Trang 3 / 29 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 286

Chủ đề: Chụp ảnh động-thực vật có giá trị khoa học và nghệ thuật

  1. #21
    Tham gia
    16-05-2005
    Bài viết
    335
    Quote Được gửi bởi Mystus vittatus

    Mình cũng biết một số thông tin về các nhóm sinh vật khác nữa, nhưng biết rõ bướm nhất và đang học phân loại chuồn chuồn nên làm các nhóm này trước cho nhanh. Các nhóm khác mình sẽ từ từ tìm những thông tin liên quan mà hay rồi đưa lên đây cho các bạn.

    Thân
    Bạn có từng thấy loài bướm này không? Mình không biết tên của nó , chụp tại Nhật Bản . Nó bay cực nhanh nên chụp bị out nét .

  2. #22
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Con mà piglet post không phải là bướm, mà là bướm đêm (hay ngài), thuộc họ Sphingidae, tiếng Anh gọi là hawk-moth (ngài diều hâu). Bọn này có một đặc tính rất hay là hút mật hoa lúc đang bay. Tập tính ăn uống của nó rất giống với mấy loài chim hút mật mà anh pnnhan (mình nhớ không chính xác nick)hay post. Đây gọi là hiện tượng đồng quy dấu hiệu trong sinh học (hai nhóm sinh vật hoàn toàn khác nhau nhưng có tập tính giống nhau). Bướm đêm toàn thế giới có khoảng 170.000 loài, bướm ngày có khoảng 25-30.000 loài. Do vậy bướm đêm định danh vô cùng phức tạp, rất nhiều loài trong khoa học còn chưa có tên. Họ Sphingidae là họ bướm đêm được biết tương đối rõ. Có một tài liệu giới thiệu khoảng trên dưới 1000 loài của họ này trên toàn thế giới, nhưng cuốn sách này đắt lắm mà mình cũng không biết ở đâu bán nữa, có thể out of stock rồi.

    Tuy nhiên mình biết có một tài liệu tiếng Nhật có hình chụp về côn trùng ở Nhật. Để bữa nào mình lục lại xem có định danh được con này không. Ảnh bạn chụp cũng không biết mặt trên con vật thế nào, không chắc chắn định danh chính xác đến loài được đây à nha! Mai mình sắp đi field rồi. Lúc nào về sẽ tiếp tục trao đổi với các bạn.

    Thân

  3. #23
    Tham gia
    17-12-2005
    Location
    MSU
    Bài viết
    125
    Ở khoa em đang có triển lãm Côn trùng, em nhìn thấy đủ mầu sặc sỡ của loài bướm, lại còn thấy có nhưng con có vòi (tua ở miệng ) dài cả hơn chục cm! Chỉ tiếc là đk không cho phép, chứ không em cũng đã chụp và post lên rôi! Để có dịp em lên bộ môn của họ xin chụp thử xem! lúc đó lại nhờ các bác cho biết tính chất, đặc điểm sống của từng con!

  4. #24
    Tham gia
    16-05-2005
    Bài viết
    335
    Quote Được gửi bởi Mystus vittatus
    Con mà piglet post không phải là bướm, mà là bướm đêm (hay ngài), thuộc họ Sphingidae, tiếng Anh gọi là hawk-moth (ngài diều hâu). Bọn này có một đặc tính rất hay là hút mật hoa lúc đang bay. Tập tính ăn uống của nó rất giống với mấy loài chim hút mật mà anh pnnhan (mình nhớ không chính xác nick)hay post. Đây gọi là hiện tượng đồng quy dấu hiệu trong sinh học (hai nhóm sinh vật hoàn toàn khác nhau nhưng có tập tính giống nhau). Bướm đêm toàn thế giới có khoảng 170.000 loài, bướm ngày có khoảng 25-30.000 loài. Do vậy bướm đêm định danh vô cùng phức tạp, rất nhiều loài trong khoa học còn chưa có tên. Họ Sphingidae là họ bướm đêm được biết tương đối rõ. Có một tài liệu giới thiệu khoảng trên dưới 1000 loài của họ này trên toàn thế giới, nhưng cuốn sách này đắt lắm mà mình cũng không biết ở đâu bán nữa, có thể out of stock rồi.

    Tuy nhiên mình biết có một tài liệu tiếng Nhật có hình chụp về côn trùng ở Nhật. Để bữa nào mình lục lại xem có định danh được con này không. Ảnh bạn chụp cũng không biết mặt trên con vật thế nào, không chắc chắn định danh chính xác đến loài được đây à nha! Mai mình sắp đi field rồi. Lúc nào về sẽ tiếp tục trao đổi với các bạn.

    Thân

    Mystus vittatus nói cũng chính xác lắm vì mình chụp lúc trời bắt đầu tối ,nên cố tăng ISO lên nên hình bị noise .Lúc đầu cứ tưởng nó là chim hút mật như của pnphan hay post , ai dè bắn một hồi về xem lại thì ra là bướm He he ...

  5. #25
    Nhờ bác Mystus định danh giùm em con này với.


  6. #26
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    [QUOTE=nikonian]Nhờ bác Mystus định danh giùm em con này với.

    Con mà Nikonian chụp đó là bọ xít, nếu mình nhớ không nhầm thì là họ Pentatomidae (penta=5, có lẽ là tại nhìn từ trên xuống thân nó có 5 cạnh :-). Bọn bọ xít thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) (tiếng Anh là bug - đừng nhầm với thuật ngữ bug có nghĩa thông thường chỉ sâu bọ chung chung) vì 1 nửa phía trong thì cánh nó cứng, còn nửa ngoài thì mềm. Một trong những cách nhận diện bọn này dễ nhất là râu có 4 đốt rất rõ ràng, mỗi đốt tương đối dài.

    Thân

    P.S. Độ rày mình bận quá, lâu lâu nhảy online vào một chút thôi, có gì trao đổi trong forum nhé.

  7. #27
    Tham gia
    23-06-2005
    Location
    Hochiminh City, Vietnam
    Bài viết
    2,751
    Bac Mystus oi,

    Bac xem gium em con nay ten la gi nhe. Em chup o Dam Sen. Cam on bac nhieu.


  8. #28
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Bác Huyquantic à, đó là ruồi, nhưng mình không biết họ nào. Ruồi nhiều họ lắm, mà mình cũng không học bọn này chuyên sâu nên không biết. Đặc biệt, rất nhiều loài ruồi giả ong nên phải biết nhìn chỗ nào để phân biệt. Thứ nhất là "miệng" của bọn này kiểu liếm nên chúng chỉ ăn chất lỏng thôi (ong kiểu châm chích:-)), trên ảnh của bác thấy đấy(hình như nó đang liếm giọt chất lỏng gì đó); thứ hai râu chỉ có 3 đốt. Bác thấy đốt cuối cùng trên hình chụp biến đổi thành giống như sợi lông. Rõ ràng nhất là ở giữa thân, dưới cánh bác thấy một cái "thùy"nhỏ màu trắng chứ? Đó là hai cánh bị thoái hóa. Vì thế ruồi chỉ có hai cánh thôi. Ruồi trong phân loại học thuộc Bộ Diptera (di=2, ptera là số nhiều của pterus=cánh).

    Ghi chú thêm cấp phân loại trong sinh học cho các bác biết:

    Giới > Ngành > Lớp > Bộ > Họ > Giống > Loài > Loài phụ. Dưới loài phụ còn vài cấp không chính quy như nòi (race), dạng (form),...

    Hình của bác chụp đẹp đấy. Bác dùng máy gì mà ảnh clear thế? Thấy cả mấy cái lông phía đầu nữa (đó cũng là một tiêu chuẩn phân biệt các bọn trong nhóm ruồi).

    Thân
    Được sửa bởi Mystus vittatus lúc 09:56 PM ngày 16-01-2006

  9. #29
    Tham gia
    23-06-2005
    Location
    Hochiminh City, Vietnam
    Bài viết
    2,751
    cám ơn bác Mystus. Mình chụp bằng Panasonic FZ-15 + Raynox M-250 closeup lens.

  10. #30
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi huyquantic
    cám ơn bác Mystus. Mình chụp bằng Panasonic FZ-15 + Raynox M-250 closeup lens.
    Mình có xem mấy ảnh chụp côn trùng của bác. Đẹp lắm! Theo mình nghĩ, mỗi bác có thể tự in cho mình một cuốn photographic book về từng chủ đề ấy chứ. Nhìn ảnh online nhiều khi cũng chán. Cầm cuốn sách ảnh màu trong tay nhiều khi vẫn thấy thinh thích. Các bác thấy thế nào?

    @mitdacbiettuot: nếu lúc nào bác có điều kiện chụp ảnh côn trùng, nhớ để ý màu sắc cho chính xác nhé. Thân.

Trang 3 / 29 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Thủ thuật chuyển từ ảnh màu sang ảnh bút chì nghệ thuật bằng PS
    By milkvn in forum Kỹ thuật Hậu kỳ - Studio - Phòng tối
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 10-07-2013, 10:11 AM
  2. Trả lời: 73
    Bài viết cuối: 14-05-2013, 04:04 PM
  3. Hồ Hàm Thuận qua những khoảnh khắc
    By Vanthuongphoto in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 13-05-2010, 02:05 PM
  4. HCM -cần thuê tripod trong khoảng 5 ngày
    By bibibi in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 02-01-2009, 08:59 PM
  5. Khoảng khắc đời thường - Tánh Linh, Bình thuận.
    By ducnc in forum Ảnh phượt, ảnh du lịch, ảnh phố
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 27-08-2005, 04:39 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •