Trang 3 / 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 76

Chủ đề: Tất cả các môn

  1. #21
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Haikieu

    1. Trong lần trước bạn đã trả lời cho mình biết là bạn không có nhiều thời gian để đi theo học apprentice với một phóng viên ảnh thể thao cấp chuyên nghiệp. Ở vấn đề này thật sự mình không biết ở Việt Nam thế nào, và vấn đề dấu nghề ở Việt Nam ra sao, chứ ở nước phát triển chuyện đi theo học kinh nghiệm như thế này là việc bình thường thậm chí các tòa soạn báo còn có chương trình riêng dành cho các sinh viên học năm cuối vào thực tập. Đối với người hướng dẫn mentor, họ xem việc dạy lại cho bạn là chuyện bình thường, vì bạn làm việc của bạn họ làm việc của họ cho dù bạn có sẽ giỏi hơn họ thì thế giới họ sống là một thế giới cạnh tranh không có bạn cũng có người khác cho nên đó cũng là một động lực cho họ phải tiếp tục phát triển tay nghề của họ.

    2. Mình có đọc được dòng đó nhưng lúc đó mình bận không trả lời lại và thường mình viết bài ở forum này là bài viết phải có thông tin (phải mang đến cho người đọc một cái gì đó về kiến thức) nếu không mình không bao giờ viết cho nên mình đã không viết chờ cho đến khi có dịp như lúc này.

    3. Để có kỹ năng như người chuyên nghiệp thì học kiểu tập sự là tốt nhất nếu không là phải biết tự học bằng hai cách:
    (i) phải đi học kiến thức nền tảng trong lĩnh vực muốn theo; và

    (ii) phải liên tục xem ảnh của professionals chụp và học tập theo họ. Cho dù hiện tại bạn có giỏi đi chăng nữa bạn cũng phải liên tục tự nâng cao kỹ năng cho mình bằng cách mở rộng cách nhìn của mình đối với ảnh (của thể loại theo đuổi) từ professionals.

    4. Đây là nhận xét chung tất cả thể loại ảnh thể thao bạn chụp. Nếu trong một ảnh chụp thể hiện con người, ảnh đó phải thể hiện được emotion hoặc tính dữ dội intensity của con người đó thể hiện trên mặt của họ trong ảnh. Nếu không, ảnh đó không đạt đến trình độ. Một số ảnh của bạn không những chụp non-action mà còn không có emotion trong đó. Nó không thể nào là ảnh thể thao.

    5. Về ảnh bóng đá, có một số ảnh bạn chụp rộng quá nghĩa là trong kỹ năng của bạn bạn chưa hiểu thật tốt về điểm gây sự chú ý center of focus trong một tấm ảnh. Anh XL hay nói từ này là bạn muốn nhấn ở điểm nào trong ảnh. Nếu có, điểm đó phải là vượt trội hoàn toàn.

    6. Về ảnh bóng chuyền volleyball:
    (i) Những tấm ảnh không có action không có gì đề mình bàn cả.

    (ii) Với vị trí ảnh bạn chụp đang smash bóng, vị trí đó không phải là vị trí đỉnh (khó chụp nhất) trong loại ảnh này nghĩa là ảnh chụp vẫn còn ở level thấp. Hãy xem lại bài viết của mình về Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thể Thao Phần II lý do tại sao.

    (iii) Tốc độ chưa đủ cao làm cho trái bóng bị nhòa.

    (iv) Chọn background không tốt nhất là tấm số 1. Ảnh chưa close-up làm cho ảnh rất bị loãng.

    (v) Một số ảnh chụp ngay trước mặt vẫn chưa thấy được emotion. Những lúc đó rất là dễ chụp vì động tác rất là chậm. Càng dễ chụp tay nghề càng thấp.

    (vi) Cuối cùng, phải nghiên cứu xem ảnh của Getty chụp và phân tích tại sao nó lại chụp được vị trí này và phải bắt chược chụp cho được (hoặc gần được) như vậy. Đây là điều có lẽ bạn đã chưa làm. Cùng một vị trí chụp smash ngay lưới, hãy xem nó thể hiện như thế nào để loại trừ background. Về điều này, mình để cho cậu tự xem của Getty và tự học vì chỉ có như thế thì mới tự tiến bộ được và không cần đến ai lúc nào cũng phải đi theo hướng dẫn cho mình.

    7. Bài này xem như là nói một lần áp dụng cho cả hiện tại và tương lai sau này bạn sẽ không còn cần đến mình nữa. Nếu như bạn cho rằng không cần thiết phải đạt đến mức chụp gần như ảnh Getty thì hãy bỏ qua những điểm đã nói trên. Trong room này có nhiều bạn không phải là phóng viên ảnh thể thao chụp nhưng có rất ít bạn có khả năng có được hệ thống máy tốt đủ để chụp ảnh thể thao như bạn. Nếu như bạn chỉ cần học kỹ năng đi từ cơ bản nền tảng mà lên bạn sẽ có thể phát triển nhiều.

    8. Nhiếp ảnh, khác với luật sư bác sĩ, không cần phải đào tạo kiến thức quá lâu. Quan trọng là phải học đúng bài bản nền tảng ngay từ đầu, biết được cách tự rèn luyện thường xuyên, và liên tục thực tập sẽ trở nên giỏi.

  2. #22
    Tham gia
    29-08-2005
    Bài viết
    242
    Chào bác Nikonian2006
    Mình có việc từ sáng đến giờ, lúc này mới đọc phần góp ý của bác, đúng như bác nói, ảnh của mình còn chưa đạt, mình biết điều đó, và mình cũng biết nguyên nhân tại sao? đó là do mình chưa có kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh nói chung cũng như thể thao nói riêng. Cái khó của mình là chưa có thầy để học, lại nữa là không có nhiều thời gian vì công việc cũng bận, đấy chính là lý do mình đưa ảnh lên đây để mong học hỏi từ nhưng người giỏi nhiếp ảnh, trong đó bác, bác LiemHo và một số bác khác, ngoài ra mình cũng chịu khó xem ảnh của các NAG, tìm hiểu các kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vựa quan tâm, chỉ là qua mạng thôi.
    Rất cảm ơn bác, mình sẽ cố gắng nữa, và rất mong bác thi thoảng bớt chút thời gian góp ý cho mình với nhé.

  3. #23
    Tham gia
    29-08-2005
    Bài viết
    242
    Một vài hình ảnh trận chung kết diễn ra lúc 20h ngày 14-9-2009. Kết quả Thailand thắng China 3-1, một trận đấu hấp dẫn từ đầu đến cuối








  4. #24
    Tham gia
    29-08-2005
    Bài viết
    242
    Xin giới thiệu với các cụ vài chân dung các VĐV dịp này

    VĐV Thái lan Thinkaow Pleumjit: sinh 1983, cao 1m80



    VĐV Nhật bản Kanoh Maiko: sinh 15-7-1988 cao 1m84



    Mohamadi Mahta: sinh 13-4-1990 cao1m72




  5. #25
    Tham gia
    28-07-2009
    Bài viết
    359

    Post

    Quote Được gửi bởi haikeu View Post
    Rất thích ảnh nàY của bác Haikeu.

    Bác làm ở VOV NEWS đúng ko ạ. Vì hôm trước em nhớ mang máng có loạt ảnh giống như của bác đăng trên đó, có Watermark VOVNEWS hẳn hoi

  6. #26
    Tham gia
    29-08-2005
    Bài viết
    242
    Cảm ơn bác,
    em không làm ở đó, nhưng đựt vừa rồi, ở đó họ làm thẻ cho em chụp giải bóng chuyền này, nên họ có sử dụng 1 vài tấm của em ạ.

  7. #27
    Tham gia
    28-07-2009
    Bài viết
    359
    Ôi, VOVNEWS outsourcing giỏi thế :-D

  8. #28
    Tham gia
    29-08-2005
    Bài viết
    242
    Cháu thử chụp dancesports, các cụ góp ý cho cháu với ạ










  9. #29
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Bạn Haikieu

    1. Về những tấm ảnh dancing, đây là những tấm ảnh đẹp. Một số ít bạn trước đây cũng đã cố gắng chụp thể loại này, và post vào trong đây, nhưng không đẹp vì các bạn ấy không có máy đủ tốt để chụp không flash. Không biết bạn để chế độ đo sáng thế nào matrix hay spot. Bạn nên để hoặc spot hoặc ít nhất center. Khi chụp bạn nên để ý background, đừng để nó sáng quá làm mất đi tính focus vào subject, bằng cách chọn vị trí đứng thích hợp trước khi chụp. Một điểm nữa là bạn chụp rehearsal cho nên mất không khí khán giả ở background. Mình không thích thể loại này. Ánh sáng quá tối làm cho tốc độ của bạn chụp không đủ cao làm cho một số ảnh action nhanh bị rung. Nếu có thể phải tăng tốc độ lên hơn.

    2. Về ảnh bóng chuyền:

    (i) Ở lần này bạn đã cố gắng chọn background tốt hơn và có tiến bộ hơn so với trước.

    (ii) Điều này mình đã nói trong phần kỹ thuật từ lâu trước đây. Chụp bóng chuyền khó nhất là chụp lao người cứu bóng. Trong tấm ảnh bạn chụp bạn để có người ở foreground cho nên làm cho ảnh chưa đẹp.

    (iii) Một ít tấm ảnh đánh trên lưới đã đẹp. Tuy nhiên, bạn nên chụp theo hai hướng:

    + hoặc là nhấn vào emotion dữ dội trên khuôn mặt phải chụp từ trước mặt; hoặc

    + hoặc là chụp tính đồng bộ khi chắn bóng điều này sẽ làm ảnh đẹp khi thay thế yếu tố emotion không có trong ảnh.

    (để hiểu điểm này thể hiện ra sao phải xem ảnh của Getty).

    (iv) Một trong những cách chụp đánh trên lưới này có background đẹp là phải ngồi ở gần sân và chụp từ dưới lên. Chụp volleyball này hoàn toàn có thể chụp đẹp bằng 200mm từ vị trí này không cần phải ống dài. Với vị trí bạn ngồi trên khán đài cao đó, ống 300mm dường như không đủ zoom. Vì vậy, cho dù bạn crop lại nhiều, bokeh vẫn rõ và không đẹp.

    (v) Một trong những đặc điểm mà bạn chưa làm được là bạn chưa rèn luyện cho mình tính độc lập trong học tập. Khi bạn bước vào sân đánh chuyện nghiệp ở nơi tập trung phóng viên ảnh giỏi nhất là Getty, hãy quan sát pro nó ngồi, chọn vị trí và ảnh nó cho ra như thế nào. Tại sao nó ngồi đó, ống nó dài bao nhiêu. Tại sao nó lại chọn như vậy. So sánh với ảnh bạn chụp trong cùng một sự kiện tại sao nó lại chụp đẹp hơn mình. Khi nào bạn hiểu được điều này là bạn sẽ tự tiến bộ được mà không cần lúc nào cũng phải có người như mình đi theo chỉ bạn từng chút một. Là người mới bạn cần phải quan sát và học hỏi đã đừng bước vào là sẽ giơ máy lên chụp. Điểm thứ hai là không bao giờ đi học ở một người, phải nhìn và học ở nhiều người khác nhau nhất là ở Việt Nam nơi chưa có trường dạy chuyên nghiệp cho phóng viên ảnh thể thao này. Một con người muốn giỏi trước nhất phải có nền tảng chuyên nghiệp trước đã.

  10. #30
    Tham gia
    28-07-2009
    Bài viết
    359
    Ngả mũ bái phục các bác! HY Vọng sau nàY đủ tiền để chơi được dòng ảnh thể thao :-|

Trang 3 / 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •