phải là mặt cong tuyệt đối mà thật chất là tổng hợp của các mặt cắt phẳng; vị trí của các thấu kính cộng với hệ cơ khí (dùng để hội tụ) còn xa mới hoàn hảo khiến cho việc hội tụ/ khúc xạ không chính xác; sau khi đi qua một loạt thấu kính/ không khí, bụi ánh sáng đã bị nhiễu loạn, quang sai nhiều...

    Tất cả những điều trên khiến ống kính chỉ hoạt động tốt đến một giới hạn phân giải nào đó, thô hơn rất nhiều so với hạt photon. Quá hơn nữa ta chỉ thấy thêm nhiễu, thêm quang sai mà thôi.

    Cá nhân tôi cũng tin rằng các ống kính máy ảnh đang hoạt động ở các giới hạn của chúng. Vì chúng hoạt động ở giới hạn thì chúng ta mới thấy lên đời ống kính mới tác dụng, mới thấy sự cải thiện.

    2) Với máy Canon, chỉ ống EF là dùng được với cả hai máy FF và Crop. Vì được thiết kế trước cho máy FF nên ở đây ta không đặt vấn đề chất lượng mép ảnh có kém hay không: có lẽ là đủ dùng với FF. Lúc này câu hỏi "khó" với máy crop là ống kính này "chịu" được ảnh lớn, vậy hà cớ gì crop là cắt bớt đi. Nói cách khác máy crop mắc lỗi phí phạm chứ không có lợi thế gì với FF.

    3) Tác giả Rockwell đã khuyên rằng đừng nên quá chú ý đến những bàn cãi kỹ thuật của ông đó (cá nhân tôi cũng thấy ông này có thể sai, hoặc khó mà đọ lý luận được với dân kỹ thuật chuyên nghiệp). Nhưng quan trọng nhất là nhìn và cảm nhận các bức ảnh ví dụ của ông tạ

  8. #8
    Tham gia
    28-07-2009
    Bài viết
    359
    Cám ơn bác Nguyễn Canon đã bỏ công dịch cho anh em

  9. #9
    Tham gia
    17-09-2008
    Location
    Plaiseau, Ile de France
    Bài viết
    1,982
    Sorry bác chủ.
    Theo em các bác nên đọc luôn cái này cho nhanh
    http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=765

  10. #10
    Tham gia
    09-02-2008
    Bài viết
    1,071
    Quote Được gửi bởi Thienlang View Post
    Em nghĩ là em không nhầm bác ạ. Em đã đọc một bài khác nói về số hạt photon rơi trên một pixel. Nhưng em vẫn thắc mắc vì đó chỉ là giả thiết tương đương chứ chia nhỏ cái hạt pixel ấy bao nhiêu đi nữa thì vẫn có hạt photon rơi vào. Cái này trong lý thuyết lượng tử đã chỉ rõ mà.
    Cho dù sensor/film của bác có độ phân giải không giới hạn đi. Bác có nghĩ là cứ tăng độ phân giải của cảm biến ảnh là sẽ tăng được số chi tiết lên mãi mãi không? Vì vậy em mới bảo bác nên xem optical resolution và những thứ gây ảnh hưởng đến nó như diffraction. Cái chuyện vẫn nhận được các photon riêng biệt gì gì theo lượng tử của bác với chuyện có thể resolve được detail trên ảnh nó khác. Đến 1 mức nào đấy, ở giới hạn của ống kính, bác sẽ không thể phân biệt được 2 chi tiết nữa (vd 2 đường thẳng song song cực nhỏ, cực gần nhau sẽ không thể phân biệt được là 1 hay 2 nữa...) lúc đó bác có tăng pixel gì gì đi nữa cũng vậy thôi.

    Tóm lại, lens resolution là 1 đặc tính của lens chứ chẳng liên quan đến sensor/film gì hết nên bác đừng nghĩ đến cho rối.

    ----------

    Cái ý 2 của bác thì em nói lại thế này:
    + Cùng 1 focal length
    + Cùng mật độ pixel
    (Giả sử vùng ảnh đủ rộng cho cả 2 loại sensor)

    Ở cùng 1 khoảng cách chụp, FF cho ảnh góc rộng hơn, ở crop là nhỏ hơn. Hay nói cách khác là ở crop body, máy tự crop cho bác, ở FF em thích crop hay không thì tùy. Nếu em thích crop ảnh em sẽ crop được 1 bức ảnh y hệt trên crop body đúng chưa ạ (tức là giảm cái yếu điểm rìa ảnh như bác nói)?

    Vậy ở FF em có nhiều lựa chọn và chủ động hơn thôi. Em không thấy ưu điểm của crop như bác nói ở đây.

    Nếu em hiểu sai bác cứ góp ý ;)

Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. HCM - bán Canon 1Ds Full Frame
    By mikenti in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 20-11-2009, 03:51 PM
  2. Biến máy SLR thành DSLR full-frame, có phải chăng?
    By heobmt in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 04-09-2008, 05:45 PM
  3. D300 FX (full frame) sắp trình làng, tin đồn Cá tháng 4?
    By kaka in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-04-2008, 09:16 PM
  4. Full frame vs APS-C sensor
    By apham in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 11-02-2006, 10:03 PM
  5. Canon EOS 5D, full-frame 12.8 MP
    By TheAmateur in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 42
    Bài viết cuối: 25-08-2005, 03:20 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •