Trang 5 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 52

Chủ đề: Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo

  1. #41
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Em vẫn còn đang xa lánh chốn phồn hoa đô thị, chưa về bác JL. Ngồi trong “nhà” nhìn ra ngoài mà thấy cảnh cuối thu nó ảm đạm làm sao! Cho phép em treo một tấm ảnh lạc đề.

    Lake of the Ozarks by Dat's Photos, on Flickr

    Và cũng trong khung cảnh này mà em đọc lại những lời giải thích tuyệt vời của bác về những tấm tranh vẽ. Em nghĩ bác phải có những buổi thuyết trình về TCG qua nghệ thuật cho giáo xứ của bác. Bác có thể dùng tất cả những ảnh em chụp cho các cuộc hội thảo, nhưng phần hấp dẫn nhất vẫn là những diễn giải của bác, và chính những phần bày sẽ đem lại nhiều thành công. Bác nên tổ chức để đem lại những giây phút thoải mái cho những ai không có cơ hội đi và đọc nhiều. Bác tài quá, không một chi tiết nào về TK mà bác không biết!

    Có một bức họa làm em suy nghĩ vì cái cảnh ác độc của nó, Thánh Sebastian đã bị trói nhưng vẫn không thoát khỏi những mũi tên oan nghiệt. Xin bác JL bàn về hoàn cảnh đưa đến cuộc tử đạo này.

    Saint Sebastian by Gerrit van Honthorst (National Gallery)

    L1020138e by Dat's Photos, on Flickr

  2. #42
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Em cám ơn bác Văn Khoa về gợi ý của bác. Công việc này cần phải có 2 “chiều”: khán giả và người diễn giải. Người xem thì phải thích thú với tranh họa nghệ thuật. Người diễn giải thì cần phải am hiểu không những về Kinh Thánh, lịch sử đạo, vv nhưng cả về phương diện nghệ thuật tranh vẽ thì mới thật sự lôi cuốn hấp dẫn người nghe. Em dốt cả 2 phương diện, chỉ có thích thú xem tranh nên chắc có thể làm khán giả thôi.
    Nhưng biết đâu sau này khi thu góp được một vài kiến thức cơ bản về hội hoạ thì có thể em sẽ làm một cuốn e-book kỷ niệm. Đến lúc đó nếu bác cho phép em sẽ down bộ collection tranh của bác.

    Về trích giải, tìm hiểu Kinh Thánh thì em cũng đã bắt đầu quen. Kinh nghiệm từ các bài viết hành hương trước, đặc biệt là lần hành hương Đất Thánh vừa rồi, nên đã save lại vài website em có thể trích lục Kinh Thánh dễ dàng hơn. Chẳng hạn như có bao nhiêu nhân vật “Joseph” trong Kinh Thánh mà em đề cập đến ở post trước. Nhưng vẫn phải cám ơn người đặt câu hỏi như bác. Nếu bác không đặt câu hỏi thì em cũng chẳng đi tìm lời giải đáp. Và nếu không tìm thì không học được gì.

    Trở lại với câu hỏi của bác về Thánh Sebastian. Em cũng đã mấy lần xem qua tranh hoạ về vị Thánh tử đạo này, cứ tưởng đây là cái chết tử đạo của Thánh Sebastian là như vậy, nhưng sư thật thì khác.
    Em xin trích bài viết ngắn về Thánh Sebastian qua website dongten.net:

    Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô [340-397] và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.

Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh [Praetorian Guard], sau này khi Diocletian đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. 

Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximian và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. 

Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết. Xác người được một bà khác chôn cất tại nghĩa trang Ad Catacumbas trên đường Appienne. Một ngôi thánh đường được xây lên tại đó để kính thánh nhân.

    Kênh YT Catholic Online cũng có video dài hơn về tiểu sử của vị Thánh này:
    https://youtu.be/iJqSBRcB0Uk


    Thánh Sebastian tuy chưa chết, nhưng cũng đã sẵn sàng chết vì niềm tin của mình. Thánh tử đạo năm 288, tức là chỉ mới khoảng 250 năm sau khi Chúa Giêsu chết và Phục Sinh. Vào thời điểm này các tín hữu bị bắt đạo gay gắt. Việc này làm em nghĩ đến thời kỳ bắt đạo cũng gay gắt không kém ở Việt Nam. Cuộc bắt đạo ở Việt Nam xảy ra từ khoảng thế kỷ 17-19, gay gắt nhất ở thời kỳ vua Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức. Trong vòng khoảng 3 thế kỷ, ước tính thấp cũng đã có khoảng hơn 100 000 người đã tử đạo, tức khoảng 1 người chết vì niềm tin vào Chúa Giêsu mỗi ngày trong 3 thế kỷ! Hằng năm, vào giữa tháng 11, người Công giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới đều mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 11:46 PM ngày 22-11-2021 Reason: update link YT
    hm...

  3. #43
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    Em cám ơn bác Văn Khoa về gợi ý của bác. Công việc này cần phải có 2 “chiều”: khán giả và người diễn giải. Người xem thì phải thích thú với tranh họa nghệ thuật. Người diễn giải thì cần phải am hiểu không những về Kinh Thánh, lịch sử đạo, vv nhưng cả về phương diện nghệ thuật tranh vẽ thì mới thật sự lôi cuốn hấp dẫn người nghe. Em dốt cả 2 phương diện, chỉ có thích thú xem tranh nên chắc có thể làm khán giả thôi.
    Nhưng biết đâu sau này khi thu góp được một vài kiến thức cơ bản về hội hoạ thì có thể em sẽ làm một cuốn e-book kỷ niệm. Đến lúc đó nếu bác cho phép em sẽ down bộ collection tranh của bác ...
    Em đã cất đôi hia sau kỳ đi chơi đầu tháng 12 để trở về với nhiếp ảnh. Và công việc đầu tiên là trở lại với thớt này để kết thúc phần đóng góp của em vì … hết tranh.

    Tiếp tục trò chuyện với bác JL. Bác mà không am hiểu Thánh Kinh thì ai mới là người am hiểu. Đó là một phần rất quan trọng và lớn nhất trong việc diễn giải các bức họa về TCG. Phần còn lại là về nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử về hội họa, cùng các trường phái. Phần này cũng khó gấp thụ trừ khi học thêm qua các lớp hội họa, mỹ thuật, hoặc đọc sánh để tham khảo thêm. Bác JL nói đúng về “chiều”: diễn giả và khán thính giả phải có một sự tương đồng, một mối tương giao về câu chuyện và sự rung cảm trước mỹ thuật. Các VBT không cấm chụp ảnh, em cũng cùng một quan niệm, các bức tranh này không có bản quyền, khi nào cần, bác cứ tải xuống.

    Chúng ta đang trong Mùa Giáng Sinh, mùa của gia đình hạnh phúc và đầm ấm. Với lý do đó, em sẽ tuần tự kết thúc phần đóng góp cho thớt này bằng những bức tranh vẽ chưa treo về Thánh Gia và cảnh Chúa Giáng Sinh mà em đã chụp trong các VBT.

    National Gallery, London

    The Virgin and Child with St Anne and St John the Baptist, Leonardo da Vinci
    L1020113e by Dat's Photos, on Flickr

    The Virgin adoring the Child with Saint Joseph, Fra Bartolommeo
    L1020119e by Dat's Photos, on Flickr

    The Aldobrandini Madonna, Titian
    L1020127e by Dat's Photos, on Flickr

    The Adoration of the Shepherds, The Le Nain Brothers
    L1020140e by Dat's Photos, on Flickr

    The Adoration of the Shepherds by Italian Neapolitan

    L1020145e by Dat's Photos, on Flickr

  4. #44
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    The Louvre

    The Madona with the Oak Branch by Simon Vouet
    L1030369 by Dat's Photos, on Flickr

    The Virgin of the Annunciation by Pompeo Batoni
    L1030466 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #45
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Museo Nacional de Arte, CDMX

    L1020582 by Dat's Photos, on Flickr

    Museo Soumaya, CDMX

    L1020892 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020894 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020896 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020899 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020901 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020904 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020907 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020915 by Dat's Photos, on Flickr

  6. #46
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Nhân tiện bác Văn Khoa đăng một loạt ảnh chủ đề Giáng Sinh thì em cũng xin phụ theo vài tấm. Các tấm ảnh này còn được gọi là Nativity Scene tức cảnh Chúa Giáng Sinh. Ngoài 3 nhân vật chính là Hài Nhi Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse thì còn có những nhân vật khác dựa theo Thánh Kinh. Đó là các thiên thần, mục đồng và 3 nhà chiêm tinh (còn gọi là 3 vua). Em mời các bác đọc trích đoạn theo Tin Mừng Luca và Matthew.

    Đức Giê-su ra đời. Những người chăn chiên đến viếng thăm

    Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.4 Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

    Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

    Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

    (Lc 2:1-20)


    Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giê-su Hài Nhi

    Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.”

    Bấy giờ, vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.” Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ, ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

    (Mt 2:1-12)

    Nativity scene by Joseph luong, on Flickr

    Nativity scene by Joseph luong, on Flickr

    Và đây là 2 bộ Nativity Scene em chụp được trong chuyến đi Đền Thánh Giuse Montreal.

    Nativity scene by Joseph luong, on Flickr

    Bộ này dựa trên dân tộc Eskimo.
    Nativity scene by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #47
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Cám ơn bác JL đã giải thích câu chuyện Chúa Giáng Sinh và các nhân vật có mặt đêm ấy. Với bối cảnh trong “barn” với máng cỏ làm nôi nên các tranh vẽ đều bao gồm gia súc; từ xưa đến giờ em cứ ngỡ là dân làng đem gia súc đến làm lễ vật.

    Các bộ “Nativity Scenes” dễ thương quá!
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 02:30 PM ngày 25-12-2021

  8. #48
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Cám ơn bác JL đã giải thích câu chuyện Chúa Giáng Sinh và các nhân vật có mặt đêm ấy. Với bối cảnh trong “barn” với máng cỏ làm nôi nên các tranh vẽ đều bao gồm gia súc; từ xưa đến giờ em cứ ngỡ là dân làng đem gia súc đến làm lễ vật.

    Các bộ “Nativity Scenes” dễ thương quá!
    Lần đó em đi thì có 2 bộ này lớn và nhìn lạ nhất. Em thích bộ theo dân tộc Eskimos. Nhìn vừa lạ vừa dễ thương.
    Nhắc đến cảnh hang đá Giáng Sinh theo các dân tộc thì năm nay ở Vatican, họ đã dựng nên cảnh Nativity dưa theo cộng đồng Chopcca ở Peru. Không biết bác có xem qua chưa?
    https://www.vaticannews.va/vi/vatica...2021-peru.html

    Và ngoài ra họ còn triển lãm 100 hang đá khác nhau rất độc đáo.
    https://www.vaticannews.va/vi/vatica...i-vatican.html
    hm...

  9. #49
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Giáng Sinh 2021, em xin kính chúc các bác cùng toàn thể gia đình một mùa Giáng Sinh ấm áp và an lành.

    Mừng Chúa Giáng Sinh
    Merry Christmas
    Joyeux Noel


    Merry Christmas! by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #50
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Cám ơn bác JL. Chúc bác và gia quyến một mùa Giáng Sinh thật vui vẻ, đầm ấm và an lành. Em còn nhớ vào dịp này năm ngoái, Andrea Bocelli hát những bài thánh ca ở Milan để an ủi nước Ý trong cơn đại dịch.

    Gloria in excelsis Deo et in terra pax hominibus bonae voluntatis.

    Em còn sót một tấm tranh về Nativity chụp trong VBT Uffizi.

    Nativity by Gerrit van Honthorst, ca. 1620. Uffizi Gallery by Dat's Photos, on Flickr

Trang 5 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •