Trang 5 / 14 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 133

Chủ đề: Tiêu cự ống kính (camera lens focal length)

  1. #41
    Tham gia
    18-03-2007
    Location
    Hà nội
    Bài viết
    3,043
    oài, các bác làm em rối hết cả lên. Nhưng em chả quan tâm đến ba cái vụ thế nào là focal leght đâu ạ, em chỉ thắc mắc rút cục cái focal lenght đó có ý nghĩa gì khi chụp ảnh.
    Em là newbie, nên chả có kinh nghiệm chụp gì cả. Các bác chỉ giúp em khi chụp thì cái focal lenght của ống có tác dụng thế nào ????
    Thỉnh thoảng em nhòm thấy ảnh các bác ghi f8, f2.8 gì đó, cũng thấy trên ống kính ghi số tương tự hoặc cả 28.80mm nữa chứ. Trước đó em hình dung, cái 28, 35, 80mm là tiêu cự _ focal lenght của ống kính, đọc topic nầy em lại thấy em hình dung sai bét ><
    mah gallery : http://s447.photobucket.com/albums/qq192/NgThaiphoto/

  2. #42
    Tham gia
    10-03-2005
    Location
    Georgia - US
    Bài viết
    2,235
    Quote Được gửi bởi tumitoe11
    oài, các bác làm em rối hết cả lên. Nhưng em chả quan tâm đến ba cái vụ thế nào là focal leght đâu ạ, em chỉ thắc mắc rút cục cái focal lenght đó có ý nghĩa gì khi chụp ảnh.
    Em là newbie, nên chả có kinh nghiệm chụp gì cả. Các bác chỉ giúp em khi chụp thì cái focal lenght của ống có tác dụng thế nào ????
    Thỉnh thoảng em nhòm thấy ảnh các bác ghi f8, f2.8 gì đó, cũng thấy trên ống kính ghi số tương tự hoặc cả 28.80mm nữa chứ. Trước đó em hình dung, cái 28, 35, 80mm là tiêu cự _ focal lenght của ống kính, đọc topic nầy em lại thấy em hình dung sai bét ><
    @ bác tumitoe11, để dể cho newbie hình dung một số yếu tố căn bản liên quan mật thiết trong việc chụp ảnh, em xin giải thích theo cách thông thường nhất 4 yếu tố sau đây:
    - Tiêu cự (Focal Lenght - FC) một cách thông thuờng nhất là tầm nhìn xa của ống kính hay độ "hút ảnh về gần máy ảnh" giống như cái ống dòm thế thôi. Ống kính có chỉ số tiêu cự càng lớn là tầm nhìn càng xa hay "độ hút ảnh càng mạnh". Ví dụ ống kính zoom có ghi 80-200mm là độ "hút ảnh về gần máy ảnh" mạnh hơn ống kính zoom 18-70mm. Tiêu cự càng lớn, ống kính càng dài và đường kính càng to. Một phóng viên thể thao ngồi tít bên này mà vẫn có thể chụp được ảnh thủ môn bắt bóng tít bên khung thành bên kia. Họ sử dụng ống kính có tiêu cự tối thiểu phải là 400mm hoặc 600mm.
    - Khẩu độ (Aperture - A) hay viết là f, là độ mở lớn của lổ mở trong ống kính. Nó thường được biểu thị theo các số sau đây: 32, 22, 16, 11, 8, 5.6, 4, 2.8, 1.4. Chỉ số này được biểu thị trên ống kính tỷ lệ nghịch với độ mở lớn của ống kính. Ví dụ f.11 thì độ mở của ống kính nhỏ hơn f.2.8. Khi chụp, khẩu độ càng đóng nhỏ chừng nào (ví dụ f.16) thì cho ảnh có độ sâu rõ nét càng xa chừng ấy (Deepth of Field). Ngược lại khi chụp mở khẩu độ càng lớn (ví dụ f.2.8) thì ảnh chỉ rõ nét nhất ở ngay điểm lấy nét. Điều này em nói theo nguyên lý chung vì chúng còn tùy thuộc theo khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể ảnh.
    - Tốc độ (Speed - S) là khoảng thời gian mở của màng trập máy ảnh để ghi nhận hình ảnh trên film hay sensor. Chỉ số tốc độ ghi trên máy ảnh như ... 15, 30, 60, 125... phải hiểu đúng là khoảng thời gian của ... 1/15 giây, 1/30 giây, 1/60 giây, 1/125 giây... Khi chụp trong điều kiện ít ánh sáng (trong nhà), để hình ảnh thấy được, tốc độ chụp phải lâu hơn (ví dụ 1/15 sec) tốc độ chụp ngoài trời nắng (ví dụ 1/250 sec). Khi chụp ảnh thể thao, để "bắt dính" động tác của vận động viên, tốc độ chụp có khi lên đến 1250 (hay 1/1250 sec)
    - ISO độ nhạy bắt sáng của film hay sensor. Chỉ số này được biểu thị tỷ lệ thuận với độ nhạy bắt sáng. Chỉ số càng cao thì độ nhạy càng cao. Trên máy ảnh chỉ số này được biểu thị như 100, 200, 400, 640, 800 ... Khi chụp ban đêm hay sân khấu, chỉ số ISO thuờng dùng là 800 hay cao hơn
    Hy vọng cách giải thích mộc mạc trên có thể giúp bác được đôi điều. Nếu chỗ nào em nói còn tối nghĩa quá, bác có thể hỏi thêm để em hay anh/em khác bổ sung thêm.
    Chúc bác sáng tác tốt.
    Được sửa bởi Gen NT lúc 09:40 PM ngày 24-03-2007
    Cuộc đời, những khoảnh khắc. Xô nhau đến, rủ nhau đi. Tôi mày mò góp nhặt. Phần nào cho em, cho tôi.

  3. #43
    Tham gia
    24-11-2006
    Location
    Ca, Usa
    Bài viết
    216
    Quote Được gửi bởi Gen NT
    @ bác tumitoe11, để dể cho newbie hình dung một số yếu tố căn bản liên quan mật thiết trong việc chụp ảnh, em xin giải thích theo cách thông thường nhất 4 yếu tố sau đây:
    - Tiêu cự (Focal Lenght - FC) một cách thông thuờng nhất là tầm nhìn xa của ống kính hay độ "hút ảnh về gần máy ảnh" giống như cái ống dòm thế thôi. Ống kính có chỉ số tiêu cự càng lớn là tầm nhìn càng xa hay "độ hút ảnh càng mạnh". Ví dụ ống kính zoom có ghi 80-200mm là độ "hút ảnh về gần máy ảnh" mạnh hơn ống kính zoom 18-70mm. Tiêu cự càng lớn, ống kính càng dài và đường kính càng to. Một phóng viên thể thao ngồi tít bên này mà vẫn có thể chụp được ảnh thủ môn bắt bóng tít bên khung thành bên kia. Họ sử dụng ống kính có tiêu cự tối thiểu phải là 400mm hoặc 600mm.
    - Khẩu độ (Aperture - A) hay viết là f, là độ mở lớn của lổ mở trong ống kính. Nó thường được biểu thị theo các số sau đây: 32, 22, 16, 11, 8, 5.6, 4, 2.8, 1.4. Chỉ số này được biểu thị trên ống kính tỷ lệ nghịch với độ mở lớn của ống kính. Ví dụ f.11 thì độ mở của ống kính nhỏ hơn f.2.8. Khi chụp, khẩu độ càng đóng nhỏ chừng nào (ví dụ f.16) thì cho ảnh có độ sâu rõ nét càng xa chừng ấy (Deepth of Field). Ngược lại khi chụp mở khẩu độ càng lớn (ví dụ f.2.8) thì ảnh chỉ rõ nét nhất ở ngay điểm lấy nét. Điều này em nói theo nguyên lý chung vì chúng còn tùy thuộc theo khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể ảnh.
    - Tốc độ (Speed - S) là khoảng thời gian mở của màng trập máy ảnh để ghi nhận hình ảnh trên film hay sensor. Chỉ số tốc độ ghi trên máy ảnh như ... 15, 30, 60, 125... phải hiểu đúng là khoảng thời gian của ... 1/15 giây, 1/30 giây, 1/60 giây, 1/125 giây... Khi chụp trong điều kiện ít ánh sáng (trong nhà), để hình ảnh thấy được, tốc độ chụp phải lâu hơn (ví dụ 1/15 sec) tốc độ chụp ngoài trời nắng (ví dụ 1/250 sec). Khi chụp ảnh thể thao, để "bắt dính" động tác của vận động viên, tốc độ chụp có khi lên đến 1250 (hay 1/1250 sec)
    - ISO độ nhạy bắt sáng của film hay sensor. Chỉ số này được biểu thị tỷ lệ thuận với độ nhạy bắt sáng. Chỉ số càng cao thì độ nhạy càng cao. Trên máy ảnh chỉ số này được biểu thị như 100, 200, 400, 640, 800 ... Khi chụp ban đêm hay sân khấu, chỉ số ISO thuờng dùng là 800 hay cao hơn
    Hy vọng cách giải thích mộc mạc trên có thể giúp bác được đôi điều. Nếu chỗ nào em nói còn tối nghĩa quá, bác có thể hỏi thêm để em hay anh/em khác bổ sung thêm.
    Chúc bác sáng tác tốt.
    Hì..hì..
    Hậu ơi, dạo này tu nên có nhiều thì giờ viết bài hay nhể..
    có gì vui gọi cho anh để anh xuống chùa em chơi.

  4. #44
    Tham gia
    10-03-2005
    Location
    Georgia - US
    Bài viết
    2,235
    Hihihi, cám ơn anh Thanh, bác làm em nhớ vỡ kịch Lan & Điệp có đoạn "chùa này làm gì có gái". Vẫn một sư trụ một chùa, mong có thiện nam (không dám có tín nữ) ghé chơi hết sức.
    Biết đến đâu viết đến đó là cái Bổn phận sự của người chơi trước đối với người mới chơi; xem bài của người mới viết (như em) nếu thấy sai thì sửa lá cái Trách nhiệm vụ của các bác mát-tờ. Nói chung, sinh hoạt trong cộng đồng là mình vừa có Quyền lợi lộc và đồng thời cũng phải có cái Trách nhiệm vụ là vậy. Kính báo kính báo.
    Cuộc đời, những khoảnh khắc. Xô nhau đến, rủ nhau đi. Tôi mày mò góp nhặt. Phần nào cho em, cho tôi.

  5. #45
    Cho phép em khai quật lại cái topic này với.
    Tình hình là, trong việc tính toán tiêu cự ống kính máy ảnh, KHÔNG liên quan đến nodal point.
    Bác At đã giải thích tính chất nodal point hoàn toàn chính xác.
    Nhưng mà điểm dùng để tính tiêu cự là Focal Point.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Cardinal_point_(optics)
    Các bác xem link nhé, rồi cùng làm khổ nhau với các trường hợp: Canh nét, khoảng cách lấy nét gần nhất, lật ngược ống kính chụp macro...
    Em mới mò đến đây. Rất mong các bác tham gia thảo luận tiếp ạ

  6. #46
    Tham gia
    18-02-2008
    Bài viết
    620
    Em đang bận nhưng thấy các bác trao luận sôi nổi quá nên em cũng post vào một bài, đặng lần sau quay lại.
    @bác Át: bác đang làm rõ cái điểm còn lại nhưng hình như là chưa thì phải.Cái điểm F là tiêu điểm là trên film hay sensor thì điểm còn lại nằm đâu.
    Với thấu kính đơn thì điểm đó chính là quang tâm của thấu kính, dễ thấy nhất là điểm giữa nằm trong thấu kính hội tụ.Điểm này có đặc điểm là mọi tia sáng truyền qua nó đều đi thẳng (xét chi li thì sẽ khúc xạ một phần do vật liệu làm thấu kính).Như vậy, tiêu cự ở đây là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm của một thấu kính duy nhất.
    Với hệ thấu kính, điểm này chắc chắn không phải là một điểm thực và nó nằm trên trục (nó có thể trùng với điểm thực trên trục của hệ thấu kính).Ta có thể thấy hệ này lần lượt lấy ảnh của thấu kính trước làm vật cho thấu kính sau.Điều đó có nghĩa là đến khi ánh sáng qua thấu kính cuối cùng để đến bề mặt film hoặc sensor vật của thấu kính ấy chắc chắn không phải là vật thật mà ta nhìn thấy bằng mắt thường.Như vậy, đối với vật ảo ấy, xác định tiêu cự với nó hoàn toàn dễ bằng cách đo khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính cuối cùng.Còn điểm quang tâm mà bác muốn đo trong trường hợp này hoàn toàn không cụ thể, nó có thể nằm giữa các thấu kính hoặc nằm trước ống kính.Chuyện tính toán cho ra con số cụ thể như 70mm hay 200mm cũng không khó bằng cách biết thông số của từng thấu kính cụ thể.Vật lý phổ thông em nghĩ nó đã rất chi tiết.
    Nhân tiện em hỏi thêm vì cái này cũng mới chợt nghĩ ra mà cũng chưa tìm là tại sao? Những lá thép để đóng mở khẩu độ nó nằm trong hệ thấu kính và nhiệm vụ của nó thì ai cũng biết nhưng nó được ưu tiên nằm ở đâu trong hệ ấy? mặt phẳng chứa lá thép ấy có gì đặc biệt?
    Em sẽ nghiên cứu chi tiết hơn và có hình ảnh minh họa.Các bác có thể xem thêm ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%90ng_k%C3%ADnh_zoom

    Em thích tìm tòi nên tham gia với các bác, có gì sai sót mong bỏ quá cho!

  7. #47
    Tham gia
    23-05-2008
    Bài viết
    381
    các bác này rành wá nhỉ! Chỉ ngồi nhìn .... rồi học hỏi thô!

  8. #48
    Tham gia
    21-08-2008
    Bài viết
    24
    Quote Được gửi bởi Atkinson View Post
    Ra giêng ngày rộng tháng dài, muốn cùng các bác trao đổi về cái khái niệm tưởng chừng rất đơn giản và cơ bản đối với người chơi NA này. Nhưng thực sự thì em thấy nó phức tạp hơn nhiều so với mình tưởng.

    Các bác mê NA, dùng (D)SLR hay MF thì đều có (hay mơ ước có) nhiều lens. Sự khác nhau cơ bản giữa những lens này là tiêu cự. Vì ai cũng muốn fill up từ wide cho đến tele.

    Thế đã bao giờ các bác tự hỏi "Tiêu cự ống kính là gì?" chưa?

    Em cũng đang đi tìm câu trả lời mà vẫn chưa ngã ngũ được.

    Nhờ các bác đóng góp ý kiến giải thích giúp em vấn đề này. Nhất là cái khoản minh họa bằng hình ảnh.

    Cám ơn các bác nhiều.
    Chào bạn,
    Bạn hỏi thì tôi cũng hỏi lại bạn: “ Ba số đo của người mẫu để làm gì? Bạn cận 2 độ ( tiêu cự f của thấu kính bằng 500mm đấy, chính xác là -500mm), bắt bạn mang kính 5 độ( f bằng 200mm) bạn chịu không ?” Số đo của người mẫu hay tiêu cự của ống kính chỉ chất lượng món hàng đó .. Chính ta phải mua các con số đó.
    Vui chút xíu . Xin lượng thứ, lượng thứ. Những điều tôi trao đổi với bạn là do tôi nghe lóm, học lóm , nói ra để các bạn thấy sai ,thì sửa dùm. Đây cũng là trao đổi giữa nội bộ newbie .. xin các các anh pro đi chơi chỗ khác. Sorry.
    Xin bắt đầu, Ống kính là một bộ phận quan trọng không thể thiếu để một máy ảnh tạo nên một bức ảnh. Rồi, tiêu cự̣ f của ống kính máy ảnh quyết định đến nhiều phẩm chất của bức ảnh đó. Ví dụ:
    + Bạn cầm máy và đứng yên một chỗ, bạn lấy nét một bông hoa, rồi bạn zoom cho bông hoa cao gấp 2, thực chất động tác này là bạn tăng tiêu cự ống kính lên gấp 2 ( ví dụ từ 20mm lên 40mm); bạn zoom để chụp các vật ở xa cũng là tăng tiêu cự của máy; bạn tăng góc quét của máy để chụp được cảnh rộng hơn thực chất là giảm tiêu cự của máy( góc tăng gấp 2 thì tiêu cự giảm bao nhiêu thì phải bấm bấm mấy phép tính). Do đó mấy dân nghiệp dư chúng ta khoái ống kính zoom , zoom tá lả đến lúc ưng ý thì shoot
    + Khi chụp chân dung, nói chung thì chủ thể phải nét , còn hậu cảnh nên mờ mờ. Những bức ảnh như thế gọi là ảnh nông ( không sâu) muốn đạt yêu cầu này thì phải chỉnh ba cái, trong đó có một cái là tiêu cự , phải tăng tiêu cự , còn tăng bao nhiêu thì phải chụp nhiều nhiều để rút kinh nghiệm , hoặc phải biết một phép gì đó để tính trước.
    Vân vân.. Nhưng ta sang chuyện khác.
    Một số bạn đem bung máy ra, rồi tìm cái gì? Xem có mấy thấu kính , hay tìm tiêu cự hay tìm tiêu điểm .. Chuyện này giống như , cọp hỏi người rằng : “ Trí thông minh mày nằm ở đâu? “ Rồi đem bửa đầu ra mà tìm sao?
    Để có hình ảnh cụ thể về cái tiêu cự này xin lấy cái kính lão hay kính cận để minh họa. Ở chính giữa cái kính ( mơ hồ đây) có một điểm quan trọng gọi là tâm quang học của kính , đặt tên là O. Tưởng tượng một đường thẳng vuông góc với thấu kính đi qua O ( lại mơ hồ nữa) , trên đường này có thêm điểm cũng quan trọng lắm goị là tiêu điểm F thì khoảng cách OF dài đúng bằng f , nên khoảng này gọi là tiêu cự. Khi ta lấy nét để chụp, thì 2 điểm này dịch chuyển qua lại ( nhưng không thay đổi khoảng cách ), tới khi ảnh nét trên film rồi, thì chúng dừng lại và ta chụp. Nói chung, đa số trường hợp , vị tŕi của tiêu điểm F rất gần film ( hay sensor của máy ảnh số) , còn điểm O nằm trước film . Duy nhất trường hợp ta lấy nét ở vô cực thỉ lúc này F đến nằm đúng trên film.
    Nhưng ống kính máy ảnh không phải là một thấu kính mà là một hệ nhiều thấu kính. Tại sao? Các bạn có thấy nhà nước nào sản xuất tờ tiền 13 đồng không? Muốn có 13 đồng , người ta gom tờ 10, tờ 2, tờ 1 đồng lại. Chuyện hệ thấu kính cũng na ná vậy.
    Với ống kính zoom chẳng hạn, nó gồm nhiều thấu kính hợp lại, mỗi thấu kính có một gíá trị f không đổi. Và ở đây, hay hơn ví dụ về tiền nêu trên, tiêu cự của hệ thống thấu kính ( của ống kính máy ảnh) thay đổi được theo ý ta, nhờ thay đổi khoảng cách giữa chúng (chớ không phải thay đổi tiêu cự của mỗi cái) Hình ảnh cụ thể là khi zoom cái ống kính cứ thò ra thụt vô Nhưng dù có phức tạp thế nào thì tiêu điểm F của ống kính cũng dập dình gần cái film ( cái này đứng cứng ngắc nhé). Còn chuyện cái quang tâm O nằm đâu , ai mà lo. Lúc này quang tâm O của hệ thống cũng không nhất thiết phải nằm trên một cái kính cụ thể nào.
    Giời ơi, lắm lời quá rồi. Thôi cứ đại đi, lúc nào đụng chuyện, mình thỉnh mấy ảnh pro
    Hơn nữa, mấy người Japan sản xuất máy ảnh muốn bán thật nhiều nhiểu máy, luôn phát minh ra các món auto , auto focus , auto exposure .. tùm lum auto, ta chí việc xin tiền má mua máy, rồi chụp . Ảnh cũng đẹp dễ sợ .
    See you again

  9. #49
    Tham gia
    10-01-2008
    Bài viết
    49
    Các bác học rồi mà chả nhớ gì cả. Chương trình Vật lý cấp 3, môn quang hình có dạy sâu về thấu kính. Các bác nên tìm lại cuốn sách giáo khoa (lớp 10-11-12 gì đó) mà nghiên cứu nguyên lý cơ bản.
    Công thức trong quang hình là: 1/F = 1/d + 1/d’
    F: Tiêu cự thấu kính
    d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (trong nhiếp ảnh có thể hiểu từ chủ thể đến ống kính)
    d’: khoảng cách từ thấu kính đến ảnh

    - Đối với một hệ thấu kính thì ta cũng có thể tính toán để tìm ra quang tâm (ảo) của hệ thấu kính bằng cách giải hệ phương trình hai ẩn:
    (1) 1/d +1/d’ = 1/F
    (2) d + d’ = A
    F tiêu cự biết rùi, A khoảng cách từ vật đến cảm ứng của máy ảnh (có thể ước lượng)

  10. #50
    Tham gia
    17-12-2008
    Location
    Sydney
    Bài viết
    978
    topic rất hay và hữu dụng, cảm ơn bác chủ topic.
    mời bác một ly
    em mới học vào đọc thấy sướng

Trang 5 / 14 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. "One focal length - Three shots" gallery
    By LyLong in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 29-12-2008, 05:01 PM
  2. "Dalat, One focal length - Three shots":Tất niên Dalat lần 3
    By LyLong in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 143
    Bài viết cuối: 28-12-2008, 01:29 PM
  3. Bán 2X converter Minolta focal MC
    By rotala in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 10-07-2008, 02:34 PM
  4. Các pro giải thích về focal length đựơc không??
    By Sil in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-04-2006, 09:53 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •