Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 52

Chủ đề: Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    … Trong khi đó tác phẩm Salome with the Head of John the Baptist của Caravaggio lại vẽ theo một hướng khác. Những biểu hiện qua khuôn mặt của Salome, của tên đao phủ, của người đứng sau lưng khiến người xem phải đặt câu hỏi không biết họ đang nghĩ gì trước cảnh tử đạo của Thánh Gioan. Có chút cảm xúc nào chăng? Hay tất cả chỉ vô tâm trước những gì xảy ra...
    Cám ơn bác JL đã đóng góp tận tình và hay. Theo những gì em đọc thì sự vô cảm và vô tâm của Salome được thể hiện qua thái độ cầm đĩa để đựng đầu. Nhưng góc nhìn trong tấm ảnh sau, Salome dơ tay có vẻ như muốn can ngăn cuộc hành quyết. Tác phẩm của Caravaggio thể hiện một ý nghĩ khác là Salome có vẻ ân hận sau khi Thánh Gioan tử đạo. Trong tranh Caravaggio, Salome tuy cầm đĩa nhưng không dám nhìn. Đó là cái hay của các học giả về nghệ thuật khi họ bình luận, mỗi người mỗi ý.

    Beheading of Saint John the Baptist by Dat's Photos, on Flickr

  2. #22
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Nhờ bác JL giải thích thêm. Ông Gioan Tẩy Giả (John the Baptist) có phải là cậu bé lúc nào cũng có mặt trong “Holy Family” không? Em xem và chụp nhiều cảnh của Gia đình Đức Mẹ và hầu như cậu bé tóc màu hung đỏ lúc nào cũng được vẽ trong tranh, tỷ dụ như các tấm sau. Và Đức Mẹ Maria còn có tên Madonna?

    1) The Alba Madonna, Raphael vẽ.

    The Alba Madonna by Dat's Photos, on Flickr

    2) Fra Bartolommeo vẽ cảnh Gia đình Đức Mẹ trên đường (tỵ nạn ?) vào Ai Cập. Ông già này là ai?

    The Rest on the Flight into Egypt with Saint John the Baptist by Fra Bartolommeo by Dat's Photos, on Flickr

    3) Hai ông bà già này là ai? (The Holy Family by Jacques Blanchard.)

    L1030371 by Dat's Photos, on Flickr

    4) Ông già này là ai? (La Sagrada Famillia y San Juan Bautista by Adres de la Concha.)

    L1020578 by Dat's Photos, on Flickr

    5) Madonna adoring the Child Christ with the young John the Baptist, by Alessandro di Marlano Filipepi.

    L1020806 by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 01:08 PM ngày 31-10-2021

  3. #23
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,527
    Em cũng thấy cái hay về các góc bình luận khác nhau của một tác phẩm. Tuy có thể cùng nhìn thấy một vẻ đẹp chung của một tác phẩm, nhưng mỗi cá nhân cũng có những góc nhìn riêng dựa theo những ảnh hưởng từ trải nghiệm sống của mỗi người, từ học vấn cho đến ảnh hưởng xã hội, môi trường, vv. Và em thấy đó cũng là một điều thú vị, vì có lẽ không có đúng/sai trong việc thưởng thức và bình luận một tác phẩm.

    Trở lại với các câu hỏi cùng với những tìm hiểu và nhận định của em về các tác phẩm bác chụp, em xin hơi chi tiết dài dòng...

    a - Madonna có nguồn gốc từ tiếng Ý xưa, dịch sang tiếng Anh là my lady (donna = lady). Tiếng Việt mình là Đức Bà. Ngày nay tiếng Anh thì em thấy ít dùng chữ My Lady, đổi lại người ta dùng chữ Our Lady, mục đích em nghĩ là vì muốn nhấn đến tính cộng đoàn thay vì cá nhân. Còn người Công Giáo VN ngày nay thì em thấy quen dùng danh từ Đức Mẹ nhiều hơn. Có lẽ vì Mẹ lúc nào cũng gần gũi, thân thương hơn. Ví dụ những tước hiệu Đức Mẹ: Our Lady of Rosary - Đức Mẹ Mân Côi, Our Lady of La Vang - Đức Mẹ La Vang, Our Lady of Perpetual Help - Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vv.

    b - Holy Family thì người Công Giáo VN gọi là gia đình Thánh Gia, hoặc Thánh Gia thất. Trong đó có 3 nhân vật: Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và Thánh Giuse (dưỡng phụ của Chúa Giêsu). Và đương nhiên khi vẽ tranh thì các hoạ sĩ có thể vẽ thêm các nhân vật “phụ” vào trong gia đình Thánh Gia. Chẳng hạn tác phẩm số 2 & 4 mà bác Văn Khoa chụp là hình gia đình Thánh Gia và có thêm Thánh Gioan Tẩy Giả.

    c - Em nhớ đâu đó trong forum em, bác windypham và bác ASAV có nói qua về Thánh Gioan Tẩy Giả. Ông là người anh họ với Chúa Giêsu. Khi Sứ Thần Gabriel đến Nazareth và Truyền Tin cho Đức Mẹ về việc Thiên Chúa chọn Mẹ là Mẹ của Đấng Tối Cao thì sứ thần cũng đã nói:
    “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.” (Lc 1: 35-36)

    Như vậy qua Thánh Kinh chúng ta biết được Thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu là anh em họ, sinh 6 tháng trước Chúa Giêsu. Vì vậy Giáo Hội mừng kính lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào ngày 24 tháng 6 hằng năm (sáu tháng trước Giáng Sinh). Không kể Chúa Giêsu, thì Giáo Hội chỉ mừng kính sinh nhật của 2 người mà thôi. Đó là Đức Mẹ (8 tháng 9) và Thánh Gioan Tẩy Giả.

    Trong bài viết “Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria” trên trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có đoạn ghi:
    “Chúng ta cũng kỷ niệm ba lần sinh nhật, và Sinh Nhật của Mẹ Maria là một trong số đó. Hai lễ còn lại là sự ra đời của Chúa Kitô (25 tháng 12), và của Thánh Gioan Tẩy giả (24 tháng 6), và sợi dây chung liên kết các lễ này với nhau là cả ba — Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy giả — đều được sinh ra mà không mắc tội Tổ tông, mặc dù Mẹ Maria và Chúa Giêsu được thụ thai mà không mắc tội Tổ tông, còn Thánh Gioan Tẩy giả được sạch tội Tổ tông ngay trong lòng mẹ khi Mẹ Maria viếng thăm bà Isave.”

    Và em nghĩ cũng cùng ý đó mà Raphael và Alessandro di Marlano Filipepi đã hoạ nên tác phẩm số 1 & 5 chỉ có 3 nhân vật: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Gioan Tẩy Giả.

    d - Những biểu tượng khi vẽ của Thánh Gioan Tẩy Giả đều được lấy ra từ Thánh Kinh. ví dụ: “Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn.” (Lc 3:10). Vì vậy tác phẩm 1 & 5 có hình cậu bé Gioan mặc áo lông thú. Còn tóc màu hung thì em nghĩ có lẽ vì để tạo nên sự tương phản rõ rệt với tóc vàng của Chúa Giêsu mà họa sĩ vẽ nên chăng?

    e - Trở lại với gia đình Thánh Gia thì chắc bác Văn Khoa giờ đã đoán biết được nhân vật “ông lão” trong tác phẩm 2 & 4 là Thánh Giuse, vì Holy Family thì phải có Th. Giuse. Tác phẩm số 2 có tên The Rest on the Flight into Egypt with Saint John the Baptist - tạm dịch Thánh Gia Thất nghỉ ngơi trên đường trốn sang Ai Cập và Th. Gioan Tẩy Giả. Chữ “with” - “và/với” ở đây chỉ việc bức tranh vẽ thêm nhân vật Th. Gioan Tẩy Giả, chứ không có nghĩa là cậu bé Gioan cùng đi với gia đình Thánh Gia.

    Câu chuyện gia đình Thánh Gia trốn sang Ai Cập được biết đến qua Tin Mừng theo thánh Matthêu. Đây là câu chuyện sau khi Chúa Giêsu Giáng Sinh ở Bêlem:
    Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập. (Mt 2:13-15)


    Nhắc đến “ông già” Giuse, dưỡng phụ của Chúa Giêsu, thì em nhớ đến một bài viết hay em đọc được trong cuốn sách “Consecration to St. Joseph”, và cũng mới xuất bản ở VN bản dịch “Tận hiến cho Thánh Cả Giuse” cũng có một bài viết về tuổi tác của Thánh Giuse. Giáo hội không chính thức dạy rằng Thánh Giuse là già, hay trẻ. Nhưng theo truyền thống từ xưa thì cho rằng Thánh Giuse già hơn. Và điều này vẫn được thể hiện trong các tác phẩm bác Văn Khoa chụp. Một lý do rất dễ hiểu là từ thuở xưa vì muốn nhấn mạnh đến sự Đồng Trinh của Đức Mẹ nên mới đặt Th. Giuse là một ông già hơn là một chàng trai. Dựa vào câu chuyện Th. Giuse đưa Chúa Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập, một đoạn đường dài như vậy thì làm sao Th. Giuse có thể là một ông già. Như Mẹ Angelica từng nói: “Old men don’t walk to Egypt!” - “Ông già không thể đi bộ đến Ai Cập được!” Và còn những lý do khác rất hay để minh chứng cho việc Th. Giuse “nên” là một chàng trai trẻ hơn là một ông già. Khi nào có dịp em sẽ dịch, hoặc có sách, sẽ đánh lại bản dịch của chương này bàn về tuổi tác của Th. Giuse.

    f - Tác phẩm số 3 The Holy Family by Jacques Blanchard có “ông già” chính là Thánh Giuse. Còn bà già bên phải là Thánh Elisabeth, tức mẹ của Th. Gioan Tẩy Giả. Theo Thánh Kinh em trích ở phần c thì bà Elisabeth đã già mới mang thai Gioan Tẩy Giả.

    -------
    Tác phẩm Holy Family trốn sang Ai Cập làm em nhớ đến một tác phẩm em chụp được ở Milk Grotto - Hang động sữa Đức Mẹ ở Bêlem, gần ngay nơi Chúa Giêsu sinh ra. Theo truyền thống thì sau khi sinh chắc Th. Giuse đưa Đức Mẹ cùng Hài Nhi Giêsu sang hang động này để tịnh dưỡng. Và cũng từ đây, đang đêm khuya thì Thánh Giuse đã đưa gia đình trốn sang Ai Cập sau khi nghe lời sứ thần báo.

    Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 10:42 PM ngày 01-11-2021 Reason: typo
    hm...

  4. #24
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Hay! Em thật sự khâm phục cái uyên bác của bác JL về Thánh Kinh, nhất là về chiều sâu cùng với ẩn ý của các câu chuyện và với lối giải thích đơn giản, dễ hiểu để “communicate” với độc giả. Vào một VBT đã thích vì, ngoài được “trở về quá khứ”, em còn được thưởng thức những tài nghệ thuật, nét vẽ, và kiểu vẽ để biểu lộ câu chuyện hay tư duy của nghệ sĩ. Bây giờ ngồi nhà nhưng được “trở lại” các VBT với sự dẫn giải của bác JL còn làm mình thích hơn. Đưa máy lên để chụp những tấm tranh về tôn giáo qua nghệ thuật để làm kỷ niệm, nhưng không ngờ có ngày được treo lên để thưởng thức lại.

    Đa số các tấm ảnh được chụp bằng Leica Q, lý do là nhờ ống kính 28mm, 1.7/f, một ống kính lý tưởng để dùng trong phòng thiếu ánh sáng và không được dùng flash. Nhiều bức tranh được rọi bằng spotlight từ trần nhà xuống nên ảnh bị sáng phía trên, nhất là ảnh của các tranh sơn dầu. Em có thể xóa phần phản chiếu ánh sáng, nhưng không làm vì tôn trọng sự nguyên thủy.

    Bác JL làm có hứng lục lại ảnh cũ để treo, nhưng sẽ hứng thú hơn nếu có lời dẫn giải của bác JL hay các bác khác. Hai tấm sau được chụp trong Le Louvre có tựa đề The Last Supper. Em cứ đinh ninh rằng bữa cơm cuối cùng chỉ có Chúa Giêsu với 12 môn đồ, tấm trên có 13 người, nhưng sao tấm dưới có đến 15 người? Có thể là về nhân vật thì đúng là 13, nhưng có thể có những người khác?

    The Last Supper (also known as The Little Supper) by Philippe de Champaigne.

    L1030386 by Dat's Photos, on Flickr

    The Last Supper by Frans Pourbus II.

    L1030360 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #25
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,527
    Còn một chi tiết nữa trong bộ 5 tác phẩm vẽ ở post trên mà em quên thêm vào. Đó là tất cả đều có một điểm tương đồng: Cây Thánh Giá.

    Các tác phẩm đều vẽ Hài Nhi Giêsu hướng về cây Thánh Giá. Ý nghĩa cũng không quá khó hiểu. Em xin mượn lời của Giáo Hoàng Lêo Cả (Pope Leo the Great): “There was no other reason for the Son of God becoming flesh than that he should be fixed to the cross” - “Không còn lý do nào khác người Con Thiên Chúa trở nên xác phàm ngoài việc Ngài sẽ chịu đóng đinh trên thập giá”

    Và ở tấm số 4 còn có hình ảnh con chiên trắng mà Hài Nhi Giêsu đang đụng vào. Hình ảnh con chiên trong Thánh Kinh Cựu Ước là vật người Do Thái dùng làm hy lễ xác tế và để đền thay tội lỗi của dân.

    Đến thời Chúa Giêsu, khi ông Gioan Tẩy Giả đi rao giảng, Thánh Kinh có đoạn:
    Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”.
    (Ga 1:29)
    “Here is the Lamb of God who takes away the sin of the world”

    Và cũng như con chiên người Do Thái dùng làm hy lễ khi xưa, thì nay Chúa Giêsu chính là Chiên Thiên Chúa (Lamb of God) và máu của người đã đổ ra để nhiều người được tha tội.

    Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. (Hr 9:12)
    hm...

  6. #26
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,527
    Tiếp tục, em xin nối tiếp câu chuyện về con chiên trong tranh vẽ.

    Trong câu chuyện Thánh Kinh Cựu Ước, khi người Do Thái còn đang làm nô lệ cho người Ai Cập thì ông Môi-se (Moses) đã đến và giải cứu người Do Thái ra khỏi đất Ai Cập để ra đi tìm miền Đất Hứa (Promise Land).

    Hơn chục năm qua, ở Bắc Mỹ cứ mỗi lần lễ Phục Sinh là trên truyền hình hay chiếu phim “The Ten Commandments” (1956) kể câu chuyện ông Moses dắt dân Chúa ra khỏi đất Ai Cập. Trong phim có đoạn quay cảnh về Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Lễ Vượt Qua là đêm trước khi tai ương thứ 10 xảy ra và sau đó vua Pharaoh mới cho dân Do Thái rời khỏi đất Ai Cập.

    Sách Xuất Hành trong Thánh Kinh có ghi:
    Ông Mô-sê triệu tập tất cả các kỳ mục Ít-ra-en và nói với họ : “Hãy đi bắt chiên cừu về cho gia đình anh em, và sát tế làm lễ Vượt Qua. Anh em sẽ lấy một bó hương thảo, nhúng vào máu trong chậu và lấy máu từ trong chậu bôi lên khung cửa ; và không ai trong anh em sẽ ra khỏi cửa nhà mình cho đến sáng. ĐỨC CHÚA sẽ rảo khắp Ai-cập để đánh phạt, và khi thấy máu trên khung cửa, ĐỨC CHÚA sẽ vượt qua trước cửa và không để cho Thần Tru Diệt vào nhà anh em mà đánh phạt. (Xh 12: 21-23)

    Khi con cháu anh em hỏi anh em: ‘Nghi lễ này có ý nghĩa gì đối với quý vị?’, anh em sẽ trả lời: Đó là lễ tế Vượt Qua mừng ĐỨC CHÚA, Đấng đã vượt qua các nhà của con cái Ít-ra-en tại Ai-cập, khi Người đánh phạt Ai-cập và cho các nhà chúng ta thoát nạn.” (Xh 12: 26-27)

    Liên kết câu chuyện trên của Cựu Ước với Tân Ước vào thời Chúa Giêsu, và hình ảnh con chiên trong các tác phẩm nghệ thuật thì sẽ thấy chính Chúa Giêsu là con Chiên sẽ được sát tế trong ngày Lễ Vượt Qua. Tin Mừng theo thánh Luca có đoạn ghi:
    Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua. Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn : “Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua.” (Lc 22:7-8)

    Như vậy đối với các bức hoạ về The Last Supper - Bữa Tiệc Ly, ngoài việc đây là bữa tiệc cuối cùng Chúa ăn với các môn đệ, thì chúng còn có ý nghĩa sâu xa hơn khi liên kết với lễ Vượt Qua, và Chúa Giêsu sẽ là con Chiên được sát tế trên cây Thập Giá để chuộc tội cho nhân loại và qua đó mà chúng ta được giải cứu khỏi tội lỗi. Ngay sau bữa Tiệc Ly là Chúa Giêsu sẽ đi đến chân núi Ôliu, vườn Giêtsimani và bị bắt ở đó ngay trong đêm. Em đã có viết về câu chuyện này cũng như các địa danh nơi đây trong mục hành hương Đất Thánh.

    Trong hai tác phẩm Last Supper bác Văn Khoa chụp, có vài chi tiết hay mà cần phải đọc qua Thánh Kinh mới thấy được. Và trình thuật “Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ” này chỉ có ghi trong Tin Mừng theo Th. Gioan mà thôi:

    Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

    Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! (Ga 13: 3-5, 12-17)


    Bức The Little Supper bác có thấy cái bình ở giữa bàn, và cái chậu nước cùng tấm vải không?

    Tin Mừng Gioan tiếp tục:
    Nói xong, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su. Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. (Ga 13: 21-30)


    Trong 2 bức Bữa Tiệc Ly thì bác sẽ thấy hình ảnh các môn đệ đang “nhìn nhau, phân vân” xem Chúa Giêsu đang nói ai. Và trong hai tấm cũng có ông Phêrô (tấm 1) và ông Gioan (tấm 2) đang trong tư thế hỏi Chúa xem là ai vậy, có phải là mình không?

    Nếu để ý, bác sẽ biết được tại sao trong cả 2 bức tranh thì nhân vật Giuđa Iscariot lại được vẽ tay cầm túi tiền.

    Trong tấm thứ 2, bác thấy ánh mắt Chúa Giêsu đang nhìn thẳng vào Giuđa, em nghĩ là vì đoạn trên khi Chúa nói “Anh làm gì thì làm mau đi!”.

    Còn về 2 nhân vật nhìn hơi “bặm trợn”. Em không biết rõ vì sao Frans Pourbus II lại có thêm 2 nhân vật đó. Em chỉ đoán mò có thể là đại diện cho Xa-tan, ma quỷ, cho tội lỗi, cho sự dữ chuẩn bị cám dỗ Giuđa phản bội Thầy mình?

    Nói về Chúa Giêsu thì tấm Last Supper số 1 lại vẽ Chúa Giêsu theo một tư thế khác. Đây là giây phút Chúa thiết lập bí tích Thánh Thể. Tin Mừng Luca có ghi:
    Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22:1 9-20)


    Ngày nay khi dâng lời chúc tụng và truyền phép để bánh trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, thì chúng ta sẽ thấy linh mục chủ tế cũng làm cử chỉ như trong bức hoạ. Cử chỉ này bác cũng đã thấy trong bức tranh hai môn đệ trên đường Emmau gặp Chúa của Caravaggio và bác đã từng post.
    Ví dụ video từ lễ trực tuyến
    https://youtu.be/jcQvXXSxBHY?t=3020 (lễ tiếng Việt)
    https://youtu.be/JFBS3_9EzhQ?t=2669 (lễ tiếng Anh)
    ______

    Em phải cám ơn bác Văn Khoa đã post những tranh hoạ quá đẹp. Phục tài chụp tranh của bác. Xem full screen giống như mình đang ở đó vậy. Rất thật và đầy chi tiết. Nếu không có bác đã đi qua những VBT trên thế giới thì làm sao em có thể biết và thưởng thức những tuyệt tác như thế này. Và cũng một phần cám ơn bác đã up cho em thưởng thức thì đương nhiên em cũng sẽ tìm hiểu và chú thích thêm theo những gì em biết. Tuy còn thiếu sót nhưng cũng giống như mình đang đứng trước tác phẩm, xem và kể cho nhau nghe những gì mình thấy hay trong các tác phẩm vậy
    hm...

  7. #27
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Cám ơn bác JL. Ảnh chụp tranh vẽ cũng chỉ là một tấm ảnh trên một mặt phẳng hai chiều. Nhưng những lời bình luận của bác JL đã đem lại một chiều thứ ba, đó là chiều sâu. Không có những bình luận thì tranh cũng giống như phim câm vô nghĩa, những bình luận đem đến phụ đề cần thiết để hiểu bức tranh hay cuốn phim. Một người tầm thường và không theo TCG thì chỉ biết tấm tranh The Last Supper thứ nhất có chậu nước với cái khăn và tấm thứ nhì có một người đứng lên với túi tiền dấu sau lưng. Đâu ai ngờ các chi tiết đó là cả một câu chuyện hay. Em chỉ chụp chơi các tấm tranh đẹp để làm kỷ niệm, không ngờ có ngày các tấm ảnh đem lại nhiều thích thú như vậy.

    Bác JL giải thích cho em tấm trong Le Louvre này, cũng là một buổi tiệc nhưng bên trái tại sao có người đang hôn chân Chúa?

    L1030405 by Dat's Photos, on Flickr

    Ngày xưa các họa sĩ khét tiếng (nổi tiếng chưa đủ) rất được trọng dụng và được mua chuộc bởi, hoặc triều đình, hoặc Giáo Hội, hoặc các gia tộc giàu có. Nhất là ở Ý, vào thế kỷ thứ 16, 17, triều đình là Giáo Hội và ngược lại. Họ bỏ rất nhiều tiền và dùng chức tước cùng bổng lộc để mướn các họa sĩ độc quyền vẽ tranh cho mình. Một trong những họa sĩ tài hoa người Pháp là Nicolas Poussin, ông ta vẽ cho Vua Louis XIII, Giáo Hội ở Pháp nhưng ông sống ở Rome và vẽ cho Giáo Hội La Mã nhiều hơn. Sở trường của Nicolas Poussin là vẽ tranh dựa theo chuyện Thánh Kinh và mỗi bức tranh là một điển tích, một hoạt cảnh linh động. Em treo hai tấm của ông ta.

    Thánh Giôan đang rửa tội bên Sông Jordan (Getty Center.)

    Saint John Baptizing in the River Jordan by Nicolas Poussin by Dat's Photos, on Flickr

    Eliezer và Rebecca (Le Louvre). Hai nhân vật này có trong Thánh Kinh không?

    L1030363 by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 01:13 PM ngày 02-11-2021

  8. #28
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,311
    Các bác đi đây đó và chụp nhiều, lại nghiên cứu sâu rộng, đề tài này đúng là em chỉ có lót dép Lào mà xem thôi
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  9. #29
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Quote Được gửi bởi windypham View Post
    Các bác đi đây đó và chụp nhiều, lại nghiên cứu sâu rộng, đề tài này đúng là em chỉ có lót dép Lào mà xem thôi
    Năm sì ta (*****) thuộc về thầy JL chứ anh chẳng có công gì đâu Phong!

  10. #30
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,527
    Quote Được gửi bởi windypham View Post
    Các bác đi đây đó và chụp nhiều, lại nghiên cứu sâu rộng, đề tài này đúng là em chỉ có lót dép Lào mà xem thôi
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Năm sì ta (*****) thuộc về thầy JL chứ anh chẳng có công gì đâu Phong!
    "An-ni-ô" | 아니요 (xem phim Hàn với bx hoài nên nhiễm vài ba từ HQ...)
    5 sì ta...trên 10 thì em nhận.
    Phải cám ơn các vị phát minh ra internet, vì nhờ có nó mà em mới tra cứu được thông tin. Và đương nhiên công việc của bác VK đi và chụp về mới đáng quý. Bác không phải CG, mà đi chu du thế giới lại chụp rất nhiều bức tranh CG rất đẹp. Hơn nữa, tìm thông tin thì dễ, mà chụp mới thật sự khó. Cái này em thử qua rồi, chụp hoài không ra
    ....hay không biết tại vì máy em không có chấm đỏ 🔴 nên không chụp được?!?
    hm...

Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •