Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 72

Chủ đề: Nhiệt độ màu là gì?

  1. #1
    Tham gia
    17-09-2008
    Location
    Plaiseau, Ile de France
    Bài viết
    1,982

    Nhiệt độ màu là gì?

    Trong các máy DSLR ở một dòng máy ngoài các chế độ cân bằng trắng mặc định còn có một chế độ cân bằng trắng bằng nhiệt độ màu. Em nhận thấy là khi trời có nắng gắt thì nhiệt độ màu lại thấp hơn khi trời nhiều mây. Tại sao vậy?
    Để hiểu hơn về vấn đề này em mạnh dạn viết bài trao đổi này mong các bác góp ý, bàn luận để chúng ta hiểu rõ hơn một vấn đề cơ bản và khá quan trọng của nhiếp ảnh.

    Khái niệm nhiệt độ màu
    Nhiệt độ màu là một khái niệm được rút ra từ định luật bức xạ của Planck. Chúng ta đều biết rằng một vật khi nóng thì nó sẽ phát sáng, quang phổ liên tục mà nó phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, vì thế khi quan sát quang phổ của một vật nóng chúng ta có thể ước lượng được nhiệt độ của nó. Khi quan sát bức xạ của một vật đen tuyệt đối Planck đã phát hiện ra rằng ở một nhiệt độ T nhất định thì vật sẽ phát ra một quang phổ liên tục với cường độ sáng thay đổi theo tần số. Tần số ánh sáng được phát xạ mạnh nhất phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối của vật. (ví dụ một vật nếu có nhiệt độ là 1500K (khoảng hơn 1200 oC) thì sẽ phát ra ánh sáng có màu cam là mạnh nhất, vật có nhiệt độ là 3000K thì phát ra ánh sáng vàng mạnh nhất)


    Thông thường ở nhiệt độ càng cao thì bức xạ mạnh nhất mà vật phát ra có bước sóng càng ngắn (thiên về màu xanh hoặc tím). Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng thiên về màu nào thì ảnh thường bị ám màu đó (ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn tròn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tunsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 3200K). Vì lí do này, người ta dùng khái niệm nhiệt độ màu để chỉ bức xạ (ánh sáng) mạnh nhất được phát ra trong một điều kiện chiếu sáng nào đó. Chúng ta cần lưu ý rằng những vật có nhiệt độ cao thường phát ra bức xạ mạnh nhất ở màu xanh (trong nhiếp ảnh gọi là màu lạnh) ngược lại những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).
    Mời các bác xem thêm về nhiệt độ màu ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Color_temperature


    Tại sao trời nhiều mây lại có nhiệt độ màu cao hơn trời nắng?
    Sau đây là bảng nhiệt độ màu với một số nguồn sáng khác nhau:
    Temperature Typical Sources
    1000K Candles; oil lamps
    2000K Very early sunrise; low effect tungsten lamps
    2500K Household light bulbs
    3000K Studio lights, photo floods
    4000K Clear flashbulbs
    5000K Typical daylight; electronic flash
    5500K The sun at noon near Kodak's offices :-)
    6000K Bright sunshine with clear sky
    7000K Slightly overcast sky
    8000K Hazy sky
    9000K Open shade on clear day
    10,000K Heavily overcast sky
    11,000K Sunless blue skies
    20,000+K Open shade in mountains on a really clear day

    Thực ra trong điều kiện chụp ở ngoài trời việc thiết lập cân bằng trắng phụ thuộc nhiều vào vị trí của mặt trời (thời điểm trong ngày) bởi vì trong điều kiện này chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng tán xạ của mặt trời trong khí quyển (loại tán xạ này gọi là tán xạ Rayleigh). Thông thường khi bầu trời trong thì ánh sáng được tán xạ có màu xanh ứng với nhiệt độ phát xạ của vật đen tuyệt đối là 6000K do vậy nhiệt độ màu lúc này chúng ta đặt là 6000K. Khi trời có nhiều mây thì tán xạ Rayleigh của màu xanh trên nền trời bị giảm bớt, lúc này ánh sáng có bước sóng ngắn (ngắn hơn bước sóng của ánh sáng xanh) sẽ được tán xạ mạnh hơn vì vậy nhiệt độ màu lúc này phải đặt lớn hơn trong trường hợp trời quang mây. Đến đây thì chúng ta có một lí giải khá hợp lí cho việc thiết lập nhiệt độ màu trong các điều kiện khác nhau.
    Tuy vậy, những lí giải trên là ý kiến các nhân của em, mong các bác cùng đóng góp để chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.

  2. #2
    Tham gia
    29-11-2008
    Bài viết
    1,627
    Cảm ơn bác về bài viết thú vị. Em sẽ thực hành từng thông số trong bảng này Chỉnh độ K bằng niềm tin không thử sai nữaxem sao.

    Temperature Typical Sources
    1000K Candles; oil lamps
    2000K Very early sunrise; low effect tungsten lamps
    2500K Household light bulbs
    3000K Studio lights, photo floods
    4000K Clear flashbulbs
    5000K Typical daylight; electronic flash
    5500K The sun at noon near Kodak's offices :-)
    6000K Bright sunshine with clear sky
    7000K Slightly overcast sky
    8000K Hazy sky
    9000K Open shade on clear day
    10,000K Heavily overcast sky
    11,000K Sunless blue skies
    20,000+K Open shade in mountains on a really clear day

  3. #3
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Xin bổ sung thêm vài điều với bác chủ topic. Về nhiệt độ màu em cũng đã gửi một bài sơ lược hồi năm ngoái, ở đây:

    http://www.vnphoto.net/forums/showth...t=18657&page=5

    Nay xin nói thêm cho rõ ý.

    Màu sắc của vật thể mà chúng ta nhìn thấy, hoặc sensor ghi lại, hầu hết là ánh sáng phản xạ lại từ vật, nó phụ thuộc vào nguồn sáng chiếu sáng vật thể đó.

    Ví dụ: tờ giấy trắng, nhìn có vẻ hơi xanh khi để dưới đèn neon, nhưng lại nhìn đỏ quạch khi để dưới ánh nến. Như vậy, tùy chất lượng nguồn sáng mà chúng ta thấy vật có màu khác nhau. Hoặc màu đỏ có thể nhìn đen thui dưới một nguồn sáng có cường độ rất yếu.

    Tuy nhiên, con người có khả năng tự điều chỉnh thông tin thu được, nhờ vào kinh nghiệm, kiến thức. Ví dụ khi nhìn tờ giấy hơi ám xanh, kiến thức cho chúng ta biết rằng đó là tờ giấy "trắng" (nói cho vui thì bộ óc siêu việt của chúng ta đã dịch chuyển "white point" sao phù hợp với từng điều kiện thực tế, tức là Auto White Balance cực hiệu quả trong mọi trường hợp)

    Máy ảnh số thì không có khả năng ấy, nếu không có sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại, thông minh và sự xử lý tính toán của chip hình ảnh, nó chỉ có thể ghi lại được hình ảnh của tờ giấy "xanh" mà thôi.

    Vì vậy, cách đặt nhiệt độ K trong máy, hoặc đặt các chế độ WB như "AS ban ngày", "trời nhiều mây" v.v., chính là cách mà chúng ta hướng dẫn cho máy ảnh giả lập điều kiện ánh sáng, để ghi lại màu sắc trung thực trong điều kiện chiếu sáng đó, hoặc lái màu sắc sang kiểu khác, phục vụ mục đích sáng tạo của chúng ta...


    Được sửa bởi Newbie_SG lúc 10:49 PM ngày 22-03-2009

  4. #4
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Các camera được chế tạo với điểm white point ngầm định nằm ở khoảng 5000-6000 oK là điều kiện ánh sáng mặt trời khá tối ưu.

    Khi chụp một vật thể màu trắng ở dưới ánh đèn có màu sắc tương đương với màu sắc do "vật thể đen tuyệt đối nung nóng ở 2800oK" phát ra, mà không điều chỉnh white-point của camera, thì điểm cân bằng trắng bị lệch so với thực tế, dẫn đến hình ảnh bị ám xanh

    Đây là ví dụ về ám màu theo nhiệt độ K trên cùng 1 file RAW


  5. #5
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Chức năng Auto White Balance của máy ảnh hoạt động khá hiệu quả, nhờ vào việc đối chiếu tình huống ánh sáng thực với CSDL các tình huống ánh sáng đã có sẵn trong máy. Khi đó, máy ảnh có thể tự "ước lượng" điểm white-point để dịch chuyển, sao cho hình ra đúng màu nhất.

    Tuy nhiên, vì lý do giá thành và phân cấp thị trường, các dòng máy cấp thấp chỉ được trang bị một khả năng AWB vừa đủ xài, trong khi các đời máy cao hơn sẽ được tích hợp CSDL tình huống lớn hơn. VD: so trong Canon thì xxxD tự cân bằng trắng khá kém cỏi, trong khi xxD khá hơn nhiều, và xD thì rất xuất sắc (VD như 5D chụp AWB cực tốt trong hầu hết các trường hợp)

    Nên dùng Custom WB đặt theo độ K hay đặt AWB???

    Câu trả lời là tùy thuộc khả năng của máy và ý thích + kinh nghiệm của người dùng.

    Tuy nhiên, AWB có thể cho ra những bức ảnh được chụp ở 4650 oK chẳng hạn, do máy tự tính toán dịch chuyển white point, trong khi Custom WB chỉ có thể đặt 4600 hoặc 4700 (vì nấc nhảy cho phép điều chỉnh là 100 oK)

    Kinh nghiệm cá nhân em là từ khi dùng xxD của Ca cho đến nay, em chả cần quan tâm WB, chỉ tự đặt WB trong một số trường hợp nhằm mục đích nhất định nào đó...

  6. #6
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Quote Được gửi bởi o v e r s e a View Post
    Cảm ơn bác về bài viết thú vị. Em sẽ thực hành từng thông số trong bảng này Chỉnh độ K bằng niềm tin không thử sai nữaxem sao.
    Tranh thủ đâm chú oversea phát

    Chú còn chưa thuộc cái bảng ấy cơ à? Thế thì muốn chụp ra màu nâu đất phát một ngay trên camera thì còn phải luyện lâu lắm đới

  7. #7
    Tham gia
    13-03-2006
    Bài viết
    1,453
    Quote Được gửi bởi ribina View Post
    Trong các máy DSLR ở một dòng máy ngoài các chế độ cân bằng trắng mặc định còn có một chế độ cân bằng trắng bằng nhiệt độ màu. Em nhận thấy là khi trời có nắng gắt thì nhiệt độ màu lại thấp hơn khi trời nhiều mây. Tại sao vậy?
    Để hiểu hơn về vấn đề này em mạnh dạn viết bài trao đổi này mong các bác góp ý, bàn luận để chúng ta hiểu rõ hơn một vấn đề cơ bản và khá quan trọng của nhiếp ảnh.

    Khái niệm nhiệt độ màu
    Nhiệt độ màu là một khái niệm được rút ra từ định luật bức xạ của Planck. Chúng ta đều biết rằng một vật khi nóng thì nó sẽ phát sáng, quang phổ liên tục mà nó phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, vì thế khi quan sát quang phổ của một vật nóng chúng ta có thể ước lượng được nhiệt độ của nó. Khi quan sát bức xạ của một vật đen tuyệt đối Planck đã phát hiện ra rằng ở một nhiệt độ T nhất định thì vật sẽ phát ra một quang phổ liên tục với cường độ sáng thay đổi theo tần số. Tần số ánh sáng được phát xạ mạnh nhất phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối của vật. (ví dụ một vật nếu có nhiệt độ là 1500K (khoảng hơn 1200 oC) thì sẽ phát ra ánh sáng có màu cam là mạnh nhất, vật có nhiệt độ là 3000K thì phát ra ánh sáng vàng mạnh nhất)


    Thông thường ở nhiệt độ càng cao thì bức xạ mạnh nhất mà vật phát ra có bước sóng càng ngắn (thiên về màu xanh hoặc tím). Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng thiên về màu nào thì ảnh thường bị ám màu đó (ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn tròn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tunsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 3200K). Vì lí do này, người ta dùng khái niệm nhiệt độ màu để chỉ bức xạ (ánh sáng) mạnh nhất được phát ra trong một điều kiện chiếu sáng nào đó. Chúng ta cần lưu ý rằng những vật có nhiệt độ cao thường phát ra bức xạ mạnh nhất ở màu xanh (trong nhiếp ảnh gọi là màu lạnh) ngược lại những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).
    Mời các bác xem thêm về nhiệt độ màu ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Color_temperature


    Tại sao trời nhiều mây lại có nhiệt độ màu cao hơn trời nắng?
    Sau đây là bảng nhiệt độ màu với một số nguồn sáng khác nhau:
    Temperature Typical Sources
    1000K Candles; oil lamps
    2000K Very early sunrise; low effect tungsten lamps
    2500K Household light bulbs
    3000K Studio lights, photo floods
    4000K Clear flashbulbs
    5000K Typical daylight; electronic flash
    5500K The sun at noon near Kodak's offices :-)
    6000K Bright sunshine with clear sky
    7000K Slightly overcast sky
    8000K Hazy sky
    9000K Open shade on clear day
    10,000K Heavily overcast sky
    11,000K Sunless blue skies
    20,000+K Open shade in mountains on a really clear day

    Thực ra trong điều kiện chụp ở ngoài trời việc thiết lập cân bằng trắng phụ thuộc nhiều vào vị trí của mặt trời (thời điểm trong ngày) bởi vì trong điều kiện này chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng tán xạ của mặt trời trong khí quyển (loại tán xạ này gọi là tán xạ Rayleigh). Thông thường khi bầu trời trong thì ánh sáng được tán xạ có màu xanh ứng với nhiệt độ phát xạ của vật đen tuyệt đối là 6000K do vậy nhiệt độ màu lúc này chúng ta đặt là 6000K. Khi trời có nhiều mây thì tán xạ Rayleigh của màu xanh trên nền trời bị giảm bớt, lúc này ánh sáng có bước sóng ngắn (ngắn hơn bước sóng của ánh sáng xanh) sẽ được tán xạ mạnh hơn vì vậy nhiệt độ màu lúc này phải đặt lớn hơn trong trường hợp trời quang mây. Đến đây thì chúng ta có một lí giải khá hợp lí cho việc thiết lập nhiệt độ màu trong các điều kiện khác nhau.
    Tuy vậy, những lí giải trên là ý kiến các nhân của em, mong các bác cùng đóng góp để chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.
    Em không hiểu rõ lắm cách bác giải thích, nhưng em giải thích như thế nàY:

    1. Nhiệt độ bề mặt mặt trời khoảng 6000K, ánh sáng mà nó phát ra cũng có nhiệt độ như VậY.
    2. Ánh sáng Xanh có bước sóng ngắn, ánh sáng đỏ có bước sóng dài.
    3. Khi ánh sáng đi Vào khí quYển, có XảY ra hiện tượng tán Xạ. Trong hiện tượng tán Xạ, ánh sáng bị dội Vào các hạt nhỏ trong không khí, đổi phương truYền. Ánh sáng Xanh tán Xạ nhiều, ánh sáng đỏ tán Xạ ít.
    4. Khi ta nhìn Vào mặt trời chiều, do thành phần ánh sáng Xanh bị tán Xạ ra phương khác trên đường truYền, còn lại ánh sáng đỏ, nên ta thấY mặt trời màu đỏ.
    5. Khi ta nhìn lên bầu trời, ánh sáng ta thấY là do các hạt trong không khí tán Xạ đến mắt ta, nên bầu trời có màu Xanh.
    6. Một Vật trên mặt đất, nhận ánh sáng từ hai nguồn, một nguồn trực tiếp là mặt trời, ánh sáng ám đỏ, Và nguồn gián tiếp là bầu trời, mâY, ánh sáng ám Xanh.
    7. Khi trời nhiều mâY, nguồn trực tiếp bị che, nguồn gián tiếp tăng mạnh, nên ánh sáng chuYển sang Xanh hơn, tương ứng Với nhiệt độ cao hơn.
    8. Trong bóng râm, Vật chỉ nhận ánh sáng từ nguồn gián tiếp, nên nhiệt độ cũng cao.

  8. #8
    Tham gia
    29-11-2008
    Bài viết
    1,627
    Quote Được gửi bởi Newbie_SG View Post
    Tranh thủ đâm chú oversea phát

    Chú còn chưa thuộc cái bảng ấy cơ à? Thế thì muốn chụp ra màu nâu đất phát một ngay trên camera thì còn phải luyện lâu lắm đới
    Á à Mr Nâu đất hôm nay gan cùng mình nhỉ. Thôi cứ khen bài dịch của bác cái không bác buồn. Cứ lấp ló mãi. Như em đã công nhận, muốn ra màu nâu đất như bác chỉ có AWB thôi.

  9. #9
    Tham gia
    27-06-2008
    Location
    CA.
    Bài viết
    1,411
    Quote Được gửi bởi Newbie_SG View Post
    ....Tuy nhiên, vì lý do giá thành và phân cấp thị trường, các dòng máy cấp thấp chỉ được trang bị một khả năng AWB vừa đủ xài, trong khi các đời máy cao hơn sẽ được tích hợp CSDL tình huống lớn hơn. VD: so trong Canon thì xxxD tự cân bằng trắng khá kém cỏi,...
    Câu nầy hoàn toàn chính xác, các đời náy xxxD trước, tất nhiên là không có '' K feature '', dùng AWB cũng không chính xác, dùng manual WB cũng không xong. So muốn có mầu chính xác chúng ta cần phải xử dụng manual WB, ĐỒNG THỜI phải sét WB correction.
    Bài viết của hai bác rất bổ ích.
    Thân!

  10. #10
    Tham gia
    02-12-2008
    Bài viết
    297
    Nhưng ngoài cách setting thế này còn nhiều kiểu khác nữa mà ai biết post nốt đi ạ.

Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Sẽ còn bao nhiêu website về nhiếp ảnh ở VN
    By viet_khoa in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 22
    Bài viết cuối: 02-06-2017, 06:15 PM
  2. Trả lời: 62
    Bài viết cuối: 19-12-2012, 09:27 AM
  3. Tạp chí nhiếp ảnh thiên nhiên online - Nature Photo Magazine
    By Detto in forum Ảnh thiên nhiên, phong cảnh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-08-2009, 01:59 PM
  4. Lịch sử nghệ thuật nhiếp ảnh (II): Nhiếp ảnh tạo hình là gì?
    By AlterEgo in forum Chia sẻ kỹ thuật chụp ảnh và kiến thức về nhiếp ảnh
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 01-02-2009, 11:58 PM
  5. Post nhiều, mất nhiều ?!
    By Atkinson in forum Đóng góp ý kiến xây dựng hay thắc mắc với ban quản trị
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 14-12-2005, 08:41 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •