Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 52

Chủ đề: Via Pulchritudinis - Con đường của cái đẹp qua nghệ thuật tôn giáo

  1. #11
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Bác JL và Phong có dịp thì góp thêm ý kiến về hai bức tranh sau chụp trong VBT Nghệ Thuật London. Tấm đầu mang tên Noli Me Tangere, (Chớ đụng vào tôi!) do đại danh họa Titian vẽ. Tấm sau tả các tông đồ không tin Chúa đã sống lại và đòi xem bằng chứng vết đâm bên cạnh sườn. Theo tranh vẽ thì chỉ có 11 tông đồ, không như 12 trong tranh The Last Supper. Tấm này em quên bẵng ai vẽ, nhưng sẽ tìm ra.

    L1020128e by Dat's Photos, on Flickr

    L1020110e by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 10:41 PM ngày 14-09-2021

  2. #12
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Anh cũng thích tấm tranh “Chôn Cất” của Peter Paul Rubens, nhìn vào mà cảm thấy tội lỗi. Ngoài nét vẽ xác Chúa vô hồn độc đáo, điểm làm người xem cảm động thêm là Đức Mẹ khóc đỏ cả mắt, nhìn lên trời than vãn, oán trách.

    Có lẽ Phong đã thấy hai tấm ảnh sau được chụp trong Mosteiro dos Jerónimos ở Lisbon, Bồ Đào Nha.

    L1140081 by Dat's Photos, on Flickr

    L1140096 by Dat's Photos, on Flickr
    Dạ đúng rồi anh, em vẫn còn nhớ cảm giác lúc xem các ảnh này lần đầu, rất cảm xúc và... sợ. Lúc ấy anh cầm Leica 28mm chứ nếu có zoom thu lại gần hơn tượng Chúa chắc còn đẹp , ấn tượng hơn nữa.
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  3. #13
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Bức Noli Me Tangere (Touch me not) của Titian mô tả 1 phần thoại của Chúa Giê Su nói với Maria Magdalena được tường thuật trong Tin mừng thánh Gioan, 20, 11-18, chính xác là ở câu 17
    The Appearance to Mary of Magdala.*
    11 But Mary stayed outside the tomb weeping.f And as she wept, she bent over into the tomb
    12 and saw two angels in white sitting there, one at the head and one at the feet where the body of Jesus had been.
    13 And they said to her, “Woman, why are you weeping?” She said to them, “They have taken my Lord, and I don’t know where they laid him.”
    14 When she had said this, she turned around and saw Jesus there, but did not know it was Jesus.g
    15 Jesus said to her, “Woman, why are you weeping? Whom are you looking for?”h She thought it was the gardener and said to him, “Sir, if you carried him away, tell me where you laid him, and I will take him.”
    16 Jesus said to her, “Mary!” She turned and said to him in Hebrew, “Rabbouni,”* which means Teacher.
    17 Jesus said to her, “Stop holding on to me,* for I have not yet ascended to the Father. But go to my brothers and tell them, ‘I am going to my Father and your Father, to my God and your God.’”i
    18 Mary of Magdala went and announced to the disciples, “I have seen the Lord,” and what he told her.

    Đức Giê-su hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la (Mt 28,9-10; Mc 16,9-11)

    11 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ,12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân.13 Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!”14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su.15 Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.”16 Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là “Lạy Thầy”).17 Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em”.”18 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.


    Bản của King James thì sát nghĩa hơn với câu này và nội dung của ảnh
    The title is Latin. Noli me tangere can be translated as "desire not to touch me", or as in verse 17 here "do not cling to Me" - the King James version translates it as "Jesus saith unto her, touch me not."

    Bức ảnh thứ 2 cũng được mô tả trong Tin Mưng Gioan chương 20, tiếp theo đoạn trên. Chỉ còn lại 11 thánh tông đồ vì Judas , kẻ phản Chúa đã treo cổ tự vẫn nơi gọi là ruộng máu, ngày nay là tu viện Adelkama Monastery, mà bác joseph.luong đã có đề cập trong hành trình "Kẻ đi tìm" về Đất Thánh phần nói về nhà thờ Sain Peter Gallicantu -gà gáy 3 lần.
    Chỉ có Tôma muốn chạm vào Chúa vì ông là kẻ cứng lòng. Người Công Giáo hay nói với nhau đừng cứng lòng tin như Tôma. Ai mang tên Thánh Tôma hay bị ghẹo như vậy.
    Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ (Mt 28,16-20; Mc 16,14-18; Lc 24,36-49)

    19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

    24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.”27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”28 Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”29 Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!


    PS: 2 bức vẽ, 2 phần Kinh Thánh được viết tiếp nối nhau. Vì sao Chúa Giê Su nói Magdalena đừng chạm vào Người? Ở phần đoạn thứ 2 Chúa sau khi phục sinh vinh quang có thể ra vào nơi cửa đóng kín, xuất hiện chỗ này chỗ kia bất cứ nơi nào. Thân xác Chúa mà Magdalena thây , như lần Chúa hiển dung cho 3 môn đệ tín cẩn là Phero, Gioan và Giacobe, chính là thân xác phục sinh vinh quang, không còn là xác phàm nữa, ở tình trạng xuyên thời không, việc chạm vào sẽ không tốt (và thậm chí nguy hiểm) cho Magdalena, đây là 1 cách em hiểu vừa theo tín ngưỡng vừa theo khoa học, hehe.
    Được sửa bởi windypham lúc 09:41 AM ngày 15-09-2021
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  4. #14
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Nói về thập giá thì ít nơi nào có bộ sưu tầm như VBT Soumaya, một VBT rất độc đáo do Carlos Slim hiến tặng cho dân Mexico. Không như nhiều VBT khác, vào cửa Soumaya miễn phí và nơi đây có bộ sưu tầm các tác phẩm của điêu khắc gia Rodin lớn nhất thế giới, hơn cả Pháp.

    Tượng Chúa bằng ngà voi.

    L1020925 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020930 by Dat's Photos, on Flickr
    Hôm nay, ngày 14 tháng 9, là Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa (The Exaltation of the Holy Cross).
    Lễ này là bổn mạng của các Dòng Mến Thánh Giá, được Đức Giám Mục Lambert de la Motte thành lập tại Viện Nam cách đây 350 năm.

  5. #15
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Hôm nay, ngày 14 tháng 9, là Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa (The Exaltation of the Holy Cross).
    Lễ này là bổn mạng của các Dòng Mến Thánh Giá, được Đức Giám Mục Lambert de la Motte thành lập tại Viện Nam cách đây 350 năm.
    Hôm nay 15/9 (giờ VN) lại chính là ngày Giáo hội mừng Lễ nhớ- Lễ Đức Mẹ sầu bi , 1 ngày sau lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa.
    Theo dòng lịch sử và dựa vào các sách Tin mừng, có bảy niềm đau của Đức Mẹ dọc theo cuộc đời của Chúa Giê-su :
    1. Lời tiên tri của cụ già Si-mê-on: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Đức Mẹ”
    2. Cuộc trốn chạy của Thánh Gia sang Ai cập và cuộc tàn sát các anh hài.
    3. Việc thất lạc Chúa Giê-su trong đền thờ.
    4. Việc Chúa Giê-su bị bắt và bị kết án tử.
    5. Việc Chúa Giê-su chịu đóng đinh và Khổ Nạn.
    6. Việc tháo xác Chúa Giê-su khỏi thập giá.
    7. Tẩm liệm và táng xác Chúa Giê-su trong mồ.
    ▪️ Thông thường khi ta nghĩ về Đức Mẹ ta dễ nhận thấy hình ảnh cao quang quyền phép nơi Mẹ, nhưng chúng ta cũng cần nhớ rằng Mẹ cũng là một con người như chúng ta, Mẹ cũng sống, làm việc, chăm lo gia đình như bao nhiêu người phụ nữ khác. Nhưng điều đặc biệt nơi Mẹ là Mẹ từ bỏ ý định riêng tư để đón nhận thánh ý Chúa trên cuộc đời Mẹ. Trở thành Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa.
    ▪️ Địa vị cao trọng ấy không làm mẹ tránh khỏi những đau đớn của cuộc đời. Nhưng nói đúng hơn vì chấp nhận thánh ý Chúa mà cuộc đời của Mẹ dường như đau khổ hơn những người phụ nữ khác. Có người mẹ nào phải sinh con nơi chuồng bò lừa thiếu thốn? Có người mẹ nào đã kinh nghiệm thất lạc con? Có người Mẹ nào đã chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh người ta giết người con trai của mình? Thử hỏi trong chúng ta, có người nào đã trải qua nỗi đau lớn lao như Đức Mẹ?
    ▪️ Mẹ của chúng ta là vậy, một người mẹ trải qua muôn vàn đau khổ nhưng không một lời than vãn, oán trách than van, Mẹ vẫn một niềm tin tưởng và phó thác vào kế hoạch của Thiên Chúa.
    Cuộc đời của mỗi người chúng ta cũng đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm đau khổ. Nỗi đau khổ giữa giành giật giữa sự sống và cái chết. Nỗi khổ của việc kiếm sống trên đất khách quê người. Nỗi khổ của việc ưu tư giáo dục con cái. Nỗi khổ khi bị người khác hiểu nhầm. Nỗi khổ khi bị cô đơn, bỏ rơi. Nỗi khổ khi mất phương hướng trong cuộc đời. và còn biết bao nỗi khổ khác,...
    🙏Mỗi người chúng ta xin dâng những nỗi đau khổ ấy lên cho Đức Mẹ, và xin Đức Mẹ dạy cho ta được lòng trông cậy, tin tưởng và phó thác vào kế hoạch của Thiên Chúa như Đức Mẹ đã làm gương cho chúng ta. Hầu những đau khổ ấy được kết hiệp vào nỗi đau khổ của Chúa Giesu mang ơn cứu độ cho chúng ta và cho các linh hồn...
    Núi Tao Phùng-Nghinh phong -Vũng Tàu
    _DSC8687 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  6. #16
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Hôm nay, ngày 14 tháng 9, là Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa (The Exaltation of the Holy Cross).
    Lễ này là bổn mạng của các Dòng Mến Thánh Giá, được Đức Giám Mục Lambert de la Motte thành lập tại Viện Nam cách đây 350 năm.
    Nhân tiện bác ASAV nhắc đến Dòng Mến Thánh Giá, em xin trích vài dòng ngắn về DMTG

    Dòng Mến Thánh Giá tiếng Pháp gọi là “Amantes de la Croix,” và tiếng Anh gọi là “Congregation of the Holy Cross Lovers.”

    Đây là một dòng tu dành cho nữ giới Công Giáo do Giám Mục Lambert de la Motte, cũng là người sáng lập Hội Thừa Sai Paris, đến Đông Dương thành lập đầu tiên.

    Đây là dòng nữ tu Công Giáo đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

    Sang thế kỷ 21, dòng này phục vụ trong nhiều giáo phận ở Việt Nam.

    Mến Thánh Giá là dòng tu nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật được gọi là “Hiến Chương Hội Dòng Mến Thánh Giá,” trực thuộc quyền giám mục sở tại và hướng về việc truyền giáo cũng như chuyên làm việc thiện nguyện và giáo dục thanh thiếu niên.

    Dòng Mến Thánh Giá hiện nay chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh đều độc lập và tự trị, và mỗi nhánh có một nữ tu tổng phụ trách của hội dòng (tương đương bề trên tổng quyền ở các dòng tu khác).

    Tuy là tự trị và độc lập, nhưng toàn thể Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam đều hiệp thông với nhau và liên lạc chặt chẽ với nhau.

    Đến năm 2005 có khoảng 24 dòng nữ tu Mến Thánh Giá tại Việt Nam và một tại Hoa Kỳ, ba tại Thái Lan, và hai tại Lào.

    Một số nhánh lớn của Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam là Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Phát Diệm, Mến Thánh Giá Gò Vấp, Mến Thánh Giá Cái Mơn, Mến Thánh Giá Los Angeles v.v…


    Nhân diệp kỷ niệm 350 năm kỷ niệm thành lập dòng Mến Thánh Giá, Tập san Hiệp Thông số 116 có các bài viết rất chi tiết về người sáng lập cũng như lịch sử của dòng. Các bác có thể đọc thêm ở đây: http://giaophanthanhhoa.net/giao-su/...tte-34053.html




    Hôm qua là lễ Suy Tôn Thánh Giá, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Phụng vụ Thánh Thể lễ Suy tôn Thánh Giá, theo nghi lễ Byzantine tại Slovakia trong chuyến tông du của ngài. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã giảng:

    Thập giá đã là công cụ của sự chết, nhưng nó đã trở thành nguồn gốc của sự sống. Đó là một cảnh tượng kinh khủng, nhưng nó đã tiết lộ cho chúng ta vẻ đẹp của tình yêu thương của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao, trong ngày lễ hôm nay, dân Chúa tôn kính thập giá và Phụng vụ cử hành nó. Tin Mừng của Thánh Gioan cầm tay chúng ta và giúp chúng ta đi vào mầu nhiệm này. Chính thánh sử đã hiện diện, đứng dưới chân thập giá. Nhìn chằm chằm vào Chúa Giêsu, treo lơ lửng ở đó, ngài viết: “Người thấy điều này, đã làm chứng” cho nó” (Ga 19:35). Thánh Gioan vừa thấy vừa làm chứng...

    Thánh Gioan đã nhìn thấy nơi Thánh giá sự hiện diện và công trình của Thiên Chúa. Ngài đã nhận ra vinh quang của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh. Ngài đã thấy rằng bất chấp vẻ bề ngoài, Chúa Giê-su không phải là kẻ thua cuộc, mà là Thiên Chúa, Đấng sẵn lòng hiến thân vì mọi người”. Chúa chọn đi vào lịch sử nhân loại, chọn con đường thập giá, “Để không ai trên trái đất phải tuyệt vọng đến mức không thể tìm gặp Chúa, ngay cả ở đó, giữa đau khổ, tăm tối, bị bỏ rơi, tai tiếng về sự khốn khổ và sai lầm của chính mình. Ở đó, ở chính nơi mà chúng ta nghĩ rằng Chúa không thể hiện diện, thì Người đã đến. Để cứu những người tuyệt vọng, chính Chúa đã chọn nếm trải sự tuyệt vọng; tự mình gánh lấy nỗi thống khổ cay đắng nhất của chúng ta”. Với Người, chúng ta không bao giờ còn cô đơn nữa.

    Làm thế nào chúng ta học được cách nhìn thấy vinh quang trong thập giá? Một số vị thánh dạy chúng ta rằng thập giá giống như một cuốn sách: để biết nó, chúng ta phải mở nó ra và đọc nó. Mua một cuốn sách mà thôi chưa đủ, hãy nhìn nó và đặt nó trên giá sách trong nhà của chúng ta. Điều này cũng đúng đối với thập giá: nó được vẽ hoặc khắc ở khắp mọi nơi trong các nhà thờ của chúng ta. Các thập giá được tìm thấy ở khắp nơi xung quanh chúng ta: trên cổ, trong nhà, trong xe hơi, trong túi. Điều này có ích gì, trừ khi chúng ta dừng lại để nhìn vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và mở lòng ra với Người, trừ khi chúng ta để mình bị xúc động bởi những vết thương mà Người phải mang vì chúng ta, trừ khi trái tim chúng ta tràn ngập xúc động và chúng ta khóc trước vị Thiên Chúa bị thương vì yêu thương chúng ta. Trừ khi chúng ta làm điều đó, thập giá vẫn là một cuốn sách chưa đọc tuy tựa đề và tác giả của nó chúng ta đều biết, nó chưa có bất cứ tác động nào đến cuộc sống của chúng ta.
    ...

    Các bác có thể đọc thêm ở trang vietcatholic: http://vietcatholic.net/News/Html/271037.htm, hoặc Vatican News tiếng Việt: https://www.vaticannews.va/vi/pope/n...ne-presov.html



    Crucifix by Joseph luong, on Flickr
    hình minh họa - một cây Thánh Giá làm bằng gỗ trắng (em không biết loại gỗ gì) mà em thấy được trong tiệm gift shop của VCTĐ Thánh Phêrô
    hm...

  7. #17
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Bác JL và Phong có dịp thì góp thêm ý kiến về hai bức tranh sau chụp trong VBT Nghệ Thuật London. Tấm đầu mang tên Noli Me Tangere, (Chớ đụng vào tôi!) do đại danh họa Titian vẽ. Tấm sau tả các tông đồ không tin Chúa đã sống lại và đòi xem bằng chứng vết đâm bên cạnh sườn. Theo tranh vẽ thì chỉ có 11 tông đồ, không như 12 trong tranh The Last Supper. Tấm này em quên bẵng ai vẽ, nhưng sẽ tìm ra.

    L1020128e by Dat's Photos, on Flickr

    L1020110e by Dat's Photos, on Flickr
    Bây giờ công nghệ tìm kiếm tuyệt quá. Em dùng google lens, đưa camera lên tấm bác Văn Khoa chụp thì lập tức nó cho biết ngay tên của bức họa thứ 2: The Incredulity of Saint Thomas của danh họa Giovanni Battista Cima da Conegliano

    Bác windypham đã trích dẫn đoạn Tin Mừng về 2 câu chuyện trên nên em chỉ xin thêm vài điều thôi. Đó là cả 4 Tin Mừng (Matheo, Maccô, Luca, Gioan) đều nhắc đến việc Chúa Giêsu hiện ra với Maria Magdala và sau đó với các tông đồ sau khi Ngài Phục Sinh. Tuy nhiên chỉ có Tin Mừng theo Thánh Gioan trình bày đầy đủ chi tiết 2 câu chuyện này.
    Và cũng thật trùng hợp khi 2 tấm hình bác Văn Khoa post cũng đã được kể nối tiếp nhau theo thứ tự trong Phúc Âm theo Thánh Gioan chương 20.

    Bức Noli Me Tangere thì được kể từ câu 11- 18. Còn The Incredulity of Saint Thomas thì là câu 19-29.

    Trong Noli Me Tangere thì bác thấy Chúa Giêsu Phục Sinh nhưng tay lại cầm cái cuốc. Đây là cách diễn tả "người làm vườn" của họa sĩ mà bà Maria Magdala đã nhìn lầm. Nhưng khi Chúa Giêsu kêu tên bà thì lập tức không còn lầm lẫn gì nữa. Còn về câu "Thôi, đừng giữ Thầy lại" thì trong phần chú thích của Thánh Kinh do nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ biên soạn có ghi chú thêm:

    Câu này rất khó giải thích. Xin đề nghị cách hiểu sau đây : Thân xác sống lại của Đức Giê-su được tôn vinh ngay khi Người trỗi dậy từ cõi chết (xem Lc 24,51). Tuy thế, Đức Giê-su còn hiện ra với các Tông Đồ, các môn đệ và những người khác trong thời gian gọi là 'bốn mươi ngày', để tiếp xúc, sinh hoạt với họ, để bổ túc công việc dạy dỗ các Tông Đồ (x. Cv 1,3). Biến cố thăng thiên hữu hình (Cv 1,3) sẽ kết thúc giai đoạn đó. Trong thời gian giới hạn ấy, bà Ma-ri-a cần phải đi báo tin cho các môn đệ của Người (Ga 20,17b) hơn là giữ Người lại lâu hơn, tỏ lòng quý mến, gắn bó với Người bằng những cử chỉ tôn kính và thân mật. Cũng trong thời gian giới hạn ấy, Đức Giê-su cần phải tranh thủ để tiếp tục huấn luyện, dạy dỗ các môn đệ trước khi Người không còn công khai hiện ra với các ông, hơn là nhận những cử chỉ tôn kính và quý mến của bà.

    Có 1 chi tiết em chưa chắc hiểu lắm, đó là 5 vết thương của Chúa Giêsu trong bức họa. Titian chỉ vẽ dấu đinh dưới chân mà thôi, còn tay phải thì không, và ngay cả bên cạnh sườn phải cũng không có. Không biết có phải ông cố tình chỉ vẽ dấu đinh dưới chân để cho người xem nhận biết nhân vật đó là Chúa Giêsu, còn trên người thì nguyên vẹn và tay cầm cuốc là cách mà bà Maria Madala đã nhìn thấy Chúa?


    Tấm The Incredulity of Saint Thomas bác Văn Khoa chụp làm nhớ đến một bức tranh em cũng chụp được lúc hành hương Đất Thánh. Đây là bức mosaic từ thế kỷ 12 ở trên tường nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem đã được các chuyên gia phục hồi nguyên trạng.
    Nhà thờ Giáng Sinh by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  8. #18
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Hôm nay, 15/9 lễ Đức Mẹ Sầu Bi em post lên lại một bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi được đặt ở trên đồi Can-Vê nơi Chúa tử nạn.

    photo by NTV w/ EOS RP

    Và chúng ta cũng vậy, khi nhìn vào Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta hãy mở lòng đón nhận đức tin, để đức tin trở thành lòng trắc ẩn, một đức tin trở thành sự chia sẻ cuộc sống với những ai đang bị tổn thương, đau khổ và buộc phải mang thập giá nặng nề. Anh chị em thân mến, một đức tin không còn trừu tượng, nhưng nhập thể và liên đới với những ai gặp khó khăn. Một đức tin, theo cung cách của Chúa, âm thầm và khiêm hạ xoa dịu nỗi đau của thế giới và tưới mát dòng lịch sử bằng ơn cứu độ.
    trích bài giảng của ĐGH Phanxicô, Thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi tại Slovakia 15/9/2021
    hm...

  9. #19
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Đã lâu em không vào đây đóng góp, hôm nay em trở lại với một thắc mắc mà em không biết có phải là một chuyện được kể trong Kinh Thánh hay là câu chuyện hư cấu. Dù gì thì em cũng thấy ba tác phẩm nghệ thuật cổ xưa và tương đối đương thời liên quan đến câu chuyện. Đó là Salome cầm đĩa đựng thủ cấp của Saint John the Baptist. Câu chuyện ra sao, đến nỗi nào mà đi đến kết quả tang thương như vậy? Bác Joseph Luong, Phong, và các bác khác cắt nghĩa hộ để soi sáng cho em.

    Theo thứ tự thời gian thì hai tấm sau được chụp trong Museo dell' Opera di Santa Maria del Fiori. Nhóm tượng này đã từng được đặt trong Cathedral of Santa Maria del Fiore ở Florence. Em phục nhất tài của điêu khắc gia đã diễn tả sự bình thản, chấp nhận số phận của Thánh John khi đối diện với cái chết. Salome thì bình thản cầm đĩa chờ.

    Beheading of Saint John the Baptist by Dat's Photos, on Flickr

    Beheading of Saint John the Baptist by Dat's Photos, on Flickr

    Ảnh sau được chụp trong Museo Soumaya, CDMX. Tác phẩm “Head of Saint John the Baptist” do Auguste Rodin tạc.

    L1020845 by Dat's Photos, on Flickr

    Và sau cùng là một tác phẩm của Caravaggio treo trong The National Gallery, London.

    L1020152e by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 11:17 AM ngày 30-10-2021

  10. #20
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Cám ơn bác Văn Khoa. Nhờ bác mà em tìm hiểu và học hỏi được thêm nhiều điều thú vị về các ảnh tượng và tranh về Thánh Gioan Tẩy Giả.

    Ông Gioan Tẩy Giả (John the Baptist), còn gọi là Gioan Tiền Hô (John the Forerunner), có thể nói là vị ngôn sứ vĩ đại nhất. Ông là người đã đi rao giảng trước Chúa Giêsu để kêu gọi mọi người hãy hối cải, chịu Phép Rửa để được tha tội và chuẩn bị cho họ hướng về Đức Chúa Giêsu. Ông đã dạy dỗ họ các sống yêu thương như chia sẻ miếng cơm manh áo, đức công bằng..vv, và cũng lên tiếng chống lại những bất công trong xã hội. Rất đông người từ khắp nơi đã kéo đến với ông. Đến nỗi họ tưởng ông là Đấng Cứu Độ mà dân đang mong chờ. Nhưng ông đã trả lời rằng không phải, và ông còn không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng đan đến sau ông.
    Tin Mừng theo Thánh Gioan 3:22-36 đã có trình thuật lời chứng cuối cùng của Gioan về Chúa Giêsu.

    Chính Chúa Giêsu cũng. đã nói về ông:
    Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về ông Gio-an rằng: “Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.
    Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả.” (Mt 11: 7-11)


    Cả 4 Tin Mừng (Mattheo, Mác-cô, Luca, Gioan) đều có ghi chép về việc rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả. Em xin trích 2 đoạn Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, Mattheo và Luca:

    Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng hối cải để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. (Mc 1: 4-5)


    Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng : “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng : ‘Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham.’ Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây : bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.” (Mt 3: 4-10)
    Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông : “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”
    Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.
    Còn tiểu vương Hê-rô-đê thì bị ông Gio-an khiển trách vì đã lấy bà Hê-rô-đi-a là vợ của người anh, và vì tất cả các tội ác tiểu vương đã phạm. Ngoài ra, tiểu vương còn phạm thêm tội này là bỏ tù ông Gio-an. (Lc 3: 10-20)


    Các tác phẩm nghệ thuật về việc ông Gioan bị xử trảm đều lấy từ câu chuyện viết lại trong Thánh Kinh:

    Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê,mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.
    Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. (Mc 6: 17-28)


    Dưới góc nhìn của người Công Giáo, thì cái chết của Thánh Gioan Tẩy Giả có thể hiểu được như sau qua bài viết của Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương - Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cao cả nhất:

    Có nhiều người rao giảng chân lý, nhưng có mấy người dám chết vì chân lý. Gioan Tẩy Giả là một trong số những người đó. Ông dám nói sự thật và chấp nhận phải trả giá bằng cái chết đau đớn. Ông bị chặt đầu ở trong tù. Cái chết của ông là lời chứng hùng hồn nhất của một vị ngôn sứ đích thật đã dám sống chết cho chân lý. Tiêu chuẩn để lượng giá trị một ngôn sứ thật và ngôn sứ giả hệ tại ở điều này: Ngôn sứ thật là người dám nói sự thật vì lợi ích chung, dù phải chịu đau khổ và phải chết vì sự thật, trong khi ngôn sứ giả chỉ chạy theo thị hiếu người nghe, vì lợi ích bản thân và nhượng bộ trước khó khăn thử thách.
    Như thế, Gioan Tẩy Giả là mẫu gương cho mỗi người chúng ta hôm nay. Để trở thành người rao giảng, trước hết chúng ta phải trở thành một người có một đời sống thánh thiện, người sống những gì mình rao giảng, người có nơi mình những đức tính tốt như khiêm tốn, khó nghèo, đơn giản và khổ chế. Chúng ta hãy học nơi Gioan là tránh không rao giảng mình, tìm kiếm mình, nhưng tìm kiếm vì vinh quang Thiên Chúa. Cuối cùng, chúng ta học nơi Gioan bài học can đảm để chấp nhận những hy sinh vì sứ vụ rao giảng chân lý Tin Mừng. Amen!


    Tương tự như tác phẩm nghệ thuật về việc tử đạo của Thánh Gioan, các tác phẩm về những sự kiện tử đạo của các Thánh khác cũng sẽ gợi lên những suy tư về sự chết, đau khổ, sống và chết cho Sự Thật...

    Qua tác phẩm đầu tiên: Beheading of St John the Baptist tạc bởi Vincenzo Danti chắc bác Văn Khoa cũng đã cảm giác được một phần nào ý nghĩa vì sao tác giả lại tạc Thánh Gioan Tẩy Giả trong một tư thế bình thản, tay chắp lại như đang dâng lời cầu nguyện và sẵn sàng hy sinh để làm chứng Tin Mừng.

    Trong khi đó tác phẩm Salome with the Head of John the Baptist của Caravaggio lại vẽ theo một hướng khác. Những biểu hiện qua khuôn mặt của Salome, của tên đao phủ, của người đứng sau lưng khiến người xem phải đặt câu hỏi không biết họ đang nghĩ gì trước cảnh tử đạo của Thánh Gioan. Có chút cảm xúc nào chăng? Hay tất cả chỉ vô tâm trước những gì xảy ra...

    Em quên thêm một chi tiết nữa là tên cô con gái vốn không được nhắc đến trong Thánh Kinh. Như bác đã thấy chỉ có ghi là "con gái bà Hê-rô-đi-a". Tên Salome là từ sử gia Josephus thế kỷ thứ I cho biết. Vì vậy nhân vật này mới có tên là Salome.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 02:05 AM ngày 31-10-2021
    hm...

Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •