Cuối cùng ngọn hải đăng Kê Gà đã ở trước mắt chúng ta.
Trích wiki:
"Thống số kỹ thuật của Hải đăng Kê Gà
Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898
Bắt đầu hoạt động: năm 1900
Chất liệu: đá
Chiều cao: 35m
Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m
Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m
Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m.
Bóng đèn: 2.000W
Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại."
_Z6A7223 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
Vậy là gia đình em đang đứng trước ngọn hải đăng lớn nhất , lâu đời nhất Việt Nam với lịch sử tồn tại hơn 100 năm. Kỹ thuật của người Pháp thật tốt, công trình của họ tồn tại hàng thế kỷ, như nhà thờ Đức Bà hay bưu điện Sài Gòn chẳng hạn.
Trích wiki: "Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa."
_Z6A7234 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
_Z6A7235 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS