Em có bụi bông lan treo tặng bác
Em có bụi bông lan treo tặng bác
Cám ơn quà đẹp của bác. Em đã đến tuổi chơi lan và chơi chim rồi à? 😎 Hôm em đi thăm CVQG Corcovado ở Osa Peninsula, anh chàng tour guide có cuốn tự điển Birds of Costa Rica dày khoảng 3 cm. Riêng Osa Peninsula đã có trên 450 loại chim, em nghĩ cả CR còn nhiều hơn nữa. Chim này tên gì hả bác?
Em xui là lúc có thì giờ kể chuyện và treo ảnh thì computer hư, cũng phải chờ ít nhất 10 ngày nữa Asus mới sửa xong mobo.
Vì lý do đó mà em mời các bác chậm rãi thơ thẩn trong rừng mưa Santa Elena cho đến khi … computer được sửa. Các bác hãy tận hưởng không khí trong lành đồng thời ngắm cây cỏ cho đã. Em có dịp đi một rừng mây nữa, đó là Los Quetzales National Park nhưng nó không đẹp bằng Monteverde và Santa Elena nên em ít chụp ảnh.
Điểm đặc biệt của các rừng mây là gốc cổ thụ rất to và gân guốc vì rễ cây trồi lên khỏi mặt đất. Lý do là chất dinh dưỡng nằm ngay gần mặt đất, rễ cây đâm ngang, không cần đâm xuống. Và dĩ nhiên, gốc cổ thụ là nơi nương tựa của các cây khác.
NZ7_5664_01 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_5576_01 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_5542_01 by Dat's Photos, on Flickr
Vì rễ nông nên cây dễ đổ như cây này, nhưng họ để yên đó và khoét thân cây làm ghế ngồi, có cả bục để gác chân. 👍
NZ7_5624_01 by Dat's Photos, on Flickr
Bác thích cây cỏ như thế thì nên đi Amazon một chuyến. Bác sẽ có thể đặt chân lên những nơi mà xưa nay rất ít có con người tới, và cây cỏ thì hoàn toàn tự do sinh sản, cộng thêm muôn loài sinh vật khác.
Chim đó tên là Montezuma Oropendola.
Trời mưa lớn. Nếu muốn thấy giọt mưa dài thì shutter speed phải chậm hơn 1/400.
Hôm đó thấy anh bên cạnh chụp 1/3000 mà thấy cũng được, nên em chụp tấm đó với 1/2500.
Các giọt mưa nhìn giống tuyết rơi hơn là mưa.
Em thì thích hạt mưa dài hơn, nhìn vào thì biết mưa, như ảnh dưới đây:
Palm Tanager
Canon EOS R5
EF600mm f/4L IS II USM +1.4x III
ƒ/7.1; 840.0 mm; 1/125; ISO 125
Ống kính 600mm với f/4 thì bác thu hết cả ánh sáng của em! 😀 Nhìn ảnh là em biết mưa, lấm tấm hay vệt dài đều đẹp; em chỉ sợ muốn vệt dài mà chim cử động thì sẽ bị mờ. Em vừa xem xong album chim ở CR của bác, toàn chim đẹp; thật đáng nể sợ cái công lặn lội của bác để có những tấm ảnh đẹp như vậy; em thì tà tà ngắm cảnh, chụp được chim thì càng tốt. Lần này em chụp khỉ nhiều, đủ 4 loại sống ở CR.
BX em rất thích chuyến đi CR. Thừa thắng xông lên, em đã bàn với BX rồi và sẽ đi chơi theo thứ tự Colombia, Ecuador, và Brazil để có dịp thăm cloud forests hoặc Amazon rainforests ở những nơi đó. Em thì thích cloud forests hơn vì khí hậu mát hơn rainforests. Nhưng khi nào đi thì chưa lên lịch.
Chính phủ và dân CR quá hay về phương diện gìn giữ thiên nhiên. Dân số chỉ có 5,2 triệu dân nhưng có đến 26 công viên quốc gia, chưa kể các khu bảo tồn của các tổ chức bất vụ lợi như Monteverde và Santa Elena rải rác khắp nơi. Diện tích đất rất nhỏ nhưng CR cưu mang một phần quan trọng di sản thiên nhiên của thế giới về động vật cũng như thảo mộc. Em thuê tổng cộng 6 căn nhà và 3 chủ nhà dặn là phải tách riêng rác hữu cơ để làm phân bón, họ có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường, chính phủ cấm ngặt săn bắn và đốn cây với hình phạt rất nặng những ai vi phạm. Du khách đến CR thường than phiền là đường xấu, không tráng nhựa và nhiều ổ gà. Nhưng nghĩ ra thì chưa chắc dân chúng đã thích xi măng, bê tông, và nhựa đường.
Vì thế du khách mới đến CR để thưởng thức cảnh thiên nhiên như vầy:
NZ7_5669_01 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_5657_01 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_5655_01 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_5650_01 by Dat's Photos, on Flickr
Trong rừng mưa có nhiều cây mang tên cecropia mà em chụp được một lá cây rụng dưới đất. Lá chết không mang màu vàng úa nhưng có màu như tờ giấy trắng được vẽ và cắt theo hình lá. Cecropia là một cây rất quan trọng trong rainforests vì nó cũng cấp thức ăn cho chim và thú rừng. Ở Trung và Nam Mỹ có một giống thú mà em không biết tên tiếng Việt là gì, con này mang tên sloth. Nó suốt ngày sống ở trên cây cao và chỉ ăn búp, lá non, và trái của cây, trong dó có cecropia. Một tuần nó xuống đất một lần để … ị và nếu nó xui sẽ bị beo rừng xơi.
NZ7_5649_01 by Dat's Photos, on Flickr
Trong rainforests hoặc cloud forests có một hiện tượng nữa là cây leo khi mới trổ từ dưới đất lên thường có khuynh hướng lần theo bóng mát của cổ thụ để leo lên. Và sau khi bám chắc thì đổi hướng về phía có ánh sáng để tiếp tục leo. Hiện tượng này có tên khoa học là skototropism. Trong rừng các bác sẽ thấy hiện tượng này nhiều lắm.
NZ7_5644_01 by Dat's Photos, on Flickr
Cám ơn bác VK đã đăng ảnh và các thông tin thú vị đi kèm ..
ps. thời của các mạng xã hội mà vnphoto vẫn tồn tại quả thật đáng khâm phục ..
Cám ơn bác đã ghé qua và xem ảnh chuyến đi CR. Em đã chọn xong ảnh để từ từ upload lên Flickr nhưng được 2 albums thì computer bo bị hư nên bị chậm lại. Mong bác trở lại.
Các mạng xã hội như FB chỉ là phương tiện giao lưu nhất thời, dễ chán. Về phương diện có nơi để treo ảnh và kể chuyện thì vnphoto vẫn hơn. Hy vọng vnphoto càng ngày càng phong phú với nhiều đóng góp có ý nghĩa hơn.
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)