Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 26

Chủ đề: Sức Khỏe Của Sông Cửu Long

  1. #1
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830

    Sức Khỏe Của Sông Cửu Long

    Hai tuần trước em có đọc một bài viết hay trên báo New York Times với tựa đề “China Limited the Mekong’s Flow. Other Countries Suffered a Drought. Bài này do tác giả Hannah Beech viết với sự đóng góp của Muktita Suhartono và được đăng hôm 4/13/2020. Bà Hannah Beech có vài bài báo viết về sông Cửu Long. Em lược dịch bài này cho các bác đọc chơi/thật.

    Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/04/13/w...g-drought.html

    Các quốc gia khác bị hạn hán khi Trung Quốc hạn chế lưu lượng của Sông Mê Kông.

    Nghiên cứu mới cho thấy các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mức nước thấp kỷ lục ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


    BANGKOK - Trong khi Trung Cộng bị vi khuẩn Covid-19 tấn công vào cuối tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao, Wang Yi, của nước này đứng trước một đám đông ở Lào, nơi nông dân và ngư dân trên khắp khu vực sông Mê Kông đang lo âu phải đối mặt với tình trạng hạn hán tệ nhất chưa từng thấy. Thông điệp của ông ta là: Chúng tôi cảm thấy nỗi đau của bạn. Bộ trưởng Wang Yi cho biết Trung Cộng cũng đang phải chịu đựng những điều kiện khô cằn làm cạn một trong những con sông có nhiều năng suất nhất thế giới.

    Nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khí hậu học Hoa Kỳ lần đầu tiên cho thấy Trung Cộng, nơi sông Mê Kông phát sinh từ cao nguyên Tây Tạng, hoàn toàn không gặp khó khăn như đã nói. Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục bằng cách hạn chế lưu lượng của con sông.

    Ông Alan Basist, đồng tác giả của bài khảo cứu được in hôm thứ Hai trên Eyes on Earth, một tổ chức theo dõi tài nguyên nước tuyên bố “Dữ liệu vệ tinh không nói dối, trong khi cao nguyên Tây Tạng chan hòa nước thì các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đang bị khủng hoảng nặng nề.” Ông Basist nói thêm là Trung Cộng đang giữ lại một khối lượng nước khổng lồ.

    Sông Mê Kông là một trong những con sông màu mỡ nhất trên thế giới, các dòng nước giàu chất dinh dưỡng cho ngư nghiệp đã nuôi dưỡng hàng chục triệu người. Nhưng một loạt các con đập, chủ yếu ở Trung Cộng, đã cướp đi tài nguyên phong phú của con sông này. Những người sinh sống bằng nghề nuôi cá nói rằng sản lượng của họ đã giảm nhanh chóng. Các cuộc hạn hán dai dẳng và lũ lụt bất ngờ đã vùi dập nông dân tơi tả.

    Mặc dù các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào thương mại với Trung Cộng, việc Bắc Kinh kiểm soát thượng nguồn Mê Kông, con sông cung cấp tới 70% lượng nước cho hạ nguồn trong mùa khô đã gây ra nhiều bất bình. Trong khi chính phủ Trung Cộng đưa ra một chương trình phát triển toàn cầu mà họ nói sẽ có lợi cho các đối tác thương mại nghèo hơn, một phản ứng dữ dội đang gia tăng trong các quốc gia cảm thấy đang bị thua thiệt. Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Stimson và tác giả của Ngày Tàn Của Mê Kông Dũng Mãnh nói “Vấn đề là giới tinh hoa Trung Cộng coi nước là thứ để họ sử dụng chứ không phải là một tài nguyên để dùng chung.

    Khi ảnh hưởng địa chính trị gia tăng, các nhà lãnh đạo đã biến Trung Cộng thành một loại siêu cường khác biệt chỉ quan tâm đến mối quan hệ với các quốc gia khác theo kiểu hai bên cùng hưởng lợi (win-win), nói theo kiểu Trung Cộng. Nhưng một số quốc gia, như Sri Lanka và Djibouti, đã rơi vào điều mà các nhà phê bình lo ngại là bẫy nợ khi các dự án chiến lược rốt cuộc rơi vào tay Trung Cộng. Các quốc gia khác ở Phi Châu và Á Châu lo sợ Trung Cộng đơn giản chỉ là một đế quốc mong mỏi hút sạch tài nguyên thiên nhiên của họ mà không quan tâm đến dân chúng địa phương.

    Chainarong Setthachua, giảng viên và chuyên gia về sông Mê Kông tại Đại học Mahasarakham ở đông bắc Thái Lan cho biết “Đó là một phần của phát triển thương mại của Trung Cộng. Dân chúng bình thường mà cách sinh nhai và thu nhập của họ dựa vào tài nguyên của sông Mê Kông sẽ tự động bị loại bỏ.”

    Ông Basist và đồng nghiệp Claude Williams dùng mô hình dữ liệu để đo các thành phần khác nhau của thủy lưu, từ tuyết và băng tan cho đến lượng nước mưa và độ ẩm của đất. Các nhà khoa học này phát hiện ra rằng qua hầu hết các năm, dòng chảy tự nhiên không bị chặn của thượng nguồn sông Mê Kông thay đổi theo như mực nước ở hạ lưu đã được ghi lại tại một trạm quan trắc ở Thái Lan, trừ các trường hợp ngoại lệ khi các hồ đập ở Trung Cộng tích lũy hay xả nước.

    Trong quá khứ, khi có một đợt hạn hán theo mùa ở Trung Cộng, năm quốc gia ở hạ nguồn gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thế nào cũng trải qua thiên tai đó. Tương tự, khi có quá nhiều nước ở Trung Quốc, lũ lụt sẽ xảy ra ở hạ lưu sông Mê Kông.

    Nhưng vào mùa mưa năm ngoái, vận may rủi của hai phần dòng sông đã đối nghịch một cách ngoạn mục. Phần sông Mê Kông thuộc về Trung Cộng đã hứng được một khối nước trên trung bình trong khi các quốc gia ở hạ lưu bị hạn hán đến nỗi nhiều chỗ của dòng sông bị khô hoàn toàn, trơ cả đáy sông nứt nẻ, ngay cả trong một mùa đáng nhẽ cá đầy sông.

    Mực nước sông thấp chưa từng thấy trước đây tại một trạm quan trắc ở Chiang Saen phía bắc Thái Lan. Nói chung, trong khoảng thời gian 28 năm họ nghiên cứu mực nước tại trạm đo này, ông Basist và đồng nghiệp đã tính rằng các con đập ở Trung Cộng đã giữ lại hơn 125 mét chiều cao của dòng sông.

    Khi gặp các bộ trưởng ngoại giao khu vực vào tháng 2, ông Wang, bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng cho rằng họ cũng đang bị hạn hán và gợi ý là giới lãnh đạo Trung Cộng đã rộng lượng bằng cách xả nước xuống hạ lưu, nhất là vào lúc Bắc Kinh phải đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của vi khuẩn Covid-19.

    Ông Wang nói “Chúng tôi đã vượt qua nhiều khó khăn khác nhau để tăng lượng nước xả mặc dù chính Trung Cộng cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và thiếu lượng mưa ở vùng thượng lưu một cách nghiêm trọng.”

    Ông Basist không tin điều này.

    Ông ta nói “Bản đồ của chúng tôi cho thấy màu xanh tươi của mặt nước chan hoà trong Trung Cộng và màu đỏ tươi do hạn hán trầm trọng ở Thái Lan và Campuchia. Trung Cộng có thể điều tiết lưu lượng sông này qua các con đập và hình như đó chính là những gì họ đang làm”. Đóng góp thêm vào nỗi đau ở hạ lưu là những dòng nước được xả bất ngờ từ Trung Cộng, thường thường xảy ra không báo trước và nhấn chìm mùa màng được trồng gần bờ sông vì hạn hán.

    Ông Chainarong, thuộc Đại học Mahasarakham cho biết “Hành động xả nước của Trung Cộng có một lý do chính trị để làm người ta có một cảm tưởng như họ ban một ân huệ. Họ gây ra thiệt hại, nhưng họ đòi hỏi người ta biết ơn.”

    Trong khi Mê Kông là nguồn sinh nhai cho dân chúng trong các quốc gia ở hạ nguồn, sông này chảy xiết qua các khe núi hẹp ở Trung Cộng. Ngoài thủy điện, các khai thác kinh tế khác đều không thực tiễn. Vì bị ảnh hưởng bởi các kỹ sư, chính phủ Trung Cộng vào đầu thế kỷ này bắt đầu thúc đẩy các dự án xây đập trên Lancang, tên của sông Mê Kông nằm trong phần đất Trung Cộng.

    Ngày nay, đoạn sông nằm trong Trung Cộng về phía Tây Nam bị thọc ngang bởi 11 con đập lớn, tạo ra năng lượng thủy điện nhiều hơn nhu cầu của khu vực rất nhiều. Những con sông lớn khác bắt nguồn từ vùng băng giá của Cao nguyên Tây Tạng, như Brahmaputra, một con sông linh thiêng đối với người theo Ấn Độ Giáo ở Ấn Độ, cũng đã bị chặn ở Trung Cộng.

    Sự dư thừa năng lượng hiện nay là một lý do khiến các nhà môi trường Trung Cộng đã thành công trong việc thuyết phục chính phủ hoãn kế hoạch xây đập trên một con sông khác trong khu vực, đó là sông Nu mà nó đổi tên thành sông Salween khi chảy vào Miến Điện.

    Dù ngay cả khi bắt đầu thúc đẩy thủy điện dọc theo sông Mê Kông, Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào Ủy Ban Sông Mê Kông, một nhóm chuyên môn về sức khỏe của con sông trong khu vực giữa Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào. Trong một cuộc khảo sát do nhóm này thực hiện, các nhà khoa học cảnh cáo rằng các đập đua nở khắp nơi trên sông Mê Kông có thể giữ lại 97% lượng phù sa chảy vào cửa sông ở Việt Nam. Niwat Roykaew, một nhà tổ chức cộng đồng và bảo tồn ở miền bắc Thái Lan cho hay là “Dòng sông sẽ chết.”

    Thay vào đó, Bắc Kinh đã tạo ra sáng kiến ​​Hợp Tác Lancang-Mekong cho riêng mình và tài trợ xây một trụ sở xa hoa cho cơ quan tại Campuchia, một quốc gia mà Thủ tướng Hun Sen đã đưa hẳn vào trong quỹ đạo các quốc gia chư hầu của Bắc Kinh. Các nhà phê bình cáo buộc sáng kiến ​​do Bắc Kinh tài trợ là một dụng cụ bảo vệ dòng sông thì ít nhưng là cái loa tuyên truyền cho Trung Cộng trên sông Mê Kông thì nhiều.

    Nhưng ngay cả ông Hun Sen, một nhà độc tài lâu đời nhất Á Châu dường như cũng bị lung lay bởi tình trạng thiếu nước tai hại ở sông Mê Kông mà nó đã gia tăng nhanh chóng vào tháng 7 năm ngoái. Bộ năng lượng tuyên bố vào tháng trước rằng Campuchia đang ngưng các dự án xây đập trên sông Mê Kông dù chủ yếu được Trung Cộng tài trợ.

    Trong khi đó, lượng lưu trữ nước ở Trung Cộng càng phình to vì nước đá tan đang được tích tụ trong các hồ thủy điện thay vì chảy qua sông Mê Kông như đã từng chảy trong nhiều nghìn năm.

    Ông Basist nói ”Băng hà là những chương mục ngân hàng chứa nước nhưng với sự thay đổi khí hậu, nó đang tan rất nhanh. Trung Cộng đang xây dựng các hộp giữ tiền an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng chương mục trong ngân hàng cuối cùng sẽ bị cạn và họ muốn giữ nó trong kho dự trữ.”

  2. #2
    Tham gia
    25-03-2009
    Bài viết
    380
    "... Họ gây ra thiệt hại, nhưng họ đòi hỏi người ta biết ơn.
    , đố kiếm ra một nước độc tài nào mà không áp dụng chiêu bài này!
    Cảm ơn bác Văn Khoa đã đăng một bài bổ ích.

  3. #3
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi hoanghac79 View Post
    "... Họ gây ra thiệt hại, nhưng họ đòi hỏi người ta biết ơn.
    , đố kiếm ra một nước độc tài nào mà không áp dụng chiêu bài này!
    Cảm ơn bác Văn Khoa đã đăng một bài bổ ích.
    Cám ơn bác đã đọc bài dịch. Hôm nay em đọc thêm một bài báo trong Foreign Policy được viết bởi Brian Eyler về cùng chủ đề và một bài khảo cứu mà ông ta là tác giả chính được đăng trên trang mạng của STIMSON, một think tank về tài nguyên và khí hậu.

    Ý tưởng của cả hai bài viết đều đã được truyền tải qua bài báo của New York Times mà em đã dịch ở trên. Nhưng bác nào muốn tìm hiểu thêm thì đọc bài của Brian Eyler theo links sau đây:

    Khoa học cho thấy Trung Cộng đang tàn phá sông Cửu Long
    https://foreignpolicy.com/2020/04/22...-mekong-river/

    Bằng chứng mới. Trung Cộng khóa vòi nước trên sông Cửu Long ra sao
    https://www.stimson.org/2020/new-evi...he-mekong-tap/

    Cả hai bài báo đều có hình ảnh vệ tinh và các đồ biểu dẫn chứng. Em copy lại để cho các bác xem.

    Tên và tình trạng hiện tại của các đập nước ngăn sông Cửu Long, từ Trung Cộng ở thượng nguồn cho đến Cam Bốt ở hạ nguồn. Có đập đã được xây xong (ở Trung Cộng), sắp bắt đầu (Luang Prabang, Thái Lan), hoặc hoãn lại (Cam Bốt.)

    Hydropower dams on Mekong River by Dat's Photos, on Flickr

    Đây là hình vệ tinh của cơ quan Eye on Earth cho thấy màu xanh tươi của nước chan hòa ở thượng nguồn (Trung Cộng) và màu đỏ khô cằn ở hạ nguồn sông Cửu Long vào mùa mưa năm ngoái (tháng 6 - tháng 10). Một bằng chứng Trung Cộng giữ nước tối đa, ngay cả trong mùa mưa.

    2019 Wet season satellite data by Dat's Photos, on Flickr

    Ảnh vệ tinh cho thấy hai đập nước cuối cùng (Nuozhadu và Jinghong) trên phần đất của Trung Cộng lúc nào cũng đầy ắp nước trong thời gian tháng 5, 2019 cho đến tháng 4, 2020.

    Nuozhadu dam by Dat's Photos, on Flickr

    Jinghong dam by Dat's Photos, on Flickr

    Ảnh vệ tinh của khúc sông gần biên giới Thái-Lào và cửa vào Biển Hồ ở Cam Bốt vào tháng 7, 2017 đầy nước và tháng 7, 2019 khô cằn, ngay cả giữa mùa mưa.

    Part of Mekong River and Lake Tonlé Sap in July 2017 by Dat's Photos, on Flickr

    Part of Mekong River and Lake Tonlé Sap in July 2019 by Dat's Photos, on Flickr

    Sau đây là những các biểu đồ nghiên cứu về lượng nước (chiều cao) của sông Cửu Long của nhóm Eye on Earth do nhóm Stimson trình bày.

    Biểu đồ phỏng đoán các chu kỳ mực nước thiên nhiên của sông Mê Kông không bị ngăn từ 1992 cho đến 2020. Đỉnh cao của đường vẽ màu xanh là mùa mưa và thung lũng là mùa khô.

    Expected Mekong River Level by Dat's Photos, on Flickr

    Trong cùng khoảng thời gian 1992-2020, biểu đồ có thêm đường vẽ màu cam tượng trưng cho mực nước thực sự được đo tại trạm Chiang Saen ở Thái Lan. Biểu đồ cho thấy mực nước sông thực sự đi theo khá sát mực nước tiên đoán trong khoảng thời gian 1992-2012. Nhưng trong khoảng 2013-2020, mực nước sông bị trồi xụt rất nhiều, không đi theo đường tiên đoán. Trong những năm này, nước bị giữ lại nhiều ở thượng nguồn vào mùa mưa và bị xả vào mùa khô năm 2014 gây thiệt hại nặng cho Thái Lan. Các vệt đen nằm dưới đường mực nước 0 trong khoảng thời gian 2013-2020 cho thấy lượng nước bị giữ lại ở thượng nguồn rất nhiều.

    Expected and actual Mekong River level by Dat's Photos, on Flickr

    Biểu đồ sau cho thấy ảnh hưởng hưởng tai hại của đập Nuozhadu trên sông Cửu Long sau khi được vận hành vào đầu tháng 9, 2012. Đường màu cam (mực nước thực sự) không đi theo đường màu xanh (mực nước tiên đoán) nữa. Đỉnh màu cam nằm dưới màu xanh khoảng từ 2 đến 4 mét nước tuy có vài lần xả nước vào mùa khô chắc có lẽ để thử tua bin. Nhưng đặc biệt nhất là mực nước sông xuống thấp chưa từng thấy vào mùa mưa năm 2019, từ khi bắt đầu được đo tại trạm Chiang Saen. Đó là vì nước bị giữ lại ở thượng nguồn trong Trung Cộng.

    Impact of Nuozhadu dam on Mekong River by Dat's Photos, on Flickr

  4. #4
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Hai tuần trước em có đọc một bài viết hay trên báo New York Times với tựa đề “China Limited the Mekong’s Flow. Other Countries Suffered a Drought. Bài này do tác giả Hannah Beech viết với sự đóng góp của Muktita Suhartono và được đăng hôm 4/13/2020. Bà Hannah Beech có vài bài báo viết về sông Cửu Long. Em lược dịch bài này cho các bác đọc chơi/thật.

    Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/04/13/w...g-drought.html

    Các quốc gia khác bị hạn hán khi Trung Quốc hạn chế lưu lượng của Sông Mê Kông.

    Nghiên cứu mới cho thấy các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mức nước thấp kỷ lục ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


    BANGKOK - Trong khi Trung Cộng bị vi khuẩn Covid-19 tấn công vào cuối tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao, Wang Yi, của nước này đứng trước một đám đông ở Lào, nơi nông dân và ngư dân trên khắp khu vực sông Mê Kông đang lo âu phải đối mặt với tình trạng hạn hán tệ nhất chưa từng thấy. Thông điệp của ông ta là: Chúng tôi cảm thấy nỗi đau của bạn. Bộ trưởng Wang Yi cho biết Trung Cộng cũng đang phải chịu đựng những điều kiện khô cằn làm cạn một trong những con sông có nhiều năng suất nhất thế giới.

    Nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khí hậu học Hoa Kỳ lần đầu tiên cho thấy Trung Cộng, nơi sông Mê Kông phát sinh từ cao nguyên Tây Tạng, hoàn toàn không gặp khó khăn như đã nói. Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục bằng cách hạn chế lưu lượng của con sông.

    Ông Alan Basist, đồng tác giả của bài khảo cứu được in hôm thứ Hai trên Eyes on Earth, một tổ chức theo dõi tài nguyên nước tuyên bố “Dữ liệu vệ tinh không nói dối, trong khi cao nguyên Tây Tạng chan hòa nước thì các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đang bị khủng hoảng nặng nề.” Ông Basist nói thêm là Trung Cộng đang giữ lại một khối lượng nước khổng lồ.

    Sông Mê Kông là một trong những con sông màu mỡ nhất trên thế giới, các dòng nước giàu chất dinh dưỡng cho ngư nghiệp đã nuôi dưỡng hàng chục triệu người. Nhưng một loạt các con đập, chủ yếu ở Trung Cộng, đã cướp đi tài nguyên phong phú của con sông này. Những người sinh sống bằng nghề nuôi cá nói rằng sản lượng của họ đã giảm nhanh chóng. Các cuộc hạn hán dai dẳng và lũ lụt bất ngờ đã vùi dập nông dân tơi tả.

    Mặc dù các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào thương mại với Trung Cộng, việc Bắc Kinh kiểm soát thượng nguồn Mê Kông, con sông cung cấp tới 70% lượng nước cho hạ nguồn trong mùa khô đã gây ra nhiều bất bình. Trong khi chính phủ Trung Cộng đưa ra một chương trình phát triển toàn cầu mà họ nói sẽ có lợi cho các đối tác thương mại nghèo hơn, một phản ứng dữ dội đang gia tăng trong các quốc gia cảm thấy đang bị thua thiệt. Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Stimson và tác giả của Ngày Tàn Của Mê Kông Dũng Mãnh nói “Vấn đề là giới tinh hoa Trung Cộng coi nước là thứ để họ sử dụng chứ không phải là một tài nguyên để dùng chung.

    Khi ảnh hưởng địa chính trị gia tăng, các nhà lãnh đạo đã biến Trung Cộng thành một loại siêu cường khác biệt chỉ quan tâm đến mối quan hệ với các quốc gia khác theo kiểu hai bên cùng hưởng lợi (win-win), nói theo kiểu Trung Cộng. Nhưng một số quốc gia, như Sri Lanka và Djibouti, đã rơi vào điều mà các nhà phê bình lo ngại là bẫy nợ khi các dự án chiến lược rốt cuộc rơi vào tay Trung Cộng. Các quốc gia khác ở Phi Châu và Á Châu lo sợ Trung Cộng đơn giản chỉ là một đế quốc mong mỏi hút sạch tài nguyên thiên nhiên của họ mà không quan tâm đến dân chúng địa phương.

    Chainarong Setthachua, giảng viên và chuyên gia về sông Mê Kông tại Đại học Mahasarakham ở đông bắc Thái Lan cho biết “Đó là một phần của phát triển thương mại của Trung Cộng. Dân chúng bình thường mà cách sinh nhai và thu nhập của họ dựa vào tài nguyên của sông Mê Kông sẽ tự động bị loại bỏ.”

    Ông Basist và đồng nghiệp Claude Williams dùng mô hình dữ liệu để đo các thành phần khác nhau của thủy lưu, từ tuyết và băng tan cho đến lượng nước mưa và độ ẩm của đất. Các nhà khoa học này phát hiện ra rằng qua hầu hết các năm, dòng chảy tự nhiên không bị chặn của thượng nguồn sông Mê Kông thay đổi theo như mực nước ở hạ lưu đã được ghi lại tại một trạm quan trắc ở Thái Lan, trừ các trường hợp ngoại lệ khi các hồ đập ở Trung Cộng tích lũy hay xả nước.

    Trong quá khứ, khi có một đợt hạn hán theo mùa ở Trung Cộng, năm quốc gia ở hạ nguồn gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thế nào cũng trải qua thiên tai đó. Tương tự, khi có quá nhiều nước ở Trung Quốc, lũ lụt sẽ xảy ra ở hạ lưu sông Mê Kông.

    Nhưng vào mùa mưa năm ngoái, vận may rủi của hai phần dòng sông đã đối nghịch một cách ngoạn mục. Phần sông Mê Kông thuộc về Trung Cộng đã hứng được một khối nước trên trung bình trong khi các quốc gia ở hạ lưu bị hạn hán đến nỗi nhiều chỗ của dòng sông bị khô hoàn toàn, trơ cả đáy sông nứt nẻ, ngay cả trong một mùa đáng nhẽ cá đầy sông.

    Mực nước sông thấp chưa từng thấy trước đây tại một trạm quan trắc ở Chiang Saen phía bắc Thái Lan. Nói chung, trong khoảng thời gian 28 năm họ nghiên cứu mực nước tại trạm đo này, ông Basist và đồng nghiệp đã tính rằng các con đập ở Trung Cộng đã giữ lại hơn 125 mét chiều cao của dòng sông.

    Khi gặp các bộ trưởng ngoại giao khu vực vào tháng 2, ông Wang, bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng cho rằng họ cũng đang bị hạn hán và gợi ý là giới lãnh đạo Trung Cộng đã rộng lượng bằng cách xả nước xuống hạ lưu, nhất là vào lúc Bắc Kinh phải đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của vi khuẩn Covid-19.

    Ông Wang nói “Chúng tôi đã vượt qua nhiều khó khăn khác nhau để tăng lượng nước xả mặc dù chính Trung Cộng cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và thiếu lượng mưa ở vùng thượng lưu một cách nghiêm trọng.”

    Ông Basist không tin điều này.

    Ông ta nói “Bản đồ của chúng tôi cho thấy màu xanh tươi của mặt nước chan hoà trong Trung Cộng và màu đỏ tươi do hạn hán trầm trọng ở Thái Lan và Campuchia. Trung Cộng có thể điều tiết lưu lượng sông này qua các con đập và hình như đó chính là những gì họ đang làm”. Đóng góp thêm vào nỗi đau ở hạ lưu là những dòng nước được xả bất ngờ từ Trung Cộng, thường thường xảy ra không báo trước và nhấn chìm mùa màng được trồng gần bờ sông vì hạn hán.

    Ông Chainarong, thuộc Đại học Mahasarakham cho biết “Hành động xả nước của Trung Cộng có một lý do chính trị để làm người ta có một cảm tưởng như họ ban một ân huệ. Họ gây ra thiệt hại, nhưng họ đòi hỏi người ta biết ơn.”

    Trong khi Mê Kông là nguồn sinh nhai cho dân chúng trong các quốc gia ở hạ nguồn, sông này chảy xiết qua các khe núi hẹp ở Trung Cộng. Ngoài thủy điện, các khai thác kinh tế khác đều không thực tiễn. Vì bị ảnh hưởng bởi các kỹ sư, chính phủ Trung Cộng vào đầu thế kỷ này bắt đầu thúc đẩy các dự án xây đập trên Lancang, tên của sông Mê Kông nằm trong phần đất Trung Cộng.

    Ngày nay, đoạn sông nằm trong Trung Cộng về phía Tây Nam bị thọc ngang bởi 11 con đập lớn, tạo ra năng lượng thủy điện nhiều hơn nhu cầu của khu vực rất nhiều. Những con sông lớn khác bắt nguồn từ vùng băng giá của Cao nguyên Tây Tạng, như Brahmaputra, một con sông linh thiêng đối với người theo Ấn Độ Giáo ở Ấn Độ, cũng đã bị chặn ở Trung Cộng.

    Sự dư thừa năng lượng hiện nay là một lý do khiến các nhà môi trường Trung Cộng đã thành công trong việc thuyết phục chính phủ hoãn kế hoạch xây đập trên một con sông khác trong khu vực, đó là sông Nu mà nó đổi tên thành sông Salween khi chảy vào Miến Điện.

    Dù ngay cả khi bắt đầu thúc đẩy thủy điện dọc theo sông Mê Kông, Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào Ủy Ban Sông Mê Kông, một nhóm chuyên môn về sức khỏe của con sông trong khu vực giữa Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào. Trong một cuộc khảo sát do nhóm này thực hiện, các nhà khoa học cảnh cáo rằng các đập đua nở khắp nơi trên sông Mê Kông có thể giữ lại 97% lượng phù sa chảy vào cửa sông ở Việt Nam. Niwat Roykaew, một nhà tổ chức cộng đồng và bảo tồn ở miền bắc Thái Lan cho hay là “Dòng sông sẽ chết.”

    Thay vào đó, Bắc Kinh đã tạo ra sáng kiến ​​Hợp Tác Lancang-Mekong cho riêng mình và tài trợ xây một trụ sở xa hoa cho cơ quan tại Campuchia, một quốc gia mà Thủ tướng Hun Sen đã đưa hẳn vào trong quỹ đạo các quốc gia chư hầu của Bắc Kinh. Các nhà phê bình cáo buộc sáng kiến ​​do Bắc Kinh tài trợ là một dụng cụ bảo vệ dòng sông thì ít nhưng là cái loa tuyên truyền cho Trung Cộng trên sông Mê Kông thì nhiều.

    Nhưng ngay cả ông Hun Sen, một nhà độc tài lâu đời nhất Á Châu dường như cũng bị lung lay bởi tình trạng thiếu nước tai hại ở sông Mê Kông mà nó đã gia tăng nhanh chóng vào tháng 7 năm ngoái. Bộ năng lượng tuyên bố vào tháng trước rằng Campuchia đang ngưng các dự án xây đập trên sông Mê Kông dù chủ yếu được Trung Cộng tài trợ.

    Trong khi đó, lượng lưu trữ nước ở Trung Cộng càng phình to vì nước đá tan đang được tích tụ trong các hồ thủy điện thay vì chảy qua sông Mê Kông như đã từng chảy trong nhiều nghìn năm.

    Ông Basist nói ”Băng hà là những chương mục ngân hàng chứa nước nhưng với sự thay đổi khí hậu, nó đang tan rất nhanh. Trung Cộng đang xây dựng các hộp giữ tiền an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng chương mục trong ngân hàng cuối cùng sẽ bị cạn và họ muốn giữ nó trong kho dự trữ.”
    Trước hết em xin cám ơn bác Văn Khoa đã có công dịch một bài báo về một đề tài đang nóng sốt. Thấy đề tài này hay lại đúng chuyên ngành đã từng học nên em xin phép nhảy vô góp ý một chút trong lúc đang rảnh rỗi vì Corona virus. Góp ý hay tranh luận đều dựa trên kiến thức và các bằng chứng có trích dẫn, không phụ thuộc hay dính dáng gì đến tuổi tác cũng như quan điểm chính trị.

    Việc các nước như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia thay nhau xây dựng các hồ chứa thủy điện trên con sông Mekong đã diễn tiến từ rất lâu và việc ảnh hưởng của nó đến môi trường sinh thái khu vực hạ lưu là điều không thể phủ nhận.

    Tuy nhiên có phải do Trung Quốc ở đầu nguồn nước nên TQ ở thế thượng phong, rồi dùng nước sông Mekong ra làm một thứ vũ khí, khi cần thì “khóa vòi” để bắt chẹt các nước khác ở khu vực hạ lưu sông Mekong?

    Để có cơ sở phân tích em xin tóm tắt một chút về con sông Mekong, nguồn từ:
    https://en.wikipedia.org/wiki/Mekong
    http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1891

    Tóm tắt về sông Mekong
    - Chiều dài: 4350km
    - Diện tích lưu vực: 795000km2
    (Nói rõ cho quý vị nào chưa biết hoặc đã biết mà quên: LƯU VỰC là phạm vi hứng nước mưa của một con sông)
    - Tổng lượng nước trung bình một năm chảy ra biển: 475km3 (475 tỉ mét khối)
    - Đi qua các nước: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

    Dòng chảy của nước sông Mekong được hình thành từ:
    - Một phần từ băng tan trên các núi thượng nguồn.
    - Một phần (rất lớn) do mưa trên lưu vực, gom về các suối, sông nhánh rồi đổ về sông chính. Theo chiều dòng chảy càng về hạ lưu thì lưu lượng càng tăng dần.

    Dưới đây là bảng kê diện tích lưu vực dọc theo sông Mekong qua các nước, cũng như tỉ lệ "góp nước" cho dòng sông này:



    Bảng trên cho thấy, sông Mekong phạm vi nằm ở địa phận Trung Quốc (có tên là sông Lancang) có diện tích lưu vực là 165000km2, chỉ chiếm 21% tổng lưu vực và chỉ chiếm 16% tổng lưu lượng

    Bảng này cũng cho thấy Myanmar “góp nước” cho sông Mekong rất ít, chỉ có 2%. Góp nước nhiều nhất cho sông Mekong là Lào với lưu vực 202000km2 (chiếm 25%) và 35% lưu lượng nước.

    Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa con số 16% “góp nước” sông Mekong của Trung Quốc, so với con số phóng đại hơn 4 lần là 70% nêu trong bài báo.
    (Còn tiếp)

  5. #5
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Trong khi đó, lượng lưu trữ nước ở Trung Cộng càng phình to vì nước đá tan đang được tích tụ trong các hồ thủy điện thay vì chảy qua sông Mê Kông như đã từng chảy trong nhiều nghìn năm.

    Ông Basist nói ”Băng hà là những chương mục ngân hàng chứa nước nhưng với sự thay đổi khí hậu, nó đang tan rất nhanh. Trung Cộng đang xây dựng các hộp giữ tiền an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng chương mục trong ngân hàng cuối cùng sẽ bị cạn và họ muốn giữ nó trong kho dự trữ.”
    Em xin trích lại phần cuối cùng trong bài báo để góp ý. Theo em thì các ý trên đây rất không chính xác về mặt khoa học lẫn kinh tế vì các lý do sau đây:

    - Xây dựng một hồ thủy điện là để làm ra tiền chứ không phải là làm hộp giữ tiền.

    - Hồ thủy điện có tích nước nhưng đồng thời cũng phải xả nước liên tục để phát điện, lượng nước sau khi phát điện lại chảy về hạ lưu chứ chẳng mất đi một tí nào.

    - Xây dựng một công trình thủy điện phải mất hàng chục năm vận hành mới có thể lấy lại vốn, do đó cần vận hành nó càng nhiều thì càng tốt.

    - Vì vậy mà việc gán cho Trung Quốc xây dựng hồ thủy điện để trữ lại nước giống như giữ tiền trong hộp là rất gượng ép và phi lý, nó cho thấy sự thiếu kiến thức đến mức khó tin của tác giả bài báo.

    (Còn tiếp)

  6. #6
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Trung Quốc có “khóa được vòi nước” trên sông Cửu Long không?

    Bằng chứng mới. Trung Cộng khóa vòi nước trên sông Cửu Long ra sao
    https://www.stimson.org/2020/new-evi...he-mekong-tap/
    - Đơn giản vô cùng, như đã phân tích ở trên, Trung Quốc chỉ góp 16% lượng nước cho sông Mekong, có nghĩa là nếu TQ có khả năng “khóa vòi” được hoàn toàn thì sông Cửu Long tại Việt Nam vẫn còn đến 84% lượng nước còn lại.

    - Trung Quốc có thể “khóa vòi nước” (chỉ cho phần 16% tổng lượng nước sông Mekong) trong bao nhiêu lâu? Khóa vòi (tức nước không chảy về hạ lưu” chỉ khi: i) Hồ đang tích nước ii) Nhà máy thủy điện không hoạt động iii) Đang là mùa khô không xả lũ. Tuy nhiên cả i), ii) và iii) khó có thể xảy ra trong thời gian dài vì như đã nói, xây dựng nhà máy thủy điện để làm ra tiền nên cần hoạt động liên tục càng nhiều càng tốt.

  7. #7
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Trung Quốc lúc nào cũng chứa đầy ắp nước trong hồ Nuozhadu và Jinghong?

    Ảnh vệ tinh cho thấy hai đập nước cuối cùng (Nuozhadu và Jinghong) trên phần đất của Trung Cộng lúc nào cũng đầy ắp nước trong thời gian tháng 5, 2019 cho đến tháng 4, 2020.
    Cái này em nói thiệt, nếu xây dựng một Nhà máy thủy điện khổng lồ như Nouzhadu mà lúc nào cũng để hồ chứa "đầy ắp nước" để dành chứ không xả phát điện, thì đó không gọi là hành động "mình tự bóp zái mình" nữa, mà là tự sát!

    Trước hết thử tìm hiểu về hồ Nouzhadu, nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Nuozhadu_Dam

    - Diện tích lưu vực: 140000m2 (chiếm đến 85% tổng diện tích hứng nước của sông Mekong đoạn chảy trên đất Trung Quốc).

    - Mục đích: phát điện (mục đích chính), phòng lũ và vận tải thủy. Không có mục đích phục vụ nông nghiệp, do đó không có tổn thất về nước.

    - Tổng dung tích hồ chứa là 21.75 tỉ mét khối nước (bằng 4.6% tổng lượng nước trung bình hàng năm của sông Mekong chảy ra biển)

    - Diện tích mặt hồ: 320km2.

    - Công suất thủy điện 9x650MW = 5850MW

    Thủy điện Nouzhadu hoạt động sẽ giúp TQ tiết kiệm được 9.56 triệu tấn than hàng năm, một con số không hề nhỏ nếu nhìn về tác động tiêu cực về môi trường của điện than đối với tiểu vùng cũng như toàn thế giới.

    Với mục đích chính là phát điện như nói ở trên, thì thủy điện Nouzhadu phải hoạt động càng nhiều càng tốt, tức phải xả nước liên tục, là luôn luôn có dòng chảy về hạ lưu chứ không trữ lại.

    Còn tại sao trong hình bác Văn Khoa trích dẫn thì thì không ảnh cho thấy là diện tích mặt hồ ít thay đổi suốt 12 tháng trong năm? Phạm vi của không ảnh trích dẫn chỉ thể hiện một phần rất nhỏ của hồ nơi gần đập, nơi có địa hình núi non độ dốc lớn. Với vách núi độ dốc lớn thì khi mực nước dao động thì diện tích hồ sẽ thay đổi ít. Nếu không ảnh cho phần thượng nguồn của hồ Nouzhadu nơi hồ phình to thì sẽ thuyết phục hơn. Tuy nhiên có chứng minh được mực nước hồ dao động ít thì cũng không đồng nghĩa với việc không có nước xả về hạ lưu.

  8. #8
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Em thì ko hoc hành gì, nhung có ngu ÿ nhu vây, nuoc cân vào mùa khô chu ko phåi mùa mua , mùa khô thì có nuoc nho bang tan o dau nguôn, mùa khô nó moi khóa bác à 😀

  9. #9
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi langthangsg06 View Post
    Em thì ko hoc hành gì, nhung có ngu ÿ nhu vây, nuoc cân vào mùa khô chu ko phåi mùa mua , mùa khô thì có nuoc nho bang tan o dau nguôn, mùa khô nó moi khóa bác à 😀
    Đây cũng là một ý phản biện hay, cám ơn bác Langthangsg06.

    Nếu có con số về tỉ lệ lượng nước do băng tan so với lượng nước do mưa trên sông Lancang theo các tháng trong năm thì có thể trả lời một cách định lượng hơn. Tuy nhiên em không tìm ra được số liệu này.

    Như em đã trình bày trong các bài ở trên thì mục đích của các hồ chứa trên sông Lancang của TQ là để phát điện cho nên muốn sinh lời thì phải xả nước quay tuốc bin, nước sau đó lại quay về sông. Liệu TQ có động cơ chính trị ngầm như tìm cách giữ lại nước mùa khô để “khóa vòi” gây khô hạn cho vùng hạ lưu không? Nếu TQ cố ý đóng van không cho phát điện mùa khô trong khi vẫn có nước băng tan chảy về như là một thứ vũ khí thì:

    - Việc làm này trước hết đi ngược lại quy trình vận hành thông thường của hồ thủy điện (mùa khô cần xả nước cho cạn dần để mùa mưa tích nước), không sinh lời do không phát được điện, gây nguy hiểm cho hồ chứa (hồ mà đầy đầu mùa mưa thì làm gì còn dung tích phòng lũ), nói chung là lợi đâu chưa thấy nhưng hại thì nhiều.

    - Vũ khí này nếu có sử dụng cũng bị dễ dàng hóa giải một cách tự nhiên bởi sự điều tiết của nhiều các hồ thủy điện đã, đang và sẽ được xây dựng ở vùng hạ lưu sông Mekong trên các nước Lào, Thái Lan, Campuchia: chúng tích nước mùa mưa để xả nước chạy máy phát điện quanh năm.

    - Nói tóm lại đây là thứ vũ khí tốn kém mà không hiệu quả.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 02:15 AM ngày 02-05-2020

  10. #10
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Màu xanh tươi chan hòa ở thượng nguồn Trung Cộng và màu đỏ khô cằn ở hạ nguồn Việt Cộng?

    Đây là hình vệ tinh của cơ quan Eye on Earth cho thấy màu xanh tươi của nước chan hòa ở thượng nguồn (Trung Cộng) và màu đỏ khô cằn ở hạ nguồn sông Cửu Long vào mùa mưa năm ngoái (tháng 6 - tháng 10). Một bằng chứng Trung Cộng giữ nước tối đa, ngay cả trong mùa mưa.


    Bác nhìn ra đây là “ảnh vệ tinh”, trong khi em nhìn thấy như tên của nó “2019 Wet Season Precipitation in the Mekong Delta”, đó chỉ là một bản đồ số biểu diễn giá trị lượng mưa bằng màu sắc. Bản đồ không có ghi chú giá trị định lượng lượng mưa, mà chỉ đưa ra mức tương đối: màu xanh dương đậm là “Wetter” (ẩm ướt hơn”, màu xanh lá cây là mức “Average” (trung bình) và màu nâu là “Drier” (khô hơn)

    Do đó những vùng có màu xanh lá cây trên lưu vực sông Lancang Trung Quốc chỉ có nghĩa là vùng đó có lượng mưa được đánh giá là ở mức Trung bình so với Trung bình mùa mưa nhiều năm từ 2000 đến 2018, hoàn toàn không có liên quan gì đến màu xanh thực tế.

    Ngoài ra thì một khu vực tự nhiên nào đó có xanh tốt hay khô hạn thì phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên là chính: mưa nắng thuận hòa thì cây cỏ xanh tốt, mưa ít nắng nhiều thì khô hạn. Còn nước trong hồ chứa thủy điện nhất là vùng núi non hiểm trở toàn là đá như lưu vực sông Lancang thì không thể thấm ra một vùng rộng lớn để làm cho cây cỏ xanh tốt được.

    Em cũng có đọc qua các tài liệu tiếng Anh theo link bác giới thiệu, và nhận thấy chúng được viết rất là hời hợt không có chứng cứ thuyết phục.

Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •