Trang 5 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 286

Chủ đề: Chụp ảnh động-thực vật có giá trị khoa học và nghệ thuật

  1. #41
    Em thấy đa số những con vật cần khám phá thuộc loại côn trùng sâu bọ nhỉ, toàn ảnh như thế, chứ các động vật to lớn thì chắc khám phá hết rồi nên ko thấy :D

  2. #42
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi S5500
    Em thấy đa số những con vật cần khám phá thuộc loại côn trùng sâu bọ nhỉ, toàn ảnh như thế, chứ các động vật to lớn thì chắc khám phá hết rồi nên ko thấy :D
    Có nhiều lý do cho chuyện này:

    1- Quan trọng nhất là hiện nay phá rừng, săn bắt nhiều quá, các động vật lớn trở nên rất hiếm và rất nhát người, nên cực kỳ khó chụp ảnh quay phim. Ví dụ: Đoàn quay phim của Đức (Channel 1) lên CátTiên năm 2003 (một trong những chỗ còn nhiều thú nhất hiện nay ở VN), rình 1 tuần trong Bàu Sấu không quay được con thú nào đáng kể (dân pro đấy nhé, dựng cả lều ngụy trang ăn dầm nằm dề trong đó)

    2- Chụp ảnh các động vật lớn đòi hỏi những thiết bị chuyên dụng, đắt tiền mà phần lớn dân amateur như chúng ta không có điều kiện sắm.

    3- May mắn là yếu tố cũng vô cùng quan trọng trong quay phim chụp ảnh động vật hoang dã (đoàn quay fim của Đức là 1 ví dụ, không may là một yếu tố khiến họ fail !!!).

    4- Các động vật hoang dã lớn ở VN nói riêng hiện chỉ còn tồn tại trong rừng, phần lớn các bác ít đi rừng dài ngày, vào sâu những khu bên trong, nên khả năng gặp bọn động vật lớn không cao.

    5- Phần lớn động vật hoang dã trong tự nhiên, nếu có gặp, thường cũng ở trong những điều kiện không tối ưu, ảnh có chụp được cũng không đáng xem, rất ít ảnh có chất lượng cao (đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cao, thiết bị tốt), ít khi nào đi khơi khơi mà chụp được ảnh đẹp.

    Khoảng chục năm trở lại đây, trên toàn thế giới phát hiện ra khoảng chục loài thú mới của thế giới, VN đã chiếm 3-4 loài rồi (thỏ vằn, mang Trường Sơn, Sao la, Mang lớn). Với những loài này, các đoàn điều tra đi ròng rã cả tháng trời cũng chỉ gặp dấu chân, phân, sừng của người địa phương bắn từ hồi nào,...Gặp được con vật sống là cả một vấn đề.

    Tóm lại, chụp ảnh động vật hoang dã lớn (chủ yếu là chim và thú) ở VN là một thử thách lớn, đòi hỏi chuyên tâm. Người chụp bình thường hiếm lắm mới chụp được vài tấm đẹp. Hơn nữa các bác ít khi nào đi vào rừng sâu, vác ba-lô nồi niêu xoong chảo vào rừng ở cả tuần, làm sao chụp được!

    Vài ý kiến thế thôi. Bác nào có ý kiến nào đóng góp thêm nhé. Đây cũng là một vấn đề "nhức nhối" ở VN (thiếu dữ liệu phim ảnh động vật hoang dã).

    Thân

  3. #43
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    [QUOTE=Condor]Hai con bọ này đang giao phối trên trái đậu bắp, Condor không biết nó tên gì, bác định danh dùm cái. Ảnh chụp ở Thủ Thừa - Long An (chụp macro bằng cách lật ngược lens).
    QUOTE]

    Hai con "bug" đang giao phối đó là Bọ xít, Bộ Hemiptera (Cánh nửa), họ Pyrrhocoridae. Con có hai cái đốm đen lớn hơn có thể là con cái, nhưng mình hổng chắc.

    Bọn xít là nhóm côn trùng gây hại cho cây cối, chúng hút nhựa cây, trái, khiến cho cây không ra hoa, kết trái được.

  4. #44
    Cám ơn phần giải thích bổ ích của anh

  5. #45
    Tham gia
    09-05-2005
    Bài viết
    148


    Gửi bác Mystus tiếp 1 ảnh về loại bọ này.

  6. #46
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi Condor

    Gửi bác Mystus tiếp 1 ảnh về loại bọ này.
    Con này là giống Macroceroea, có thể là loài grandis.

  7. #47
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi Mystus vittatus
    Trước tiên, rất cám ơn bác XL. Nhưng link thế nào bác chỉ cụ thể được không, mình mít đặc vụ này! Còn một chiều link nữa là nếu tạo được website thì mình có thể link những loài có 1 hình trong website đó sang các hình khác của cùng loài nhiều người chụp trong này. Tên của mình thì khi nào xong cuốn photographic book đầu tiên (cố gắng trong năm nay-nhà xuất bản duyệt in rồi, cuốn chuồn chuồn dự kiến 2007), các bạn biết thôi!

    Nếu Mitdacbiettuot giúp hộ phần design template cho website thì quá tuyệt, rất cám ơn. Mình biết có mấy template làm website nhưng khổ nỗi không thể có thời gian để đầu tư tìm kiếm, vụ host cũng vậy (vì chuyên môn vẫn là chính mà). Chỉ cần cái khung thôi, mình sẽ tự update thông tin vào vì cũng đang võ vẽ học web. Nói chung, cấu trúc web đúng như bạn nói là đạt yêu cầu, cơ bản hai phần: thông tin và hình ảnh và link với nhau. Tất nhiên, các cấp phân loại sẽ được tổ chức theo kiểu nhắp chuột vào cấp lớn (ví dụ họ) sẽ mở ra cấp nhỏ hơn trực tiếp phía dưới (như phụ họ, hay giống, tùy trường hợp). Thôi có gì trao đổi chi tiết qua mail mystusvittatus@yahoo.co.uk nhé!

    Note: nick của mình là tên một loài cá:-) vì mình gốc là dân nghiên cứu cá nước ngọt. Tuy nhiên hình cá nước ngọt trong tự nhiên khó chụp lắm, mà mình không thích chụp ảnh cá trong hồ nuôi! Bác XL có thể gọi là Mystus thôi cũng được, chắc chả trùng tên ai đâu!:-)

    Đã có người nói "A picture is more than thousands words", và điều đó càng có ý nghĩa trong ngành sinh học, vì mình vẫn còn nhớ thời là sinh viên, sách vở tiếng Việt chất lượng hình ảnh chán phèo, sao chép cóp nhặt từ nhiều nguồn, chả có bản quyền, xin phép gì cả. Thời nay, tận dụng được sức lực của nhiều người chụp ảnh phục vụ cho khoa học (tất nhiên là tôn trọng bản quyền tác giả) là một công đôi việc, người có ảnh chụp được sử dụng mình nghĩ cũng sẽ tự hào!

    Thân
    Tên Anh Mystus Vittatus là một loài cá lăng nước ngọt, rất quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt. Nhóm nghiên cứu trại thực nghiệm thủy sản ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo loạt cá lăng nghệ đầu tiên..

  8. #48
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi 11002
    Tên Anh Mystus Vittatus là một loài cá lăng nước ngọt, rất quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt. Nhóm nghiên cứu trại thực nghiệm thủy sản ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo loạt cá lăng nghệ đầu tiên..
    Bravo 11002 đã chịu khó tìm hiểu. :up: Tuy nhiên M.vittatus là loài nhỏ xíu à, không phải cá kinh tế đâu (khoảng10-20cm thôi), bác coi hình của mitdacbittout gửi trong forum này ấy. Con DH Nông lâm cho sinh sản nhân tạo là cá lăng vàng (nghệ) (Mystus wyckii thì fải, fân loại giống Mystus hiện đang có vấn đề, tên loài được các chuyên gia xếp lung tung cả, mình loạn cả óc). Người chủ trì chương trình sinh sản nhân tạo cá lăng vàng ở DHNL là anh Ngọc, hồi xưa mình có học chung một vài môn.

  9. #49
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi Mystus vittatus
    Bravo 11002 đã chịu khó tìm hiểu. :up: Tuy nhiên M.vittatus là loài nhỏ xíu à, không phải cá kinh tế đâu (khoảng10-20cm thôi), bác coi hình của mitdacbittout gửi trong forum này ấy. Con DH Nông lâm cho sinh sản nhân tạo là cá lăng vàng (nghệ) (Mystus wyckii thì fải, fân loại giống Mystus hiện đang có vấn đề, tên loài được các chuyên gia xếp lung tung cả, mình loạn cả óc). Người chủ trì chương trình sinh sản nhân tạo cá lăng vàng ở DHNL là anh Ngọc, hồi xưa mình có học chung một vài môn.
    Xin lỗi! vì Tôi không phải là nhà sinh vật học lại nói tầm bậy mất rồi, chỉ biết có mổi chữ Mystus mà không biết cái chữ đàng sau Vittatus. Hehe. Anh và các chuyên gia còn loạn cả óc thí Tôi xin phép khoanh tay ngồi nhìn. Hehe

  10. #50
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi 11002
    Xin lỗi! vì Tôi không phải là nhà sinh vật học lại nói tầm bậy mất rồi, chỉ biết có mổi chữ Mystus mà không biết cái chữ đàng sau Vittatus. Hehe. Anh và các chuyên gia còn loạn cả óc thí Tôi xin phép khoanh tay ngồi nhìn. Hehe

    Không phải xin lỗi gì hết bác ơi, đó là chuyện thường mà, bác chịu khó tìm hiểu thế là ác chiến rồi, very bravo! Dân fân loại nhiều khi còn chết nữa là! Nhưng nói chung, về phân loại học bác cũng chỉ cần biết vài ba thứ để hiểu nó thôi, dễ ợt mà. Giống như máy ảnh nhé, Pana có dòng FZ, thì đó là "giống", nó có FZ5, FZ20,... thì mỗi thứ đó là "loài". Loài là cấp cơ bản nhất, khi nói đến loài người ta nói đến 1 sinh vật cụ thể. Giống chỉ một nhóm rất giống nhau. Mystus là giống cá chốt, Mystus wyckii là cá lăng, M.vittatus là cá chốt, M.rhegma là cá chốt cờ, M.nemurus là cá lăng nha,... He he.

    Tôi là dân cựu phân loại thôi, làm lâu quá muốn khùng rồi, phải bỏ đi chụp hình cho đỡ chán!

    Thân

Trang 5 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Thủ thuật chuyển từ ảnh màu sang ảnh bút chì nghệ thuật bằng PS
    By milkvn in forum Kỹ thuật Hậu kỳ - Studio - Phòng tối
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 10-07-2013, 10:11 AM
  2. Trả lời: 73
    Bài viết cuối: 14-05-2013, 04:04 PM
  3. Hồ Hàm Thuận qua những khoảnh khắc
    By Vanthuongphoto in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 13-05-2010, 02:05 PM
  4. HCM -cần thuê tripod trong khoảng 5 ngày
    By bibibi in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 02-01-2009, 08:59 PM
  5. Khoảng khắc đời thường - Tánh Linh, Bình thuận.
    By ducnc in forum Ảnh phượt, ảnh du lịch, ảnh phố
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 27-08-2005, 04:39 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •