Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Hiển thị kết quả từ 21 đến 26 / 26

Chủ đề: Sức Khỏe Của Sông Cửu Long

  1. #21
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Về mùa lũ thì đúng là thủy điện giúp điều tiết lượng nước, nhưng mùa khô, các thủy diện phải tích nước. Theo em hiểu họ có mức đáy và mức tràn. Ai cũng phải tranh thủ tích nước hết sức có thể thì sau 1 chục cái thủy điện, ai nằm cuối nguồn thiếu nước là ko tránh khỏi.

    Có bài báo trên bbc
    Bên cạnh đó, ông Long nhận định thêm: "Một nguy hại rất khó nhận ra là Trung Quốc và cả Lào nữa, hàng năm đã cùng sớm cắt giữ nước sông Mekong vào mùa mưa, không chờ mùa khô, khiến mực nước Biển Hồ Tonle Sap không còn dâng cao theo nhịp lũ có trước. Hệ quả là Tonle Sap mất dần mùa nước nổi. Sang đến mùa khô, Biển Hồ không có số nước thặng dư hàng chục triệu m3 để chảy về giúp cho đồng bằng sông Cửu Long chống mặn.

    "Nếu chỉ nhìn mực nước sông Mekong vào mùa khô không thấy suy giảm, người ta sẽ biện hộ tránh trách nhiệm cho Trung Quốc và Lào, trong khi họ đã âm thầm chiếm đoạt nước từ trước rồi.

    "Trung Quốc và cả Lào, trên thực tế, đã không hề bù đắp tăng lưu lượng nước cho Campuchia và Việt Nam vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyền, họ vẫn nguỵ biện cho thủy điện là phải xả nước để chạy tua-bin, điều mà người dân hạ lưu không thể tin, vì họ không hề thấy," ông Long nói.
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50148749
    Cũng có thể xảy ra nếu như đó là mùa khô của một năm hạn hán, nhất là với sự biến đổi khí hậu khiến hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn quá, hạn lâu quá) diễn ra thường xuyên hơn trước.

    Trên toàn lưu vực Mekong hiện nay có cả trăm cái hồ thủy điện (trong đó Việt Nam cũng góp mặt được 10 cái), gặp hạn hán trên diện rộng nước thượng nguồn của các hồ về rất ít không đủ để phát một tổ máy, lúc đó toàn bộ các hồ sẽ cùng tích nước thì hạ lưu không còn một giọt nào.

    Và nếu có xảy ra, thì cũng không nên “chính trị hóa” nó, mà nên nhìn nhận đây là hệ quả của việc phát triển mạnh ai nấy làm bất chấp hậu quả của tất cả các nước để đáp ứng cái đói về điện năng, trong đó Việt Nam và Campuchia cũng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.

  2. #22
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Cũng có thể xảy ra nếu như đó là mùa khô của một năm hạn hán, nhất là với sự biến đổi khí hậu khiến hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn quá, hạn lâu quá) diễn ra thường xuyên hơn trước.

    Trên toàn lưu vực Mekong hiện nay có cả trăm cái hồ thủy điện (trong đó Việt Nam cũng góp mặt được 10 cái), gặp hạn hán trên diện rộng nước thượng nguồn của các hồ về rất ít không đủ để phát một tổ máy, lúc đó toàn bộ các hồ sẽ cùng tích nước thì hạ lưu không còn một giọt nào.

    Và nếu có xảy ra, thì cũng không nên “chính trị hóa” nó, mà nên nhìn nhận đây là hệ quả của việc phát triển mạnh ai nấy làm bất chấp hậu quả của tất cả các nước để đáp ứng cái đói về điện năng, trong đó Việt Nam và Campuchia cũng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.
    Đúng rồi bác, ai ở đầu nguồn thì cũng lo hốt bạc thôi.
    Mình xui ở cuối nguồn thì chửi chứ mình leo lên đầu nguồn em sợ cũng ko vừa đâu.

  3. #23
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Bản tin hôm nay em mới đọc được.
    Không ngờ bác Văn Khoa đã đưa tin trước cả 11 ngày.

    https://vnexpress.net/du-lieu-chung-...g-4096377.html
    hm...

  4. #24
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Rất nhiều báo VN đã đăng tin này, trong đó báo Thanh Niên đã đăng từ rất sớm, ngày 14/04/2020:
    https://thanhnien.vn/the-gioi/dap-th...n-1210682.html

  5. #25
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Đúng rồi bác, ai ở đầu nguồn thì cũng lo hốt bạc thôi.
    Mình xui ở cuối nguồn thì chửi chứ mình leo lên đầu nguồn em sợ cũng ko vừa đâu.
    VN mình cũng đã "không phải dạng vừa" với các thủy điện Tây Nguyên chặn nước đầu nguồn các phụ lưu sông Mekong, xả nước qua Campuchia.

    Còn trong nước thì VN cũng đã xây xong hết các thủy điện lớn. Trong đó có thủy điện lợi bất cập hại do đã chuyển dòng nước qua lưu vực khác để phát điện, gây tác hại lớn về môi trường như thủy điện Dak Mi 4 chuyển nước sông Vu Gia sang sông Thu Bồn khiến nguồn cấp nước cho Đà Nẵng bị nhiễm mặn.
    https://baodanang.vn/channel/5433/20...-liet-3228739/

  6. #26
    Tham gia
    06-05-2020
    Bài viết
    60
    Và cái giá phải trả của TQ bây giờ rất xứng đáng, nhưng sao chủ làm tớ chịu, thương người dân nước họ.
    Tròn House

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •