Trang 2 / 29 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 286

Chủ đề: Chụp ảnh động-thực vật có giá trị khoa học và nghệ thuật

  1. #11
    Tham gia
    17-12-2005
    Location
    MSU
    Bài viết
    125
    xin lỗi bác là em nhầm nhé
    để sửa lỗi em post avatar của bác nhé



    Nơi sống: Ấn Độ, Lào, Siri Lanka
    Kích cỡ: dài đến 20 cm, ở trong bể thì chỉ có 10-12cm thôi.
    Con cái thì to hơn, tròn hơn con đực. Chắc bác này có vợ béo rồi! :D
    Đặc điểm: cá nước ngọt, có đời sống đêm! Sống ở tầng bùn ào!
    trong điều kiện nuôi nhà trong bể thì nên nuôi ở các bể lớn có dung tích cỡ 50l trở lên. Để nhiệt độ cớ 22-30C và pH môi trường là 6-8!
    Với điều kiện vậy thì nuôi đến 5 năm mà không chít!
    Bác cứ thêm tính chất vào nhé!

  2. #12
    Lamvien hoàn toàn ủng hộ ý tưởng forum thể loại ảnh sinh học.

  3. #13
    Tham gia
    30-05-2005
    Location
    Prague Czech Republic
    Bài viết
    2,604
    Cũng xin được ủng hộ nhà khoa học, mùa hè sẽ đi bắn một số loại kính bác :D
    www.sondoan.com | another way of telling

    Người ta có thể may mắn chụp được một tấm ảnh đẹp nhưng nhận ra nó đẹp thì không.

  4. #14
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Quote Được gửi bởi mitdacbiettuot
    xin lỗi bác là em nhầm nhé
    để sửa lỗi em post avatar của bác nhé



    Nơi sống: Ấn Độ, Lào, Siri Lanka
    Kích cỡ: dài đến 20 cm, ở trong bể thì chỉ có 10-12cm thôi.
    Con cái thì to hơn, tròn hơn con đực. Chắc bác này có vợ béo rồi! :D
    Đặc điểm: cá nước ngọt, có đời sống đêm! Sống ở tầng bùn ào!
    trong điều kiện nuôi nhà trong bể thì nên nuôi ở các bể lớn có dung tích cỡ 50l trở lên. Để nhiệt độ cớ 22-30C và pH môi trường là 6-8!
    Với điều kiện vậy thì nuôi đến 5 năm mà không chít!
    Bác cứ thêm tính chất vào nhé!
    mitdatbiettuot thấy chưa? Loài cá này (tiếng Việt gọi là cá chốt - nhưng mình không có râu cá chốt đâu nhé:-)) rất phổ biến ở VN (sông Cửu Long và Đồng Nai) vậy mà do không có thông tin cập nhật từ VN nên khi tìm tên khoa học các loài sinh vật (cả trong tài liệu lẫn trên web), toàn thấy đề cập đến ở các nước khác. Trong khi VN hiện nay được coi như 1 "hot spot" về đa dạng sinh học trên toàn thế giới. Như vậy các bạn thấy lợi ích của việc chụp ảnh khoa học rất rõ ràng, không cần phải là dân nghiên cứu, chỉ cần thông tin ảnh đầy đủ là được. Tất nhiên có những loài không thể nào xác định được qua hình, nhưng với common species, đủ để hiểu biết hơn về động-thực vật của VN và phân bố của các loài.

    Rất cám ơn các bạn khác đã support. Mình sẽ cố gắng làm sao cho thông tin chuyên ngành chính xác nhưng dễ hiểu để các bạn thấy lý thú hơn khi chụp ảnh.

  5. #15
    Tham gia
    15-09-2005
    Bài viết
    301
    Xin góp với các bạn ảnh con cò thìa ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Hà. Tên của nó là Black-face Spoonbill, tìm trên mạng bằng cái tên này là ra. Được giới thiệu là sống chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Mùa rét di trú xuống phía Nam, là Việt Nam hay Đài Loan.

    Một cái tem dán của Hàn(?)


    Đàn cò thìa này chúng tôi may mắn xem được. Theo người hướng dẫn, không phải hôm nào cũng có thể gặp chúng. Nghĩa là không phải ai đến đây cũng xem được chúng. (Cũng phải nói thêm là chẳng mấy ai đi xem).


    Chụp qua telescope một cách đơn giản (không có adapter)


    Chúng tôi đây

  6. #16
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86

    Định danh một số loài côn trùng từ ảnh chụp của các bạn

    Dưới đây là định danh một số loài côn trùng mà các bạn chụp, xếp theo ABC nick của người chụp.

    Carang: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=8564: muine_2028_7150
    Đây là một con Eurema, họ bướm cải Pieridae, có vài rất khó xác định chính xác, phổ biến nhất là loài Eurema hecabe.

    Carang: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=8565: muine_2029_5239
    Đây là một loài khá hiếm ở miền Nam, tên là Hypolimnas misippus, không thấy mặt trên cánh nên khó xác định đực cái (nếu là con đực mặt trên màu đen có 4 đốm trắng, nếu là con cái, mặt trên màu cam)

    Carang: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=8633: q2_0040_4632
    Con này vị trí trí chụp khó nhìn rõ các chi tiết định danh quá, họ Libellulidae, mình sẽ confirm lại.

    duc_snipper: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=11458: img_1135_buom16_resize_8248
    Delias hyparete, họ bướm cải Pieridae. Loài này đẻ trứng trên cây tầm gửi (họ Loranthaceae), loại cây thường hay thấy sống ký sinh trên cái loại cây lớn khác.

    duc_snipper: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=11461: img_1306_buom23_resize_961
    Danaus genutia, họ Danaidae, các bạn để ý một chỗ phù lên màu đen có một vạch trắng ở giữa của mặt dưới cánh sau, đó là con đực, con cái không có.

    lamvien: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=11706: chuonchuon2_5670
    Con này có thể là Rhodothemis rufa, đực, họ Libellulidae, con cái màu nâu, đuôi hơi vàng.

    lamvien: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=8792: img_0053_6202
    Chắc là Papilio memnon, con đực. Có một loài khác rất giống là Papilio protenor, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là mặt dưới gốc cánh của P.memnon có màu đỏ, trên hình này không thấy rõ.

    leanhkts: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=1405: dsc2429_637
    Argiocenmis femina (hoặc Argiocnemis pygmaea), giống con của Ravic chụp nhưng con của Ravic hình như già hơn và mấy cái lông bạc rụng hết rồi:-))
    maycatang: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=10917: dsc_0179
    họ bướm chiều Hesperiidae, quá khó nhận diện, nhóm này là một trong những nhóm phức tạp nhất, nếu được, bạn hãy chụp thật rõ cả mặt trên và dưới cánh may ra mới nhận diện được.

    nbaotoan: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=6522: lovechunchun-600x800_4667
    Loài này nbtoan chụp ở đâu vậy, mình chịu, để lúc nào kiểm tra kỹ xem đã.

    nhatlq: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=477: nhatlq-flw-200402-00189_3449
    Catopsilia pomona, họ Pieridae, một trong những loài bướm cải phổ biến nhất, đây là dạng (form) màu xanh chuối, còn một dạng khác màu vàng. Rất phổ biến. Đẻ trứng trên cây muồng (Cassia).

    phivan: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=4868: schmetteling-3_9223
    con này họ Pieridae, không biết bạn phivan chụp ở đâu mà sao đặt tên bằng tiếng Đức vậy. Địa điểm chụp rất quan trọng để giới hạn phân bố của một số loài và loại trừ.

    phivan: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=4874: chuonchuon3_4629
    không thấy rõ màu trên phần gốc cánh, khó xác định quá, họ Libellulidae.

    pinky: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=6942: untitled2resize_3139
    trái: Danaus genutia, con đực, (họ Danaidae); trên phải: Junonia alamana (họ Nymphalidae), dưới phải: có thể là Euploea core (họ Danaidae-không biết mặt trên cánh màu gì)

    Ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=10180: img_5169_870
    Papilo demoleus, họ Papilionidae, phần đốm trắng trên cánh có màu hơi bị bạc đi một chút nên khó xác định đực cái, con đực đốm trắng hơi xanh lơ, con cái các đốm hơi vàng.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=3269: img_2005_2465
    Chilades pandava, họ bướm sói Lycaenidae

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=3315: img_4438_8379
    Graphium sarpedon, họ Papilionidae. Bay rất nhanh, đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ Na/Mãng cầu (Annonaceae)

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=3317: img_4278_1498
    Graphium agamemnon, họ Papilionidae, đặc tính sinh học tương tự G.sarpedon

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=4038: img_9731a1_9743
    Danaus genutia, con đực, họ Danaidae.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=4039: img_9868_4481
    Appias libythea, họ Pieridae, con đực

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=4040: img_9720_3785
    Giống Euploea, có thể là loài Euploea core, họ Danaidae, bọn này thường phải thấy mặt trên mới chắc ăn.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=4354: img_7394_3618
    Papilio demoleus, Papilionidae; ở dưới là 1 con thuộc họ bướm chiều Hesperiidae.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=5675: img_5109_5539
    Danaus genutia, con cái, họ Danaidae. Bác Ravic chụp tấm này hơi bị độc chiêu!:-)

    Ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=7465: img_7138_9224
    Orthetrum sabina, họ Libellulidae. Tấm này rất đẹp.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=2854: img_8119_5898
    Pantala flavescens, họ Libellulidae. Nếu thấy được mặt lưng thì quá tốt để confirm.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=3893: img_9959_6900
    Crocothemis servilia, con đực (cái màu vàng), họ Libellulidae, nhưng không chắc 100% là loài này.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=3895: img_0330_2051
    Có thể là Ischnura elegans, họ Coenagrionidae, tuy nhiên bọn chuồn chuồn kim này khó xác định chính xác lắm.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=3903: img_9966_5626
    Con này rất có thể là Crocothemis erythraea, họ Libellulidae, mình chưa gặp bao giờ. Bác có thể cho biết chụp ở đâu không? Vị trí chụp hơi khó định danh với người chưa có kinh nghiệm nhiều về chuồn chuồn như mình.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=5274: img_1220_4596
    Troides helena, con đực, họ Papilionidae. Đây là một trong những loài nằm trong sách đỏ của LHQ do có nguy cơ bị giảm số lượng mặc dù vẫn có thể gặp ở Sài Gòn. Thường bay rất cao.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=6341: img_8632_4276
    Con này hơi bị khó xác định, có thể là một con Orthetrum sabina quá già rồi!:-)) Nếu thấy mặt ngang thì có thể confirm.

    ravic: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=6374: img_8757_1653
    Agriocnemis femina (hoặc pygmaea) , họ Coenagrionidae.

    trauvang: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=6714: dsc_0009_2382
    Con này thuộc họ Lestidae, có thể là Lestes sponsa, not sure at all. Các bác lưu ý: họ chuồn chuồn kim này khi đậu xoè cánh chứ không xếp cánh. Không biết bác chụp ở đâu, vì ở VN, họ này khá hiếm.

    trauvang: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=6715: dsc_0024_1943
    Họ Libellulidae. Con này bác chụp ở đâu vậy? Hình như là loài thuộc vùng ôn đới, mình chưa gặp bao giờ.

    tưẾchtìmsâu: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=1164: tuechtimsau_7375
    Bác chụp hình ở đâu vậy? Nếu chụp hình được cả cái cây nó đang ăn thì hay quá, bổ sung được thông tin cho sinh học. Sâu của họ Danaidae. Sâu của họ bướm này đặc trưng bởi màu sắc vằn vện (warning-color), vì có chất độc trong cơ thể do ăn các loại cây có mủ độc, cảnh cáo các loài chim đừng ăn chúng. Sâu của họ bướm này đặc trưng bởi 2,4,6 hoặc 8 “sợi lông” dài trên lưng.

    VPT: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=3964: untitled-copy_8634
    Con này bác chụp ở đâu vậy? Họ Hesperiidae, quá lạ đối với mình. Nếu chụp ở VN thì có thể là một loài rất hiếm.

    VPT: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=4384: f_146_7224
    Con này bác chụp ở đâu vậy? Nếu thấy ngang nữa thì very helpful to id. Lạ quá. Họ Libellulidae.

    VPT: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=4749: sanmoi-vpt_4491
    Đây là một con thuộc nhóm ruồi ăn thịt (họ Asilidae), không phải chuồn chuồn đâu XL ơi, (tiếng Anh: Robber fly, phải gọi là assasin fly – ruồi sát thủ, thì đúng hơn:-)). Các bác lưu ý một cái thùy nhỏ ở dưới cánh, đó là hai cánh bị thoái hóa. Bọn ruồi thuộc bộ Diptera (di = 2, ptera, số nhiều của pterus = cánh). Các nhóm khác (bướm, ong, chuồn chuồn) đều có đủ 4 cánh. Một đặc điểm nữa để nhận diện ruồi nếu các bác chụp macro vào đầu: râu ngắn, có 3 đốt, đốt cuối cùng thường giống như một sợi lông.

    VPT: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=5212: untitled50_4228
    Con này cũng rất lạ bác ơi, họ Libellulidae. Hình như bác VPT ở miền Bắc hoặc vùng cao thì phải (Vĩnh Phúc??), mấy loài chuồn chuồn bác chụp khá lạ.

    VPT: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=5307: untitled56_5816
    Có thể là Orthetrum luzonicum, con đực, họ Libellulidae.

    XL: http://www.vnphoto.net/gallery_full.php?id=5144: dragonfly_3435
    Con này XL chụp ở đâu thế, họ Libellulidae.

    Thân

  7. #17
    Tham gia
    14-03-2005
    Location
    Sunshine State
    Bài viết
    3,601
    Bác này siêu quá. Khâm phục thật.
    Nikon ... Nikkor ... Nikkor ...

  8. #18
    Tham gia
    14-03-2005
    Location
    Sunshine State
    Bài viết
    3,601
    Để giúp bác Mystus dể xác định.

    nbaotoan: => Canada.
    trauvang: => Czech.
    XL: => Washington DC, US.
    VPT: => Florida, US.
    Nikon ... Nikkor ... Nikkor ...

  9. #19
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Hay quá nhà khoa học ơi ! để tui kiếm "tí tiền" mua lens macro nhờ 2 sư phụ Ravic và VPT
    huấn luyện, tôi sẽ chụp côn trùng cho nhà khoa học nghiên cứu nhé !

  10. #20
    Tham gia
    23-11-2005
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    86
    Ha ha, rất cám ơn VPT đã giúp mình confirm ảnh của các bạn chụp không ở VN. Điều này cũng dễ xác định vì động-thực vật phân bố theo vùng mà, người ta gọi là zoogeography (địa lý động vật học). Nói chung có nhiều thứ hay lắm. Mình đang cố gắng phối hợp được khoa học với nghệ thuật: ảnh chụp không những phải đẹp mà còn có giá trị phân loại, các thông tin về tên tuổi chính xác, ít nhất là gọi tên theo nhóm cho trúng. Đây lại là một điều kiện (rất challenging đấy, vì biologist chỉ nghiên cứu theo khu hệ thôi, không nghiên cứu tùm lum, thường là về già họ mới làm điều này, kiểu tổng kết lại ấy mà) để mình tìm hiểu thêm về biology của các nước khác. Thanks very much.

    Maycatang ơi, theo mình nghĩ khi không có điều kiện thì không nhất thiết phải cố gắng sắm máy cho xịn, nhưng nếu có thì tất nhiên là tốt hơn rồi. Mình cũng ước mong có cái máy cho ngon nhưng mình nghĩ trong chụp ảnh, đó chỉ là một phần ảnh hưởng đến chất lượng ảnh thôi, tinh thần của tấm ảnh chụp mới là điều quan trọng, nó thể hiện cái gì và đạt đến mức nào, ví dụ ảnh chụp sinh vật cho nghiên cứu phân loại phải thể hiện rõ ràng, đúng màu sắc thực, yếu tố nghệ thuật là thứ hai. Mấy ảnh của mình hiện đang để trên web chụp từ 3 máy: Fuji S5000, Pana FZ20 và CN PS Pro1. Tuy nhiên cũng không đến nỗi, mặc dù có máy xịn hơn thì dĩ nhiên là ảnh tốt hơn nhiều! Riêng với mình, đi điều tra là chính, chụp ảnh là phụ, nếu toàn xách đồ chụp ảnh theo thì đâu còn chỗ để mang mấy thiết bị nghiên cứu theo nữa! :yes:

    Mình cũng biết một số thông tin về các nhóm sinh vật khác nữa, nhưng biết rõ bướm nhất và đang học phân loại chuồn chuồn nên làm các nhóm này trước cho nhanh. Các nhóm khác mình sẽ từ từ tìm những thông tin liên quan mà hay rồi đưa lên đây cho các bạn.

    Thân

Trang 2 / 29 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Thủ thuật chuyển từ ảnh màu sang ảnh bút chì nghệ thuật bằng PS
    By milkvn in forum Kỹ thuật Hậu kỳ - Studio - Phòng tối
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 10-07-2013, 10:11 AM
  2. Trả lời: 73
    Bài viết cuối: 14-05-2013, 04:04 PM
  3. Hồ Hàm Thuận qua những khoảnh khắc
    By Vanthuongphoto in forum Nhóm VNPhoto tại Đà Lạt-Lâm Đồng
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 13-05-2010, 02:05 PM
  4. HCM -cần thuê tripod trong khoảng 5 ngày
    By bibibi in forum Mua Bán, Đấu Giá sản phẩm
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 02-01-2009, 08:59 PM
  5. Khoảng khắc đời thường - Tánh Linh, Bình thuận.
    By ducnc in forum Ảnh phượt, ảnh du lịch, ảnh phố
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 27-08-2005, 04:39 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •