Trang 1 / 6 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 52

Chủ đề: Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo

  1. #1
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349

    Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo

    Kính chào ACE,

    Hôm nay em xin mở một topic mới với chủ đề: Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo.

    Để giải thích ý nghĩa của via pulchritudinis ("vi-a pô-kri-tu-đi-ni": con đường của cái đẹp) em xin trích lời của 2 vị Giáo Hoàng:


    - Thế giới chúng ta sống ngày nay cần đến cái đẹp để khỏi rơi vào tuyệt vọng. Cái đẹp, cũng giống như chân lý, mang lại niềm vui cho tâm hồn con người, và là hoa trái quý giá không tàn úa với thời gian, nhưng nối kết các thế hệ và làm cho họ hiệp thông với nhau trong sự thán phục.
    - ĐGH Phaolô VI, trong sứ điệp gởi các nghệ sĩ ngày 8/12/1965



    - Đôi khi anh chị em đứng trước một bức tượng, một bức tranh, hoặc nghe một bài thơ hay một bản nhạc, anh chị em đã cảm thấy xúc động, hân hoan, và anh chị em đã thấy rằng trước mặt mình không chỉ có vật chất, một tảng đá hay một pho đồng, một tấm vải, một đống chữ viết hay một chùm âm thanh, nhưng là có cái gì cao cả hơn, cái gì đang 'nói', có khả năng đụng chạm đến con tim, chuyển thông một sứ điệp, nâng cao tâm hồn. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của óc sáng tạo của con người đi tìm hiểu ý nghĩa của một thực tại, và chuyển thông qua ngôn ngữ của hình thể, màu sắc, âm thanh. Nghệ thuật có khả năng diễn tả nhu cầu con người muốn đi xa hơn cái mình đang thấy, biểu lộ sự khao khát và tìm kiếm cõi vô biên. Nghệ thuật là một cánh cửa mở đến vô biên, mở ra đến cái đẹp và sự thật vượt lên đời thường. Một tác phẩm nghệ thuật có thể mở mắt của trí tuệ và con tim, thúc đẩy lên cao.
    Một thí dụ có thể thấy khi thăm viếng một nhà thờ kiểu Gothic: chúng ta thấy bị thu hút với những nét cao vút đưa cặp mắt và tâm hồn chúng ta lên cao, và đồng thời chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ nhưng lại ước ao được sống tràn trề...Hoặc khi chúng ta bước vào một ngôi thánh đường kiểu Romanesque: chúng ta cảm thấy được mời gọi hãy hồi tâm cầu nguyện…
    - ĐGH Benedictô XVI, trong buổi tiếp kiến chung 31/08/2011

    Cùng với tâm tình trên, em lập nên topic mới này mời gọi người cùng chia sẻ những tác phẩm tôn giáo mình đã chiêm ngưỡng trong một chuyến đi nào đó.
    Tác phẩm nghệ thuật có thể là bức tượng, tranh họa, vv. Hay có thể là một công trình kiến trúc tôn giáo nào đó mà mình ấn tượng muốn chia sẻ...

    Mời các bác cùng bước vào Via Pulchritudinis.
    hm...

  2. #2
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Pietà - Đức Mẹ Sầu Bi

    Tác phẩm đầu tiên em chia sẻ thường có tên gọi là Pietà - Đức Mẹ Sầu Bi. Sầu bi đây còn có thể hiểu là đau khổ, thống khổ.
    Theo tài liệu em đọc trên mạng, thì tuy không thể xác định chính xác từ khi nào đã có danh xưng Đức Mẹ Sầu Bi, nhưng ít nhất từ thể kỷ 12, người Công giáo đã nhận ra bảy sự kiện trong cuộc đời của Đức Maria đã gây ra nỗi đau buồn lớn cho Mẹ. Người ta còn gọi đó là Đức Bà Bảy Sự hay 7 Sự Thương Khó của Đức Bà (7 Sorrows of Our Lady).

    Một trong 7 nỗi đau buồn lớn đó chính là khi tháo xác Chúa Giêsu khỏi Thập giá. Nói về việc này thì trong Thánh Kinh không có ghi cụ thể việc Đức Mẹ có mặt hay không khi hạ xác Chúa. Chỉ nói đến ông Giô-xếp thành Arimathê, một thành viên Thượng Hội Đồng và cũng là môn đệ theo Chúa Giêsu nhưng cách kín đáo, đã đến xin quan Philatô cho lãnh thi hài Chúa Giêsu. Tuy Thánh Kinh không ghi chép về Đức Mẹ lúc ấy đang làm gì, nhưng xét theo việc Đức Mẹ đã đồng hành với Con yêu dấu của mình trên đường vác thánh giá lên đồi Canvê, và Mẹ là người đứng dưới chân Chúa khi Ngài bị treo trên thánh giá cho đến khi trút hơi thở cuối cùng thì chắc hẳn Mẹ sẽ hiện diện khi ông Giô-xếp hạ xác Ngài.

    Và giây phút Mẹ ôm ấp thi thể của Chúa Giêsu đã được nhiều nhà điêu khắc và các họa sĩ chọn làm đề tài cho tác phẩm của mình. Điển hình có lẽ là tác phẩm "Pietà" của Michelangelo mà nay được đặt tại VCTĐ Thánh Phêrô ở Vatican City. Em đã có dịp đến nhưng lúc ấy đông người và có một lớp kính bảo vệ chắn ở xa nên em không chụp lại.
    Hôm nay em muốn chia sẻ 2 bức tượng Pietà khác mà em đã từng thấy trong 2 chuyến đi chơi. Tuy không thể so sánh với Pietà của Michaelangelo nhưng vì mỗi nghệ nhân đều có cách thể hiện giây phút ấy khác nhau nên em cũng muốn chia sẻ.

    Bức tượng đầu tiên được chụp ở Việt Nam. Chính xác là ở Đền Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu. Đây là chặng 13 trong 14 Chặng Đàng Thánh Giá (Stations of the Cross). Nếu các bác có ghé vào một ngôi nhà thờ nào đó, thì để ý sẽ thấy bên trong, dọc hai bên tường nhà thờ sẽ có những bức tranh hay phù điêu của 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Ở VN em thấy có vài nhà thờ còn có các Chặng với tượng được đúc lớn bằng người đặt trong khuôn viên nhà thờ.
    Ở Đức Mẹ Bãi Dâu thì bức tượng Pietà này nằm ở lưng chừng núi. Hôm đó em đang dạo, ngước lên thì thấy có ánh nắng xuyên qua tán cây và chiếu vào khuôn mặt Mẹ tạo nên một điểm nhấn rất đẹp. Đứng đây thật yên tĩnh, giữa núi và biển, dưới tán cây mát rượi che cái nắng nóng và chiêm ngưỡng một tác phẩm được soi chiếu bởi spotlight của thiên nhiên…

    Đức Mẹ Sầu Bi by Joseph luong, on Flickr


    Và bức tượng thứ 2 cũng là chặng 13 của 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Tượng này nằm ở trong vườn Đường Thánh Giá (garden of the Way of the Cross) của Đền Thánh Giuse Montreal, được tạc bởi nghệ nhân Ercolo Barbieri.
    Đức Mẹ Sầu Bi by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  3. #3
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Bác joseph.luong lại mở ra 1 thớt hay , em lại có dịp ngắm tranh tượng khắp nơi. Nhân bác chia sẻ ảnh về Đức mẹ sầu bi thì em cũng ké ảnh tương này ở Nhà thờ thánh địa Tắc Sậy-huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nơi Cha Trương Bửu Diệp tử đạo và hiển linh. Tượng bằng đá điêu khắc khá đẹp và chi tiết.
    Em có bài viết chi tiết về Nhà thờ Tắc Sậy trong thớt "Bạc Liêu giấc mơ tình yêu".
    http://www.vnphoto.net/forums/showth...=219735&page=7
    _DSC0909 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Ảnh "sạch" người ta hơn
    _DSC0905 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  4. #4
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Hoan hô bác JL đã mở một tiết mục mới về nghệ thuật trong tôn giáo. Các nhà khảo cứu chuyên môn về mỹ thuật bao gồm tranh vẽ và tượng điêu khắc có nói nếu cuộc đời không có truyện thần thoại Hy Lạp và Thánh Kinh thì kho tàng nghệ thuật của con người sẽ thiếu sót và nghèo nàn đi nhiều. Em hay viếng các VBT nên cũng có một số ít ảnh chụp các tranh vẽ và một số ít tượng được vẽ hoặc tạc dựa theo các chi tiết trong Thánh Kinh. Hôm nay mới có dịp đóng góp ảnh trong tiết mục mới. Em thì dốt về cuộc đời của Chúa Giêsu và cũng không biết nhiều về Thánh Kinh nên sẽ phải nhờ bác JL và Phong diễn nghĩa.

    Đây là nguyên tác Pietà của Michelangelo trong St. Peter's Basilica, Vatican. Tượng có lần bị phá nên VBT Vatican để trong hộp kính không vỡ.

    Michelangelo's Pieta by Dat's Photos, on Flickr

    Tượng Pietà của Michelangelo được khắp thế giới sao bản. Nhưng muốn tăng giá trị thì bản sao phải được giấy chứng nhận “sao y bản chính” của Vatican, như tượng này trong VBT Soumaya ở Thủ Đô Mexico.

    L1020952 by Dat's Photos, on Flickr

    Hai tượng sau cũng mang tên Pietà trong VBT Soumaya. Các nghệ sĩ tạc tượng có biến đổi một chút tùy theo cảm hứng hoặc cách thờ phụng của địa phương.

    L1020884 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020804 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #5
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Cám ơn bác windypham và bác Văn Khoa cùng chia sẻ các tượng Pietà của các nghệ nhân. Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi tượng đều có những chi tiết vẻ đẹp riêng. Rất đa dạng.
    Các nghệ nhân đều đã thể hiện cảnh Chúa Giêsu đã chết một cách "tài tình". Nhìn vào, cho dù chưa rõ câu chuyện Thánh Kinh nhưng người xem vẫn có thể khẳng định rằng Chúa Giêsu lúc ấy chỉ còn là một 'lifeless body'. Đầu ngửa ra, tay buông dài xuống đất...Để ý thêm, em thấy Pietà của Michelangelo còn thêm chi tiết ở bên bàn tay phải của Mẹ Maria. Mẹ đang ôm Con mình đến nỗi phần nách của Chúa Giêsu bị xốc lên.

    Và các tác phẩm đều thể hiện 5 vết thương trên người Chúa Giêsu. 4 vết kia do bị đóng đinh vào thập giá. Còn vết thương thứ 5 là ở bên phải cạnh sườn. Em xin trích đoạn Thánh Kinh ghi chép về việc này:

    Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. (Ga 19:31-34)
    hm...

  6. #6
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Thiên tài Michelangelo tạc được ba tượng Pietà, tượng đẹp nhất diễn tả hay nhất nỗi đau đớn của Đức Mẹ được đặt trong VBT của Tòa Thánh Vatican. Để phân biệt với hai tượng kia, bức tượng này được sách vở đặt tên St. Peter’s Pietà. Tượng thứ nhì mang tên Deposition hoặc Florentine Pietà vì tượng này tả lúc Chúa Giêsu vừa được hạ xuống từ thập tự giá, và tượng được đặt trong Museo dell'Opera del Duomo ở Florence. Tượng thứ ba mang tên Rondanini Pietà, hiện đang ở trong một VBT ở Milan.

    Michelangelo tạc tượng này trong 8 năm để tiêu khiển với mục đích để trên mộ của mình. Nhân vật ngay giữa là Chúa Giêsu, đang quỵ vào lòng Đức Mẹ, bên tay trái. Nhân vật đang đỡ Chúa xuống là Nicodemus (hoặc có thể là Joseph của làng Arimathea), và bên phải là Mary Magdalene đang đỡ chân Chúa. Nhưng vào năm 1555, lúc 80 tuổi, dù chưa xong, Michelangelo đập phá tượng. Có người bàn rằng Michelangelo không thích phiến đá có vân, hoặc ông ta không hài lòng với kết quả, hoặc Michelangelo già rồi nên đâm ra cáu kỉnh. Francesco Bandini mua lại và nhờ Tiberio Calcagni, học trò của Michelangelo ráp lại và sửa chữa bức tượng. Nhưng tượng vẫn thiếu chân trái của Chúa Giêsu.

    Các học giả đoán rằng Michelangelo tự tạc hình ảnh của mình trong vai Nicodemus.

    The Deposition Pietà (Florence Pietà) by Dat's Photos, on Flickr

  7. #7
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    …Và các tác phẩm đều thể hiện 5 vết thương trên người Chúa Giêsu. 4 vết kia do bị đóng đinh vào thập giá. Còn vết thương thứ 5 là ở bên phải cạnh sườn. Em xin trích đoạn Thánh Kinh ghi chép về việc này:

    Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. (Ga 19:31-34)
    Nói về vết thương thứ năm bên cạnh sườn Chúa Giêsu, đại danh họa Peter Paul Rubens đã vẽ cảnh hạ Chúa xuống từ thập giá. Peter Paul Rubens, người Hà Lan chuyên vẽ cảnh sống động dựa theo Thánh Kinh.

    The Entombment by Peter Paul Rubens by Dat's Photos, on Flickr

  8. #8
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Tranh của Peter Paul Rubens rất đẹp và sống động như 1 bức ảnh chụp người thật việc thật mới thấy được cái tài của đại danh họa
    Hôm nay 14/9, Giáo hội Công giáo long trọng mừng kính suy tôn Thánh Giá Chúa, em xin "bẻ lái" qua hình ảnh Thánh Giá Chúa chịu nạn. Ảnh chụp thánh giá gỗ đơn sơ tại giáo xử Phú Lợi nhỏ bé của em ở TDM, Bình Dương
    Khi thân xác Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi Thập giá, Thánh giá đã bị ném xuống mương hoặc xuống giếng, và sau đó bị lấp đi bằng đất đá, để ngăn không cho các môn đệ của Ngài tìm thấy.
    Vào năm 312 SCN, tức là gần 300 năm sau, khi Hoàng đế Constantine, lúc ấy vẫn chưa gia nhập Kitô giáo, đang chiến đấu với Maxentius để tranh giành ngai vàng của Đế chế La Mã, ông đã cầu khẩn Vị Thần là Chúa của các Kitô hữu giúp đỡ mình trong trận chiến của ông. Để đáp lại lời cầu khẩn của ông, một dấu hiệu xuất hiện trên bầu trời. Ông nhìn thấy một Thánh giá sáng rực với dòng chữ “In Hoc Signo Vinces – Cứ Dấu Này Ngươi Sẽ Chiến Thắng” được khắc trên đó.

    Bài chi tiết của trang Công Giáo.
    http://conggiao.info/thanh-gia-dich-...Lpt6D3RU_5nuWw
    Em nhớ anh Vankhoa đi đâu và có chụp hình Thánh Giá rất đẹp và sống động, anh hãy chia sẻ lại nhé.
    _DSC6296 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Được sửa bởi windypham lúc 10:22 AM ngày 14-09-2021
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  9. #9
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Anh cũng thích tấm tranh “Chôn Cất” của Peter Paul Rubens, nhìn vào mà cảm thấy tội lỗi. Ngoài nét vẽ xác Chúa vô hồn độc đáo, điểm làm người xem cảm động thêm là Đức Mẹ khóc đỏ cả mắt, nhìn lên trời than vãn, oán trách.

    Có lẽ Phong đã thấy hai tấm ảnh sau được chụp trong Mosteiro dos Jerónimos ở Lisbon, Bồ Đào Nha.

    L1140081 by Dat's Photos, on Flickr

    L1140096 by Dat's Photos, on Flickr

  10. #10
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Nói về thập giá thì ít nơi nào có bộ sưu tầm như VBT Soumaya, một VBT rất độc đáo do Carlos Slim hiến tặng cho dân Mexico. Không như nhiều VBT khác, vào cửa Soumaya miễn phí và nơi đây có bộ sưu tầm các tác phẩm của điêu khắc gia Rodin lớn nhất thế giới, hơn cả Pháp.

    Tượng Chúa bằng ngà voi.

    L1020925 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020930 by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 08:53 AM ngày 15-09-2021

Trang 1 / 6 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •