Trên tay ống kính Sigma 35mm F1.4 DG DN Art
Gần 10 năm sau khi Sigma giới thiệu dòng ống kính ‘Global Vision’ với chiếc 35mm F1.4 Art đời đầu, hãng vừa cho ra mắt phiên bản 35mm hoàn toàn mới, được chế tạo từ đầu cho dòng máy ảnh mirrorless thay đổi ống kính. Sigma 35mm F1.4 DG DN Art là thiết kế mới, sở hữu nhiều tinh chỉnh so với người tiền nhiệm và có 2 phiên bản ngàm là Sony E và Leica L.
Với cơ hội trên tay ống kính mới, DPReview đã chụp thử với phiên bản ngàm L một vài ngày. Họ sẽ chia sẻ trải nghiệm thực tế về ống kính prime mới nhất của Sigma trong bài viết sau.
Về ngoại hình, Sigma 35mm F1.4 DG DN Art tương tự các ống kính prime Sigma gần đây nhưng có chút khác biệt so với phiên bản 35mm Art đầu tiên. Vừa nhỏ hơn vừa nhẹ hơn (645g so với 665g) người tiền nhiệm, ống kính DG DN (A) mới còn cung cấp một số cải tiến về công thái học đáng chú ý.
Thay đổi về ngoại hình dễ thấy nhất là nút chỉnh khẩu độ, nay có thể khóa tại ‘A’ để điều khiển từ máy ảnh hoặc tự động nếu cần. Rất tinh tế, nút này còn có thể khóa ngoài điểm ‘A’, tức là nếu bạn muốn điều khiển khẩu độ thuần ống kính hơn thì bạn chỉ cần khóa nút vào chế độ và không bao giờ phải lo lắng về việc vô tình chỉnh vượt quá F16, trở lại điều khiển tự động. Nút này cũng có thể de-click để kiểm soát khẩu độ mượt mà, liền mạch. Hầu hết nhiếp ảnh gia chụp ảnh tĩnh sẽ không quan tâm tới cái nút này lắm, nhưng videographer chắc chắn sẽ đánh giá cao trang bị này.
Ống kính trang bị 11 lá khẩu, và dù như vậy vẫn chưa chắc sẽ đạt bokeh mãn nhãn nhưng nó đủ đảm bảo các vùng sáng không được lấy nét sẽ giữ nguyên dạng tròn thay vì bị biến thành hình đa giác khi giảm khẩu ra khỏi thiết lập mở rộng nhất. Và dĩ nhiên là, việc duy trì bokeh tròn nhìn chung sẽ giúp tăng độ đẹp của hiệu ứng bokeh lên cao hơn.
Một trang bị dành cho quay phim nữa là động cơ chuyển động bước rất êm để điều khiển lấy nét tự động – một trang bị phổ biến của rất nhiều ống kính được lắp ráp cho hệ mirrorless. Phải lưu ý là các động cơ bước này nói chung không nhanh bằng loại động cơ tuyến tính thường thấy từ các nhà sản xuất máy ảnh mirrorless; ống kính này cũng không là ngoại lệ. Tuy không phải là ống kính lấy nét nhanh nhất trong thể loại của nó, nhưng tốc độ thì khá ổn do ống kính chỉ cần di chuyển một thấu kính duy nhất để điều chỉnh lấy nét.
Lấy nét thủ công trực tiếp có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, bằng cách xoay vòng lấy nét lớn và có độ đằm đẹp. Khoảng cách lấy nét tối thiểu chỉ 30cm, làm việc kết hợp với tỉ lệ phóng đại tối đa là 1:5.4 (0.19x).
Cũng nằm trên vành ống kính là nút gạt chế độ lấy nét và một nút AF-L tùy chỉnh, có thể cài đặt nhiều chức năng tùy vào dòng máy ảnh làm việc cùng. Giống như các ống kính khác trong dòng ‘Global Vision’, phiên bản ngàm L của ống kính Sigma 35mm F1.4 DG DN Art mới tương thích với phụ kiện Sigma USB Dock UD-11 để tùy chỉnh tính năng và cập nhật firmware.
Trên tay ống kính mới Sony FE 35mm F1.4 GM
Ống kính mirrorless: so sánh các lựa chọn full frame Canon, Nikon, Panasonic và Sony
Top ống kính xuất sắc đạt giải thưởng cao nhất tại DPReview Awards 2020
Hướng dẫn chọn ống kính phù hợp cho máy ảnh mirrorless Sony FF
Là ống kính Global Vision, từng mẫu ống kính DG DN A mới này đều sẽ được kiểm tra trước khi được giao đi, sử dụng hệ thống đo lường MTF độc quyền của Sigma hya còn được biết đến với cái tên ‘A1’.
Về mặt quang học, Sigma 35mm F1.4 DG DN Art gồm 15 thấu kính trong 11 nhóm, gồm 1 thấu kính FLD, 1 thấu kính ELD, 2 thấu kính SLD (đều là các phiên bản khác nhau của thấu kính tán xạ thấp nhằm để giảm thiểu hiệu ứng quang sai màu) và 2 thấu kính phi cầu. Sigma khẳng định là thiết kế này sẽ mang đến độ sắc nét xuất sắc xuyên suốt khung hình, coma rất thấp và khả năng kiểm soát quang sai màu dọc (LoCA) tốt hơn – thứ rất khó để chỉnh sai qua phần mềm. Lớp phủ Super Multi-Layer của Sigma có nhiệm vụ giúp giữ độ tương phản cao và tránh lóa sáng, bóng ma trong những điều kiện ánh sáng chụp phức tạp.
Tùy vào phiên bản ngàm mà ống kính mới này tương thích với các bộ chỉnh sai quang học trong camera riêng, mặc dù bạn sẽ khó thấy được lợi ích của các bộ này. Tuy nhiên ở vấn đề này, việc chỉnh sai duy nhất bạn nên cho phép kích hoạt nếu cần là chỉnh méo hình (Adobe Camera Raw và Capture One đều có thể dễ dàng hỗ trợ vấn đề này, bất kể bạn chụp trên ngàm E hay ngàm L).
Ống kính chụp thực tế gặp lượng méo hình nhiều hơn một chút so với một ống kính prime góc rộng trung bình, nhưng hồ sơ tính hợp sẽ cân đối lại mọi thứ chỉ với một chút tác động nho nhỏ lên độ nét góc.
Ống kính DG DN Art mới khác người tiền nhiệm của nó ở một chỗ quan trọng nữa cũng không kém – đó là ống kính này được bọc kháng bụi và kháng ẩm. Đồng thời nó còn có thêm loa cánh hoa mới có vành cao su riêng và ngõ lắp bayonet khóa bằng nút chắc chắn hơn. Đường kính của vòng kính lọc phía trước là 67mm, tương tự trên ống kính 35mm (A) cũ.
Sigma 35mm F1.4 DG DN Art sẽ chính thức có hàng vào giữa tháng 5 với giá khởi điểm là $899.
Theo DPReview
Hoặc Zshop: https://zshop.vn/blogs/tren-tay-ong-...dg-dn-art.html