Trang 1 / 31 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 304

Chủ đề: Bố Cục: Nghệ Thuật Tổ Chức Các Thành Phần Cơ Bản Nhiếp Ảnh

  1. #1
    Tham gia
    29-10-2005
    Location
    Los Angeles, California.
    Bài viết
    1,544

    Bố Cục: Nghệ Thuật Tổ Chức Các Thành Phần Cơ Bản Nhiếp Ảnh

    Được sự ủng hộ và đồng tình của BQT Vnphoto, tôi lại một lần nữa "liều" viết thêm một loạt bài về bố cục trong nhiếp ảnh.

    Trước tiên cho tôi cám ơn tất cả những bạn cho phép tôi được xử dụng những hình ảnh minh họa cho loạt bài viết này. Loạt bài viết này là kết quả của những năm học tập, làm việc, và hoạt động nhiếp ảnh với những bậc đàn anh mà tôi rất hâm mộ. Tôi luôn muốn có dịp được viết ra để gọi là hệ thống kiến thức của mình và củng để chia xẻ với cộng động nhiếp ảnh vnphoto (đây là cộng đồng nhiếp ảnh duy nhất mà tôi tham gia). Hơn nữa, cùng với thời gian thăng trầm với vnphoto tôi cảm thấy cần phải làm một cái gì để liên kết những anh em tâm huyết lại bằng một bài viết bao gồm những hình ảnh do chính những members của cộng đồng này chụp. Có lẽ đây là lý do quan trọng nhất nhằm tạo một dấu ấn, một ảnh hưởng (hi vọng vậy) trong lòng những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh. Tôi thật là may mắn được làm công việc này(hic, sến thật nhưng không nói ra không chịu nổi). Thôi xin bắt đầu vậy.

  2. #2
    Tham gia
    29-10-2005
    Location
    Los Angeles, California.
    Bài viết
    1,544
    Chương Mở Đầu

    1. Bố cục và quá trình thành phẩm

    Mỗi khi ta chuẩn bị chụp một tấm ảnh, mối quan tâm đầu tiên và chính nhất (đôi khi là mối quan tâm duy nhất) là làm sao chụp được một tấm ảnh hoàn hảo về kỹ thuật hay ít nhất là chấp nhận được, không bị những lỗi làm phân tâm tới cái thú ngắm (tôi thích chữ hưởng thụ hơn) một tấm ảnh đẹp. Ngày nay với những máy Digital và "Point-and-Shoot" hiện đại, người chụp không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, ví dụ như exposure như thế nào, lấy nét ra sao, có flash hay không, dường như máy làm hết những việc này cho ta. Dường như mối quan tâm duy nhất là làm sao giữ máy cho vững và bấm để thu lại những hình ảnh trước mặt. Chất lượng ảnh càng ngày càng nâng cao, độ nét, độ phân giải, màu sắc tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng vài năm.

    Tuy nhiên, những ưu thế về kỹ thuật trên vẫn chưa đủ để thõa mãn một tấm ảnh đạt yêu cầu "hưởng thụ nhiếp ảnh". Có chăng là sự hiện đại của máy móc làm giảm nhẹ gánh nặng kỹ thuật và ta có nhiều thời giờ hơn quan sát chủ đề, ánh sáng, chọn góc chụp, thời chụp để đạt kết quả như ý hơn. Theo tôi, để gọi là "hưởng thụ nhiếp ảnh", ta cần:

    1. Một con mắt (2 con) quan sát tốt để nhìn ra cái đẹp (beauty), cái đặc biệt khác thường (striking, different) của chủ đề hay cảnh tượng mà bình thường chúng ta có thể bỏ qua.

    2. Sự cảm nhận về ánh sáng, ánh sáng tại hiện trường trong mối tương quan với chủ đề và cảnh vật, và nếu có thể được là làm sao cho nó tốt hơn (improve the lighting).

    3. Quyết định cái gì là chủ đề và làm sao thu được vào ống kính hiệu quả nhất, bao gồm phần nào của chủ đề (khi chụp người), bao nhiêu không gian của cảnh tượng, góc chụp nào nên chọn, cái gì chung quanh chủ thể (surrounding) và có nên thu vào khung ảnh (viewfinder) không, foreground và background ra sao.

    Ảnh sau, một cậu bé chuẩn bị "chúi", một sự việc thông thường, nhưng cái "không thông thường" là góc chụp mà tác giả cho ta một cái nhìn khác thường của sự việc. Cái khác thường dễ bỏ qua này gây ấn tượng cho ngươì nhìn và làm cho sự việc linh động hơn (Ảnh: loayhoay)



    Ảnh sau, tác giả Lylong cho ta sự cảm nhận về ánh sáng, một ví dụ về sự quan sát ánh sáng và làm cho sự việc bình thường trở nên thú vị để quan sát (hưởng thụ nhiếp ảnh, sao tôi thích chữ này ghê). Tôi nghĩ nếu chủ đề nằm trong hoàn cảnh ánh sáng khác, chưa chắc sự việc đủ gây sức thu hút cho người xem ảnh.



    Ảnh sau là ví dụ về sự quyết định cái gì sẽ được thu vào máy ảnh. Tác giả đứng trước cảnh tượng rộng, bên phải được gom lại vào khung chữ nhật thẳng đứng bên trái là hallway rộng, điều kiện ánh sáng nghịch, đường chéo duy nhất trong ảnh ở trung tâm như mời gọi người nhìn và gây trí tưởng tưởng về cảnh vật thật được thu lại (Ảnh: Trauvang)



    (Còn tiếp....)
    Được sửa bởi hafoto lúc 07:04 AM ngày 08-04-2009

  3. #3
    Tham gia
    26-08-2006
    Bài viết
    349
    lại được anh hafoto iết bài chỉ hướng dẫn rùi. Em rất thích các bài iết của anh. Cám ơn anh
    _______________________________________
    SAVE TREES, Think before you print!!

  4. #4
    Tham gia
    02-09-2008
    Bài viết
    141
    viết hay quá ,viết tiếp đi bác.

  5. #5
    Tham gia
    11-09-2007
    Location
    Tp. Hồ Chí Minh
    Bài viết
    2,666
    Chúc mừng sifu lại tái xuất giang hồ. Lần này sifu nhớ xuất hết chiêu nhé.
    TEL:0908150354 YM!:chinhan1978
    https://www.facebook.com/nhannc

  6. #6
    Tham gia
    03-12-2008
    Bài viết
    957
    Mừng vì bác hafoto way lại ^^

  7. #7
    Tham gia
    07-11-2007
    Bài viết
    83
    Chào mừng Bác Hafoto tái xuất giang hồ!
    Chân thành cảm ơn Bác về những bài viết rất bổ ích.chúc Bác vui vẻ , thành đạt.
    http://www.vnphoto.net/forums/profile.php?do=editsignature#

  8. #8
    Tham gia
    29-10-2005
    Location
    Los Angeles, California.
    Bài viết
    1,544
    3 yếu tố kể trên (quan sát hiện trường, cảm nhận ánh sáng, quyết định chủ đề) sẽ giúp ta có được một hình ảnh trong đầu, ở dạng phôi thai (concept, mental images). Vấn đề kế tiếp là sự hiểu biết về kỹ thuật để chuyển tải ý tưởng thành hiện thực một cách chính xác nhất mà ta đã hình dung. Chính kỹ thuật là phương tiện giúp cho người nhìn thấy được ý tưởng (mental images) của ta qua hình ảnh trên giấy (physical images), hoăc dùng trên internet (electronic images).

    Ở giai đoạn "chuyển tải ý tưởng trong đầu" này, người chụp cần quyết định những yếu tố kỹ thuật như mức độ rõ của ảnh (range of sharpness, depth of field), loại ánh sáng (low-lighting, silhlouettes, ambient...), góc chụp("perspective" chữ này nghĩa đầy đủ hơn chữ "angle-shooting")... Nói chung là sự hiểu biết về dụng cụ thu hình và các features của máy (khẩu độ, tốc độ, focal length).

    Bước cuối cùng là làm sao tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kể trên (photographic elements), để diễn đạt ý định của người chụp, gửi một thông điệp, hoặc đạt yêu cầu về thương mại. Cái gọi là "tổ chức" và "sắp xếp" chính là Bố Cục.

    Tôi xin tóm gọn bằng biểu đồ sau:



    Chú thích Anh ngữ:

    Image at the stage of concept: Hình ảnh ở giai đoạn ý tưởng.
    Observation: Quan sát
    Knowledge of Lighting: Hiểu biết về ánh sáng
    Subject Determination: Chọn lựa chủ đề

    Image at the stage of Capture: Hình ảnh ở giai đoạn thu, nắm bắt.
    The capabilities of Equipments: Khả năng thu ảnh của đồ nghề.
    Technical Understanding: Sự hiểu biết về sử dụng đồ nghề và chức năng.

    Image at the stage of Develop: Hình ảnh ở giai đoạn hình thành.
    Post-processed, Printing: Hậu kỳ và in ấn.
    Presentation: Trình bày.

    Composition: Bố cục
    Organizing, Arranging: Tổ chức và sắp xếp.
    Được sửa bởi hafoto lúc 11:37 PM ngày 05-04-2009

  9. #9
    Tham gia
    29-10-2005
    Location
    Los Angeles, California.
    Bài viết
    1,544
    Như ta thấy bố cục là một quá trình liên tục từ khái niệm cho tới hình thành. Chữ "bố cục" ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng hơn chữ "bố cục" trong tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kinh điển (photographic elements) như điểm (point), đường nét (lines), hình dạng (shape), form (hình khối), màu sắc (colors). Tôi nghĩ "bố cục" nên hiểu theo nghĩa sáng tạo như người nhạc sĩ "compose" một bản nhạc. Ở mức độ này thì "bố cục" nó hàm chứa phần hồn (the message, the idea) hơn là phần ảnh (lines, shape, colors...).

    Ảnh sau ở giai đoạn quan sát tôi nhận thấy đây là loại ánh sáng từ cửa sổ (window lighting), tôi muốn chụp kiểu profile.

    Ở giai đoạn thu ảnh (capture), tôi chọn khẩu độ f/2.5 để đạt độ nét ở phần mặt (frontal), focal length 50mm để chủ đề không bị distorted (ở khoãng cách 3 feet), ở cự li này tôi không dùng flash vì ánh sáng chếch từ cửa sổ (nguồn duy nhất) đủ để gây hình khối, flash có thể làm "hại" (flat) cái shadow phía sau mang tai của chủ đề.



    Ở giai đoạn hậu kỳ tôi cần thấy phải thêm shadow, và đặt chủ đề sao cho cân bằng hơn (thêm khoãng không trước mặt chủ đề, 1/4 so với khoãng không phía sau) nhằm mục đích diễn đạt trạng thái tâm lý bế tắc.

    Được sửa bởi hafoto lúc 12:37 AM ngày 06-04-2009

  10. #10
    Tham gia
    18-03-2007
    Location
    Hà nội
    Bài viết
    3,043
    Viết nhanh lên sư phụ ơi
    mah gallery : http://s447.photobucket.com/albums/qq192/NgThaiphoto/

Trang 1 / 31 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 73
    Bài viết cuối: 14-05-2013, 04:04 PM
  2. e muốn mua máy anh dể tìm hiểu nghệ thuật nhiêp ảnh
    By quocviet_avy in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 20-02-2010, 11:20 AM
  3. Lịch sử nghệ thuật nhiếp ảnh (II): Nhiếp ảnh tạo hình là gì?
    By AlterEgo in forum Chia sẻ kỹ thuật chụp ảnh và kiến thức về nhiếp ảnh
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 01-02-2009, 11:58 PM
  4. Vẫn là lối mòn cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà???
    By Jim-Toanstrong in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 20
    Bài viết cuối: 10-11-2008, 07:50 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •