Trang 2 / 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Hiển thị kết quả từ 11 đến 17 / 17

Chủ đề: Khám phá cung trek thác Phi Liêng cùng các bạn nhỏ

  1. #11
    Tham gia
    23-06-2005
    Location
    Hochiminh City, Vietnam
    Bài viết
    2,751
    Chuyến đi thật thú vị và khung cảnh thác quá đẹp. TFS bác apham.

  2. #12
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Rock Climbing Ratings [Các cấp bậc leo núi (từ 5.0 đến 5.15)]

    Vào những năm 1950, một nhóm tên là Sierra Club đã hệ thông một list đánh giá mức độ rủi ro mà họ dùng để xếp loại leo núi dựa theo độ khó của nó. Hệ thống này hiện nay được gọi là Hệ thống đánh giá thập phân Yosemite (The Yosemite Decimal Rating System).
    Hệ thống này chia các cấp bậc leo núi thành từng hạng và điểm. Hầu hết mọi chỉ dẫn leo núi đều sử dụng hệ thống này. Người mới bắt đầu có thể sử dụng hệ thống này để tìm độ cao phù hợp, đủ thử thách nhưng cũng không quá khó; tránh để họ mạo hiểm ở một độ cao quá khó có thể gây chấn thương.

    Tất cả thể loại leo núi đều có thể chia thành những thứ hạng như thế. Cụ thể:

    Loại 1 (Level 1): Đi bộ, trên đường mòn có sẵn.
    Loại 2 (Level ): Leo/đi bộ đường dài trên 1 bề mặt dốc, có thể phải dùng tay để di chuyển hoặc giữ thăng bằng.
    Loại 3 (Level 3): Leo lên 1 sườn đồi dốc, thường sử dụng dây thừng.
    Loại 4 (Level 4): Leo nguy hiểm, (ví dụ, men theo 1 hệ thống gờ/rìa, lồi lõm có độ cao lớn). Dùng dây thừng để neo qua các độ cao, rớt xuống có thể gây chết người.
    Loại 5 (Level 5): Đây là loại bắt đầu cần các kĩ thuật leo núi. Cần có tư thế 3 điểm (2 tay -1 chân hoặc 2 chân -1 tay). Cần dây thừng và công cụ bảo hộ. Bất kì sự rơi không bảo hộ từ loại 5 này sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Loại 5 được chia thành các loại nhỏ:

    5.0-5.4: Leo lên dốc thoải hoặc 1 mặt cắt đứng với chỗ bám và phần đặt chân.
    5.5-5.7 Dốc hơn nhưng vẫn có các chỗ bám. Lộ trình cũng khá dễ dàng.
    5.8+/- Dốc đứng với các vị trí bám nhỏ. (+) nghĩa là mức độ duy trì như mức 5.9, nhưng lộ trình sẽ được xem như mức 5.8. Nếu là dấu (-) sau mức 5.8 nghĩa là mức độ leo chỉ xê dịch 1 hoặc 2 mức, nhưng gần như ở mức 5.7 hoặc hơn. Dấu (+) và (-) đang trở nên lỗi thời và hầu hết các sách hướng dẫn ko còn dùng nữa.
    5.9+/- Mức này sẽ nhô ra hơn 1 chút hoặc có độ duy trì khá trên những điểm bám nhỏ hơn. Người mới bắt đầu leo có thể leo ở mức 5.9 khá nhanh và tự tin.
    5.10 abcd Người leo núi vào cuối tuần hiếm khi thoải mái ở mức độ này nếu họ không leo mỗi tuần hoặc có tài leo núi bẩm sinh. Sự khác biệt giữa mức 5.10b và 5.10c là đáng chú ý. Các mức này thường nhô ra với chỗ bám nhỏ hoặc yêu cầu di chuyển nối tiếp nhau liên tục.
    5.11abcd Đây là mức dành cho các VĐV leo núi có chuyên môn. Độ dốc đứng và lộ trình khó khăn, yêu cầu kĩ thuật và di chuyển mạnh mẽ.
    5.12abcd Lộ trình luôn luôn nhô ra yêu cầu đặt chân có kĩ thuật trên những điểm bám mỏng manh hoặc lộ trình dài và yêu cầu giữ thăng bằng cao độ trên những điểm bám nhỏ.
    5.13abcd Nếu có thể leo lộn ngược trên một cái cửa sổ bằng kính, là độ khó tương tự vậy đó.
    5.14abcd Mức này là một trong những mức khó nhất thế giới.
    5.15a Mức này khó khi mà leo núi cần phải sử dụng cái chĩa ba (giống như cái tụi nước ngoài gảy rơm to đùng). Rất ít VĐV leo núi nào có thể leo ở mức này, mặc dù Người Nhện leo lên mức này dễ như ăn sáng.

    Các mức độ được đánh giá bởi sự khó khăn khi di chuyển trong lộ trình. 1 người ở mức 5.8 theo lý thuyết có thể leo qua phần khó nhất của vật leo hoặc bất kì lộ trình leo núi ở mức 5.8 bất kể các thể loại núi đá hoặc khu vực mà họ leo. Đó chỉ là lý thuyết thôi. Không may là nơi leo không được đánh giá bởi 1 hội đồng những người leo núi nên một số đánh giá dự trên cảm tính bản thân, rủi ro rất cao dễ dẫn đến sai lầm.

    Bởi vì điều kiện của mỗi ngọn núi, dốc đá, tảng đá mòn hoặc đá cuội sẽ như 1 con đường đá sỏi bạn bước trên đó để lên đến đỉnh, nhớ rằng tất cả cấp bậc đánh giá đều là chủ quan. Điều kiện núi, đá, nắng, gió và nhiệt độ khắc nghiệt đều làm cho việc leo núi trở nên khó hoặc dễ hơn các cấp bậc đã nói.

    Lộ trình đã được đánh giá nên đừng cố sức, cố gắng leo ở mức phù hợp với mình và dần dần tăng mức độ.
    Nếu có vấn đề với 1 mức độ nào đó, đừng đổ lỗi cho hệ thống đánh giá. Cố gắng luyện tập chăm chỉ hơn, chống đẩy (hít đất) thêm vào buổi tối, leo núi tức là đặt mục tiêu và cố gắng hành động để đạt được nó.

    Mức đánh giá cuối cùng của hệ thống là mức 6, được coi là mức leo núi cứu hộ. Mức này có hệ thống đánh giá riêng chứ không dùng hệ thống thập phân như mức 5. Thay vào đó nó dùng chữ A (viết tắt cho từ Aid – cứu hộ) cùng 1 con số biểu thị mức độ thử thách. Mức này không dành cho người thường vì leo núi họ leo bằng các thiết bị tối tân, máy móc và cả máy bay chuyên dụng riêng. Đừng quan tâm tới mức này!
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  3. #13
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi apham View Post
    Rock Climbing Ratings [Các cấp bậc leo núi (từ 5.0 đến 5.15)]

    5.15a Mức này khó khi mà leo núi cần phải sử dụng cái chĩa ba (giống như cái tụi nước ngoài gảy rơm to đùng). Rất ít VĐV leo núi nào có thể leo ở mức này, mặc dù Người Nhện leo lên mức này dễ như ăn sáng.

    !
    Cái này là cái gì vậy bác? Tớ chưa nghe nói tới.

  4. #14
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Cái này là cái gì vậy bác? Tớ chưa nghe nói tới.
    Dạ google thì bác sẽ thấy họ dùng cái chĩa này để leo vách núi dựng đứng ạ.
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  5. #15
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Hành quân trong rừng lá thấp


    Băng rừng cây lá lúp xúp
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  6. #16
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Đu dây xuống thác với con dốc cỡ 70%, xẩy tay là thấy pà luôn


    Cầm cái GoPro làm màu tí thôi chứ chẳng có hình gì đẹp ạ
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  7. #17
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi apham View Post
    Dạ google thì bác sẽ thấy họ dùng cái chĩa này để leo vách núi dựng đứng ạ.
    Gúc rồi nhưng không ra nên mới hỏi bác. Không biết đúng tên dụng cụ nên rất khó kiếm.

Trang 2 / 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •