Trang 3 / 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 133

Chủ đề: Tiêu cự ống kính (camera lens focal length)

  1. #21
    Tham gia
    25-07-2005
    Location
    Montreal
    Bài viết
    1,518
    Quote Được gửi bởi 11002
    Tôi vẽ hình rất kém, nên không dám vẽ, tạm dùng cái hình vẽ này minh họa cho 1 thấu kính hội tụ dạng này

    Các Bạn xác định giúp f hay f?? là tiêu cự.
    ko biết bác có vẽ nhầm hay ko nữa chứ em nhớ (và đã check) là cả f và f?? của bác đều ko phải cái gọi là tiêu cự hiệu dụng.

    Trường hợp bác đưa ra là: thấu kính trong suốt, độ dày d (khoảng cách giữa 2 mặt cong trên đường quang tâm), 2 mặt cong: bán kính R1 (mặt cầu ánh sáng đến) và R2 (mặt cầu ánh sáng ra). R sẽ dương (+) khi qua mặt cắt thấu kính ánh sáng hội tụ, và âm (-) khi phân kì. Chiều của ánh sáng lấy là chiều dương.

    Theo công thức:

    bước 1: Tính f
    bước 2: Tính FFL hay BFL
    bước 3: xác định tiêu điểm F từ FFL hay BFL

    Còn trong cái lens camera em nghĩ 99.9999% ko phải bất kì 1 cái thấu kính nào, mà là 1 tổ hợp thấu kính !!! tiêu cự chỉ đơn giản là khoảng cách từ sensor hay film đến 1 điểm nào đó. Nó có thể nằm trong (wide lens) hay nằm ngoài lens (tele lens).
    Túm lại, cách đơn giản nhất để tìm tiêu cự là ... nhìn trên cái label của lens :D

  2. #22
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    733
    Quote Được gửi bởi nbaotoan
    ...blah...blah...:D
    Còn trong cái lens camera em nghĩ 99.9999% ko phải bất kì 1 cái thấu kính nào, mà là 1 tổ hợp thấu kính !!! tiêu cự chỉ đơn giản là khoảng cách từ sensor hay film đến 1 điểm nào đó. Nó có thể nằm trong (wide lens) hay nằm ngoài lens (tele lens).
    Túm lại, cách đơn giản nhất để tìm tiêu cự là ... nhìn trên cái label của lens :D
    Bé Toàn nhanh nhảu... đoảng quá, lại còn hỗn với bác Toại nữa :D.
    Mọi người đang đi tìm cái gốc thì bé lại hét toáng lên "Em tìm thấy cái ngọn rồi!"

    Cái công thức "f = ...." k0 sai nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả vì đó là hệ quả. Lý do:

    Để xây dựng được cái công thức ấy, tức là đầu tiên người ta phải biết muốn tính cái gì, tức f - khoảng cách từ tiêu điểm F đến điểm nào đó. Cái điểm này phải có một tính chất đặc biệt gì đó thì họ mới có thể dựa vào mà xây dựng cái công thức trên được. Cũng như tính chất đặc biệt của điểm F là điểm hội tụ của những tia tới song song axis.

    Cái đang tìm là "tính chất đặc biệt" của điểm còn lại ấy! Chứ k0 phải ôm cái công thức đi vòng tròn 3 bước lại quay về điểm xuất phát là tìm được điểm F nằm ở đâu. Khi focus ở vô cực thì lúc nào F chẳng nằm ở trên sensor(film) :D :D :D.

    Cũng chính vì thế khi phát triển lên hệ thấu kính = camera lens thì... tắc tị!!!

  3. #23
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi Atkinson
    Bé Toàn nhanh nhảu... đoảng quá, lại còn hỗn với bác Toại nữa :D.
    Mọi người đang đi tìm cái gốc thì bé lại hét toáng lên "Em tìm thấy cái ngọn rồi!"

    Cái công thức "f = ...." k0 sai nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả vì đó là hệ quả. Lý do:

    Để xây dựng được cái công thức ấy, tức là đầu tiên người ta phải biết muốn tính cái gì, tức f - khoảng cách từ tiêu điểm F đến điểm nào đó. Cái điểm này phải có một tính chất đặc biệt gì đó thì họ mới có thể dựa vào mà xây dựng cái công thức trên được. Cũng như tính chất đặc biệt của điểm F là điểm hội tụ của những tia tới song song axis.

    Cái đang tìm là "tính chất đặc biệt" của điểm còn lại ấy! Chứ k0 phải ôm cái công thức đi vòng tròn 3 bước lại quay về điểm xuất phát là tìm được điểm F nằm ở đâu. Khi focus ở vô cực thì lúc nào F chẳng nằm ở trên sensor(film) :D :D :D.

    Cũng chính vì thế khi phát triển lên hệ thấu kính = camera lens thì... tắc tị!!!
    Chào Anh Atkinson và Bạn Toàn,

    Quả thật là Tôi có đùa khi Bạn Toàn xưng là Newbie nên Tôi gọi là Mr. Niu-bi cho vui. Thôi thì tranh luận cứ thoải mái đừng quan trọng tuổi tác gì cả, nên Anh Atkinson và Bạn Toàn đừng bận tâm.
    Giống như câu hỏi của Anh Atkinson:

    Quote Được gửi bởi Atkinson
    Nhưng ví dụ mấy cái lens có tiêu cự nhỏ cỡ 16mm-17mm thì khi focus ở vô cực thì cái điểm kia có khi nằm ở ngoài cái lens, vì cách film (sensor) có 16mm - 17mm thôi mà. Tức là còn chưa ra ngoài camera body.

    Các bác thấy có chấp nhận được k0?
    Nếu cái fix lens EF 1200mm, với chiếu dài tối đa 836mm hay cái EF 600mm / 456mm thì cái điểm kia nó ra đằng trước lens mất tiêu rồi. Ta giải thích sau đây nên không giải được cái gốc là điểm kia nó nằm ở đâu.

    Một cái lens là một hệ thấu kính phức tạp nhưng có thể xem xét đơn giản bằng cách trước nhất là xem xét một thấu kính.
    Thân
    11002
    Được sửa bởi 11002 lúc 07:17 AM ngày 08-02-2006

  4. #24
    Hic, mấy cái thấu kính này học từ mười mấy năm trước hồi thi Đại học môn quang lý, em chẳng nhớ nhiều nhưng có nhiều loại thấu kính lồi lõm khác nhau , có thể xếp cạnh nhau để cho ra độ phóng đại X lần.

    Nếu lấy lens 50mm làm chuẩn standard lens, thì có độ phóng đại là 1 hay gần như là ảnh thật.

    Như vậy lens 35mm có độ phóng đại là 35/50 = 0.7x. Vậy cái lens Fish eye 15mm thì cái điểm f đó nằm sau lens nhưng đâu có quan trọng vì trước lens có cái thấu kính lồi vật vã để tạo ra cái độ phóng đại mong muốn.

    Quay lại Tele lens lens 600mm dài 456mm thì cái điểm kia nó nằm ngoài mất tiệu , thực ra vẫn nằm trong , vì theo định nghĩa là nó nằm ở khoảng gần center của lens khi lấy nét ở vô cực như vậy như vậy điểm đó khoảng 300mm vẫn nằm trong lens. Tuy nhiên nó không nằm chính xác 300mm như định nghĩa mà nằm khoảng 456mm/2 = 228mm lý do lens gồm nhiều group nên nó đi qua đi lại chui qua chui lại các thấu kính lồi lõm kiểu gì không quan trọng miễn là nó tạo được độ phóng đại 600/50 = 12x là được rồi. Cái đó do nhà sx lens họ làm.

    Nếu vậy tiệu cự là gì , theo XL có lẽ là làm sao tạo được độ phóng đại mong muốn lấy chuẩn là lens 50mm.

    Bác nào giỏi quang lý thì giải thích kỹ hộ cái.
    Được sửa bởi xichlo lúc 07:17 AM ngày 08-02-2006
    www.xichlo.com My Gallery @ vnphoto.net

    One goal, One focus, One Red dot, One photography community, One VNPhoto.net

  5. #25
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Chào tất cả mọi người,
    Hình như nó bắt đầu rối tung lên rồi.

    Mạn phép Anh Atkinson - Tác giả của Topic, Tôi xin túm lại một số vần đề:
    - F: tiêu điểm. Điểm hội tụ của một thấu kính. Hay điểm hội tụ của Lens khi lấy nét ở vô cưc.
    - f: Khoảng các từ tiêu điểm đến điểm giữa của một khấu kính. Hay như Anh VPT đã định nghĩa: Tiêu cự ống kính là khoảng cách từ tấm film hay sensor đến điểm giữa của thấu kính khi lens lấy nét ở vô cực.

    Cái cần làm rõ ỡ đây là điểm giữa của một khấu kính hay của lens lả ở đâu?

    Bằng phương pháp thực nghiện và nhãn của Lens ta xác định được điểm giữa cuả lens. Nhưng điểm giữa này nằm ở phía sau lens đối với super wide lens và nằm ở trước lens đối với super tele lens. Như vậy cái điểm giữa này hình như có khác biệt chưa giải thích thỏa đáng, ngoài trừ giái thích rằng lens là một hệ thấu kính phức tạp cho nên nó phải thế.

    Tôi trông chờ giải thích rõ ràng hơn từ các Bạn về điểm giữa của một thấu kính lồi duy nhất. Nó nằm ở đâu?
    Hy vọng mọi việc trở nên rõ ràng hơn
    Toại
    Được sửa bởi 11002 lúc 08:27 AM ngày 08-02-2006

  6. #26
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    733
    Bác XL,

    Cách tiếp cận bằng magnification như bác nói cũng k0 áp dụng được cho camera lens. Nó chỉ có ý nghĩa với thin lens trong lý thuyết thôi.

    Trong khi chỉ số magnification đi kèm với 1 cái lens có tiêu cự f mm nào đó là chỉ "hệ số phóng đại lớn nhất" của lens đó. Nó căn cứ vào khả năng focus ở cự ly gần nhất của lens. Ví dụ như một loạt Macro lens cho dù có tiêu cự khác nhau như 90mm, 100mm, 105mm, hay 180mm đều có M = 1:1.

    Mà dù sao thì Magnification cũng vẫn là một hệ quả. Tức là phải có f thì mới có M.

    Bác Toại,

    Cái "túm lại" như bác làm mới chỉ đúng một nửa thôi. Đó là ở cái định nghĩa điểm F (focus point). Bác thấy rối tung cũng phải vì ngay từ đầu bác đã cho và nhấn mạnh rằng cái điểm còn lại là "điểm giữa" của thấu kính.

    Ngay cả với một thấu kính cực mỏng (thin lens) minh họa trong các sách Vật lý PTTH về quang hình, nói "điểm giữa" cũng là k0 chính xác đâu. Chẳng qua với thấu kính mỏng thì cái điểm đó nó trùng với điểm giữa thôi. Cho nên khi phát triển lên thick lens và lens system, vẫn cứ bị ám ảnh bởi điểm giữa thành ra k0 tìm được lối thoát. Do đó, với thick lens và lens system, em đề nghị bác quên khái niệm "điểm giữa" này đi.

    Quay trở lại với thin lens thì có thể đồng nghĩa điểm đó với "điểm giữa" giữa được.
    Bác xác định được điểm F là nhờ tính chất điểm hội tụ của các tia song song với axis.
    Vậy bác nhớ xem, các tia đi qua "điểm giữa" sẽ có tính chất gì?

    Rồi bác sẽ hiểu vì sao mà với (super) tele lens thì cái điểm ấy nó nằm ngoài lens về phía trước (lens 1200mm mà chiều dài vật lý có ~ 800mm, lens 600mm dài ~ 450mm). Và với super wide lens thì cái điểm ấy nó nằm ngoài lens về phía sau, tức ở trong camera body, vì cách bản film có 10, 15, 16, hay 17mm thôi mà. Đó là sự thực vậy.

    PS: Post trước em gợi ý các bác google cái key word "nodal point" nhưng PC các bác chạy chậm quá, chưa ra search result thì phải ;).
    Được sửa bởi Atkinson lúc 02:21 PM ngày 08-02-2006

  7. #27
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    733
    Thu thập thêm một số điều để cùng trao đổi với các bác về focal length.

    1. Thin lens

    Việc định nghĩa tiêu cự thấu kính (TCTK) xuất phát từ trường hợp đơn giản nhất cho dễ hiểu khái niệm. Đó là trường hợp thấu kính mỏng (bề dày k0 đáng kể)

    Việc xác định tiêu cự khá đơn giản:
    - Bước 1: Tia tới đi song song với trục TK, tia ló cắt trục tại tiêu điểm F
    - Bước 2: Xác định khoảng cách giữa F và thấu kính:

    FO = f = TCTK

    Điểm F có tính chất đặc biệt là nơi hội tụ của mọi tia song song với trục TK. Tức là mọi tia tới đi song song với trục TK thì tia ló đều bị bẻ gãy và hội tụ về F.
    Vậy điểm O có tính chất đặc biệt gì để được đứng cạnh điểm F tạo thành FO = f ?
    Tính chất đặc biệt của điểm O là mọi tia tới đi qua điểm O thì tia ló đều tiếp tục đi thẳng. Tức là k0 bị bẻ gãy huớng tới như những tia đi qua những điểm khác trên TK.
    Nói cách khác, nếu tia tới đi qua O và tạo với trục TK một góc "a" thì tia ló cũng tạo với trục TK một góc là "a" tại O.

    Với thấu kính mỏng thì điểm O (với tính chất đặc biệt trên) trùng với điểm giữa của thấu kính

    Do đó, tính chất "k0 bẻ gãy hướng tia sáng" của điểm O mới là quan trọng và là cơ sở để phát triển lên thick lens và lens system, chứ k0 phải tính chất điểm giữa.

    2. Thick lens

    Khi bề dày của lens có ảnh hưởng tới việc khúc xạ ánh sáng thì mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút.


    - Bước 1: Xác định điểm F.
    Việc xác định tiêu điểm F hoàn toàn tương tự như ở thin lens. Vì coi như lens có tính đối xứng và vật liệu thuần nhất (perfect quality) nên các tia tới song song đều hội tụ tại F. Điểm hơi khác một chút khi minh họa là tia đi tới tại điểm A1 và ló ra tại điểm A2. Đường đi của tia sáng trong TK là A1A2 chứ k0 gộp chung lại thành 1 điểm A như trường hợp thin lens nữa.

    - Bước 2: Xác định điểm O.
    Vì thấu kính có một bề dày nhất định, lại có chiết suất khác chiết suất k0 khí nên hiển nhiên: khi tia sáng đi từ k0 khí qua thấu kính rồi lại ló ra ngoài k0 khí, k0 thể nào giữ nguyên hướng của nó một cách liên tục mà sẽ bị bẻ gãy dù nó tiếp xúc với bất kỳ điểm nào trên bề mặt thấu kính. Như vậy, điểm O coi như k0 tồn tại !

    Tuy nhiên, cũng do tính chất đối xứng và vật liệu thuần nhất (perfect quality) mà trong thick lens có một số điểm có tính chất đặc biệt sau (tạm gọi là N1 và N2):

    Nếu tia tới tạo với trục TK một góc là "a" tại N1 thì tia ló tương ứng cũng tạo với trục thấu kính một góc là "a" tại N2. Đây chỉ là 1 kết luận rút ra từ những thực nghiệm và chứng minh rất dài dòng mà em cũng k0 nắm hết được.

    Như vậy, những tia tới TK qua điểm N1 khi ló ra sẽ k0 thay đổi hướng, hay tạm gọi là k0 bị bẻ gãy. Thực chất là có bị bẻ 2 lần, lần thứ nhất tại điểm tới, lần thứ 2 tại điểm ló. Nhưng 2 lần bẻ này có hướng ngược nhau và góc bẻ như nhau nên "huề" !!!

    Tóm lại, khi phát triển từ thin lens lên thick lens thì điểm O k0 còn tồn tại nữa mà tách thành 4 điểm O1, N1, N2, O2 trong đó:
    O1: điểm tiếp xúc của tia tới với TK theo hướng O1N1,
    O1O2: hướng đi của tia sáng bên trong TK,
    O2: điểm ló ra của tia sáng từ TK theo hướng N2O2,
    O1N1 song song N2O2.

    2 điểm N1 N2 gọi là Nodal points. Cụ thể hơn:
    N1: front (first) nodal point,
    N2: rear (second) nodal point.

    Vì cả N2 và F đều nằm trong image space của TK nên khoảng cách từ FN2 được lấy làm tiêu cự của thấu kính có bề dày l .

    FN2 = f = TCTK

    Như vậy, có thể coi như N2 chính là điểm O tương đương trong thin lens. Nó chỉ còn duy trì tính chất k0 đổi hướng tia ló, chứ k0 còn tính chất điểm giữa nữa.

    Nếu coi như hình minh họa trên là cho 1 thick lens duy nhất thì có thể coi như tia sáng đi trong TK theo những đường thẳng như A1A2 hay O1O2 để xác định F và N2. Nhưng nếu nó là một hệ các TK (nhiều elements) thì con đường A1A2 (O1O2) sẽ k0 còn thẳng băng như vậy nữa mà sẽ là nhiều đoạn gấp gãy mỗi khi đi qua 1 element nào đó. Tuy nhiên, việc xác định F và N2 vẫn dựa trên nguyên lý trên căn cứ vào việc so sánh tính chất các tia tới và tia ló tương ứng.

    Lấy đó làm cơ sở minh họa cho tiêu cự thấu kính máy ảnh (camera lens focal length).
    Được sửa bởi Atkinson lúc 05:20 AM ngày 17-02-2006

  8. #28
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    733
    3. Camera lens (Lens system )

    Đối với camera lens thì khi focus ở vô cực, điểm F coi như nằm trên bề mặt bản film (sensor).

    Điểm N2, với tính chất như trên, thực chất nó là một điểm ảo và vị trí trên trục quang học của nó phụ thuộc vào cách thiết kế các thấu kính (lens element) theo ý muốn của nhà sản xuất. Do đó, k0 nhất thiết nó phải nằm trong hay nằm ngoài lens.

    Thực tế cho thấy, ví dụ như với các máy Canon EOS thì khoảng cách từ bản film (sensor) tới body mount là một con số cố định: 44mm. (Cự ly này có tên gọi là flange back hay flange distance). Khoảng cách từ bản film (sensor) tới rear element của lens gọi là back focus hay back focal length. Back focus tùy thuộc vào từng lens cụ thể nhưng k0 ngắn hơn flange back là bao nhiêu.


    Như vậy, với những lens có tiêu cự tầm trung cỡ ngoài 40mm trở lên (tạm lấy ví dụ với Canon lens) thì điểm N2 coi như nằm trong lens. Trường hợp này có thể sử dụng hình minh họa của thick lens ở mục 2.

    3.1. Wide angle lens

    Với những wide angle lens có tiêu cự rất nhỏ chừng 40mm trở lại, thậm chí super wide như 10mm, 16mm, 17mm thì hiển nhiên điểm N2 sẽ nằm về phía sau của lens, tức là nằm trong body camera, như hình minh họa dưới đây:


    Tiêu cự FN2 = f là rất nhỏ và hiển nhiên là ngắn hơn cả back focus distance lẫn flange distance.

    3.2. Super Tele lens

    Lens có tiêu cự càng dài thì hiển nhiên điểm N2 sẽ càng ở xa F. Thực tế cũng cho thấy một số Super tele lens có chiều dài vật lý nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu cự của chúng. Điều này chứng tỏ điểm N2 nằm ở ngoài lens về phía trước, như hình minh họa dưới đây:


    Tiêu cự FN2 = f lớn hơn rất nhiều so với chiều dài vật lý l của lens, thậm chí còn lớn hơn cả l + flange distance

    Như đã nói ở trên, việc chế tạo các thấu kính (lens elements) bên trong có thể giúp các nhà SX đặt điểm N2 ở bất cứ đâu để tạo nên chiếc lens có tiêu cự mong muốn.

    Source: Google (key work: nodal point, focal length)

    Mời các bác cùng trao đổi cho vấn đề thêm sáng tỏ.
    Được sửa bởi Atkinson lúc 05:11 AM ngày 17-02-2006

  9. #29
    Tham gia
    11-02-2006
    Bài viết
    1
    Các bác có thể vào địa chỉ này để tham khảo: http://bobatkins.photo.net/photograp...al_length.html

  10. #30
    Tham gia
    17-03-2005
    Bài viết
    733
    Cám ơn bác Ngacoi,

    Cái link này em cũng xem qua khi tìm hiểu về focal length. Tuy nhiên, nó k0 giúp ích nhiều lắm trong việc tìm hiểu bản chất focal length mà nội dung chủ yếu là phương pháp test xem tiêu cự thực sự của lens có chính xác như giá trị mà nhà sx ghi trên lens hay k0. Theo như tác giả thì sai số cho phép là 5%. Nội dung article này cũng rất thú vị và bổ ích.

Trang 3 / 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. "One focal length - Three shots" gallery
    By LyLong in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 29-12-2008, 05:01 PM
  2. "Dalat, One focal length - Three shots":Tất niên Dalat lần 3
    By LyLong in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 143
    Bài viết cuối: 28-12-2008, 01:29 PM
  3. Bán 2X converter Minolta focal MC
    By rotala in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 10-07-2008, 02:34 PM
  4. Các pro giải thích về focal length đựơc không??
    By Sil in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-04-2006, 09:53 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •