Trang 2 / 12 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 118

Chủ đề: Côn Đảo-hòn ngọc giữa biển Đông

  1. #11
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Đi vào thêm 20m nữa thì tới sảnh chính của chùa Vân Sơn.
    _DSC2959 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC2960-Edit by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Không đủ chỗ lùi cho tiêu cự 17mm nên đành phải chơi panorama. Chụp những tấm như vầy đôi khi gặp những tình huống hài hước, 1 người, 1 chiếc xe... có thể xuất hiện ở 2, 3 chỗ trong hình.
    _Z6A2728-Pano-2-Edit by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  2. #12
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Đại hồng chuông
    _DSC2961 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2719 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Con em chỉ nhá hàng, diễn sâu thôi nha mấy bác, ko có gõ chuông. Vậy mà 1 chút nữa nghe "bong bong.." thì ra con nhà khác quậy quá , gõ chuông um sùm
    _Z6A2723 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  3. #13
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    View từ chùa ra biển, xa xa bên phải là Hòn Trác lớn và Hòn Trác nhỏ, ở giữa là Hòn Tài lớn và Hòn Tài nhỏ.
    Câu chuyện về các hòn đảo nhỏ này như sau:
    "Theo chuyện kể của những bậc cao niên tại Côn Đảo, trong số quan quân theo vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương, chống giặc Pháp có hai anh em sinh đôi nhà họ Đặng, tên là Phong Tài và Trác Vân. Gia đình này cũng có một người con nuôi là Trương Quang Ngọc.

    Lúc theo phò tá vua giúp nước, Phong Tài có dẫn Ngọc cùng đi. Nhưng người này sinh lòng phản trắc, làm phản để lấy tước hàm Lãnh binh. Phong Tài cũng bị bắt trong cuộc phản trắc đó, còn người em là Trác Vân may mắn trốn thoát.

    Sau khi bị bắt, Phong Tài bị đày ra Côn Đảo vào cuối năm 1888. Lúc này chế độ nhà tù còn dễ dãi nên Tài cũng lấy được vợ trên đảo, là nàng Đào Minh Nguyệt sắc nước hương trời. Vợ chồng Phong Tài được cha vợ cấp cho một khu vườn rộng làm nơi sinh sống và lập nghiệp.

    Một hôm, Phong Tài có việc, phải vắng nhà ít hôm. Nên khi thấy bóng chồng, nàng Minh Nguyệt chạy ra định ôm theo thói quen thì bị người đó đẩy ra và nói: “Xin chị tha lỗi, em là Trác Vân, em chồng của chị. Em mới bị đày ra đây và được cho vào sở này để được cùng chung sống với gia đình anh chị”, làm nàng ngẩn người.

    Khi Phong Tài về, hai anh em gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Về phần mình, nàng Minh Nguyệt ngắm nhìn hai anh em giống nhau như đúc, trong lòng không khỏi xúc động. Đối với nàng, Phong Tài là người chồng đáng kính, còn Trác Vân là một người thanh nhã, đáng yêu… và thầm cảm mến.

    Một hôm, nhân lúc chồng ra khơi đánh cá, Minh Nguyệt biết rõ nhưng vẫn cố tình vờ như nhầm lẫn để chạy lại ôm lấy Trác Vân. Chàng lại một lần nữa từ chối, khiến nàng ngỡ ngàng… và viện cớ đó là sự nhầm lẫn, xin thứ lỗi…

    Trác Vân cũng đã thấy rõ tâm tình của chị dâu và e ngại sẽ có ngày sa ngã, lỗi đạo luân thường. Vậy nên chàng bèn kết bè để sang một hòn đảo tạm lánh.

    Vì quá thương em nên Phong Tài đã lần sang theo. Nhưng khi đến nơi, mới hay Trác Vân đã tiếp tục chạy sang hòn đảo khác. Vì vậy chàng không dám đuổi theo nữa, vì sợ em sẽ đi xa hơn, nên ở lại đó cho gần em, bỏ mặc người vợ trẻ ở lại nhà.
    Cứ như vậy, 3 người sống ở 3 nơi cho đến lúc lìa đời. Sau này, người dân biết chuyện, đã đặt tên cho 2 hòn đảo nơi hai anh em sinh sống là Hòn Tài và Hòn Trác (còn có tên gọi nhóm đảo này là hòn Huynh Đệ).

    Ngày nay, hòn Trác và hòn Tài là điểm đến thú vị và thu hút trong các tour tham quan trên biển ở huyện Côn Đảo. Nơi này có những bãi cát nhỏ, trắng mịn, thu hút rùa mẹ lên làm tổ đẻ trứng; cùng phong phú và đa dạng các loài sinh vật biển; cùng một số loài động vật quý hiếm như chim biển, khỉ mặt đỏ, một số họ bồ câu..."

    _Z6A2724 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Phó nhòm tập sự (diễn sâu)
    _Z6A2722 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2720 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2726 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  4. #14
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Mái chùa cong vút với góc rộng 17mm
    _DSC2962 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC2963 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Kết thúc vãng cảnh chùa Vân Sơn bằng cách ăn bánh uống nước hột é miễn phí (còn gọi là ăn chùa )
    _Z6A2727 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Được sửa bởi windypham lúc 12:50 PM ngày 23-07-2023
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  5. #15
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Cám ơn Phong đã chia sẻ cho xem ảnh đẹp của chuyến đi chơi gia đình, chắc vui lắm. Đi 3 ngày nhưng gom lại thì chơi trên đảo chỉ được 2 ngày, với nhiều tiết mục như thế chắc ai cũng mệt. Mong được xem thêm ảnh nữa về hòn đảo này.

    (Sau 48 năm, sách vở ở VN vẫn còn dùng từ ‘Mỹ ngụy’ à? Thảo nào vẫn chậm tiến.)

  6. #16
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    @vankhoa: thanks anh đã theo dõi thớt. Đi 3 ngày thì mất gần đúng 1 ngày cho tàu xe đi+về thành ra chỉ thật sự chơi có 2 ngày, đến cuối ngày thứ 2 sau khi chụp hình máy bay ở Bãi Đầm Trầu em bị "đuối ngang" , ăn cơm chiều ko thấy ngon nữa.
    Em quoted trên mạng mà quên để chữ nghiêng, người đọc có thể hiểu nhầm là em viết. Tới giờ vẫn còn những chuyện như hoa hậu Việt hát "diệt giặc Mỹ cọp beo" ngay trên đất Mỹ , tàu HKMH Ronald Reagan đang thăm Đà Nẵng thì VTV phát phim chống Mỹ ... mà anh kkk.

    Rời khỏi Vân Sơn tự thì xe đưa đoàn em tham quan An Sơn miếu, nơi này đang tu sửa nhiều nên không có nhiều góc để chụp.
    An Sơn Miếu (miếu Bà) nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam. Tương truyền, năm 1783 bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh đem vợ con và 100 gia đình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo) cùng dân sở tại lập ra 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống.
    Muốn đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cảnh sang làm con tin. Thứ phi (Hoàng Phi Yến) của Chúa can rằng “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tiếng rối rắm về sau”. Vì lời khuyên này, nhà chúa cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận xử tội chết.
    Nhờ có quan đô đốc Ngọc Lân can gián và lúc đó hoàng tử Hội An (con của bà) còn quá nhỏ nên nhà chúa hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ (nay gọi là hòn núi Bà). Lấp kín cửa hang bằng những tảng đá lớn, chỉ để một ít bánh nếp và một chum nước lã đủ sống chừng nửa tháng. Vừa nhốt bà xong, nhà chúa nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh ra đảo. Chúa Nguyễn vội vàng cùng tuỳ tùng xuống thuyền chạy về đảo Phú Quốc.
    Khi thuyền nhổ neo, Hoàng tử không thấy mẹ bèn hỏi, có người tiết lộ mẹ của Hoàng tử bị giam cầm trên đảo. Hoàng tử khóc rống lên kêu gào, đòi cha cho mẹ cùng theo, hoặc là để mình ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh tức giận đã túm đứa con vô tội ném xuống biển. Hoàng tử Hội An chết, thi hài dạt vào bãi san hô và được dân làng Cỏ Ống chôn tại khu rừng gần bãi Đầm Trầu rồi lập miếu thờ ngay trước mộ.
    Bà Phi Yến cũng được dân làng giải thoát khỏi hang đá và cho bà biết sự tình về Hoàng tử. Mọi người cùng nhau giúp bà dựng một ngôi nhà ngay bên mộ Hoàng tử Hội An để bà chăm sóc mộ phần đứa con xấu số. Tên tục của bà là Lê Thị Dăm, Hoàng tử Hội An tên riêng là Cải nên người bấy giờ đặt ra câu hát:
    “Gió đưa cây Cải về trời
    Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”


    Thời gian này, bà có sáng tác một bài thơ và được truyền miệng đến ngày nay:
    “Đốt nén hương thề
    tạ chúa công
    Can vua nên nỗi tội thông đồng
    Ngai vàng một thuở
    ngồi chưa vững
    Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
    Máu chảy ruột mềm
    đau phận thiếp
    Nồi da xáo thịt thoả tình ông
    Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
    Đã khóc cho con
    lại khóc chồng”
    Vào ngày Rằm tháng Bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương làng An Hải bên cạnh có cuộc đàn chay lớn, muốn cho buổi lễ phước thiện thêm long trọng, ban hội tế cử bô lão và phu kiệu qua làng Cỏ Ống xin được thỉnh, rước đức phi về dự. Dân làng dành cho bà một gian phòng đặc biệt để nghỉ ngơi. Năm ấy bà mới 24 tuổi, nhan sắc đang thời lộng lẫy, có tên đồ tể là Biện Thi liếc trộm dung nhan của bà đã không ngăn nổi tà dục. Đêm đó, hắn lén chui vào phòng bà toan giở trò xằng bậy. Nhưng hắn vừa chạm đến cánh tay thì bà đã giật mình, tri hô lên. Tức thì tên Biện Thi bị dân làng trói gô cổ.
    Tuy dứt tình với chúa Nguyễn, song bà vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bà cho rằng cánh tay ấy đã bị dơ dáy liền chặt bỏ và nhờ người mang chôn nhưng vẫn còn thấy tủi nhục. Đêm đó, thừa lúc mọi người không để ý, bà đã thắt cổ tự tử để vẹn toàn danh tiết. Hay tin, dân làng Cỏ Ống nổi giận với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm cho bà... sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng.
    Nhờ sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn, dân làng Cỏ Ống mới bớt cơn thịnh nộ với cách xử lý là: Làng An Hải phải làm heo tạ tội và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống toàn quyền định đoạt. Số phận đã an bài cho Đức bà nằm xuống ở làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức bà lại cho dân làng An Hải lo an táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống.
    Sau cuộc an táng thi hài của bà, tên Biện Thi cũng bị xử tội chết. Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Hội An đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Dân trên đảo đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu để thờ bà.
    Thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, thiết lập nhà tù đã di dời toàn bộ dân trên đảo về đất liền, ngôi miếu không được chăm sóc đã sụp đổ. Năm 1958, Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn dưới chế độ Mỹ - VNCH. Viên trưởng ty ngân khố Côn Sơn là Nguyễn Kim Sáu đã xem lại “Sử lược Côn Đảo”, thấy có một người phụ nữ Việt Nam “Trung trinh tiết liệt” đã bỏ mình tại đây, bèn đề nghị trích một khoản tiền trong quỹ phúc lợi của tỉnh để xây dựng An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến ngay trên nền ngôi miếu ngày xưa..."


    _Z6A2738-Edit by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2739 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2743 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Người ta đồn rằng An Sơn miếu rất linh thiêng nên nhiều người đến đây khấn xin tình duyên hay con cái.
    _Z6A2740 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Được sửa bởi windypham lúc 05:54 PM ngày 02-07-2023
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  7. #17
    Tham gia
    08-03-2008
    Location
    Phong Dinh
    Bài viết
    1,051
    Rất thích những phóng sự ảnh như vầy, cám ơn bác đã chia sẽ...
    5DsR,FE 12,35II,∑50,MP-E65,85,100,17-40,24-70,70-200,580II...

  8. #18
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Cám ơn bác @phì lũ bốn mắt: ) đã ghé thớt xem ảnh và động viên.
    Cả nhà em 12 đứa tham quan cầu tàu 914 .
    "Cầu tàu 914 được xây dựng từ năm 1873. Với phác thảo ban đầu dài 107m tính từ mép đường trước cổng dinh chúa đảo vươn ra vịnh Côn Sơn. Trải qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng, ngày nay Cầu tàu 914 có chiều dài hơn 300m, rộng gần 5m, ở cuối cầu tàu có đoạn rộng gần 8m. Để làm cầu tàu này, biết bao người tù đã phải lao động khổ sai, vác đá kè bờ dọc tuyến đường ven biển... 914 người tù ở Côn Đảo đã ngã xuống vì kiệt sức, đá đè và đòn roi tra tấn khi khai thác, khiêng, vác đá về làm cầu tàu và kè đá dọc con đường ven biển. Cho nên, những người tù đã đặt tên Cầu tàu 914 vừa để tưởng nhớ những người đã mất, đồng thời ghi dấu tội ác của thực dân Pháp..."
    _Z6A2747 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Bên phải ngó ra cầu cảng mới ở vịnh trung tâm đảo Côn Sơn
    _Z6A2749 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2750 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  9. #19
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Cầu tàu cũ không có hàng rào , khá nguy hiểm.
    _Z6A2751 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Có thằng cháu em đi theo rất lí lắc
    _Z6A2752 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _Z6A2753 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  10. #20
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Khách Việt đã ít mà ở đâu em lại gặp ông cà ri Ấn Độ ở đây
    _Z6A2755-Edit by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Phía sau là vịnh Côn Sơn
    _Z6A2757 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    z4430996899631_98ffffad56a004fd03640013fc490dfe by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

Trang 2 / 12 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •